Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 26/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
————
Số: 26/QĐ-BVHTTDL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án cấp Thẻ hành nghề
cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
————-
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày16 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-BVHTTDL, ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc giao Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc của Đề án
1. Mục tiêu
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm xảy ra đối với nghệ sỹ, người mẫu.
– Tạo điều kiện thuận lợi, hợp pháp để các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; rà soát và cập nhật kịp thời số lượng nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc phục vụ công tác quản lý, xây dựng, ban hành chế độ chính sách.
– Nâng cao trình độ nghệ thuật, nhận thức về mặt pháp luật và trách nhiệm của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Nguyên tắc
– Quy định cụ thể về nội dung quản lý, đơn giản về thủ tục hành chính, không tạo cơ chế xin, cho trong việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
– Thẻ hành nghề được xác định là công cụ để quản lý nhà nước đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Các Cục, Vụ thuộc Bộ (để thực hiện);
– Các Hội VHNT TW (để thực hiện);
– Các Sở VHTTDL (để thực hiện);
– Lưu: VT, NTBD, MT (100).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Hồ Anh Tuấn
ĐỀ ÁN
CẤP THẺ HÀNH NGHỀ CHO NGHỆ SỸ, NGƯỜI MẪU
LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
(Ban hành theo Quyết định số 26/QĐ-BVHTTDL, ngày 06 tháng 01 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
———————–
Phần I
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN; THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với quốc tế trên nhiều bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quá trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức, trở ngại. Sức ép về toàn cầu hóa văn hóa đang tạo áp lực mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta và tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức, thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn bởi tác động của những xu hướng xấu, ngoại lai.
Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, một số nghệ sỹ, người mẫu bất chấp quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc khi biểu diễn nghệ thuật. Những hành vi sai phạm của một bộ phận nghệ sỹ, người mẫu đã tác động xấu đến nhận thức về cuộc sống, con người, xã hội của một bộ phận khán giả, làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ thuật đối với đời sống xã hội.
Nhiều cá nhân không có trình độ, khả năng chuyên môn về biểu diễn nghệ thuật đã lợi dụng các trang mạng xã hội trực tuyến, website… để phổ biến những sản phẩm kém chất lượng, trái với đạo lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều người không có năng khiếu, chưa được đào tạo cũng tham gia hoạt động biểu diễn nhằm mục đích doanh thu nhưng không đảm bảo chất lượng nghệ thuật. Sự bùng nổ tự phát của nhiều thành phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn không nắm được số lượng, nhân thân của các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa bàn được giao quản lý.
Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn đã cố gắng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý, làm cơ sở quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhưng vẫn thiếu một công cụ pháp lý quản lý trực tiếp đối với nghệ sỹ, người mẫu, nhân tố trực tiếp biểu đạt các tác phẩm nghệ thuật trước công chúng.
Trước những diễn biến phức tạp xảy ra trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, tăng cường công cụ quản lý trực tiếp đối với nghệ sỹ, người mẫu biểu diễn. Do đó, việc xây dựng Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là hết sức cần thiết và cấp bách.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Giai đoạn từ năm 1995 – 2002
1.1. Về công tác quản lý, hoạt động của các đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ:
– Năm 1995 đến năm 2002 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song song với việc phát triển kinh tế, Nhà nước cũng rất quan tâm đến phát triển văn hóa, nghệ thuật để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Ngày 12 tháng 12 năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/CP kèm theo Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu và Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 4 năm 1999. Đây là hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh bao quát toàn bộ hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên cả nước. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; góp phần giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật; ngăn chặn những hành vi không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
– Đa số các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc là những đơn vị công lập, được cấp 100% kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị đều hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ, dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình, tiết mục nghệ thuật có chất lượng, có nội dung, tư tưởng phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Hàng năm, các đơn vị đều đạt chỉ tiêu về buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
– Lực lượng nghệ sỹ biểu diễn hầu hết đều được học tập tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật, có trình độ, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh đó còn có các nghệ sỹ được đào tạo tại Liên Xô cũ và các nước Đông Âu có trình độ chuyên môn cao, khi về nước tham gia hoạt động, sáng tạo biểu diễn ở nhiều loại hình nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc phát triển các loại hình nghệ thuật bác học tại Việt Nam.
– Thời gian này đã có một số doanh nghiệp nhà nước, tư nhân được thành lập có chức năng hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp còn ít, phạm vi hoạt động hẹp, chưa có sự phát triển mạnh và được quản lý khá chặt chẽ.
Nhìn chung, hoạt động nghệ thuật biểu diễn giai đoạn 1995 đến năm 2002 khá ổn định, các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ đều tuân thủ khá tốt các quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước. Các sai phạm về biểu diễn nghệ thuật của đơn vị tổ chức và nghệ sỹ ít xảy ra và không có tính phức tạp.
1.2. Đánh giá về việc cấp, sử dụng Giấy phép hành nghề giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002:
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định “Công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn hoạt động thường xuyên tại nơi công cộng phải được Sở Văn hóa – Thông tin sở tại xác nhận trình độ nghề nghiệp và cấp Giấy phép hành nghề mới được hoạt động”. Để triển khai thực hiện quy định trên, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 4 năm 1999, trong đó hướng dẫn chi tiết việc cấp giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên.
Bộ Văn hóa – Thông tin đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn hướng dẫn và cấp trên 7.000 Giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công trên toàn quốc. Việc cấp và sử dụng Giấy phép được thực hiện nghiêm túc. Các nghệ sỹ công lập và một số ít nghệ sỹ ngoài công lập sau khi được cấp Giấy phép hành nghề đã tuân thủ tốt hơn quy định của pháp luật; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghệ sỹ khi biểu diễn trước công chúng.
Hoạt động nghệ thuật biểu diễn giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 ít tính phức tạp, với tính chất là các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ công lập hoạt động biểu diễn theo kế hoạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp nên những sai phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước lại coi đây là một thành phần trong hồ sơ xin phép biểu diễn nghệ thuật, việc nghệ sỹ khi biểu diễn phải xuất trình Giấy phép hành nghề đã trở thành một rào cản, thủ tục không cần thiết trong quá trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Nhiều nghệ sỹ được cấp Giấy phép hành nghề nhưng không bao giờ phải sử dụng đến. Chính vì vậy, có thể coi việc cấp giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên giai đoạn 1999 đến năm 2002 chưa phát huy hiệu quả, thủ tục còn phức tạp, gây khó khăn cho đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ.
Năm 2002, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm bãi bỏ những thủ tục không cần thiết để phát huy sức mạnh của mọi thành phần trong xã hội tham gia xây dựng, phát triển đất nước. Trong quá trình rà soát, Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp đã đưa Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ vào một trong nhiều loại “Giấy phép con” cần được bãi bỏ.
Dự báo được diễn biến và tính chất phức tạp, nhạy cảm của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong xu thế hội nhập toàn diện với quốc tế, Bộ Văn hóa – Thông tin đã nhiều lần có ý kiến với tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Ban cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đề nghị giữ lại Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ để khẳng định tính chuyên nghiệp của nghệ sỹ và phục vụ công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, sau đó Tổ thi hành Luật doanh nghiệp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2002 bãi bỏ Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ Giấy phép hành nghề biểu diễn nghệ thuật, đã có nhiều đơn vị đề nghị tái cấp Giấy phép hành nghề biểu diễn nghệ thuật trong đó có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục Thuế.
Khi Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ chính thức bị bãi bỏ. Các nghệ sỹ, diễn viên, người mẫu và các cá nhân tự do tham gia sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật. Từ năm 2003 đến nay có thể coi là thời kỳ bùng nổ hình thành các ban nhóm nghệ sỹ biểu diễn, các cá nhân (không qua đào tạo về nghệ thuật) tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Vấn đề này đã tác động xấu, góp phần làm cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày càng lộn xộn và phức tạp.
2. Giai đoạn từ năm 2002 – đến nay
– Từ năm 2002 đến nay, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, hội nhập sâu, rộng với quốc tế về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Nghệ thuật biểu diễn vừa là thành tố, vừa là phương tiện biểu đạt các giá trị văn hóa trong quá trình hội nhập. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia sáng tạo, biểu diễn và hưởng thụ nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã có những thay đổi, diễn biến phức tạp và tác động nhiều đến đời sống xã hội.
Để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước, ngày 02 tháng 7 năm 2004 Bộ Văn hóa – Thông tin đã ký Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; ngày 18 tháng 01 năm 2006 Chính phủ đã ký Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; ngày 06 tháng 11 năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 103/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định số 11/2006/NĐ-CP bởi các văn bản Nghị định, Quy chế đã lạc hậu, không còn phù hợp với công tác quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ mới.
– Hiện nay trên toàn quốc có 128 đơn vị nghệ thuật công lập, hàng chục đơn vị nghệ thuật hoạt động theo mô hình xã hội hóa; hàng nghìn doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật do các đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập thực hiện đã góp phần tích cực vào công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tôn vinh quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
– Nền kinh tế của đất nước ngày một phát triển, chỉ số GDP được nâng lên đã kéo theo yêu cầu về thu nhập để đáp ứng chi phí sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều nghệ sỹ làm việc trong các đơn vị nghệ thuật công lập chủ động tìm kiếm thêm những hợp đồng biểu diễn dịch vụ (các chương trình nghệ thuật thị trường) nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Một số nghệ sỹ bị cám dỗ bởi lợi ích kinh tế, không bị ràng buộc trách nhiệm nên dẫn đến sai phạm trong hoạt động nghệ thuật.
– Sự phát triển về số lượng, quy mô hoạt động của của các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập và doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã tạo nên thị trường hoạt động nghệ thuật với sự tham gia đông đảo lực lượng nghệ sỹ ngoài công lập (hay còn gọi là nghệ sỹ tự do). Nhiều nghệ sỹ đang làm việc trong các đơn vị nghệ thuật công lập đã nghỉ việc để hoạt động tự do. Các nghệ sỹ đã thành lập các đơn vị nghệ thuật riêng, các công ty tổ chức sự kiện theo mô hình xã hội hóa; một số cá nhân lựa chọn con đường tự học theo phương thức truyền nghề, tận dụng lợi thế, sức mạnh của các phương tiện truyền thông, dựa vào các “bầu sô’’ để “lăng xê’’, đánh bóng tên tuổi.
– Cho đến nay, theo thống kê trên toàn quốc có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; có khoảng gần 10.000 nghệ sỹ, người mẫu, trong đó có khoảng 1/3 số lượng nghệ sỹ, người mẫu ngoài công lập. Bên cạnh những đóng góp tích cực và sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị nghệ thuật, lực lượng nghệ sỹ, người mẫu công lập và ngoài công lập, hoạt động nghệ thuật biểu diễn cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và diễn biến ngày càng phức tạp:
+ Một số doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả, nhằm mục đích trục lợi nên đã cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, vi phạm về thuần phong mỹ tục của dân tộc, tiếp tay hoặc cố tình để nghệ sỹ, người mẫu sử dụng trang phục biểu diễn hở hang, phản cảm, sử dụng giọng hát thu sẵn trong băng, đĩa khi trình diễn. Một số trường hợp, đơn vị tổ chức cố tình đưa các tiết mục ngoài chương trình, chưa được cấp phép vào biểu diễn.
+ Một số nghệ sỹ yếu kém về chuyên môn đã cố tình sử dụng giọng hát thu sẵn trong băng, đĩa (hát nhép, nhạc nhái) đã được xử lý kỹ thuật để thay cho giọng hát thật khi biểu diễn để lừa dối khán giả. Nhiều nghệ sỹ, người mẫu cố ý sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc (mặc trang phục quá ngắn, mỏng, cố tình để lộ nội y, hở ngực…) trong quá trình biểu diễn; khi xuất hiện tại các sự kiện khách hàng, tại nơi công cộng để gây sự chú ý của công chúng và giới truyền thông, tạo “xì căng đan” nhằm mục đích nổi tiếng mà không cần rèn luyện, phấn đấu về chuyên môn nghệ thuật và phẩm chất đạo đức.
+ Nhiều cá nhân không được đào tạo cơ bản, không có trình độ chuyên môn về nghệ thuật nhưng lợi dụng tính quảng bá mạnh của các trang mạng xã hội trực tuyến để tung các clip, hình ảnh phản cảm nhằm gây sự chú ý của công chúng và từng bước tham gia vào hoạt động biểu diễn nghệ thuật để trục lợi.
+ Nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, quán bar, phòng trà và các nghệ sỹ đã lợi dụng chính sách thông thoáng của pháp luật để thực hiện biểu diễn các chương trình, tiết mục chưa được phép phổ biến, vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
– Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ngày 16 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL, nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP. Vừa qua, ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời sống của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong thời kỳ mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động đề nghị Chính phủ tiếp tục cho phép Bộ được hướng dẫn và cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Ngày 16 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó giao cho Bộ thực hiện hướng dẫn việc cấp Thẻ hành nghề và cấp phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lấy phiếu thăm dò các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan truyền thông, các tổ chức, cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Có hơn 85% ý kiến đồng ý việc cấp Thẻ hành nghề là cần thiết, cần triển khai làm sớm. 100% các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhất trí với chủ trương thực hiện đề án cấp Thẻ hành nghề.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
– Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
– Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
– Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
– Quyết định số 2156/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
IV. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu:
Từ thực trạng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong những năm gần đây và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 76/2013/NĐ-CP, việc xây dựng Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là giải pháp hiệu quả và hết sức cần thiết nhằm thiết lập cộng cụ quản lý trực tiếp đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật. Đề án hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm xảy ra đối với nghệ sỹ, người mẫu.
– Tạo điều kiện thuận lợi, hợp pháp để các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; rà soát và cập nhật kịp thời số lượng nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc phục vụ công tác quản lý, xây dựng, ban hành chế độ chính sách.
– Nâng cao trình độ nghệ thuật, nhận thức về mặt pháp luật và trách nhiệm của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Nguyên tắc:
– Đề án phải thực sự thông thoáng về mặt thủ tục hành chính, không tạo cơ chế xin, cho trong việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
– Thẻ hành nghề được xác định là công cụ để quản lý nhà nước đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và không phải là cơ sở để đánh giá về khả năng chuyên môn.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Một số khái niệm trong Đề án
Thẻ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật để cá nhân đó tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích doanh thu là hoạt động của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia biểu diễn trong các chương trình, tiết mục nghệ thuật có bán vé, tài trợ hoặc thu tiền dịch vụ dưới mọi hình thức, kể cả phụ thu.
Cơ sở đào tạo nghệ thuật là hệ thống các trường có chức năng đào tạo và cấp văn bằng tốt nghiệp về một chuyên ngành nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Giải thưởng các cuộc thi trong nước là giải thưởng của cá nhân trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, hoa hậu, người mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức.
Giải thưởng các cuộc thi quốc tế là giải thưởng của cá nhân trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, hoa hậu, người mẫu quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tham dự.
Nghệ sỹ ngoài công lập là nghệ sỹ không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có hợp đồng lao động với các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập.
Đơn vị nghệ thuật ngoài công lập là đơn vị nghệ thuật được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.
2. Phạm vi và thời hạn sử dụng của Thẻ hành nghề
2.1. Phạm vi sử dụng: Thẻ hành nghề cấp cho nghệ sỹ, người mẫu có giá trị sử dụng trên toàn quốc.
2.2. Thời hạn sử dụng: Thẻ hành nghề không quy định thời hạn hết hiệu lực.
3. Đối tượng cấp Thẻ hành nghề
3.1. Nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu; nghệ sỹ đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập; đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang);
3.2. Nghệ sỹ đã được cấp văn bằng tốt nghiệp về nghệ thuật tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật;
3.3. Cá nhân đã đạt giải tại các cuộc thi nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước và quốc tế;
3.4. Cá nhân đang học tập trong các cơ sở đào tạo về nghệ thuật;
3.5. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do, có khả năng chuyên môn và nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
4. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp Thẻ hành nghề
4.1. Quyền lợi
Được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4.2. Nghĩa vụ, trách nhiệm
Thực hiện các nghĩa vụ về biểu diễn nghệ thuật theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
II. ĐIỀU KIỆN CẤP THẺ HÀNH NGHỀ
Các cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục đích doanh thu sẽ được cấp Thẻ hành nghề khi đáp ứng được các điều kiện sau:
1. Cá nhân là người Việt Nam, đang thường trú ở trong nước.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng; có đủ khả năng chuyên môn để tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
3. Từ đủ 15 tuổi trở lên (tính theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012).
4. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự và đang trong thời gian thụ án.
5. Được cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn xác nhận đủ điều kiện cấp Thẻ hành nghề.
III. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, THU HỒI THẺ HÀNH NGHỀ
1. Thủ tục, Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ hành nghề
1.1. Đối với nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu; nghệ sỹ, người mẫu đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập; đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (bao gồm các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang):
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.2. Đối với nghệ sỹ đã được cấp văn bằng tốt nghiệp về nghệ thuật tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) Bản chứng thực bằng tốt nghiệp về chuyên ngành nghệ thuật được đào tạo;
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.3. Đối với nghệ sỹ, người mẫu đã đạt giải tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước hoặc quốc tế:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) Bản chứng thực giấy chứng nhận đạt giải trong các cuộc thi về nghệ thuật ở trong nước và quốc tế;
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.4. Đối với cá nhân đang học tập trong các cơ sở đào tạo về nghệ thuật:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 02);
b) Văn bản xác nhận đang theo học một chuyên ngành nghệ thuật của cơ sở đào tạo.
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.5. Cá nhân hoạt động tự do, có khả năng chuyên môn và nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 03);
b) Sơ yếu lý lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong thời gian 03 tháng tính đến ngày nộp Hồ sơ;
c) Văn bản ghi ý kiến nhận định về khả năng chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn (Mẫu số 04);
d) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
2. Thu hồi, thời gian thu hồi và cấp lại, không cấp lại Thẻ hành nghề
2.1. Thu hồi Thẻ hành nghề
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi Thẻ hành nghề trong một trường hợp sau:
a) Nghệ sỹ, người mẫu bị xử phạt vi phạm hành chính về việc: Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn; Sử dụng trang phục hoặc hoá trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam; Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
b) Nghệ sỹ, người mẫu bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở mức phạt từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc bị xử phạt đến lần thứ hai ở mức phạt dưới 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
c) Nghệ sỹ, người mẫu vi phạm các quy định pháp luật khác, vi phạm về đạo đức, thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc mà việc xuất hiện của nghệ sỹ trên sân khấu sẽ tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ của khán giả.
d) Nghệ sỹ, người mẫu là bị can trong một vụ án hình sự hoặc bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự.
2.2. Thời gian thu hồi Thẻ hành nghề
a) Đến 03 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ nhất.
b) Đến 06 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ hai.
c) Đến 12 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ ba.
2.3. Cấp lại và cấp đổi Thẻ hành nghề
a) Cấp lại
Các đối tượng đã được cấp Thẻ hành nghề nếu bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin về nhân thân (theo quy định của pháp luật) sẽ được xem xét cấp lại. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Thẻ hành nghề (Mẫu số 05a và 05b);
– Nộp lại Thẻ đã được cấp (Đối với trường hợp bị hỏng Thẻ);
– 04 ảnh chân dung cỡ 3×4 cm.
b) Các đối tượng bị thu hồi Thẻ hành nghề sẽ được xem xét cấp lại, sau khi hết thời hạn thu hồi. Thủ tục, hồ sơ thực hiện như cấp lần đầu.
2.4. Không cấp lại Thẻ hành nghề:
a) Cho đối tượng bị thu hồi Thẻ hành nghề quá ba lần;
b) Đối tượng bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ
1. Cục Nghệ thuật biểu diễn
1.1. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.2. Giám sát, quản lý các nghệ sỹ, người mẫu được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.3. Tăng cường kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các nghệ sỹ, người mẫu được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.4. Theo dõi, đôn đốc công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho các cá nhân đăng ký cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.5. Đảm bảo sự thông thoáng trong việc cấp Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ cơ chế xin cho, gây phiền phức với đối tượng được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
1.6. Công bố trên Website của Cục Nghệ thuật biểu diễn danh sách các nghệ sỹ, người mẫu được cấp hoặc bị thu hồi Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để các tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý trên toàn quốc biết và tra cứu khi cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1. Quản lý các nghệ sỹ, người mẫu đã được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại địa phương;
2.2. Chịu trách nhiệm về nhân thân, khả năng chuyên môn của cá nhân đăng ký cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại địa phương;
2.3. Tiếp nhận, thẩm định Hồ sơ và chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về tính pháp lý của Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Đề án này và quy định pháp luật có liên quan;
2.4. Lập danh sách, thông tin liên quan đến hồ sơ của các nghệ sỹ, người mẫu đề nghị Cục nghệ thuật biểu diễn cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và kiến nghị Cục nghệ thuật biểu diễn thu hồi Thẻ hành nghề đối với các cá nhân vi phạm;
2.5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cho các cá nhân đề nghị cấp Thẻ hành nghề (áp dụng với cá nhân hoạt động tự do).
2.6. Đảm bảo sự thông thoáng trong việc cấp Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ cơ chế xin cho, gây phiền phức với đối tượng được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2.7. Tra cứu thông tin trên Website của Cục Nghệ thuật biểu diễn danh sách các nghệ sỹ, người mẫu được cấp hoặc bị thu hồi Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để làm căn cứ cấp Giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
3. Cơ quan Thanh tra chuyên ngành văn hoá, thể thao và du lịch ở Trung ương và địa phương:
3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong việc sử dụng Thẻ hành nghề của các tổ chức, cá nhận tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nhất là tại các địa điểm như nhà hàng, khách sạn, phòng trà, quán bar… (những địa điểm này, theo quy định của pháp luật không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép khi tồ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không bán vé, thu tiền).
3.2. Lập biên bản tại chỗ và tạm giữ Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đối với nghệ sỹ có hành vi sai phạm để xử phạt và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tháng 8 năm 2013: hoàn thiện Đề án, báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Tháng 9 năm 2013: gửi Đề án xin ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý gồm các Cục, Vụ, Viện, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp;
3. Tháng 10, tháng 11 năm 2013:
– Lấy ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan truyền thông.
– Tổng hợp ý kiến đóng góp, hoàn thiện Đề án và báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Đăng nội dung Đề án trên cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để lấy ý kiến nhân dân;
– Soạn thảo Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
4. Tháng 12 năm 2013:
– Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchxem xét ban hành Đề án;
– Hoàn thiện Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình Vụ Pháp chế thẩm định.
5. Tháng 01 năm 2014:
Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
6. Tháng 4 năm 2014:
– Bắt đầu triển khai hướng dẫn cấp Thẻ hành nghề, dự kiến đến hết năm 2014 hoàn thành cấp thẻ hành nghề cho các ca sỹ, người mẫu.
7. Đến năm 2016 hoàn thành về cơ bản việc cấp Thẻ hành nghề cho các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
II. CƠ QUAN THỰC HIỆN
1. Cục Nghệ thuật biểu diễn chịu trách nhiệm
– Hoàn thiện Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
– Chủ trì soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
– Tổ chức in Thẻ hành nghề để cấp cho nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc (Mẫu số 06);
– Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và tổ chức cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
– Lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và phối hợp thực hiện việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
– Phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Đề án cấp Thẻ hành nghệ cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
3. Vụ Pháp chế
– Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành Đề án;
– Phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Đề án cấp Thẻ hành nghệ cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ để triển khai việc cấp Thẻ hành nghề;.
– Khi Đề án được phê duyệt, phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trên cả nước tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thi hành;
– Phối hợp, hướng dẫn việc triển khai cấp Thẻ hành nghề, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biểu diễn nghệ thuật với các đối tượng liên quan.
4. Vụ Thi đua – Khen thưởng
Phối hợp, cung cấp danh sách, thông tin các nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu để Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện cấp Thẻ hành nghề.
5. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp được cấp Thẻ hành nghề vi phạm pháp luật lĩnh vực biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ hành nghề của các đối tượng vi phạm quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Đề án này làm căn cứ để Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, triển khai cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Anh Tuấn
Thuộc tính văn bản
Quyết định 26/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 26/QĐ-BVHTTDL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hồ Anh Tuấn
Ngày ban hành: 06/01/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
————
Số: 26/QĐ-BVHTTDL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án cấp Thẻ hành nghề
cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
————-
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày16 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-BVHTTDL, ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc giao Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc của Đề án
1. Mục tiêu
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm xảy ra đối với nghệ sỹ, người mẫu.
– Tạo điều kiện thuận lợi, hợp pháp để các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; rà soát và cập nhật kịp thời số lượng nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc phục vụ công tác quản lý, xây dựng, ban hành chế độ chính sách.
– Nâng cao trình độ nghệ thuật, nhận thức về mặt pháp luật và trách nhiệm của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Nguyên tắc
– Quy định cụ thể về nội dung quản lý, đơn giản về thủ tục hành chính, không tạo cơ chế xin, cho trong việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
– Thẻ hành nghề được xác định là công cụ để quản lý nhà nước đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Các Cục, Vụ thuộc Bộ (để thực hiện);
– Các Hội VHNT TW (để thực hiện);
– Các Sở VHTTDL (để thực hiện);
– Lưu: VT, NTBD, MT (100).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Hồ Anh Tuấn
ĐỀ ÁN
CẤP THẺ HÀNH NGHỀ CHO NGHỆ SỸ, NGƯỜI MẪU
LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
(Ban hành theo Quyết định số 26/QĐ-BVHTTDL, ngày 06 tháng 01 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
———————–
Phần I
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN; THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với quốc tế trên nhiều bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quá trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức, trở ngại. Sức ép về toàn cầu hóa văn hóa đang tạo áp lực mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta và tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức, thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn bởi tác động của những xu hướng xấu, ngoại lai.
Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, một số nghệ sỹ, người mẫu bất chấp quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc khi biểu diễn nghệ thuật. Những hành vi sai phạm của một bộ phận nghệ sỹ, người mẫu đã tác động xấu đến nhận thức về cuộc sống, con người, xã hội của một bộ phận khán giả, làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ thuật đối với đời sống xã hội.
Nhiều cá nhân không có trình độ, khả năng chuyên môn về biểu diễn nghệ thuật đã lợi dụng các trang mạng xã hội trực tuyến, website… để phổ biến những sản phẩm kém chất lượng, trái với đạo lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều người không có năng khiếu, chưa được đào tạo cũng tham gia hoạt động biểu diễn nhằm mục đích doanh thu nhưng không đảm bảo chất lượng nghệ thuật. Sự bùng nổ tự phát của nhiều thành phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn không nắm được số lượng, nhân thân của các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa bàn được giao quản lý.
Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn đã cố gắng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý, làm cơ sở quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhưng vẫn thiếu một công cụ pháp lý quản lý trực tiếp đối với nghệ sỹ, người mẫu, nhân tố trực tiếp biểu đạt các tác phẩm nghệ thuật trước công chúng.
Trước những diễn biến phức tạp xảy ra trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, tăng cường công cụ quản lý trực tiếp đối với nghệ sỹ, người mẫu biểu diễn. Do đó, việc xây dựng Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là hết sức cần thiết và cấp bách.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Giai đoạn từ năm 1995 – 2002
1.1. Về công tác quản lý, hoạt động của các đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ:
– Năm 1995 đến năm 2002 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song song với việc phát triển kinh tế, Nhà nước cũng rất quan tâm đến phát triển văn hóa, nghệ thuật để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Ngày 12 tháng 12 năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/CP kèm theo Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu và Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 4 năm 1999. Đây là hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh bao quát toàn bộ hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên cả nước. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; góp phần giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật; ngăn chặn những hành vi không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
– Đa số các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc là những đơn vị công lập, được cấp 100% kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị đều hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ, dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình, tiết mục nghệ thuật có chất lượng, có nội dung, tư tưởng phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Hàng năm, các đơn vị đều đạt chỉ tiêu về buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
– Lực lượng nghệ sỹ biểu diễn hầu hết đều được học tập tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật, có trình độ, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh đó còn có các nghệ sỹ được đào tạo tại Liên Xô cũ và các nước Đông Âu có trình độ chuyên môn cao, khi về nước tham gia hoạt động, sáng tạo biểu diễn ở nhiều loại hình nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc phát triển các loại hình nghệ thuật bác học tại Việt Nam.
– Thời gian này đã có một số doanh nghiệp nhà nước, tư nhân được thành lập có chức năng hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp còn ít, phạm vi hoạt động hẹp, chưa có sự phát triển mạnh và được quản lý khá chặt chẽ.
Nhìn chung, hoạt động nghệ thuật biểu diễn giai đoạn 1995 đến năm 2002 khá ổn định, các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ đều tuân thủ khá tốt các quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước. Các sai phạm về biểu diễn nghệ thuật của đơn vị tổ chức và nghệ sỹ ít xảy ra và không có tính phức tạp.
1.2. Đánh giá về việc cấp, sử dụng Giấy phép hành nghề giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002:
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định “Công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn hoạt động thường xuyên tại nơi công cộng phải được Sở Văn hóa – Thông tin sở tại xác nhận trình độ nghề nghiệp và cấp Giấy phép hành nghề mới được hoạt động”. Để triển khai thực hiện quy định trên, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 4 năm 1999, trong đó hướng dẫn chi tiết việc cấp giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên.
Bộ Văn hóa – Thông tin đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn hướng dẫn và cấp trên 7.000 Giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công trên toàn quốc. Việc cấp và sử dụng Giấy phép được thực hiện nghiêm túc. Các nghệ sỹ công lập và một số ít nghệ sỹ ngoài công lập sau khi được cấp Giấy phép hành nghề đã tuân thủ tốt hơn quy định của pháp luật; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghệ sỹ khi biểu diễn trước công chúng.
Hoạt động nghệ thuật biểu diễn giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 ít tính phức tạp, với tính chất là các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ công lập hoạt động biểu diễn theo kế hoạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp nên những sai phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước lại coi đây là một thành phần trong hồ sơ xin phép biểu diễn nghệ thuật, việc nghệ sỹ khi biểu diễn phải xuất trình Giấy phép hành nghề đã trở thành một rào cản, thủ tục không cần thiết trong quá trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Nhiều nghệ sỹ được cấp Giấy phép hành nghề nhưng không bao giờ phải sử dụng đến. Chính vì vậy, có thể coi việc cấp giấy phép hành nghề cho nghệ sỹ, diễn viên giai đoạn 1999 đến năm 2002 chưa phát huy hiệu quả, thủ tục còn phức tạp, gây khó khăn cho đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ.
Năm 2002, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm bãi bỏ những thủ tục không cần thiết để phát huy sức mạnh của mọi thành phần trong xã hội tham gia xây dựng, phát triển đất nước. Trong quá trình rà soát, Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp đã đưa Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ vào một trong nhiều loại “Giấy phép con” cần được bãi bỏ.
Dự báo được diễn biến và tính chất phức tạp, nhạy cảm của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong xu thế hội nhập toàn diện với quốc tế, Bộ Văn hóa – Thông tin đã nhiều lần có ý kiến với tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Ban cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đề nghị giữ lại Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ để khẳng định tính chuyên nghiệp của nghệ sỹ và phục vụ công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, sau đó Tổ thi hành Luật doanh nghiệp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2002 bãi bỏ Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ Giấy phép hành nghề biểu diễn nghệ thuật, đã có nhiều đơn vị đề nghị tái cấp Giấy phép hành nghề biểu diễn nghệ thuật trong đó có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục Thuế.
Khi Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, Giấy phép hành nghề cấp cho nghệ sỹ chính thức bị bãi bỏ. Các nghệ sỹ, diễn viên, người mẫu và các cá nhân tự do tham gia sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật. Từ năm 2003 đến nay có thể coi là thời kỳ bùng nổ hình thành các ban nhóm nghệ sỹ biểu diễn, các cá nhân (không qua đào tạo về nghệ thuật) tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Vấn đề này đã tác động xấu, góp phần làm cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày càng lộn xộn và phức tạp.
2. Giai đoạn từ năm 2002 – đến nay
– Từ năm 2002 đến nay, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, hội nhập sâu, rộng với quốc tế về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Nghệ thuật biểu diễn vừa là thành tố, vừa là phương tiện biểu đạt các giá trị văn hóa trong quá trình hội nhập. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia sáng tạo, biểu diễn và hưởng thụ nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã có những thay đổi, diễn biến phức tạp và tác động nhiều đến đời sống xã hội.
Để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước, ngày 02 tháng 7 năm 2004 Bộ Văn hóa – Thông tin đã ký Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; ngày 18 tháng 01 năm 2006 Chính phủ đã ký Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; ngày 06 tháng 11 năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 103/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định số 11/2006/NĐ-CP bởi các văn bản Nghị định, Quy chế đã lạc hậu, không còn phù hợp với công tác quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ mới.
– Hiện nay trên toàn quốc có 128 đơn vị nghệ thuật công lập, hàng chục đơn vị nghệ thuật hoạt động theo mô hình xã hội hóa; hàng nghìn doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật do các đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập thực hiện đã góp phần tích cực vào công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tôn vinh quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
– Nền kinh tế của đất nước ngày một phát triển, chỉ số GDP được nâng lên đã kéo theo yêu cầu về thu nhập để đáp ứng chi phí sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều nghệ sỹ làm việc trong các đơn vị nghệ thuật công lập chủ động tìm kiếm thêm những hợp đồng biểu diễn dịch vụ (các chương trình nghệ thuật thị trường) nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Một số nghệ sỹ bị cám dỗ bởi lợi ích kinh tế, không bị ràng buộc trách nhiệm nên dẫn đến sai phạm trong hoạt động nghệ thuật.
– Sự phát triển về số lượng, quy mô hoạt động của của các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập và doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã tạo nên thị trường hoạt động nghệ thuật với sự tham gia đông đảo lực lượng nghệ sỹ ngoài công lập (hay còn gọi là nghệ sỹ tự do). Nhiều nghệ sỹ đang làm việc trong các đơn vị nghệ thuật công lập đã nghỉ việc để hoạt động tự do. Các nghệ sỹ đã thành lập các đơn vị nghệ thuật riêng, các công ty tổ chức sự kiện theo mô hình xã hội hóa; một số cá nhân lựa chọn con đường tự học theo phương thức truyền nghề, tận dụng lợi thế, sức mạnh của các phương tiện truyền thông, dựa vào các “bầu sô’’ để “lăng xê’’, đánh bóng tên tuổi.
– Cho đến nay, theo thống kê trên toàn quốc có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; có khoảng gần 10.000 nghệ sỹ, người mẫu, trong đó có khoảng 1/3 số lượng nghệ sỹ, người mẫu ngoài công lập. Bên cạnh những đóng góp tích cực và sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị nghệ thuật, lực lượng nghệ sỹ, người mẫu công lập và ngoài công lập, hoạt động nghệ thuật biểu diễn cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và diễn biến ngày càng phức tạp:
+ Một số doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả, nhằm mục đích trục lợi nên đã cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, vi phạm về thuần phong mỹ tục của dân tộc, tiếp tay hoặc cố tình để nghệ sỹ, người mẫu sử dụng trang phục biểu diễn hở hang, phản cảm, sử dụng giọng hát thu sẵn trong băng, đĩa khi trình diễn. Một số trường hợp, đơn vị tổ chức cố tình đưa các tiết mục ngoài chương trình, chưa được cấp phép vào biểu diễn.
+ Một số nghệ sỹ yếu kém về chuyên môn đã cố tình sử dụng giọng hát thu sẵn trong băng, đĩa (hát nhép, nhạc nhái) đã được xử lý kỹ thuật để thay cho giọng hát thật khi biểu diễn để lừa dối khán giả. Nhiều nghệ sỹ, người mẫu cố ý sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc (mặc trang phục quá ngắn, mỏng, cố tình để lộ nội y, hở ngực…) trong quá trình biểu diễn; khi xuất hiện tại các sự kiện khách hàng, tại nơi công cộng để gây sự chú ý của công chúng và giới truyền thông, tạo “xì căng đan” nhằm mục đích nổi tiếng mà không cần rèn luyện, phấn đấu về chuyên môn nghệ thuật và phẩm chất đạo đức.
+ Nhiều cá nhân không được đào tạo cơ bản, không có trình độ chuyên môn về nghệ thuật nhưng lợi dụng tính quảng bá mạnh của các trang mạng xã hội trực tuyến để tung các clip, hình ảnh phản cảm nhằm gây sự chú ý của công chúng và từng bước tham gia vào hoạt động biểu diễn nghệ thuật để trục lợi.
+ Nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, quán bar, phòng trà và các nghệ sỹ đã lợi dụng chính sách thông thoáng của pháp luật để thực hiện biểu diễn các chương trình, tiết mục chưa được phép phổ biến, vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
– Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ngày 16 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL, nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP. Vừa qua, ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời sống của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong thời kỳ mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động đề nghị Chính phủ tiếp tục cho phép Bộ được hướng dẫn và cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Ngày 16 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó giao cho Bộ thực hiện hướng dẫn việc cấp Thẻ hành nghề và cấp phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lấy phiếu thăm dò các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan truyền thông, các tổ chức, cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Có hơn 85% ý kiến đồng ý việc cấp Thẻ hành nghề là cần thiết, cần triển khai làm sớm. 100% các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhất trí với chủ trương thực hiện đề án cấp Thẻ hành nghề.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
– Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
– Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
– Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
– Quyết định số 2156/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
IV. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu:
Từ thực trạng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong những năm gần đây và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 76/2013/NĐ-CP, việc xây dựng Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là giải pháp hiệu quả và hết sức cần thiết nhằm thiết lập cộng cụ quản lý trực tiếp đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật. Đề án hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm xảy ra đối với nghệ sỹ, người mẫu.
– Tạo điều kiện thuận lợi, hợp pháp để các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; rà soát và cập nhật kịp thời số lượng nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc phục vụ công tác quản lý, xây dựng, ban hành chế độ chính sách.
– Nâng cao trình độ nghệ thuật, nhận thức về mặt pháp luật và trách nhiệm của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Nguyên tắc:
– Đề án phải thực sự thông thoáng về mặt thủ tục hành chính, không tạo cơ chế xin, cho trong việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
– Thẻ hành nghề được xác định là công cụ để quản lý nhà nước đối với người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và không phải là cơ sở để đánh giá về khả năng chuyên môn.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Một số khái niệm trong Đề án
Thẻ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật để cá nhân đó tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích doanh thu là hoạt động của nghệ sỹ, người mẫu khi tham gia biểu diễn trong các chương trình, tiết mục nghệ thuật có bán vé, tài trợ hoặc thu tiền dịch vụ dưới mọi hình thức, kể cả phụ thu.
Cơ sở đào tạo nghệ thuật là hệ thống các trường có chức năng đào tạo và cấp văn bằng tốt nghiệp về một chuyên ngành nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Giải thưởng các cuộc thi trong nước là giải thưởng của cá nhân trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, hoa hậu, người mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức.
Giải thưởng các cuộc thi quốc tế là giải thưởng của cá nhân trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, hoa hậu, người mẫu quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tham dự.
Nghệ sỹ ngoài công lập là nghệ sỹ không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có hợp đồng lao động với các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập.
Đơn vị nghệ thuật ngoài công lập là đơn vị nghệ thuật được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.
2. Phạm vi và thời hạn sử dụng của Thẻ hành nghề
2.1. Phạm vi sử dụng: Thẻ hành nghề cấp cho nghệ sỹ, người mẫu có giá trị sử dụng trên toàn quốc.
2.2. Thời hạn sử dụng: Thẻ hành nghề không quy định thời hạn hết hiệu lực.
3. Đối tượng cấp Thẻ hành nghề
3.1. Nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu; nghệ sỹ đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập; đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang);
3.2. Nghệ sỹ đã được cấp văn bằng tốt nghiệp về nghệ thuật tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật;
3.3. Cá nhân đã đạt giải tại các cuộc thi nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước và quốc tế;
3.4. Cá nhân đang học tập trong các cơ sở đào tạo về nghệ thuật;
3.5. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do, có khả năng chuyên môn và nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
4. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp Thẻ hành nghề
4.1. Quyền lợi
Được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4.2. Nghĩa vụ, trách nhiệm
Thực hiện các nghĩa vụ về biểu diễn nghệ thuật theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
II. ĐIỀU KIỆN CẤP THẺ HÀNH NGHỀ
Các cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục đích doanh thu sẽ được cấp Thẻ hành nghề khi đáp ứng được các điều kiện sau:
1. Cá nhân là người Việt Nam, đang thường trú ở trong nước.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng; có đủ khả năng chuyên môn để tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
3. Từ đủ 15 tuổi trở lên (tính theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012).
4. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự và đang trong thời gian thụ án.
5. Được cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn xác nhận đủ điều kiện cấp Thẻ hành nghề.
III. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, THU HỒI THẺ HÀNH NGHỀ
1. Thủ tục, Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ hành nghề
1.1. Đối với nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu; nghệ sỹ, người mẫu đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập; đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (bao gồm các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang):
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.2. Đối với nghệ sỹ đã được cấp văn bằng tốt nghiệp về nghệ thuật tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) Bản chứng thực bằng tốt nghiệp về chuyên ngành nghệ thuật được đào tạo;
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.3. Đối với nghệ sỹ, người mẫu đã đạt giải tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước hoặc quốc tế:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 01);
b) Bản chứng thực giấy chứng nhận đạt giải trong các cuộc thi về nghệ thuật ở trong nước và quốc tế;
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.4. Đối với cá nhân đang học tập trong các cơ sở đào tạo về nghệ thuật:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 02);
b) Văn bản xác nhận đang theo học một chuyên ngành nghệ thuật của cơ sở đào tạo.
c) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
1.5. Cá nhân hoạt động tự do, có khả năng chuyên môn và nhu cầu tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang:
a) Văn bản đăng ký cấp Thẻ hành nghề (Mẫu số 03);
b) Sơ yếu lý lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong thời gian 03 tháng tính đến ngày nộp Hồ sơ;
c) Văn bản ghi ý kiến nhận định về khả năng chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn (Mẫu số 04);
d) 04 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 cm.
2. Thu hồi, thời gian thu hồi và cấp lại, không cấp lại Thẻ hành nghề
2.1. Thu hồi Thẻ hành nghề
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi Thẻ hành nghề trong một trường hợp sau:
a) Nghệ sỹ, người mẫu bị xử phạt vi phạm hành chính về việc: Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn; Sử dụng trang phục hoặc hoá trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam; Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
b) Nghệ sỹ, người mẫu bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở mức phạt từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc bị xử phạt đến lần thứ hai ở mức phạt dưới 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
c) Nghệ sỹ, người mẫu vi phạm các quy định pháp luật khác, vi phạm về đạo đức, thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc mà việc xuất hiện của nghệ sỹ trên sân khấu sẽ tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ của khán giả.
d) Nghệ sỹ, người mẫu là bị can trong một vụ án hình sự hoặc bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự.
2.2. Thời gian thu hồi Thẻ hành nghề
a) Đến 03 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ nhất.
b) Đến 06 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ hai.
c) Đến 12 tháng đối với trường hợp thu hồi Thẻ hành nghề lần thứ ba.
2.3. Cấp lại và cấp đổi Thẻ hành nghề
a) Cấp lại
Các đối tượng đã được cấp Thẻ hành nghề nếu bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin về nhân thân (theo quy định của pháp luật) sẽ được xem xét cấp lại. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Thẻ hành nghề (Mẫu số 05a và 05b);
– Nộp lại Thẻ đã được cấp (Đối với trường hợp bị hỏng Thẻ);
– 04 ảnh chân dung cỡ 3×4 cm.
b) Các đối tượng bị thu hồi Thẻ hành nghề sẽ được xem xét cấp lại, sau khi hết thời hạn thu hồi. Thủ tục, hồ sơ thực hiện như cấp lần đầu.
2.4. Không cấp lại Thẻ hành nghề:
a) Cho đối tượng bị thu hồi Thẻ hành nghề quá ba lần;
b) Đối tượng bị Tòa án tuyên là có tội trong một vụ án hình sự nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ
1. Cục Nghệ thuật biểu diễn
1.1. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.2. Giám sát, quản lý các nghệ sỹ, người mẫu được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.3. Tăng cường kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các nghệ sỹ, người mẫu được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.4. Theo dõi, đôn đốc công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho các cá nhân đăng ký cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc;
1.5. Đảm bảo sự thông thoáng trong việc cấp Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ cơ chế xin cho, gây phiền phức với đối tượng được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
1.6. Công bố trên Website của Cục Nghệ thuật biểu diễn danh sách các nghệ sỹ, người mẫu được cấp hoặc bị thu hồi Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để các tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý trên toàn quốc biết và tra cứu khi cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1. Quản lý các nghệ sỹ, người mẫu đã được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại địa phương;
2.2. Chịu trách nhiệm về nhân thân, khả năng chuyên môn của cá nhân đăng ký cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại địa phương;
2.3. Tiếp nhận, thẩm định Hồ sơ và chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về tính pháp lý của Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Đề án này và quy định pháp luật có liên quan;
2.4. Lập danh sách, thông tin liên quan đến hồ sơ của các nghệ sỹ, người mẫu đề nghị Cục nghệ thuật biểu diễn cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và kiến nghị Cục nghệ thuật biểu diễn thu hồi Thẻ hành nghề đối với các cá nhân vi phạm;
2.5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cho các cá nhân đề nghị cấp Thẻ hành nghề (áp dụng với cá nhân hoạt động tự do).
2.6. Đảm bảo sự thông thoáng trong việc cấp Thẻ hành nghề cho các nghệ sỹ, người mẫu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ cơ chế xin cho, gây phiền phức với đối tượng được cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2.7. Tra cứu thông tin trên Website của Cục Nghệ thuật biểu diễn danh sách các nghệ sỹ, người mẫu được cấp hoặc bị thu hồi Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để làm căn cứ cấp Giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
3. Cơ quan Thanh tra chuyên ngành văn hoá, thể thao và du lịch ở Trung ương và địa phương:
3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong việc sử dụng Thẻ hành nghề của các tổ chức, cá nhận tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nhất là tại các địa điểm như nhà hàng, khách sạn, phòng trà, quán bar… (những địa điểm này, theo quy định của pháp luật không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép khi tồ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không bán vé, thu tiền).
3.2. Lập biên bản tại chỗ và tạm giữ Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đối với nghệ sỹ có hành vi sai phạm để xử phạt và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tháng 8 năm 2013: hoàn thiện Đề án, báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Tháng 9 năm 2013: gửi Đề án xin ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý gồm các Cục, Vụ, Viện, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp;
3. Tháng 10, tháng 11 năm 2013:
– Lấy ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan truyền thông.
– Tổng hợp ý kiến đóng góp, hoàn thiện Đề án và báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Đăng nội dung Đề án trên cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để lấy ý kiến nhân dân;
– Soạn thảo Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
4. Tháng 12 năm 2013:
– Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchxem xét ban hành Đề án;
– Hoàn thiện Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình Vụ Pháp chế thẩm định.
5. Tháng 01 năm 2014:
Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
6. Tháng 4 năm 2014:
– Bắt đầu triển khai hướng dẫn cấp Thẻ hành nghề, dự kiến đến hết năm 2014 hoàn thành cấp thẻ hành nghề cho các ca sỹ, người mẫu.
7. Đến năm 2016 hoàn thành về cơ bản việc cấp Thẻ hành nghề cho các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
II. CƠ QUAN THỰC HIỆN
1. Cục Nghệ thuật biểu diễn chịu trách nhiệm
– Hoàn thiện Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
– Chủ trì soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
– Tổ chức in Thẻ hành nghề để cấp cho nghệ sỹ, người mẫu trên toàn quốc (Mẫu số 06);
– Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và tổ chức cấp Thẻ hành nghề lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
– Lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và phối hợp thực hiện việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
– Phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Đề án cấp Thẻ hành nghệ cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
3. Vụ Pháp chế
– Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành Đề án;
– Phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Đề án cấp Thẻ hành nghệ cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ để triển khai việc cấp Thẻ hành nghề;.
– Khi Đề án được phê duyệt, phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trên cả nước tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thi hành;
– Phối hợp, hướng dẫn việc triển khai cấp Thẻ hành nghề, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biểu diễn nghệ thuật với các đối tượng liên quan.
4. Vụ Thi đua – Khen thưởng
Phối hợp, cung cấp danh sách, thông tin các nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu để Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện cấp Thẻ hành nghề.
5. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp được cấp Thẻ hành nghề vi phạm pháp luật lĩnh vực biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ hành nghề của các đối tượng vi phạm quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Cục Nghệ thuật biểu diễn và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Đề án này làm căn cứ để Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, triển khai cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 26/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”