Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 2621/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 2621/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo như sau:
1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp
a) Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng mức khoán bằng 1,5 lần mức khoán quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
b) Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ tối đa bằng mức quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, để trồng rừng, chăm sóc rừng trồng các năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện hành. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Hỗ trợ một lần hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất từ 05-10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp theo mức: 15 triệu đồng/ha khai hoang, 10 triệu đồng/ha phục hóa, 15 triệu đồng/ha cải tạo thành ruộng bậc thang.
3. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch
Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm (chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn quả…); cây nguyên liệu sinh học;
b) Hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, bao gồm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa các loại;
c) Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền mua giống gia cầm hoặc một lần tiền mua giống gia súc. Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Đối với hộ nghèo ngoài được hưởng các chính sách nêu trên còn được hỗ trợ:
– Hỗ trợ một lần với mức 1,5 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ 100 m2 trở lên;
– Hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi;
– Hỗ trợ một lần cho hộ để mua giống cỏ trồng phát triển chăn nuôi trâu, bò. Mức hỗ trợ là 04 triệu đồng/ha đất trồng cỏ;
– Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.
4. Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm
Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm.
5. Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tập huấn kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Những huyện có hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ 200 triệu đồng/năm để thông tin thị trường cho nông dân; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương.
7. Mức hỗ trợ phát triển sản xuất bình quân 15 tỷ đồng/huyện/năm. Trường hợp nhu cầu cao hơn mức hỗ trợ này thì địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ở Trung ương:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định này;
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cho hộ nghèo vay vốn để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề theo quy định tại Quyết định này;
c) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định này.
2. Ở địa phương:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo căn cứ vào nội dung của Quyết định này để quy định cụ thể một số mức hỗ trợ cho các đối tượng phù hợp với thực tế của địa phương và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định nêu tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, V.I, V.III, PL, TH;
– Lưu: VT, KTN (3b).KN

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 2621/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2621/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2013 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

Số: 2621/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo như sau:
1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp
a) Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng mức khoán bằng 1,5 lần mức khoán quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
b) Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ tối đa bằng mức quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, để trồng rừng, chăm sóc rừng trồng các năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện hành. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Hỗ trợ một lần hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất từ 05-10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp theo mức: 15 triệu đồng/ha khai hoang, 10 triệu đồng/ha phục hóa, 15 triệu đồng/ha cải tạo thành ruộng bậc thang.
3. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch
Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm (chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn quả…); cây nguyên liệu sinh học;
b) Hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, bao gồm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa các loại;
c) Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền mua giống gia cầm hoặc một lần tiền mua giống gia súc. Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Đối với hộ nghèo ngoài được hưởng các chính sách nêu trên còn được hỗ trợ:
– Hỗ trợ một lần với mức 1,5 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ 100 m2 trở lên;
– Hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi;
– Hỗ trợ một lần cho hộ để mua giống cỏ trồng phát triển chăn nuôi trâu, bò. Mức hỗ trợ là 04 triệu đồng/ha đất trồng cỏ;
– Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.
4. Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm
Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm.
5. Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tập huấn kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Những huyện có hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ 200 triệu đồng/năm để thông tin thị trường cho nông dân; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương.
7. Mức hỗ trợ phát triển sản xuất bình quân 15 tỷ đồng/huyện/năm. Trường hợp nhu cầu cao hơn mức hỗ trợ này thì địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ở Trung ương:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định này;
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cho hộ nghèo vay vốn để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề theo quy định tại Quyết định này;
c) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định này.
2. Ở địa phương:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo căn cứ vào nội dung của Quyết định này để quy định cụ thể một số mức hỗ trợ cho các đối tượng phù hợp với thực tế của địa phương và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định nêu tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, V.I, V.III, PL, TH;
– Lưu: VT, KTN (3b).KN

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 2621/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ”