THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-————–
Số: 283/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————–
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU CHA LO, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng:
Bao gồm ranh giới hành chính của 06 xã thuộc huyện Minh Hóa là: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến với tổng diện tích là 53.923 ha.
– Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hóa.
– Phía Nam giáp các xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Hóa Hợp và Hóa Sơn.
– Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
2. Tính chất:
– Là trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình.
– Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan.
– Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.
3. Dự báo quy mô dân số:
Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 20.500 người. Dân số đô thị khoảng 11.000 người.
Dự báo đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 30.000 người. Dân số đô thị khoảng 27.500 người.
4. Quy mô đất xây dựng:
– Đến năm 2020, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung khoảng 1.050 ha. Bao gồm: Đất dân dụng khoảng 90 ha, chỉ tiêu đất dân dụng đạt 81m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 960 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
– Đến năm 2030, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung khoảng 2.060 ha. Bao gồm: Đất dân dụng khoảng 223 ha, chỉ tiêu đất dân dụng đạt 81m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 1.837 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
5. Cấu trúc phát triển không gian:
Cấu trúc phát triển không gian của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (sau đây viết tắt là Khu kinh tế) phân thành 03 vùng như sau:
a) Vùng phát triển thương mại cửa khẩu và bảo tồn sinh thái rừng (gồm các xã Dân Hóa và Trọng Hóa):
– Phát triển khu vực cửa ngõ Khu kinh tế từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh. Khu này là khu phi thuế quan với hạt nhân phát triển là trung tâm dịch vụ, thương mại, kho ngoại quan tại Bãi Dinh.
– Định hướng sản xuất nông, lâm chủ yếu là: Khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn và chăn nuôi đại gia súc.
b) Vùng phát triển công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp (gồm các xã Hóa Thanh và Hóa Tiến):
– Phát triển điểm dân cư Hóa Tiến thành đô thị loại V là đô thị hạt nhân thúc đẩy phát triển cho cả vùng. Xây dựng ngã ba Khe Ve thành trung tâm dịch vụ thương mại và công nghiệp lớn của Khu kinh tế.
– Định hướng sản xuất vùng: Trồng cây cao su, cây ăn quả, lạc, lúa, ngô và các loại đậu, hoa màu khác…
c) Vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (gồm các xã Hóa Phúc và Hồng Hóa):
– Xây dựng trung tâm xã Hồng Hóa (Khu vực ngã ba Sôông) làm hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng.
– Định hướng sản xuất của vùng: Trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi và trồng cây lâu năm.
6. Phân khu chức năng:
a) Khu phi thuế quan (quy mô khoảng 300 ha):
Khu phi thuế quan nằm tiếp giáp với cửa khẩu Cha Lo, là cửa ngõ của Khu kinh tế và là vùng ưu tiên phát triển về thương mại dịch vụ cửa khẩu. Bố trí các chức năng thương mại dịch vụ và hậu cần cho xuất nhập khẩu, khu thương mại công nghiệp (miễn thuế) gắn kết với cửa khẩu chính.
Các khu chức năng thành phần:
– Khu quản lý hành chính, quản lý và kiểm soát cửa khẩu: Nằm sát cửa khẩu, nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nơi giao dịch, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại.
– Khu thương mại – công nghiệp Bãi Dinh: Phân cách bằng hàng rào với khu vực xung quanh. Bố trí khu thương mại công nghiệp tại Bãi Dinh; khu vực Bãi Dinh sẽ bố trí trạm kiểm soát hàng hóa. Trạm kiểm soát hàng hóa này là cổng của khu vực phi thuế quan từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh với các khu vực thuế quan khác của Khu kinh tế.
b) Khu dân cư đô thị – nông thôn:
Diện tích đất xây dựng đô thị và điểm dân cư tập trung của Khu kinh tế khoảng 2.060,05 ha, bao gồm 02 đô thị tại các xã Dân Hóa và xã Hóa Tiến – Hóa Thanh. Ngoài ra còn có 01 điểm dân cư tập trung (trung tâm cụm xã) nằm tại xã Hồng Hóa, cụ thể:
– Đô thị cửa khẩu Cha Lo – Bãi Dinh (đô thị loại V); Bao gồm không gian từ Bãi Dinh đến trung tâm xã Dân Hóa là Y Leng. Quy mô đất xây dựng tập trung khoảng 172,59 ha, dân số khoảng 2.000 – 2.500 người; phát triển trên cơ sở trung tâm dịch vụ – công nghiệp tại Bãi Dinh và trung tâm xã Dân Hóa hiện hữu. Trung tâm Y Leng được cải tạo, nâng cấp và phát triển theo mô hình phát triển sinh thái gắn liền với đồi núi và cây xanh tự nhiên.
– Đô thị Hóa Tiến: Nằm dọc đường Hồ Chí Minh, chủ yếu thuộc địa phận xã Hóa Tiến và một phần xã Hóa Thanh. Quy mô đất xây dựng khoảng 1.587,46 ha dân số khoảng 23.000 – 25.000 người. Đây là vùng phát triển đô thị lớn nhất của Khu kinh tế, là trung tâm hậu cần dịch vụ, đảm bảo phục vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ, tạo sức hút và có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đương đô thị loại V.
– Điểm dân cư tập trung xã Hồng Hóa: Quy mô đất xây dựng khoảng 178,76 ha, dân số khoảng 1.000 – 1.500 người. Khu vực dịch vụ thương mại được hình thành dựa trên trung tâm của xã Hồng Hóa cũ tại ngã ba Sôông và được phát triển thành trung tâm cụm xã phía Đông của Khu kinh tế (gồm 02 xã Hóa Phúc và Hồng Hóa). Bố trí khu ở cho một phần công nhân khu công nghiệp và lâm nghiệp tại Hồng Hóa và Hóa Phúc. Hình thành khu vực tái định cư trong khu vực; xây dựng khu công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp Hồng Hóa.
– Khu dân cư nông thôn: Các điểm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15÷50 hộ/điểm – cụm) cần được đầu tư xây dựng phát triển. Các trung tâm này được xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh sống.
– Xây dựng bản làng theo hướng khuyến khích giữ gìn theo truyền thống các dân tộc trong khu vực.
– Khu ở nông thôn được nâng cấp hiện trạng, cải tạo hệ thống hạ tầng, nâng cao đời sống người dân; xây dựng mô hình nhà ở cơ bản là nhà vườn.
c) Khu – cụm công nghiệp – dịch vụ:
– Khu dịch vụ – thương mại bố trí tại xã Dân Hóa, trên trục Quốc lộ 12A, quy mô 3,6 ha.
– Cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại Bãi Dinh, quy mô khoảng 67 ha: Là cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại tổng hợp đa ngành như: Lắp ráp; chế biến nông – lâm – thủy sản; hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao; đóng gói, bao bì… Cho phép thực hiện các dự án kiểm soát được khả năng gây ô nhiễm môi trường.
– Cụm công nghiệp chủ yếu: Chế biến nông – lâm sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nhựa, giầy da, điện tử… quy mô 75 ha tại ngã ba Khe Ve. Khu dịch vụ – thương mại, quy mô khoảng 60,2 ha. Cụm công nghiệp phía Bắc đô thị Hóa Tiến với các ngành chủ yếu: Sửa chữa ô tô, lắp ráp, đóng gói, bao bì, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ thể thao… quy mô khoảng 50 ha. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
– Cụm tiểu thủ công nghiệp Hóa Tiến, có quy mô 20 ha và khu vực khai thác đá vôi có quy mô 15 ha.
d) Vùng phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng:
Vùng xây dựng phi tập trung là vùng sản xuất nông lâm nghiệp, chuyên canh của Khu kinh tế. Tổng quy mô diện tích của vùng đạt 10.000 ha, trong đó quỹ đất xây dựng trang trại là 3.530 ha, quỹ đất phát triển cây công nghiệp là 6.470 ha.
Mô hình phát triển trang trại có quy mô trung bình, sử dụng quỹ đất vừa phải (modul nên có là 5 – 10 ha/trang trại). Riêng với cao su có hiệu quả cao có thể cho phép hình thành các nông trường có quy mô lớn hơn, không phát triển nhanh. Loại hình khuyến khích phát triển tại đây là:
+ Trang trại trồng trọt: Trồng cây hàng năm quy mô trên 3 ha; trang trại trồng cây lâu năm quy mô trên 5 ha; trang trại lâm nghiệp quy mô từ 10 ha; trang trại trồng dược liệu…
+ Trang trại chăn nuôi: Các loại hình chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò vv… chăn nuôi sinh sản, lấy sữa; chăn nuôi lấy thịt; chăn nuôi gia súc: Lợn, dê…
+ Trang trại các sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như cá hồi, cá tầm, hoa và cây thuốc; cafe, hồ tiêu…
đ) Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên:
Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên bao gồm các khu vực vành đai biên giới và khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gianh tại Dân Hóa, Trọng Hóa và Hóa Thanh. Quy mô diện tích toàn vùng khoảng hơn 40.000 ha.
Hiện tại, quỹ đất trong vùng chủ yếu là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ trên độ cao hoặc có độ dốc khá lớn, khó tiếp cận. Nằm trong hành lang xanh của vùng Trung Trường Sơn, tiếp giáp các khu bảo tồn thiên nhiên lớn, bản thân các khu vực này có giá trị rất cao về tài nguyên động thực vật, có vai trò làm giữ nước, hạn chế lũ lụt cho các vùng đô thị phía hạ nguồn.
Vùng không cho phép xây dựng công trình dân dụng, khuyến khích hoạt động mang tính nghiên cứu khoa học, du lịch mạo hiểm, du lịch tìm hiểu thiên nhiên.
7. Quy hoạch sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Khu kinh tế là 53.923 ha, trong đó:
– Đất xây dựng tập trung đến năm 2020 khoảng 1.049,9 ha và năm 2030 khoảng 2.060 ha.
– Đất xây dựng dân dụng đến năm 2020 khoảng 89,1 ha, năm 2030 khoảng 222,7 ha.
– Đất xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đến năm 2020 khoảng 92 ha, năm 2030 khoảng 237 ha.
– Đất giao thông đối ngoại khoảng 10,56 ha vào năm 2020 và 33 ha vào năm 2030.
– Đất an ninh, quốc phòng khoảng 13,28 ha.
– Đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
– Đất lâm nghiệp năm 2020 khoảng 43.832 ha, năm 2030 khoảng 42,955 ha.
– Đất sản xuất nông nghiệp 1.318 ha.
– Đất nghĩa trang, công trình đầu mối khoảng 35,48 ha.
– Đất chuyên dùng khác, đất dự trữ phát triển, mặt nước ngoài đô thị, đất chưa sử dụng năm 2020 khoảng 7.723,0 ha, năm 2030 khoảng 7.590,0 ha.
8. Tổ chức không gian kiến trúc:
a) Bố cục không gian:
– Không gian theo vùng chức năng:
+ Không gian đô thị – thương mại, công nghiệp – dịch vụ: Vùng phát triển đô thị tại Khu kinh tế được phân thành các khu vực theo đặc trưng, đã được quy hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển và có thiết kế đô thị đặc thù cho từng khu. Cụ thể: Khu vực cửa khẩu Cha Lo, đô thị cửa khẩu Cha Lo -Bãi Dinh (từ Bãi Dinh đến – điểm dân cư tập trung Y Leng), cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại ngã ba Khe Ve, đô thị Hóa Tiến, điểm dân cư tập trung Hồng Hóa (trung tâm cụm xã).
+ Không gian phát triển nông, lâm nghiệp và dự phòng: Bao gồm các khu vực phát triển trang trại, các khu vực phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp, khu vực đất lúa và hoa màu.
Khu vực này xây dựng các công trình phục vụ nông lâm nghiệp với mật độ thấp. Với các khu vực trang trại, mật độ xây dựng không quy định. Các công trình phải phù hợp tính chất với loại hình sản xuất trang trại và nông lâm nghiệp. Hạn chế xây dựng công trình thuộc nhóm nhà ở, đô thị dạng tập trung tại đây.
+ Không gian bảo tồn cảnh quan tự nhiên và không gian xanh: Bao gồm các khu vực rừng đầu nguồn sông Gianh, rừng phòng hộ xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, rừng phòng hộ và bảo tồn của xã Hóa Tiến, Hóa Phúc và xã Hồng Hóa.
Khu vực này xây dựng công trình nhỏ với mục đích kiểm soát và bảo vệ. Cho phép các hoạt động du lịch sinh thái theo tuyến điểm một cách hạn chế. Công trình phục vụ cho các hoạt động này phải đảm bảo yêu cầu hòa hợp với tự nhiên, không ảnh hưởng đến cảnh quan và sinh thái.
– Các trục không gian chính của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo gồm có:
+ Trục không gian quốc lộ 12A, quốc lộ 12C.
+ Trục không gian Đường Hồ Chí Minh.
– Các không gian trọng tâm:
+ Trung tâm khu phi thuế quan (Cửa khẩu Cha Lo, Bãi Dinh).
+ Khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ tập trung ngã ba Khe Ve.
+ Trung tâm đô thị mới: Đô thị cửa khẩu Cha Lo – Bãi Dinh, Hóa Tiến, điểm dân cư tập trung (trung tâm cụm xã) Hồng Hóa.
+ Không gian cây xanh rừng, trang trại, nông trường trong Khu kinh tế cửa khẩu.
b) Giữ gìn tôn tạo và khai thác cảnh quan:
– San lấp cục bộ mặt bằng xây dựng, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
– Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên đồi núi, cải tạo bổ sung các loại cây trồng thích hợp.
– Bảo tồn di tích, cảnh quan nông thôn điển hình của khu vực.
– Khai thác triệt để vùng núi, ven sông hồ, tạo thành các vùng cây xanh phục vụ du lịch.
– Gắn kết, bảo vệ hệ thống cây xanh mặt nước, đồi núi thành bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường bền vững.
9. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
– Hệ thống giao thông đối ngoại:
Mạng lưới giao thông đường bộ đối ngoại của Khu kinh tế bao gồm quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh.
Tuyến tuần tra biên giới nằm tại các xã dọc biên giới Việt – Lào là Trọng Hóa và Dân Hóa với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 49 km.
– Giao thông trong Khu kinh tế:
Theo địa hình mạng lưới đường được thiết kế theo mô hình xương cá hỗn hợp, bám sát tối đa hiện trạng. Với các trục dọc là quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua Khu kinh tế. Trục ngang kết nối các khu dân cư lại với nhau là các tuyến đường khu vực.
+ Giao thông đô thị: Đối với ba đô thị trung tâm Hóa Tiến, Hồng Hóa và Y Leng được xây dựng trên cơ sở tuyến quốc lộ 12A (đối với đô thị Y Leng), quốc lộ 12C (đối với đô thị Hồng Hóa), đường Hồ Chí Minh (đối với đô thị Hóa Tiến)… Mạng đường tổ chức ngoài dạng xương cá kết hợp với dạng hữu cơ trong các nhóm nhà ở. Đối với trung tâm xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc mạng đường được tổ chức phù hợp với tính chất của từng khu.
+ Giao thông nông thôn: Gắn với chương trình giao thông nông thôn mới của xã và huyện. Trong giai đoạn đầu từ nay đến năm 2015, ưu tiên đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang mặt đường các trục đường liên xã hiện có. Tỷ lệ cứng hóa 70% mạng đường nội thôn hiện có, tập trung tại các khu vực trung tâm.
b) San nền, thoát nước mưa:
– San nền:
+ Cao độ xây dựng những khu vực xây dựng tập trung lớn:
. Khu vực trung tâm cửa khẩu: ≥ +371,10 m.
. Khu vực Bãi Dinh: ≥ +168,60 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Y Leng: ≥ +135,90 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Hóa Tiến: ≥ +88,40 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Hồng Hóa: ≥ +72,10 m.
+ Cao độ nền khu vực ven sông lấy bằng cao độ đường và dân cư hiện trạng, đảm bảo khi có lũ không bị cản trở dòng thoát lũ.
+ Các khu vực ruộng nếu xây dựng phải đắp thêm 2 – 3 m tùy theo từng vị trí.
Hướng thoát nước:
+ Hướng thoát chính: Thoát ra sông Gianh và một số kênh mương nhỏ khác;
+ Hướng cục bộ: Tại từng cụm dân cư mạng thoát nước sẽ được phân chia thành các lưu vực thoát nước nhỏ phù hợp theo địa hình và tổ chức san nền nhằm thoát nhanh và hiệu quả;
+ Hệ thống: Xây dựng hệ thống cống hỗn hợp. Khu vực dân cư cũ xây dựng hệ thống cống nửa riêng, các khu vực xây dựng mới xây dựng hệ thống cống riêng hoàn toàn.
c) Cấp nước:
– Nguồn nước mặt được lựa chọn làm nguồn cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt.
– Ngoài các khu vực cấp nước tập trung tại các đô thị, các khu dân cư nông thôn xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối hoặc bơm giếng theo quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Những vùng có tầng chứa nước mỏng có thể xây dựng giếng khoan.
– Tiêu chuẩn dùng nước: 120L/người ngày đêm cho khu đô thị, khu phi thuế quan và 80L/người ngày đêm cho khu vực ngoài đô thị, khu công nghiệp là 20 m3/ha.
– Nguồn điện:
+ Dùng Trạm 110/35/6 KV – 2×25 MVA sông Gianh.
+ Từ 2016 – 2020 xây dựng mới trạm 110 KV Minh Hóa 110/22 KV – 25 MVA.
+ Nâng công suất trạm trung gian Quy Đạt 35/22 KV – 3200 KVA thành 35/22 KV – 2×3200 KVA.
– Lưới điện
Lưới 35/22 KV: Với việc quy hoạch và phát triển của Khu kinh tế cần cải tạo và xây dựng mới các lộ (tuyến) đường dây. Cụ thể cải tạo tuyến 22 KV, xuất tuyến 472 từ trạm trung gian Quy Đạt, nâng tiết diện từ AC 70 thành AC 120.
Lưới 0.4 KV: Trạm hạ thế trong khu công nghiệp phải tuân thủ theo thiết kế về quy mô và vị trí của từng nhà máy cụ thể. Trong khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống điện hạ áp sử dụng cấp điện áp 380/220 V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp. Trong khu đô thị, nội thị lưới điện hạ thế phải đi ngầm, vùng ngoại thị có thể đi nổi. Lưới hạ thế có bán kính cấp điện không quá 300 m trong đô thị, không quá 500 m khu ngoại thị nhằm tránh sự sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép.
Lưới chiếu sáng: Hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng của Khu kinh tế, chiếu sáng đến các trục đường chính, đường khu vực, đường nội bộ, khu ở. Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng cũ đi nổi thành cáp ngầm trong giai đoạn sau năm 2020.
đ) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
– Thoát nước bẩn:
+ Nước thải sinh hoạt: Khu vực đô thị sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Xây dựng các các bể xử lý kết hợp bãi lọc ngầm.
+ Nước thải công nghiệp: Tại mỗi cụm công nghiệp tập trung tại Cha Lo sẽ xây dựng một trạm xử lý nước thải cho cụm công nghiệp đó. Nước thải tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được xử lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường.
– Vệ sinh môi trường:
+ Chất thải rắn đã được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn tập trung tại khu vực xã Hồng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa và xây dựng một trạm trung chuyển chất thải rắn cho toàn Khu kinh tế tại Hóa Tiến.
+ Nghĩa trang: Xây dựng một nghĩa trang tập trung phía Tây của thị trấn Hóa Tiến, có diện tích 8 ha phục vụ chôn lấp cho thị trấn Hóa Tiến, xã Hóa Tiến và xã Hóa Thanh. Tại các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hồng Hóa, Hóa Phúc mỗi xã xây dựng một nghĩa trang phục vụ cho xã với quy mô 0,5 – 2 ha.
e) Thông tin liên lạc:
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng mạng internet đến các khu vực trong Khu kinh tế.
Phát triển các bưu cục, các điểm bưu điện văn hóa xã hội, đầu tư mới kết hợp hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình để phục vụ và đáp ứng cho dân cư trong Khu kinh tế.
10. Đánh giá môi trường chiến lược:
– Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt các con sông lớn, hệ thống sông suối trong Khu kinh tế trong quá trình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khu dân cư mới.
– Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh và mặt nước khu vực trong quá trình phát triển các đô thị dọc quốc lộ 12A.
– Cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, hạn chế san lấp đất, khuyến khích xây dựng theo địa hình tự nhiên, xây dựng khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang tập trung cho từng xã.
– Giảm thiểu tai biến môi trường, hạn chế úng ngập cục bộ khu vực thung lũng bằng phẳng gần cửa khẩu trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
– Bảo vệ cảnh quan môi trường, các thảm thực vật, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo diện tích đất cây xanh, mặt nước.
– Đảm bảo nâng cao điều kiện sống của dân cư khu vực: 100% dân cư được dùng nước sạch, 100% chất thải rắn khu công nghiệp, thương mại và dân cư được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
11. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020:
Tập trung đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình tại khu vực hạt nhân của Khu kinh tế tại xã Dân Hóa, Hóa Thanh và Hóa Tiến gồm:
– Đầu tư xây dựng hạ tầng khu cửa khẩu, nâng cấp đường quốc lộ 12A từ ngã ba Khe Ve đến cổng Quốc Môn.
– Khu phi thuế quan khoảng 300 ha (Khu trung tâm cửa khẩu Cha Lo quy mô khoảng 35 ha; khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ Bãi Dinh quy mô khoảng 67 ha; hạ tầng khu thương mại dịch vụ tại xã Dân Hóa quy mô 3,6 ha).
– Khu thương mại dịch vụ ngã ba Khe Ve quy mô khoảng 35,2 ha.
– Đầu tư xây dựng hạ tầng tại trung tâm khu đô thị Hóa Tiến.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm:
– Ban hành Quy định quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được phê duyệt.
– Phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đến năm 2030.
– Tổ chức rà soát, lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các khu dân cư nông thôn… phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
– Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình; – Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-————–
Số: 283/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————–
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU CHA LO, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng:
Bao gồm ranh giới hành chính của 06 xã thuộc huyện Minh Hóa là: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến với tổng diện tích là 53.923 ha.
– Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hóa.
– Phía Nam giáp các xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Hóa Hợp và Hóa Sơn.
– Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
2. Tính chất:
– Là trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình.
– Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan.
– Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.
3. Dự báo quy mô dân số:
Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 20.500 người. Dân số đô thị khoảng 11.000 người.
Dự báo đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 30.000 người. Dân số đô thị khoảng 27.500 người.
4. Quy mô đất xây dựng:
– Đến năm 2020, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung khoảng 1.050 ha. Bao gồm: Đất dân dụng khoảng 90 ha, chỉ tiêu đất dân dụng đạt 81m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 960 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
– Đến năm 2030, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung khoảng 2.060 ha. Bao gồm: Đất dân dụng khoảng 223 ha, chỉ tiêu đất dân dụng đạt 81m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 1.837 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
5. Cấu trúc phát triển không gian:
Cấu trúc phát triển không gian của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (sau đây viết tắt là Khu kinh tế) phân thành 03 vùng như sau:
a) Vùng phát triển thương mại cửa khẩu và bảo tồn sinh thái rừng (gồm các xã Dân Hóa và Trọng Hóa):
– Phát triển khu vực cửa ngõ Khu kinh tế từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh. Khu này là khu phi thuế quan với hạt nhân phát triển là trung tâm dịch vụ, thương mại, kho ngoại quan tại Bãi Dinh.
– Định hướng sản xuất nông, lâm chủ yếu là: Khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn và chăn nuôi đại gia súc.
b) Vùng phát triển công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp (gồm các xã Hóa Thanh và Hóa Tiến):
– Phát triển điểm dân cư Hóa Tiến thành đô thị loại V là đô thị hạt nhân thúc đẩy phát triển cho cả vùng. Xây dựng ngã ba Khe Ve thành trung tâm dịch vụ thương mại và công nghiệp lớn của Khu kinh tế.
– Định hướng sản xuất vùng: Trồng cây cao su, cây ăn quả, lạc, lúa, ngô và các loại đậu, hoa màu khác…
c) Vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (gồm các xã Hóa Phúc và Hồng Hóa):
– Xây dựng trung tâm xã Hồng Hóa (Khu vực ngã ba Sôông) làm hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng.
– Định hướng sản xuất của vùng: Trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi và trồng cây lâu năm.
6. Phân khu chức năng:
a) Khu phi thuế quan (quy mô khoảng 300 ha):
Khu phi thuế quan nằm tiếp giáp với cửa khẩu Cha Lo, là cửa ngõ của Khu kinh tế và là vùng ưu tiên phát triển về thương mại dịch vụ cửa khẩu. Bố trí các chức năng thương mại dịch vụ và hậu cần cho xuất nhập khẩu, khu thương mại công nghiệp (miễn thuế) gắn kết với cửa khẩu chính.
Các khu chức năng thành phần:
– Khu quản lý hành chính, quản lý và kiểm soát cửa khẩu: Nằm sát cửa khẩu, nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nơi giao dịch, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại.
– Khu thương mại – công nghiệp Bãi Dinh: Phân cách bằng hàng rào với khu vực xung quanh. Bố trí khu thương mại công nghiệp tại Bãi Dinh; khu vực Bãi Dinh sẽ bố trí trạm kiểm soát hàng hóa. Trạm kiểm soát hàng hóa này là cổng của khu vực phi thuế quan từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh với các khu vực thuế quan khác của Khu kinh tế.
b) Khu dân cư đô thị – nông thôn:
Diện tích đất xây dựng đô thị và điểm dân cư tập trung của Khu kinh tế khoảng 2.060,05 ha, bao gồm 02 đô thị tại các xã Dân Hóa và xã Hóa Tiến – Hóa Thanh. Ngoài ra còn có 01 điểm dân cư tập trung (trung tâm cụm xã) nằm tại xã Hồng Hóa, cụ thể:
– Đô thị cửa khẩu Cha Lo – Bãi Dinh (đô thị loại V); Bao gồm không gian từ Bãi Dinh đến trung tâm xã Dân Hóa là Y Leng. Quy mô đất xây dựng tập trung khoảng 172,59 ha, dân số khoảng 2.000 – 2.500 người; phát triển trên cơ sở trung tâm dịch vụ – công nghiệp tại Bãi Dinh và trung tâm xã Dân Hóa hiện hữu. Trung tâm Y Leng được cải tạo, nâng cấp và phát triển theo mô hình phát triển sinh thái gắn liền với đồi núi và cây xanh tự nhiên.
– Đô thị Hóa Tiến: Nằm dọc đường Hồ Chí Minh, chủ yếu thuộc địa phận xã Hóa Tiến và một phần xã Hóa Thanh. Quy mô đất xây dựng khoảng 1.587,46 ha dân số khoảng 23.000 – 25.000 người. Đây là vùng phát triển đô thị lớn nhất của Khu kinh tế, là trung tâm hậu cần dịch vụ, đảm bảo phục vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ, tạo sức hút và có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đương đô thị loại V.
– Điểm dân cư tập trung xã Hồng Hóa: Quy mô đất xây dựng khoảng 178,76 ha, dân số khoảng 1.000 – 1.500 người. Khu vực dịch vụ thương mại được hình thành dựa trên trung tâm của xã Hồng Hóa cũ tại ngã ba Sôông và được phát triển thành trung tâm cụm xã phía Đông của Khu kinh tế (gồm 02 xã Hóa Phúc và Hồng Hóa). Bố trí khu ở cho một phần công nhân khu công nghiệp và lâm nghiệp tại Hồng Hóa và Hóa Phúc. Hình thành khu vực tái định cư trong khu vực; xây dựng khu công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp Hồng Hóa.
– Khu dân cư nông thôn: Các điểm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15÷50 hộ/điểm – cụm) cần được đầu tư xây dựng phát triển. Các trung tâm này được xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh sống.
– Xây dựng bản làng theo hướng khuyến khích giữ gìn theo truyền thống các dân tộc trong khu vực.
– Khu ở nông thôn được nâng cấp hiện trạng, cải tạo hệ thống hạ tầng, nâng cao đời sống người dân; xây dựng mô hình nhà ở cơ bản là nhà vườn.
c) Khu – cụm công nghiệp – dịch vụ:
– Khu dịch vụ – thương mại bố trí tại xã Dân Hóa, trên trục Quốc lộ 12A, quy mô 3,6 ha.
– Cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại Bãi Dinh, quy mô khoảng 67 ha: Là cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại tổng hợp đa ngành như: Lắp ráp; chế biến nông – lâm – thủy sản; hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao; đóng gói, bao bì… Cho phép thực hiện các dự án kiểm soát được khả năng gây ô nhiễm môi trường.
– Cụm công nghiệp chủ yếu: Chế biến nông – lâm sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nhựa, giầy da, điện tử… quy mô 75 ha tại ngã ba Khe Ve. Khu dịch vụ – thương mại, quy mô khoảng 60,2 ha. Cụm công nghiệp phía Bắc đô thị Hóa Tiến với các ngành chủ yếu: Sửa chữa ô tô, lắp ráp, đóng gói, bao bì, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ thể thao… quy mô khoảng 50 ha. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
– Cụm tiểu thủ công nghiệp Hóa Tiến, có quy mô 20 ha và khu vực khai thác đá vôi có quy mô 15 ha.
d) Vùng phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng:
Vùng xây dựng phi tập trung là vùng sản xuất nông lâm nghiệp, chuyên canh của Khu kinh tế. Tổng quy mô diện tích của vùng đạt 10.000 ha, trong đó quỹ đất xây dựng trang trại là 3.530 ha, quỹ đất phát triển cây công nghiệp là 6.470 ha.
Mô hình phát triển trang trại có quy mô trung bình, sử dụng quỹ đất vừa phải (modul nên có là 5 – 10 ha/trang trại). Riêng với cao su có hiệu quả cao có thể cho phép hình thành các nông trường có quy mô lớn hơn, không phát triển nhanh. Loại hình khuyến khích phát triển tại đây là:
+ Trang trại trồng trọt: Trồng cây hàng năm quy mô trên 3 ha; trang trại trồng cây lâu năm quy mô trên 5 ha; trang trại lâm nghiệp quy mô từ 10 ha; trang trại trồng dược liệu…
+ Trang trại chăn nuôi: Các loại hình chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò vv… chăn nuôi sinh sản, lấy sữa; chăn nuôi lấy thịt; chăn nuôi gia súc: Lợn, dê…
+ Trang trại các sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như cá hồi, cá tầm, hoa và cây thuốc; cafe, hồ tiêu…
đ) Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên:
Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên bao gồm các khu vực vành đai biên giới và khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gianh tại Dân Hóa, Trọng Hóa và Hóa Thanh. Quy mô diện tích toàn vùng khoảng hơn 40.000 ha.
Hiện tại, quỹ đất trong vùng chủ yếu là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ trên độ cao hoặc có độ dốc khá lớn, khó tiếp cận. Nằm trong hành lang xanh của vùng Trung Trường Sơn, tiếp giáp các khu bảo tồn thiên nhiên lớn, bản thân các khu vực này có giá trị rất cao về tài nguyên động thực vật, có vai trò làm giữ nước, hạn chế lũ lụt cho các vùng đô thị phía hạ nguồn.
Vùng không cho phép xây dựng công trình dân dụng, khuyến khích hoạt động mang tính nghiên cứu khoa học, du lịch mạo hiểm, du lịch tìm hiểu thiên nhiên.
7. Quy hoạch sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Khu kinh tế là 53.923 ha, trong đó:
– Đất xây dựng tập trung đến năm 2020 khoảng 1.049,9 ha và năm 2030 khoảng 2.060 ha.
– Đất xây dựng dân dụng đến năm 2020 khoảng 89,1 ha, năm 2030 khoảng 222,7 ha.
– Đất xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đến năm 2020 khoảng 92 ha, năm 2030 khoảng 237 ha.
– Đất giao thông đối ngoại khoảng 10,56 ha vào năm 2020 và 33 ha vào năm 2030.
– Đất an ninh, quốc phòng khoảng 13,28 ha.
– Đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.
– Đất lâm nghiệp năm 2020 khoảng 43.832 ha, năm 2030 khoảng 42,955 ha.
– Đất sản xuất nông nghiệp 1.318 ha.
– Đất nghĩa trang, công trình đầu mối khoảng 35,48 ha.
– Đất chuyên dùng khác, đất dự trữ phát triển, mặt nước ngoài đô thị, đất chưa sử dụng năm 2020 khoảng 7.723,0 ha, năm 2030 khoảng 7.590,0 ha.
8. Tổ chức không gian kiến trúc:
a) Bố cục không gian:
– Không gian theo vùng chức năng:
+ Không gian đô thị – thương mại, công nghiệp – dịch vụ: Vùng phát triển đô thị tại Khu kinh tế được phân thành các khu vực theo đặc trưng, đã được quy hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển và có thiết kế đô thị đặc thù cho từng khu. Cụ thể: Khu vực cửa khẩu Cha Lo, đô thị cửa khẩu Cha Lo -Bãi Dinh (từ Bãi Dinh đến – điểm dân cư tập trung Y Leng), cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại ngã ba Khe Ve, đô thị Hóa Tiến, điểm dân cư tập trung Hồng Hóa (trung tâm cụm xã).
+ Không gian phát triển nông, lâm nghiệp và dự phòng: Bao gồm các khu vực phát triển trang trại, các khu vực phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp, khu vực đất lúa và hoa màu.
Khu vực này xây dựng các công trình phục vụ nông lâm nghiệp với mật độ thấp. Với các khu vực trang trại, mật độ xây dựng không quy định. Các công trình phải phù hợp tính chất với loại hình sản xuất trang trại và nông lâm nghiệp. Hạn chế xây dựng công trình thuộc nhóm nhà ở, đô thị dạng tập trung tại đây.
+ Không gian bảo tồn cảnh quan tự nhiên và không gian xanh: Bao gồm các khu vực rừng đầu nguồn sông Gianh, rừng phòng hộ xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, rừng phòng hộ và bảo tồn của xã Hóa Tiến, Hóa Phúc và xã Hồng Hóa.
Khu vực này xây dựng công trình nhỏ với mục đích kiểm soát và bảo vệ. Cho phép các hoạt động du lịch sinh thái theo tuyến điểm một cách hạn chế. Công trình phục vụ cho các hoạt động này phải đảm bảo yêu cầu hòa hợp với tự nhiên, không ảnh hưởng đến cảnh quan và sinh thái.
– Các trục không gian chính của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo gồm có:
+ Trục không gian quốc lộ 12A, quốc lộ 12C.
+ Trục không gian Đường Hồ Chí Minh.
– Các không gian trọng tâm:
+ Trung tâm khu phi thuế quan (Cửa khẩu Cha Lo, Bãi Dinh).
+ Khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ tập trung ngã ba Khe Ve.
+ Trung tâm đô thị mới: Đô thị cửa khẩu Cha Lo – Bãi Dinh, Hóa Tiến, điểm dân cư tập trung (trung tâm cụm xã) Hồng Hóa.
+ Không gian cây xanh rừng, trang trại, nông trường trong Khu kinh tế cửa khẩu.
b) Giữ gìn tôn tạo và khai thác cảnh quan:
– San lấp cục bộ mặt bằng xây dựng, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
– Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên đồi núi, cải tạo bổ sung các loại cây trồng thích hợp.
– Bảo tồn di tích, cảnh quan nông thôn điển hình của khu vực.
– Khai thác triệt để vùng núi, ven sông hồ, tạo thành các vùng cây xanh phục vụ du lịch.
– Gắn kết, bảo vệ hệ thống cây xanh mặt nước, đồi núi thành bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường bền vững.
9. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
– Hệ thống giao thông đối ngoại:
Mạng lưới giao thông đường bộ đối ngoại của Khu kinh tế bao gồm quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh.
Tuyến tuần tra biên giới nằm tại các xã dọc biên giới Việt – Lào là Trọng Hóa và Dân Hóa với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 49 km.
– Giao thông trong Khu kinh tế:
Theo địa hình mạng lưới đường được thiết kế theo mô hình xương cá hỗn hợp, bám sát tối đa hiện trạng. Với các trục dọc là quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua Khu kinh tế. Trục ngang kết nối các khu dân cư lại với nhau là các tuyến đường khu vực.
+ Giao thông đô thị: Đối với ba đô thị trung tâm Hóa Tiến, Hồng Hóa và Y Leng được xây dựng trên cơ sở tuyến quốc lộ 12A (đối với đô thị Y Leng), quốc lộ 12C (đối với đô thị Hồng Hóa), đường Hồ Chí Minh (đối với đô thị Hóa Tiến)… Mạng đường tổ chức ngoài dạng xương cá kết hợp với dạng hữu cơ trong các nhóm nhà ở. Đối với trung tâm xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc mạng đường được tổ chức phù hợp với tính chất của từng khu.
+ Giao thông nông thôn: Gắn với chương trình giao thông nông thôn mới của xã và huyện. Trong giai đoạn đầu từ nay đến năm 2015, ưu tiên đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang mặt đường các trục đường liên xã hiện có. Tỷ lệ cứng hóa 70% mạng đường nội thôn hiện có, tập trung tại các khu vực trung tâm.
b) San nền, thoát nước mưa:
– San nền:
+ Cao độ xây dựng những khu vực xây dựng tập trung lớn:
. Khu vực trung tâm cửa khẩu: ≥ +371,10 m.
. Khu vực Bãi Dinh: ≥ +168,60 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Y Leng: ≥ +135,90 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Hóa Tiến: ≥ +88,40 m.
. Khu vực trung tâm đô thị Hồng Hóa: ≥ +72,10 m.
+ Cao độ nền khu vực ven sông lấy bằng cao độ đường và dân cư hiện trạng, đảm bảo khi có lũ không bị cản trở dòng thoát lũ.
+ Các khu vực ruộng nếu xây dựng phải đắp thêm 2 – 3 m tùy theo từng vị trí.
Hướng thoát nước:
+ Hướng thoát chính: Thoát ra sông Gianh và một số kênh mương nhỏ khác;
+ Hướng cục bộ: Tại từng cụm dân cư mạng thoát nước sẽ được phân chia thành các lưu vực thoát nước nhỏ phù hợp theo địa hình và tổ chức san nền nhằm thoát nhanh và hiệu quả;
+ Hệ thống: Xây dựng hệ thống cống hỗn hợp. Khu vực dân cư cũ xây dựng hệ thống cống nửa riêng, các khu vực xây dựng mới xây dựng hệ thống cống riêng hoàn toàn.
c) Cấp nước:
– Nguồn nước mặt được lựa chọn làm nguồn cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt.
– Ngoài các khu vực cấp nước tập trung tại các đô thị, các khu dân cư nông thôn xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối hoặc bơm giếng theo quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Những vùng có tầng chứa nước mỏng có thể xây dựng giếng khoan.
– Tiêu chuẩn dùng nước: 120L/người ngày đêm cho khu đô thị, khu phi thuế quan và 80L/người ngày đêm cho khu vực ngoài đô thị, khu công nghiệp là 20 m3/ha.
– Nguồn điện:
+ Dùng Trạm 110/35/6 KV – 2×25 MVA sông Gianh.
+ Từ 2016 – 2020 xây dựng mới trạm 110 KV Minh Hóa 110/22 KV – 25 MVA.
+ Nâng công suất trạm trung gian Quy Đạt 35/22 KV – 3200 KVA thành 35/22 KV – 2×3200 KVA.
– Lưới điện
Lưới 35/22 KV: Với việc quy hoạch và phát triển của Khu kinh tế cần cải tạo và xây dựng mới các lộ (tuyến) đường dây. Cụ thể cải tạo tuyến 22 KV, xuất tuyến 472 từ trạm trung gian Quy Đạt, nâng tiết diện từ AC 70 thành AC 120.
Lưới 0.4 KV: Trạm hạ thế trong khu công nghiệp phải tuân thủ theo thiết kế về quy mô và vị trí của từng nhà máy cụ thể. Trong khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống điện hạ áp sử dụng cấp điện áp 380/220 V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp. Trong khu đô thị, nội thị lưới điện hạ thế phải đi ngầm, vùng ngoại thị có thể đi nổi. Lưới hạ thế có bán kính cấp điện không quá 300 m trong đô thị, không quá 500 m khu ngoại thị nhằm tránh sự sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép.
Lưới chiếu sáng: Hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng của Khu kinh tế, chiếu sáng đến các trục đường chính, đường khu vực, đường nội bộ, khu ở. Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng cũ đi nổi thành cáp ngầm trong giai đoạn sau năm 2020.
đ) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
– Thoát nước bẩn:
+ Nước thải sinh hoạt: Khu vực đô thị sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Xây dựng các các bể xử lý kết hợp bãi lọc ngầm.
+ Nước thải công nghiệp: Tại mỗi cụm công nghiệp tập trung tại Cha Lo sẽ xây dựng một trạm xử lý nước thải cho cụm công nghiệp đó. Nước thải tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được xử lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường.
– Vệ sinh môi trường:
+ Chất thải rắn đã được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn tập trung tại khu vực xã Hồng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa và xây dựng một trạm trung chuyển chất thải rắn cho toàn Khu kinh tế tại Hóa Tiến.
+ Nghĩa trang: Xây dựng một nghĩa trang tập trung phía Tây của thị trấn Hóa Tiến, có diện tích 8 ha phục vụ chôn lấp cho thị trấn Hóa Tiến, xã Hóa Tiến và xã Hóa Thanh. Tại các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hồng Hóa, Hóa Phúc mỗi xã xây dựng một nghĩa trang phục vụ cho xã với quy mô 0,5 – 2 ha.
e) Thông tin liên lạc:
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng mạng internet đến các khu vực trong Khu kinh tế.
Phát triển các bưu cục, các điểm bưu điện văn hóa xã hội, đầu tư mới kết hợp hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình để phục vụ và đáp ứng cho dân cư trong Khu kinh tế.
10. Đánh giá môi trường chiến lược:
– Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt các con sông lớn, hệ thống sông suối trong Khu kinh tế trong quá trình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khu dân cư mới.
– Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh và mặt nước khu vực trong quá trình phát triển các đô thị dọc quốc lộ 12A.
– Cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, hạn chế san lấp đất, khuyến khích xây dựng theo địa hình tự nhiên, xây dựng khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang tập trung cho từng xã.
– Giảm thiểu tai biến môi trường, hạn chế úng ngập cục bộ khu vực thung lũng bằng phẳng gần cửa khẩu trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
– Bảo vệ cảnh quan môi trường, các thảm thực vật, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo diện tích đất cây xanh, mặt nước.
– Đảm bảo nâng cao điều kiện sống của dân cư khu vực: 100% dân cư được dùng nước sạch, 100% chất thải rắn khu công nghiệp, thương mại và dân cư được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
11. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020:
Tập trung đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình tại khu vực hạt nhân của Khu kinh tế tại xã Dân Hóa, Hóa Thanh và Hóa Tiến gồm:
– Đầu tư xây dựng hạ tầng khu cửa khẩu, nâng cấp đường quốc lộ 12A từ ngã ba Khe Ve đến cổng Quốc Môn.
– Khu phi thuế quan khoảng 300 ha (Khu trung tâm cửa khẩu Cha Lo quy mô khoảng 35 ha; khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ Bãi Dinh quy mô khoảng 67 ha; hạ tầng khu thương mại dịch vụ tại xã Dân Hóa quy mô 3,6 ha).
– Khu thương mại dịch vụ ngã ba Khe Ve quy mô khoảng 35,2 ha.
– Đầu tư xây dựng hạ tầng tại trung tâm khu đô thị Hóa Tiến.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm:
– Ban hành Quy định quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được phê duyệt.
– Phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đến năm 2030.
– Tổ chức rà soát, lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các khu dân cư nông thôn… phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
– Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình; – Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
Reviews
There are no reviews yet.