QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 27/2002/QĐ-BVHTT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP CUNG CẤP THÔNG TIN,
THIẾT LẬP TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN
– Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá – Thông tin;
– Căn cứ Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
– Căn cứ Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ báo chí – Bộ Văn hoá – Thông tin;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet.
Điều 2: Vụ trưởng Vụ Báo chí, Chánh thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Quy chế này.
Điều 3: Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế cho Quy định về việc cấp phép cung cấp thông tin lên mạng Internet ban hành kèm theo Quyết định số 1110/BC ngày 21/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP CUNG CẤP THÔNG TIN,
THIẾT LẬP TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT
ngày 10 tháng 10 năm 2002)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Bộ Văn hoá – Thông tin nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Văn hoá – Thông tin) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet (ICP), thiết lập trang tin điện tử trên Inernet.
Điều 2: Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet (ICP) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép thực hiện việc cung cấp thông tin trên Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
2- Trang tin điển tử (Website) là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet.
Điều 3:
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Điều 4: Mọi thông tin của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử nói trong Quy chế này phải được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác.
3. Không được tiết lộ bí mất Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bị mật khác do pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
4. Không được cung cấp thông tin tên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá – Thông tin.
5. Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cho phép.
Điều 5: Các nội dung phải ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử trên Internet:
1. Tên gọi của đơn vị cung cấp thông tin, trang tin điện tử.
2. Tên cơ quan chủ quản (nếu có).
3. Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép.
4. Họ, tên người chịu trách nhiệm chính của Đơn vị cung cấp thông tin và trang tin điện tử.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP
Điều 6: Điều kiện cấp phép:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam
– Có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản.
– Cơ quan xin cấp phép phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin.
– Có người đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, có nghiệp vụ quản lý thông tin.
– Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
– Đối với cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có trụ sở chính thức tại Việt Nam.
– Có đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.
– Phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp trên Internet, nội dung thông tin.
– Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
Điều 7: Hồ sơ xin cấp phép:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam
– Đơn xin cấp phép theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá – Thông tin.
– Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc cơ quan thẩm quyền.
– Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung cấp thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
– Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của cơ quan chủ quản.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
a. Đối với các cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài.
– Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá – Thông tin (có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được Uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung).
– Văn bản để nghị của Bộ Ngoại giao.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
Quy định các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các hãng thông tấn báo chí nước ngoài và người đứng đầu những cơ quan này nộp văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện cấp giấy phép và hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 bị bãi bỏ (theo quy định tại Quyết định số 20/2007/QĐ-BVHTT)
b. Đối với các cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin (có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung).
– Bản sao giấy phép Đầu tư, giấy phép mở văn phòng đại diện và các giấy tờ liên quan đến hoạt động của các tổ chức, các công ty, xí nghiệp đứng tên xin phép, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước Việt Nam.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin lên mạng Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
– Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm về nội dung, các thành viên phụ trách về việc cung cấp thông tin.
Điều 8: Thủ tục cấp phép
Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu muốn cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, Bộ Văn hoá – Thông tin trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9:
Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí) trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài và những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Trung ương.
Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp địa phương và có văn bản đề nghị Bộ Văn hoá – Thông tin xem xét cấp phép.
CHƯƠNG III
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10: Thanh tra, kiểm tra
Thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Vụ Báo chí Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất việc sử dụng giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet.
Điều 11: Khen thưởng.
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có công trong việc phát hiện những vi phạm các quy định về cung cấp thông tin tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 12: Xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet và Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
Điều 13: Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ Văn hoá – Thông tin quyết định việc thu hồi giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này trên địa bản địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
Trong trường hợp có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tạm thời đình chỉ việc cung cấp thông tin trên Internet và báo cáo ngay bằng văn bản cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin xem xét quyết định.
3. Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các quyết định xử lý vi phạm của Bộ Văn hoá – Thông tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thu hồi giấy phép trong trường hợp các cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này.
4. Thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin có quyền thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về việc cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 27/2002/QĐ-BVHTT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP CUNG CẤP THÔNG TIN,
THIẾT LẬP TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN
– Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá – Thông tin;
– Căn cứ Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
– Căn cứ Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ báo chí – Bộ Văn hoá – Thông tin;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet.
Điều 2: Vụ trưởng Vụ Báo chí, Chánh thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Quy chế này.
Điều 3: Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế cho Quy định về việc cấp phép cung cấp thông tin lên mạng Internet ban hành kèm theo Quyết định số 1110/BC ngày 21/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP CUNG CẤP THÔNG TIN,
THIẾT LẬP TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT
ngày 10 tháng 10 năm 2002)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Bộ Văn hoá – Thông tin nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Văn hoá – Thông tin) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet (ICP), thiết lập trang tin điện tử trên Inernet.
Điều 2: Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet (ICP) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép thực hiện việc cung cấp thông tin trên Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
2- Trang tin điển tử (Website) là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet.
Điều 3:
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Điều 4: Mọi thông tin của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử nói trong Quy chế này phải được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác.
3. Không được tiết lộ bí mất Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bị mật khác do pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
4. Không được cung cấp thông tin tên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá – Thông tin.
5. Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cho phép.
Điều 5: Các nội dung phải ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử trên Internet:
1. Tên gọi của đơn vị cung cấp thông tin, trang tin điện tử.
2. Tên cơ quan chủ quản (nếu có).
3. Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép.
4. Họ, tên người chịu trách nhiệm chính của Đơn vị cung cấp thông tin và trang tin điện tử.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP
Điều 6: Điều kiện cấp phép:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam
– Có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản.
– Cơ quan xin cấp phép phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin.
– Có người đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, có nghiệp vụ quản lý thông tin.
– Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
– Đối với cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có trụ sở chính thức tại Việt Nam.
– Có đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.
– Phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp trên Internet, nội dung thông tin.
– Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
Điều 7: Hồ sơ xin cấp phép:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam
– Đơn xin cấp phép theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá – Thông tin.
– Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc cơ quan thẩm quyền.
– Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung cấp thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
– Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của cơ quan chủ quản.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
a. Đối với các cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài.
– Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu qui định của Bộ Văn hoá – Thông tin (có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được Uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung).
– Văn bản để nghị của Bộ Ngoại giao.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
Quy định các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các hãng thông tấn báo chí nước ngoài và người đứng đầu những cơ quan này nộp văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện cấp giấy phép và hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 bị bãi bỏ (theo quy định tại Quyết định số 20/2007/QĐ-BVHTT)
b. Đối với các cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Bản khai đăng ký cấp giấy phép thiết lập trang Web theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin (có chữ ký của người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung).
– Bản sao giấy phép Đầu tư, giấy phép mở văn phòng đại diện và các giấy tờ liên quan đến hoạt động của các tổ chức, các công ty, xí nghiệp đứng tên xin phép, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước Việt Nam.
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về việc đưa thông tin lên mạng Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục).
– Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm về nội dung, các thành viên phụ trách về việc cung cấp thông tin.
Điều 8: Thủ tục cấp phép
Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu muốn cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, Bộ Văn hoá – Thông tin trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9:
Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí) trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các pháp nhân có yếu tố nước ngoài và những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Trung ương.
Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp phép cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp địa phương và có văn bản đề nghị Bộ Văn hoá – Thông tin xem xét cấp phép.
CHƯƠNG III
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10: Thanh tra, kiểm tra
Thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Vụ Báo chí Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất việc sử dụng giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet.
Điều 11: Khen thưởng.
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có công trong việc phát hiện những vi phạm các quy định về cung cấp thông tin tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 12: Xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet và Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
Điều 13: Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ Văn hoá – Thông tin quyết định việc thu hồi giấy phép cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này trên địa bản địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
Trong trường hợp có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tạm thời đình chỉ việc cung cấp thông tin trên Internet và báo cáo ngay bằng văn bản cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin xem xét quyết định.
3. Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các quyết định xử lý vi phạm của Bộ Văn hoá – Thông tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thu hồi giấy phép trong trường hợp các cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này.
4. Thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin có quyền thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về việc cung cấp thông tin trên Internet tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP và các quy định tại bản Quy chế này theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin.
Reviews
There are no reviews yet.