Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 331/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2001 – 2005;

Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW;

Căn cứ Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

– Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

– Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

– Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu đến 2010:

– Đào tạo công nghệ thông tin ở các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực, bảo đảm phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng.

– Đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng trong các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và chất lượng cho sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các chuyên ngành.

– Đào tạo về quản lý công nghệ thông tin đảm bảo trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

– Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu.

b) Mục tiêu cho giai đoạn 2004 – 2005:

– Đáp ứng về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực về công nghệ thông tin theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005.

– Chuẩn hóa nội dung, chương trình, trình độ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cho đào tạo công nghệ thông tin theo khu vực và quốc tế, xây dựng và thực hiện theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại các trường trọng điểm.

– Xây dựng và thí điểm triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin ứng dụng cho 5 chuyên ngành đào tạo.

– Xây dựng chương trình và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý công nghệ thông tin cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin, cán bộ quản lý công nghệ thông tin, cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin.

– Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 50% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 50% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 30% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu.

II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin gồm 6 dự án, đề ánsau:

1. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về công nghệ thông tin

a) Mục tiêu: Chất lượng đào tạo đạt mức tiên tiến trong khu vực cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực hành, thành thạo tiếng Anh và ngoại ngữ cần thiết cho công nghệ thông tin.

b) Các nội dung chủ yếu:

– Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế.

– Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin theo trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế.

– Dạy tiếng Anh và dạy chuyên ngành công nghệ thông tin bằng tiếng Anh.

– Xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin.

– Tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo công nghệ thông tin.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Dự án hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo công nghệ thông tin với các trường đại học nước ngoài

a) Mục tiêu: Hợp tác chặt chẽ với các trường đại học ở nước ngoài tổ chức các chương trình đào tạo công nghệ thông tin có trình độ tiên tiến tại Việt Nam.

b) Nội dung chủ yếu:

– Xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để tổ chức các chương trình liên kết đào tạo.

– Tổ chức triển khai các chương trình liên kết đào tạo về công nghệ thông tin giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài.

– Tổ chức đánh giá kết quả.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Dự án đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho các chuyên ngành

a) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành cho các chuyên ngành để đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong các chuyên ngành.

b) Nội dung chủ yếu:

– Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng cho các chuyên ngành chủ yếu.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin ứng dụng chuyên ngành.

– Tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng và phát triển phần mềm ứng dụng chuyên ngành cho sinh viên giỏi và sinh viên đã tốt nghiệp các ngành chủ yếu.

– Tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành.

– Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về công nghệ thông tin ứng dụng chuyên ngành cho các đối tượng có nhu cầu.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

a) Mục tiêu: Đào tạo về công nghệ thông tin và đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề cho học sinh ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

b) Nội dung:

– Xây dựng nội dung, chương trình phục vụ đào tạo công nghệ thông tin và đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

– Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

– Đánh giá chất lượng đào tạo.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Dự án đào tạo về quản lý công nghệ thông tin và phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức

a) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin (CIO), cán bộ quản lý công nghệ thông tin, cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin, phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.

b) Nội dung:

– Xây dựng các chuẩn trình độ và triển khai các chương trình phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.

– Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo về quản lý công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin (CIO), cán bộ quản lý công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin.

– Xác định hệ thống các chức danh nghề nghiệp về công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

6. Đề án dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông

a) Mục tiêu: Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy, học và công tác quản lý trong các trường phổ thông.

b) Nội dung:

– Xây dựng nội dung, chương trình dạy và học tin học trong trường phổ thông đảm bảo liên thông giữa các cấp học.

– Xây dựng các chuẩn về thiết bị, máy tính, phần mềm, phòng học phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học các môn học.

– Đào tạo giáo viên tin học, bồi dưỡng tin học cho giáo viên các bộ môn.

– Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

– ứng dụng Internet trong nhà trường phổ thông.

– Triển khai tin học hóa quản lý nhà trường.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho đất nước trong giai đoạn tới.

2. Các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá. Mỗi cấp quản lý, mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo đều có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm, có một bộ phận chức năng làm đầu mối quản lý về lĩnh vực đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Tập trung đầu tư cho các trường, các lĩnh vực trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, kể cả sử dụng chương trình, giáo trình của nước ngoài; bồi dưỡng giảng viên; trang bị phương tiện đào tạo, kết nối mạng và khai thác Internet.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích dạy và học công nghệ thông tin, cơ chế chính sách xã hội hóa giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, cho phép thành lập các trường và các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin 100% vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật, đảm bảo chuẩn chất lượng.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin.Sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế, vốn vay quốc tế phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

6. Kinh phí để thực hiện Chương trình nói chung, các dự án và đề án được huy động từ các nguồn thuộc ngân sách nhà nước, các nguồn khác nhau của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, đóng góp của người học.

Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch nhà nước hàng năm cho Chương trình.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông triển khai nối mạng Internet cho các trường học, xây dựng mạng giáo dục và các dịch vụ giáo dục, đào tạo trên mạng.

5. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ chỉ đạo xây dựng và triển khai các dự án, đề án được giao theo quy định hiện hành.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức và viên chức thuộc quyền quản lý.

7. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức đào tạo công nghệ thông tin cho người lao động làm trong doanh nghiệp và tham gia đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội.

8. Các cơ sở đào tạo chủ động triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng cho các chuyên ngành; tổ chức việc đào tạo nâng cao và đào tạo phổ cập phục vụ nhu cầu xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 331/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 06/04/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Khoa học-Công nghệ , Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 331/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2001 – 2005;

Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW;

Căn cứ Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

– Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

– Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

– Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu đến 2010:

– Đào tạo công nghệ thông tin ở các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực, bảo đảm phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng.

– Đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng trong các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và chất lượng cho sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các chuyên ngành.

– Đào tạo về quản lý công nghệ thông tin đảm bảo trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

– Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu.

b) Mục tiêu cho giai đoạn 2004 – 2005:

– Đáp ứng về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực về công nghệ thông tin theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005.

– Chuẩn hóa nội dung, chương trình, trình độ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cho đào tạo công nghệ thông tin theo khu vực và quốc tế, xây dựng và thực hiện theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại các trường trọng điểm.

– Xây dựng và thí điểm triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin ứng dụng cho 5 chuyên ngành đào tạo.

– Xây dựng chương trình và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý công nghệ thông tin cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin, cán bộ quản lý công nghệ thông tin, cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin.

– Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 50% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 50% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 30% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu.

II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin gồm 6 dự án, đề ánsau:

1. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về công nghệ thông tin

a) Mục tiêu: Chất lượng đào tạo đạt mức tiên tiến trong khu vực cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực hành, thành thạo tiếng Anh và ngoại ngữ cần thiết cho công nghệ thông tin.

b) Các nội dung chủ yếu:

– Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế.

– Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin theo trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế.

– Dạy tiếng Anh và dạy chuyên ngành công nghệ thông tin bằng tiếng Anh.

– Xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin.

– Tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo công nghệ thông tin.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Dự án hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo công nghệ thông tin với các trường đại học nước ngoài

a) Mục tiêu: Hợp tác chặt chẽ với các trường đại học ở nước ngoài tổ chức các chương trình đào tạo công nghệ thông tin có trình độ tiên tiến tại Việt Nam.

b) Nội dung chủ yếu:

– Xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để tổ chức các chương trình liên kết đào tạo.

– Tổ chức triển khai các chương trình liên kết đào tạo về công nghệ thông tin giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài.

– Tổ chức đánh giá kết quả.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Dự án đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho các chuyên ngành

a) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành cho các chuyên ngành để đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong các chuyên ngành.

b) Nội dung chủ yếu:

– Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng cho các chuyên ngành chủ yếu.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin ứng dụng chuyên ngành.

– Tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng và phát triển phần mềm ứng dụng chuyên ngành cho sinh viên giỏi và sinh viên đã tốt nghiệp các ngành chủ yếu.

– Tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành.

– Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về công nghệ thông tin ứng dụng chuyên ngành cho các đối tượng có nhu cầu.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

a) Mục tiêu: Đào tạo về công nghệ thông tin và đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề cho học sinh ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

b) Nội dung:

– Xây dựng nội dung, chương trình phục vụ đào tạo công nghệ thông tin và đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

– Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

– Đánh giá chất lượng đào tạo.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Dự án đào tạo về quản lý công nghệ thông tin và phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức

a) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin (CIO), cán bộ quản lý công nghệ thông tin, cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin, phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.

b) Nội dung:

– Xây dựng các chuẩn trình độ và triển khai các chương trình phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.

– Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo về quản lý công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo thông tin và công nghệ thông tin (CIO), cán bộ quản lý công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin.

– Xác định hệ thống các chức danh nghề nghiệp về công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

6. Đề án dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông

a) Mục tiêu: Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy, học và công tác quản lý trong các trường phổ thông.

b) Nội dung:

– Xây dựng nội dung, chương trình dạy và học tin học trong trường phổ thông đảm bảo liên thông giữa các cấp học.

– Xây dựng các chuẩn về thiết bị, máy tính, phần mềm, phòng học phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học các môn học.

– Đào tạo giáo viên tin học, bồi dưỡng tin học cho giáo viên các bộ môn.

– Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

– ứng dụng Internet trong nhà trường phổ thông.

– Triển khai tin học hóa quản lý nhà trường.

c) Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho đất nước trong giai đoạn tới.

2. Các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá. Mỗi cấp quản lý, mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo đều có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm, có một bộ phận chức năng làm đầu mối quản lý về lĩnh vực đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Tập trung đầu tư cho các trường, các lĩnh vực trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, kể cả sử dụng chương trình, giáo trình của nước ngoài; bồi dưỡng giảng viên; trang bị phương tiện đào tạo, kết nối mạng và khai thác Internet.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích dạy và học công nghệ thông tin, cơ chế chính sách xã hội hóa giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, cho phép thành lập các trường và các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin 100% vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật, đảm bảo chuẩn chất lượng.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin.Sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế, vốn vay quốc tế phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

6. Kinh phí để thực hiện Chương trình nói chung, các dự án và đề án được huy động từ các nguồn thuộc ngân sách nhà nước, các nguồn khác nhau của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, đóng góp của người học.

Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch nhà nước hàng năm cho Chương trình.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông triển khai nối mạng Internet cho các trường học, xây dựng mạng giáo dục và các dịch vụ giáo dục, đào tạo trên mạng.

5. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ chỉ đạo xây dựng và triển khai các dự án, đề án được giao theo quy định hiện hành.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức và viên chức thuộc quyền quản lý.

7. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức đào tạo công nghệ thông tin cho người lao động làm trong doanh nghiệp và tham gia đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội.

8. Các cơ sở đào tạo chủ động triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng cho các chuyên ngành; tổ chức việc đào tạo nâng cao và đào tạo phổ cập phục vụ nhu cầu xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010”