Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 289/QĐ-TTg NGÀY 18 THÁNG 03 NĂM 2008

VỀ BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ,

HỘ THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH, HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ NGƯ DÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ, gồm:
1. Cấp bằng tiền tương đương 5 lít đầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới.
nhayKhoản 1 Điều 1 Quyết định này được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 25/9/2008. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 1 bị bãi bỏ bởi Điều 1 Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 9/6/2015.nhay
2. Điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm.
3. Hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này được áp dụng từ năm 2008.
4. Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu mua mới, đóng mới tàu có công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản (đối với tàu đánh bắt hải sản) hoặc giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu làm dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên;
– Tàu mua mới, đóng mới phải có máy mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Ngư dân có địa chỉ cư trú hợp pháp, có hoạt động đánh bắt hải sản được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận.
b) Mức hỗ trợ: 70.000.000 đồng/tàu/năm.
5. Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho tàu khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên;
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi ngư dân cư trú xác nhận hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên trên biển;
– Máy được lắp đặt phải mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ:
– Đối với máy tàu có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 10.000.000 đồng/máy/năm;
– Đối với máy tàu có công suất từ 90CV trở lên: hỗ trợ 18.000.000 đồng/máy/năm.
6. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên, tàu địch vụ cho đánh bắt hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên;
– Tàu đang hoạt động đánh bắt hải sản, thuê lao động là thuyền viên có hợp đồng lao động tối thiểu từ 1 năm trở lên.
b) Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm.
Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 4, 5, và 6 Điều này được áp dụng từ năm 2008 đến năm 2010.
7. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
Điều 2. Nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định này:
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
2. Các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương.
Điều 3. Thực hiện cấp tiền hỗ trợ thông qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở đầy đủ hồ sơ, thủ tục và xác nhận của các cơ quan theo quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên theo quy định tại Quyết định này;
b) Hàng quý có báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng; hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ này;

b) Cấp kinh phí kịp thời cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định này;
c) Hàng quý, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nói trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với các loại tàu đánh bắt hải sản theo từng loại công suất để các địa phương, tổ chức, cá nhân có căn cứ thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ cho ngư dân.
4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn các cơ sở y tế phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo có bảo hiểm y tế.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
6. Các Bộ, ngành khác có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 5. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong việc tiếp nhận hỗ trợ của Nhà nước sẽ bị thu hồi tiền hỗ trợ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 289/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 18/03/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 289/QĐ-TTg NGÀY 18 THÁNG 03 NĂM 2008

VỀ BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ,

HỘ THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH, HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ NGƯ DÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ, gồm:
1. Cấp bằng tiền tương đương 5 lít đầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới.
nhayKhoản 1 Điều 1 Quyết định này được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 25/9/2008. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 1 bị bãi bỏ bởi Điều 1 Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 9/6/2015.nhay
2. Điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm.
3. Hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này được áp dụng từ năm 2008.
4. Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu mua mới, đóng mới tàu có công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản (đối với tàu đánh bắt hải sản) hoặc giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu làm dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên;
– Tàu mua mới, đóng mới phải có máy mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Ngư dân có địa chỉ cư trú hợp pháp, có hoạt động đánh bắt hải sản được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận.
b) Mức hỗ trợ: 70.000.000 đồng/tàu/năm.
5. Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho tàu khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên;
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi ngư dân cư trú xác nhận hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên trên biển;
– Máy được lắp đặt phải mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ:
– Đối với máy tàu có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 10.000.000 đồng/máy/năm;
– Đối với máy tàu có công suất từ 90CV trở lên: hỗ trợ 18.000.000 đồng/máy/năm.
6. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ.

a) Điều kiện được hỗ trợ:
– Tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên, tàu địch vụ cho đánh bắt hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên;
– Tàu đang hoạt động đánh bắt hải sản, thuê lao động là thuyền viên có hợp đồng lao động tối thiểu từ 1 năm trở lên.
b) Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm.
Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 4, 5, và 6 Điều này được áp dụng từ năm 2008 đến năm 2010.
7. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
Điều 2. Nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định này:
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
2. Các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương.
Điều 3. Thực hiện cấp tiền hỗ trợ thông qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở đầy đủ hồ sơ, thủ tục và xác nhận của các cơ quan theo quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên theo quy định tại Quyết định này;
b) Hàng quý có báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng; hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ này;

b) Cấp kinh phí kịp thời cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định này;
c) Hàng quý, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nói trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với các loại tàu đánh bắt hải sản theo từng loại công suất để các địa phương, tổ chức, cá nhân có căn cứ thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ cho ngư dân.
4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn các cơ sở y tế phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo có bảo hiểm y tế.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
6. Các Bộ, ngành khác có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 5. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong việc tiếp nhận hỗ trợ của Nhà nước sẽ bị thu hồi tiền hỗ trợ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân”