Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 2682/QĐ-BGTVT 2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

Số: 2682/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC”

————————

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐTTg ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc” với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc và chính quyền địa phương dọc các tuyến đường bộ cao tốc và người tham gia giao thông.

2. Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc phải đồng bộ, bền vững và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc và các quy hoạch khác có liên quan.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và các cơ chế, chính sách có liên quan.

4. Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và các trang thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc cho người lái xe và người dân sống dọc tuyến đường.

6. Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người lái xe và người dân; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, sự cố giao thông, các rủi ro gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên đường bộ cao tốc một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

– Hàng năm, giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên một km đường bộ cao tốc.

– Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– 100% mạng đường bộ cao tốc phải được thẩm định an toàn giao thông từ giai đoạn thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bn vẽ thi công), trước khi đưa công trình vào khai thác và trong quá trình khai thác tuyến đường.

– 100% các tuyến đường bộ cao tốc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt chính thức.

– Các tuyến đường bộ cao tốc được trang bị hệ thống giao thông thông minh (ITS) để tổ chức khai thác và vận hành giao thông đảm bảo an toàn và thông suốt.

– Hoàn thiện hệ thống đường gom của các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được phê duyệt.

– Trên 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đường bộ cao tốc đi qua có quy hoạch hệ thống giao thông vận tải kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc đi qua.

– 80% lái xe trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải được tập huấn nâng cao kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc và đạo đức của người lái xe; 100% người dân sống dọc khu vực tuyến đường bộ cao tốc đi qua được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nâng cao năng lực trong công tác tuần tra, tuần đường của các đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc và của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Nâng cao năng lực cho người làm công tác cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc trong việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 01 Chương trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Bổ sung thêm 01 Chương quy định về Đường bộ cao tốc, bao gồm: Quy tắc giao thông trên đường bộ cao tốc; Quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc; Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc; Xử lý tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc…

– Sửa đổi Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc theo hướng sửa đổi quy định về tuần đường, sửa đổi quy định chỉ sử dụng xe ô tô cho công tác tuần đường; bổ sung quy định chức năng công tác kiểm tra đường bộ cao tốc cho cơ quan quản lý đường bộ cao tốc; sửa đổi, bổ sung quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì trên đường bộ cao tốc.

– Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống thông tin liên lạc giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và công tác bảo trì đường bộ cao tốc.

1.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, vận hành đường bộ cao tốc.

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Cục Quản lý đường bộ cao tốc):

– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc phục vụ công tác quản lý an toàn giao thông; xây dựng và ban hành cơ chế báo cáo số liệu, cơ chế chia sẻ dữ liệu.

– Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện trung tâm điều hành ITS khu vực phía Bắc và phía Nam.

– Bổ sung quy định chức năng công tác kiểm tra đường bộ cao tốc cho cơ quan quản lý đường bộ cao tốc.

b) Doanh nghiệp dự án PPP:

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc, hành lang an toàn giao thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho người dân.

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tc và hành lang an toàn giao thông.

– Xây dựng cơ chế chia sẻ cơ sở dữ liệu an toàn giao thông, tổ chức giao thông và kết nối hệ thống giao thông thông minh giữa các doanh nghiệp dự án PPP và các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Kết cấu hạ tầng giao thông và tchức giao thông

– Tiến hành thẩm định an toàn giao thông cho tất cả các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác; thẩm định an toàn giao thông cho các tuyến trước khi đưa vào khai thác; các dự án đang được xây dựng phải được thẩm định an toàn giao thông ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa bảo đảm độ bằng phẳng và độ nhám mặt đường theo quy định hiện hành.

– Rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.

– Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác. Hệ thống phải tích hợp đủ điều kiện cho việc xử lý vi phạm thông qua hình ảnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong điều kiện ban đêm.

– Các dự án xây dựng đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải có thiết kế đồng bộ hệ thống giao thông thông minh, các trạm dừng nghỉ, trạm dịch vụ và các trạm cứu hộ, cứu nạn.

– Nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi (sử dụng biển báo điện tử thay đổi tốc độ giới hạn tùy theo điều kiện thực tế về đường, thời tiết hoặc các sự cố giao thông); áp dụng chức năng xử lý, cảnh báo từ xa sự cố trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cảnh báo, hướng dẫn chuyển làn, giảm tốc độ v.v…trong hệ thống giao thông thông minh; bắt đầu vào đường cao tốc phải có một số bin điện tử đặt trên giá long môn cảnh báo những nguy hiểm dẫn đến tai nạn giao thông (chạy quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn, không thắt dây an toàn…).

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Áp dụng hệ thống thu phí không dừng (ETC) trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc.

– Đối với các dự án xây dựng mới nên xem xét bố trí trạm dịch vụ hai bên đường liên thông bằng hầm chui hoặc cầu vượt; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ phương tiện như đổ nước mui, sửa chữa phương tiện hư hỏng v.v…tại các trạm dịch vụ.

– Ứng dụng các trang thiết bị nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc như lắp đặt các hộp hấp thụ lực (hộp giảm chấn) tại các vị trí dễ gây tai nạn như đường nhánh, đường rẽ…

– Hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc và các điểm đấu nối của đường gom vào đường cao tốc.

– Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các trạm dịch vụ trên hệ thống đường bộ cao tốc.

3. Tổ chức vận tải

– Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc. Bố trí các điểm dừng đón, trả khách ngoài khu vực các trạm dừng thu phí đường nhánh và tại các nút giao thông.

– Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc.

4. Phương tiện giao thông

– Siết chặt công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ tại các trung tâm kiểm định. Tăng cường kiểm tra công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

– Cảnh báo các lái xe kiểm tra xe đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông

– Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc và xây dựng mô hình tuyên truyền an toàn giao thông theo hình thức xã hội hóa”, đặc biệt là các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc được thực hiện bởi các nhà đu tư, quản lý, khai thác sử dụng và địa phương dọc các tuyến đường bộ cao tốc.

– Xây dựng “Sổ tay An toàn giao thông trên đường cao tốc”, bao gồm: các quy định của pháp luật liên quan đến tham gia giao thông trên đường cao tốc, hướng dẫn các kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc, ý thức tham gia giao thông trên đường cao tốc và nội dung khác có liên quan.

– Thành lập Kênh phát thanh riêng hoặc lồng ghép với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho đường bộ cao tốc với chức năng thông tin, hướng dẫn, tuyên truyền cho người lái xe tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Tuyên truyền lái xe kiểm tra kỹ xe trước khi vào đường bộ cao tốc, đặc biệt các xe công-ten-nơ, xe tải…

– Tuyên truyền người dân không ném đất, đá…vào phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc.

– Khuyến cáo xe tang lễ không rải tiền, vàng mã khi lưu thông trên đường bộ cao tốc.

– Ký kết quy chế phối hợp công tác bảo vệ đường bộ cao tốc, tuyên truyền người dân chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông giữa đơn vị quản lý, khai thác tuyến đường với ban an toàn giao thông, chính quyền địa phương.

6. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

– Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải hành khách vi phạm quy định về đón, trả khách trên đường bộ cao tốc và các phương tiện vi phạm quy định về tải trọng.

– Phối hợp với chính quyền địa phương trong công công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường thanh tra trên đường bộ cao tốc. Sửa đổi quy định lực lượng Thanh tra giao thông không phải trả phí khi thực hiện nhiệm vụ trên đường bộ cao tốc.

– Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh cho công tác xử phạt vi phạm bằng hình ảnh.

– Tổ chức các điểm xử lý vi phạm tại các điểm ra của đường bộ cao tốc, tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ cao tốc.

– Quy định chỉ sử dụng xe ô tô cho công tác tuần đường.

– Thực hiện nghiêm quy định xử phạt người đi bộ, xe chở khách đón, trả khách trên đường bộ cao tốc.

– Xóa bỏ các điểm đón, trả khách trên đường bộ cao tốc đang khai thác.

7. Cứu hộ, cứu nạn

– Yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác các tuyến đường bộ cao tốc ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ, cứu nạn phải có điều khoản ràng buộc là đơn vị cung cấp dịch vụ phải có phương tiện thường trực 24/24h. Từng bước thành lập các trạm cứu hộ, cứu nạn có trang thiết bị và nhân lực thường xuyên túc trực 24/24h tập trung tại các trạm dừng nghỉ hoặc tại các điểm với cự ly trung bình khoảng 50 km. Trạm này tập trung các lực lượng bao gồm: tuần đường của đơn vị quản lý, khai thác, cảnh sát giao thông, cứu hộ giao thông, cứu nạn, cấp cứu y tế tai nạn giao thông.

– Rà soát việc lắp đt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

– Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013.

8. Nguồn nhân lực

– Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cao tốc cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý đường bộ cao tốc, các đơn vị quản lý, vận hành và khai thác, Ban an toàn giao thông cấp tỉnh, Thanh tra giao thông, Cục Quản lý Đường bộ và các doanh nghiệp vận tải hành khách và hàng hóa thương mại…

– Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trung tâm điều hành giao thông, lực lượng tuần đường và tuần tra giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc cho các lái xe trong các công ty vận tải.

9. Nguồn vốn

Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn kinh phí của các nhà đầu tư xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc; kêu gọi các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, từ nhiều thành phần, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, chú trọng đến kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ; kinh phí thu được từ hoạt động quảng cáo tại các trạm dừng nghỉ, trên trang thông tin điện tử, ứng dụng điện thoại…

Cụ thể các nguồn kinh phí thực hiện Đề án:

– Kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: từ nguồn kinh phí quản lý hành chính hàng năm của Bộ Giao thông vận tải; kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

– Kinh phí thực hiện các giải pháp kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức vận tải và cứu hộ, cứu nạn: từ kinh phí của các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường.

– Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc từ các nguồn:

+ Nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường;

+ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

+ Kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm của Bộ Giao thông vận tải;

+ Ban An toàn giao thông cấp tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1) Vụ An toàn giao thông:

– Chủ trì tham mưu trình Lãnh đạo Bộ về triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.

– Đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Chủ trì tiến hành thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc ở các giai đoạn theo quy định.

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Định kỳ 06 tháng hàng năm, tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Bộ giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.

2) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông:

– Chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng ban hành.

3) Vụ Khoa học – Công nghệ:

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông, hệ thống thông tin liên lạc giao thông, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và bảo trì, trình Bộ trưởng ban hành.

4) Vụ Kế hoạch – Đầu tư và Vụ Vận tải:

Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc đi qua.

5) Vụ Pháp chế:

– Chủ trì rà soát, tổng hợp trình trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc.

6) Tổng cục Đường bộ Việt Nam:

– Chủ trì soạn thảo, bổ sung 01 Chương quy định về Đường bộ cao tốc trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

– Chủ trì xây dựng đề án hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc; cơ chế báo cáo, cơ chế chia sẻ dữ liệu, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện trung tâm điều hành ITS khu vực phía Bắc và phía Nam.

– Chủ trì, đẩy mnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Chủ trì thẩm định an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục.

– Chủ trì rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tốc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.

– Chủ trì xây dựng dự án lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác thuộc thẩm quyền của Tổng cục, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi, áp dụng chức năng xử lý sự cố trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cảnh báo, hướng dẫn chuyển làn, giảm tốc độ v.v… tích hợp trong hệ thống giao thông thông minh.

– Chủ trì xây dựng đề án ứng dụng các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và chính quyền địa phương hoàn thiện quy hoạch các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe theo hướng đưa nội dung kiến thức, kỹ năng về lái xe trên đường bộ cao tốc vào chương trình đào tạo.

– Chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan thành lập kênh phát thanh riêng hoặc ghép chung với kênh VOV cho đường bộ cao tốc.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông đường bộ cao tốc.

7) Các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác đường bộ cao tốc:

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước.

– Thực hiện thẩm tra an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác khi phát hiện có những yếu tố mất an toàn giao thông trên tuyến.

– Xây dựng và trình phương án tổ chức giao thông cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác thuộc thẩm quyền.

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Áp dụng hệ thống thu phí không dừng trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc.

– Xây dựng và hoàn thiện các trạm dừng nghỉ trên hệ thống đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Ứng dụng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Xây dựng các đường gom theo quy hoạch dọc các tuyến đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc.

– Tiến hành tuyên truyền cho các lái xe và người dân sống dọc tuyến đường; cảnh báo lái xe kiểm tra điều kiện an toàn của xe trước khi tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Rà soát việc lắp đặt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

– Tiến hành đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên về bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc.

8) Cục Đăng kiểm Việt Nam

– Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”.

9) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phù hợp với tình hình của địa phương. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:

– Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc. Bố trí các điểm dừng đón, trả khách ngoài khu vực các trạm dừng thu phí, đường nhánh và tại các nút giao thông.

– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc cho lái xe và người dân sống dọc tuyến đường.

– Tăng cường công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc.

– Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam, các nhà đầu tư BOT, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Chủ tịch Ủy ban ATGTQG (để b/c);
– Bộ Y tế, Bộ Công an (để phối hợp);
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Ban ATGT và Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
– Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ GTVT;
– Văn phòng Đảng ủy Bộ GTVT;
– Viện Chiến lược và Phát triển GTVT;
– Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ GTVT;
– Lưu: VT, ATGT(Hiếu
-10)

BỘ TRƯỞNG

Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC”

(Kèm theo Quyết định số 2682/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Thời gian thực hiện

I

Hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách

1

Sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ

TCĐBVN

2016 – 2018

2

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT

Vụ KCHTGT

2017

3

Xây dựng và ban hành các quy chun kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống thông tin liên lạc giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và bảo trì

Vụ KHCN

2016 – 2018

4

Xây dựng đề án hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc

TCĐBVN

2017 – 2018

5

Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước

Các doanh nghiệp dự án PPP, TCĐBVN

2017

II

Kết cấu hạ tầng giao thông

6

Thẩm định an toàn giao thông cho tất cả các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác

Vụ ATGT, các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác

2016 – 2018

7

Rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2017

8

Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2020

9

Nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi; chức năng xử lý sự cố trên đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cnh báo, hướng dẫn chuyn làn, giảm tốc độ v.v… tích hợp trong hệ thống ITS

TCĐBVN

2017 – 2018

10

Rà soát các biển báo giới hạn tốc độ trước trạm thu phí, các biển báo hạn chế tốc độ phải được đặt trên các giá long môn hoặc cột cần vươn

Vụ ATGT, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2017

11

Áp dụng hệ thống thu phí không dừng trên toàn bcác tuyến đường bộ cao tốc

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, TCĐBVN

2017 – 2020

12

Ứng dụng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

13

Hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc và các điểm đấu nối của đường gom vào đường cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

14

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các trạm dịch vụ trên hệ thống đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

III

Tổ chức vận tải

15

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc

Vụ KHĐT, Vụ VT, Sở GTVT

2017 – 2018

16

Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, TCĐBVN

2017 – 2020

IV

Phương tiện giao thông

17

Tăng cường công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Cục ĐKVN

2017 – 2020

V

Tuyên truyn

18

Thành lập kênh phát thanh riêng hoặc lồng ghép với VOV cho đường bộ cao tốc

TCĐBVN, VOV

2017 – 2018

19

Xây dựng Sổ tay An toàn giao thông trên đường cao tốc

TCĐBVN

2017

20

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT trên đường cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT

2017 – 2020

VI

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

21

Kiểm soát và xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải hành khách vi phạm đón, trả khách trên đường bộ cao tốc và các phương tiện vi phạm quy định về tải trọng

Lực lượng Thanh tra giao thông

20172020

22

Phối hợp với chính quyền địa phương trong công công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

VII

Cứu hộ, cứu nạn

23

Ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ phải có điều khoản giàng buộc là đơn vị cung cấp dịch vụ phải có phương tiện thường trực 24/24h. Từng bước thành lập các trạm cứu hộ, cứu nạn có trang thiết bị và nhân lực thường xuyên túc trực 24/24h

VEC, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2020

24

Lắp đặt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn

TCĐBVN, các nhà đu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

VIII

Nguồn nhân lực

25

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, Ban ATGT, Sở GTVT

2017 – 2020

26

Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trung tâm điều hành giao thông, lực lượng tuần đường, tuần kiểm và tuần tra giao thông trên đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

27

Tập huấn kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc cho các lái xe trong các công ty vận tải

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, S GTVT

2017 – 2020

Thuộc tính văn bản
Quyết định 2682/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường cao tốc”
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2682/QĐ-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 26/08/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông
Tóm tắt văn bản

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

Số: 2682/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC”

————————

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐTTg ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc” với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc và chính quyền địa phương dọc các tuyến đường bộ cao tốc và người tham gia giao thông.

2. Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc phải đồng bộ, bền vững và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc và các quy hoạch khác có liên quan.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và các cơ chế, chính sách có liên quan.

4. Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và các trang thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc cho người lái xe và người dân sống dọc tuyến đường.

6. Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội nhằm thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người lái xe và người dân; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, sự cố giao thông, các rủi ro gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên đường bộ cao tốc một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

– Hàng năm, giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên một km đường bộ cao tốc.

– Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– 100% mạng đường bộ cao tốc phải được thẩm định an toàn giao thông từ giai đoạn thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bn vẽ thi công), trước khi đưa công trình vào khai thác và trong quá trình khai thác tuyến đường.

– 100% các tuyến đường bộ cao tốc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt chính thức.

– Các tuyến đường bộ cao tốc được trang bị hệ thống giao thông thông minh (ITS) để tổ chức khai thác và vận hành giao thông đảm bảo an toàn và thông suốt.

– Hoàn thiện hệ thống đường gom của các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được phê duyệt.

– Trên 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đường bộ cao tốc đi qua có quy hoạch hệ thống giao thông vận tải kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc đi qua.

– 80% lái xe trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải được tập huấn nâng cao kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc và đạo đức của người lái xe; 100% người dân sống dọc khu vực tuyến đường bộ cao tốc đi qua được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nâng cao năng lực trong công tác tuần tra, tuần đường của các đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc và của các cơ quan quản lý nhà nước.

– Nâng cao năng lực cho người làm công tác cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác đường bộ cao tốc trong việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 01 Chương trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Bổ sung thêm 01 Chương quy định về Đường bộ cao tốc, bao gồm: Quy tắc giao thông trên đường bộ cao tốc; Quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc; Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc; Xử lý tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc…

– Sửa đổi Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc theo hướng sửa đổi quy định về tuần đường, sửa đổi quy định chỉ sử dụng xe ô tô cho công tác tuần đường; bổ sung quy định chức năng công tác kiểm tra đường bộ cao tốc cho cơ quan quản lý đường bộ cao tốc; sửa đổi, bổ sung quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì trên đường bộ cao tốc.

– Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống thông tin liên lạc giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và công tác bảo trì đường bộ cao tốc.

1.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, vận hành đường bộ cao tốc.

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Cục Quản lý đường bộ cao tốc):

– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc phục vụ công tác quản lý an toàn giao thông; xây dựng và ban hành cơ chế báo cáo số liệu, cơ chế chia sẻ dữ liệu.

– Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện trung tâm điều hành ITS khu vực phía Bắc và phía Nam.

– Bổ sung quy định chức năng công tác kiểm tra đường bộ cao tốc cho cơ quan quản lý đường bộ cao tốc.

b) Doanh nghiệp dự án PPP:

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc, hành lang an toàn giao thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho người dân.

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tc và hành lang an toàn giao thông.

– Xây dựng cơ chế chia sẻ cơ sở dữ liệu an toàn giao thông, tổ chức giao thông và kết nối hệ thống giao thông thông minh giữa các doanh nghiệp dự án PPP và các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Kết cấu hạ tầng giao thông và tchức giao thông

– Tiến hành thẩm định an toàn giao thông cho tất cả các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác; thẩm định an toàn giao thông cho các tuyến trước khi đưa vào khai thác; các dự án đang được xây dựng phải được thẩm định an toàn giao thông ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa bảo đảm độ bằng phẳng và độ nhám mặt đường theo quy định hiện hành.

– Rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.

– Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác. Hệ thống phải tích hợp đủ điều kiện cho việc xử lý vi phạm thông qua hình ảnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong điều kiện ban đêm.

– Các dự án xây dựng đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải có thiết kế đồng bộ hệ thống giao thông thông minh, các trạm dừng nghỉ, trạm dịch vụ và các trạm cứu hộ, cứu nạn.

– Nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi (sử dụng biển báo điện tử thay đổi tốc độ giới hạn tùy theo điều kiện thực tế về đường, thời tiết hoặc các sự cố giao thông); áp dụng chức năng xử lý, cảnh báo từ xa sự cố trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cảnh báo, hướng dẫn chuyển làn, giảm tốc độ v.v…trong hệ thống giao thông thông minh; bắt đầu vào đường cao tốc phải có một số bin điện tử đặt trên giá long môn cảnh báo những nguy hiểm dẫn đến tai nạn giao thông (chạy quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn, không thắt dây an toàn…).

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Áp dụng hệ thống thu phí không dừng (ETC) trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc.

– Đối với các dự án xây dựng mới nên xem xét bố trí trạm dịch vụ hai bên đường liên thông bằng hầm chui hoặc cầu vượt; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ phương tiện như đổ nước mui, sửa chữa phương tiện hư hỏng v.v…tại các trạm dịch vụ.

– Ứng dụng các trang thiết bị nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc như lắp đặt các hộp hấp thụ lực (hộp giảm chấn) tại các vị trí dễ gây tai nạn như đường nhánh, đường rẽ…

– Hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc và các điểm đấu nối của đường gom vào đường cao tốc.

– Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các trạm dịch vụ trên hệ thống đường bộ cao tốc.

3. Tổ chức vận tải

– Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc. Bố trí các điểm dừng đón, trả khách ngoài khu vực các trạm dừng thu phí đường nhánh và tại các nút giao thông.

– Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc.

4. Phương tiện giao thông

– Siết chặt công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ tại các trung tâm kiểm định. Tăng cường kiểm tra công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

– Cảnh báo các lái xe kiểm tra xe đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông

– Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc và xây dựng mô hình tuyên truyền an toàn giao thông theo hình thức xã hội hóa”, đặc biệt là các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc được thực hiện bởi các nhà đu tư, quản lý, khai thác sử dụng và địa phương dọc các tuyến đường bộ cao tốc.

– Xây dựng “Sổ tay An toàn giao thông trên đường cao tốc”, bao gồm: các quy định của pháp luật liên quan đến tham gia giao thông trên đường cao tốc, hướng dẫn các kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc, ý thức tham gia giao thông trên đường cao tốc và nội dung khác có liên quan.

– Thành lập Kênh phát thanh riêng hoặc lồng ghép với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho đường bộ cao tốc với chức năng thông tin, hướng dẫn, tuyên truyền cho người lái xe tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Tuyên truyền lái xe kiểm tra kỹ xe trước khi vào đường bộ cao tốc, đặc biệt các xe công-ten-nơ, xe tải…

– Tuyên truyền người dân không ném đất, đá…vào phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc.

– Khuyến cáo xe tang lễ không rải tiền, vàng mã khi lưu thông trên đường bộ cao tốc.

– Ký kết quy chế phối hợp công tác bảo vệ đường bộ cao tốc, tuyên truyền người dân chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông giữa đơn vị quản lý, khai thác tuyến đường với ban an toàn giao thông, chính quyền địa phương.

6. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

– Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải hành khách vi phạm quy định về đón, trả khách trên đường bộ cao tốc và các phương tiện vi phạm quy định về tải trọng.

– Phối hợp với chính quyền địa phương trong công công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường thanh tra trên đường bộ cao tốc. Sửa đổi quy định lực lượng Thanh tra giao thông không phải trả phí khi thực hiện nhiệm vụ trên đường bộ cao tốc.

– Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh cho công tác xử phạt vi phạm bằng hình ảnh.

– Tổ chức các điểm xử lý vi phạm tại các điểm ra của đường bộ cao tốc, tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ cao tốc.

– Quy định chỉ sử dụng xe ô tô cho công tác tuần đường.

– Thực hiện nghiêm quy định xử phạt người đi bộ, xe chở khách đón, trả khách trên đường bộ cao tốc.

– Xóa bỏ các điểm đón, trả khách trên đường bộ cao tốc đang khai thác.

7. Cứu hộ, cứu nạn

– Yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác các tuyến đường bộ cao tốc ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ, cứu nạn phải có điều khoản ràng buộc là đơn vị cung cấp dịch vụ phải có phương tiện thường trực 24/24h. Từng bước thành lập các trạm cứu hộ, cứu nạn có trang thiết bị và nhân lực thường xuyên túc trực 24/24h tập trung tại các trạm dừng nghỉ hoặc tại các điểm với cự ly trung bình khoảng 50 km. Trạm này tập trung các lực lượng bao gồm: tuần đường của đơn vị quản lý, khai thác, cảnh sát giao thông, cứu hộ giao thông, cứu nạn, cấp cứu y tế tai nạn giao thông.

– Rà soát việc lắp đt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

– Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013.

8. Nguồn nhân lực

– Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cao tốc cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý đường bộ cao tốc, các đơn vị quản lý, vận hành và khai thác, Ban an toàn giao thông cấp tỉnh, Thanh tra giao thông, Cục Quản lý Đường bộ và các doanh nghiệp vận tải hành khách và hàng hóa thương mại…

– Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trung tâm điều hành giao thông, lực lượng tuần đường và tuần tra giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc cho các lái xe trong các công ty vận tải.

9. Nguồn vốn

Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn kinh phí của các nhà đầu tư xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc; kêu gọi các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, từ nhiều thành phần, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, chú trọng đến kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ; kinh phí thu được từ hoạt động quảng cáo tại các trạm dừng nghỉ, trên trang thông tin điện tử, ứng dụng điện thoại…

Cụ thể các nguồn kinh phí thực hiện Đề án:

– Kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: từ nguồn kinh phí quản lý hành chính hàng năm của Bộ Giao thông vận tải; kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

– Kinh phí thực hiện các giải pháp kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức vận tải và cứu hộ, cứu nạn: từ kinh phí của các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường.

– Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc từ các nguồn:

+ Nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường;

+ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

+ Kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm của Bộ Giao thông vận tải;

+ Ban An toàn giao thông cấp tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1) Vụ An toàn giao thông:

– Chủ trì tham mưu trình Lãnh đạo Bộ về triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.

– Đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Chủ trì tiến hành thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc ở các giai đoạn theo quy định.

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Định kỳ 06 tháng hàng năm, tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Bộ giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.

2) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông:

– Chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng ban hành.

3) Vụ Khoa học – Công nghệ:

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông, hệ thống thông tin liên lạc giao thông, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và bảo trì, trình Bộ trưởng ban hành.

4) Vụ Kế hoạch – Đầu tư và Vụ Vận tải:

Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc đi qua.

5) Vụ Pháp chế:

– Chủ trì rà soát, tổng hợp trình trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc.

6) Tổng cục Đường bộ Việt Nam:

– Chủ trì soạn thảo, bổ sung 01 Chương quy định về Đường bộ cao tốc trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

– Chủ trì xây dựng đề án hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc; cơ chế báo cáo, cơ chế chia sẻ dữ liệu, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện trung tâm điều hành ITS khu vực phía Bắc và phía Nam.

– Chủ trì, đẩy mnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”.

– Chủ trì thẩm định an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục.

– Chủ trì rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tốc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.

– Chủ trì xây dựng dự án lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác thuộc thẩm quyền của Tổng cục, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi, áp dụng chức năng xử lý sự cố trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cảnh báo, hướng dẫn chuyển làn, giảm tốc độ v.v… tích hợp trong hệ thống giao thông thông minh.

– Chủ trì xây dựng đề án ứng dụng các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và chính quyền địa phương hoàn thiện quy hoạch các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc, trình Bộ trưởng phê duyệt.

– Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe theo hướng đưa nội dung kiến thức, kỹ năng về lái xe trên đường bộ cao tốc vào chương trình đào tạo.

– Chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan thành lập kênh phát thanh riêng hoặc ghép chung với kênh VOV cho đường bộ cao tốc.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông đường bộ cao tốc.

7) Các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác đường bộ cao tốc:

– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước.

– Thực hiện thẩm tra an toàn giao thông cho các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác khi phát hiện có những yếu tố mất an toàn giao thông trên tuyến.

– Xây dựng và trình phương án tổ chức giao thông cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác thuộc thẩm quyền.

– Rà soát lại việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ tại trạm thu phí (60 km/h, 80 km/h) trên các tuyến đường bộ cao tốc, các biển giới hạn tốc độ tại khu vực vào trạm thu phí phải được đặt trên giá long môn (hoặc cột cần vươn) và đảm bảo cự ly chuyển tốc theo các giá trị giảm dần tốc độ từng cấp 20 km/h.

– Áp dụng hệ thống thu phí không dừng trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc.

– Xây dựng và hoàn thiện các trạm dừng nghỉ trên hệ thống đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Ứng dụng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Xây dựng các đường gom theo quy hoạch dọc các tuyến đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền.

– Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc.

– Tiến hành tuyên truyền cho các lái xe và người dân sống dọc tuyến đường; cảnh báo lái xe kiểm tra điều kiện an toàn của xe trước khi tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

– Rà soát việc lắp đặt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

– Tiến hành đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên về bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc.

8) Cục Đăng kiểm Việt Nam

– Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”.

9) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phù hợp với tình hình của địa phương. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:

– Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc. Bố trí các điểm dừng đón, trả khách ngoài khu vực các trạm dừng thu phí, đường nhánh và tại các nút giao thông.

– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc cho lái xe và người dân sống dọc tuyến đường.

– Tăng cường công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc.

– Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam, các nhà đầu tư BOT, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Chủ tịch Ủy ban ATGTQG (để b/c);
– Bộ Y tế, Bộ Công an (để phối hợp);
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Ban ATGT và Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
– Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ GTVT;
– Văn phòng Đảng ủy Bộ GTVT;
– Viện Chiến lược và Phát triển GTVT;
– Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ GTVT;
– Lưu: VT, ATGT(Hiếu
-10)

BỘ TRƯỞNG

Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC”

(Kèm theo Quyết định số 2682/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Thời gian thực hiện

I

Hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách

1

Sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ

TCĐBVN

2016 – 2018

2

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT

Vụ KCHTGT

2017

3

Xây dựng và ban hành các quy chun kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống thông tin liên lạc giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và bảo trì

Vụ KHCN

2016 – 2018

4

Xây dựng đề án hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc

TCĐBVN

2017 – 2018

5

Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp giữa các doanh nghiệp dự án PPP với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước

Các doanh nghiệp dự án PPP, TCĐBVN

2017

II

Kết cấu hạ tầng giao thông

6

Thẩm định an toàn giao thông cho tất cả các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác

Vụ ATGT, các nhà đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác

2016 – 2018

7

Rà soát, bảo đảm tất cả các tuyến đường bộ cao tc có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2017

8

Xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc hiện đang khai thác

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2020

9

Nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi; chức năng xử lý sự cố trên đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cnh báo, hướng dẫn chuyn làn, giảm tốc độ v.v… tích hợp trong hệ thống ITS

TCĐBVN

2017 – 2018

10

Rà soát các biển báo giới hạn tốc độ trước trạm thu phí, các biển báo hạn chế tốc độ phải được đặt trên các giá long môn hoặc cột cần vươn

Vụ ATGT, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2017

11

Áp dụng hệ thống thu phí không dừng trên toàn bcác tuyến đường bộ cao tốc

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, TCĐBVN

2017 – 2020

12

Ứng dụng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến về an toàn giao thông nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

13

Hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các đường gom dọc các tuyến đường bộ cao tốc và các điểm đấu nối của đường gom vào đường cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

14

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các trạm dịch vụ trên hệ thống đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

III

Tổ chức vận tải

15

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải của địa phương kết nối với đường bộ cao tốc

Vụ KHĐT, Vụ VT, Sở GTVT

2017 – 2018

16

Lắp đặt các trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện tại các điểm vào đường bộ cao tốc

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, TCĐBVN

2017 – 2020

IV

Phương tiện giao thông

17

Tăng cường công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Cục ĐKVN

2017 – 2020

V

Tuyên truyn

18

Thành lập kênh phát thanh riêng hoặc lồng ghép với VOV cho đường bộ cao tốc

TCĐBVN, VOV

2017 – 2018

19

Xây dựng Sổ tay An toàn giao thông trên đường cao tốc

TCĐBVN

2017

20

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT trên đường cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT

2017 – 2020

VI

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

21

Kiểm soát và xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải hành khách vi phạm đón, trả khách trên đường bộ cao tốc và các phương tiện vi phạm quy định về tải trọng

Lực lượng Thanh tra giao thông

20172020

22

Phối hợp với chính quyền địa phương trong công công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

Các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

VII

Cứu hộ, cứu nạn

23

Ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ phải có điều khoản giàng buộc là đơn vị cung cấp dịch vụ phải có phương tiện thường trực 24/24h. Từng bước thành lập các trạm cứu hộ, cứu nạn có trang thiết bị và nhân lực thường xuyên túc trực 24/24h

VEC, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2016 – 2020

24

Lắp đặt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn

TCĐBVN, các nhà đu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

VIII

Nguồn nhân lực

25

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, Ban ATGT, Sở GTVT

2017 – 2020

26

Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trung tâm điều hành giao thông, lực lượng tuần đường, tuần kiểm và tuần tra giao thông trên đường bộ cao tốc

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác

2017 – 2020

27

Tập huấn kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc cho các lái xe trong các công ty vận tải

TCĐBVN, các nhà đầu tư, quản lý, khai thác, S GTVT

2017 – 2020

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 2682/QĐ-BGTVT 2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường cao tốc”