QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 31/2008/QĐ-BGDĐT
NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2008 BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Hình thức bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được thực hiện theo hình thức tín chỉ.
Chương II ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, QUY TRÌNH GIAO NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Chương III BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
Điều 8. Hình thức tuyển sinh
Tuyển sinh khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo hình thức xét tuyển.
Điều 13. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1. Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Quy định này;
b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BỒI DƯỠNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy, hướng dẫn học viên tự học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Thường xuyên cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học, tư vấn, giúp đỡ học viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng;
c) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy đúng chuyên môn;
b) Được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền của học viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học trong thời gian bồi dưỡng;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở bồi dưỡng;
c) Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng;
d) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về quá trình học tập;
b) Được sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị học tập của cơ sở bồi dưỡng và cơ sở đặt lớp bồi dưỡng;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chương V THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Thanh tra, kiểm tra
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của các cơ sở bồi dưỡng theo quy định hiện hành. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Các hoạt động tuyển sinh, quá trình bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, việc thu, chi trong công tác bồi dưỡng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các cơ sở bồi dưỡng bằng văn bản.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 31/2008/QĐ-BGDĐT
NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2008 BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Hình thức bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được thực hiện theo hình thức tín chỉ.
Chương II ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, QUY TRÌNH GIAO NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Chương III BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
Điều 8. Hình thức tuyển sinh
Tuyển sinh khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo hình thức xét tuyển.
Điều 13. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1. Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Quy định này;
b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BỒI DƯỠNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy, hướng dẫn học viên tự học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Thường xuyên cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học, tư vấn, giúp đỡ học viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng;
c) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy đúng chuyên môn;
b) Được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền của học viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học trong thời gian bồi dưỡng;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở bồi dưỡng;
c) Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng;
d) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về quá trình học tập;
b) Được sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị học tập của cơ sở bồi dưỡng và cơ sở đặt lớp bồi dưỡng;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chương V THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Thanh tra, kiểm tra
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của các cơ sở bồi dưỡng theo quy định hiện hành. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Các hoạt động tuyển sinh, quá trình bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, việc thu, chi trong công tác bồi dưỡng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các cơ sở bồi dưỡng bằng văn bản.
Reviews
There are no reviews yet.