Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 267/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 267/2006/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2006

THÀNH LẬP CÔNG TY MẸ – TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam (sau đây gọi là Tổng công ty Thép Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh.

1. Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây.

2. Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Thép Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:

VIETNAM STEEL CORPORATION.

Tên gọi tắt: VNSTEEL.

Viết tắt là: VSC

3. Trụ sở chính: số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Trụ sở phía Nam: số 56 phố Thủ Khoa Huân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Vốn điều lệ của Tổng công ty Thép Việt Nam là vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 sau khi đã kiểm toán.

5. Ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam:

– Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán;

– Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép;

– Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác;

– Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;

Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại;

– Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác;

– Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí;

– Kinh doanh tài chính;

– Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;

– Xuất khẩu lao động;

– Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

6. Cơ cấu quản lý, điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

7. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam tại thời điểm thành lập gồm: Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và chi nhánh sau:

– Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ;

– Công ty Thép Phú Mỹ;

– Công ty Luyện cán thép Nhà Bè;

– Công ty Luyện cán thép Thủ Đức;

– Công ty Luyện cán thép Biên Hoà.

– Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài;

Công ty Tư vấn thiết kế luyện kim;

– Khách sạn Phương Nam;

– Viện Luyện kim đen;

– Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên;

– Chi nhánh miền Trung;

– Chi nhánh miền Tây.

8. Các công ty con, công ty liên kết có cổ phần hoặc vốn góp của Tổng công ty Thép Việt Nam tại thời điểm thành lập như Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:

– Chỉ đạo và theo dõi thực hiện Quyết định này;

– Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị của Tổng công ty Thép Việt Nam.

2. Bộ Tài chính: xác định mức vốn điều lệ của Tổng công ty Thép Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam.

3. Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam:

– Tổ chức thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành;

– Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam;

– Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 267/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 267/2006/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 23/11/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 267/2006/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2006

THÀNH LẬP CÔNG TY MẸ – TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam (sau đây gọi là Tổng công ty Thép Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh.

1. Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây.

2. Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Thép Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:

VIETNAM STEEL CORPORATION.

Tên gọi tắt: VNSTEEL.

Viết tắt là: VSC

3. Trụ sở chính: số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Trụ sở phía Nam: số 56 phố Thủ Khoa Huân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Vốn điều lệ của Tổng công ty Thép Việt Nam là vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 sau khi đã kiểm toán.

5. Ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam:

– Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán;

– Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép;

– Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác;

– Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;

Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại;

– Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác;

– Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí;

– Kinh doanh tài chính;

– Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;

– Xuất khẩu lao động;

– Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

6. Cơ cấu quản lý, điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

7. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam tại thời điểm thành lập gồm: Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và chi nhánh sau:

– Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ;

– Công ty Thép Phú Mỹ;

– Công ty Luyện cán thép Nhà Bè;

– Công ty Luyện cán thép Thủ Đức;

– Công ty Luyện cán thép Biên Hoà.

– Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài;

Công ty Tư vấn thiết kế luyện kim;

– Khách sạn Phương Nam;

– Viện Luyện kim đen;

– Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên;

– Chi nhánh miền Trung;

– Chi nhánh miền Tây.

8. Các công ty con, công ty liên kết có cổ phần hoặc vốn góp của Tổng công ty Thép Việt Nam tại thời điểm thành lập như Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:

– Chỉ đạo và theo dõi thực hiện Quyết định này;

– Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị của Tổng công ty Thép Việt Nam.

2. Bộ Tài chính: xác định mức vốn điều lệ của Tổng công ty Thép Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam.

3. Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam:

– Tổ chức thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành;

– Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam;

– Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 267/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Thép Việt Nam”