Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 25/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân

BỘ Y TẾ
——-
Số: 25/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN VỀ
TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
————–
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2988/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Dân số – Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để b/c);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố;
– Trung tâm Chăm sóc SKSS các tỉnh, thành phố;
– Chi cục DS – KHHGĐ các tỉnh, thành phố;
– Lưu: VT, PC, TCDS (05).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Bá Thủy

HƯỚNG DẪN
CHUYÊN MÔN VỀ TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi: Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: hướng dẫn tư vấn trước và sau khám sức khỏe, hướng dẫn khám sức khỏe; phân tuyến các hoạt động về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng đối với:
a. Cơ sở thực hiện các hoạt động về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân;
b. Cán bộ cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe;
c. Đối tượng (sau đây gọi là khách hàng) được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: Vị thành niên; thanh niên; nam, nữ chuẩn bị kết hôn và những người có nhu cầu.
Điều 3. Danh mục viết tắt
– VTN: Vị thành niên.
– SKTD: Sức khỏe tình dục.
– SKSS: Sức khỏe sinh sản
– KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.
– DS – KHHGĐ: Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.
– BPTT: Biện pháp tránh thai.
– DCTC: Dụng cụ tử cung.
– LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục.
– HIV: Là một loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
– AIDS: Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virus HIV gây nên.
– NST: Nhiễm sắc thể.
– BMI (Body Mass Index): Là chỉ số để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không (thông thường người ta dùng để tính toán mức độ béo phì).
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19.
2. Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản).
3. Tư vấn là quá trình trao đổi, cung cấp kiến thức giữa cán bộ tư vấn và khách hàng nhằm giúp khách hàng tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan mà họ quan tâm.
4. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
5. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ.
a. Khám sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện ra bệnh, tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời như bệnh viêm gan B, HIV, hay các bệnh di truyền, bệnh tim, bệnh về đường tình dục …
b. Khám cơ quan sinh sản nhằm phát hiện những bất thường về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục; các bệnh viêm nhiễm, các bệnh LTQĐTD.
6. Tình dục an toàn là những hành vi tình dục không có nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn.
7. Bệnh di truyền là bệnh gây ra do một hoặc nhiều khiếm khuyết của gene trên nhiễm sắc thể. Gene khiếm khuyết đó có thể do nhận gene bệnh có sẵn từ cha, mẹ hoặc bị đột biến gene trong quá trình hình thành tế bào noãn, tinh trùng hoặc hợp tử.
8. Bệnh, tật bẩm sinh là bệnh hoặc tật của trẻ sơ sinh xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ ra đời (có thể di truyền hoặc không phải do di truyền).
Điều 5. Nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Tự nguyện;
2. Tôn trọng nhân thân và bảo đảm bí mật riêng tư;
3. Phù hợp với pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quy định về điều kiện đối với cơ sở tư vấn
1. Cơ sở vật chất: Các cơ sở y tế được thực hiện dịch vụ tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân phải được trang bị cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của các hình thức tư vấn như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua Internet, tư vấn qua thư.
2. Nhân sự: Cán bộ làm công tác tư vấn phải được đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức, có kỹ năng tư vấn về SKTD/SKSS/DS-KHHGĐ và hiểu biết về các loại bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh, các bệnh di truyền.
Điều 7. Quy định về điều kiện đối với cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân
Các cơ sở y tế được thực hiện dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân phải đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản phục vụ cho khám sức khỏe theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế (Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 về việc hướng dẫn khám sức khỏe và Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 về việc “Hướng dẫn về hành nghề y và y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân”).
Chương 2.
TƯ VẤN TRƯỚC KHI KHÁM SỨC KHỎE
Điều 8. Nội dung tư vấn
1. Tư vấn về SKSS đối với vị thành niên, thanh niên.
a. Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên.
b. Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên.
2. Tư vấn về SKSS và KHHGĐ.
a. Tư vấn về KHHGĐ và các BPTT.
b. Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.
c. Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn.
d. Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS.
đ. Tư vấn những vấn đề về tình dục và sức khỏe tình dục.
3. Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục.
4. Tư vấn về các bệnh di truyền thường gặp.
5. Tư vấn về các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh.
Điều 9. Các bước tiến hành tư vấn
1. Bước 1: Làm quen
a. Chào hỏi, mời ngồi, tỏ thái độ thân mật và bình đẳng, tạo lòng tin cho khách hàng.
b. Tự giới thiệu tên và chức danh của cán bộ tư vấn với khách hàng.
c. Hỏi thăm khách hàng, gợi ý, tìm hiểu, nắm bắt mong muốn của khách hàng.
2. Bước 2: Định hướng buổi tư vấn cho khách hàng
a. Cán bộ tư vấn trình bày về mục đích, nội dung của buổi tư vấn và đề nghị khách hàng trình bày yêu cầu của mình.
b. Gợi mở cho khách hàng những nội dung, lĩnh vực còn chưa rõ, cần được giải đáp. Mỗi lần tư vấn cần tập trung vào giải quyết một hoặc một vài vấn đề quan trọng mà khách hàng đang bức xúc, lo lắng, quan tâm nhất.
3. Bước 3: Lắng nghe nhu cầu của khách hàng.
a. Cán bộ tư vấn phải tập trung lắng nghe khách hàng trình bày.
b. Ghi chép đầy đủ các ý kiến thắc mắc của khách hàng.
c. Có thể gợi ý cho khách hàng phát triển ý kiến của mình.
4. Bước 4: Trao đổi
a. Cán bộ tư vấn trao đổi, giải đáp lần lượt các ý kiến của khách hàng.
b. Trong khi trao đổi, giải đáp có thể hỏi thêm những vấn đề khách hàng còn chưa rõ, đang băn khoăn.
c. Những nội dung chưa giải đáp được có thể bảo lưu để giải đáp lần sau.
5. Bước 5: Hẹn gặp lại.
a. Cán bộ tư vấn tổng hợp, nhắc lại những nội dung chính đã được trao đổi tại buổi tư vấn, những thắc mắc chưa được giải đáp (hẹn lần sau).
b. Khẳng định việc khám sức khỏe là hết sức cần thiết cho các đôi nam, nữ chuẩn bị kết hôn và khuyến khích khách hàng được tư vấn nên khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn nhằm:
– Bảo đảm cuộc hôn nhân bền vững.
– Sinh ra những đức trẻ khỏe mạnh.
– Phòng tránh các bệnh LTQĐTD.
– Thông báo cho khách hàng những nội dung, những công việc cán bộ tư vấn có thể hỗ trợ được cho khách hàng.
c. Nếu khách hàng đồng ý khám sức khỏe thì giới thiệu họ đến với các cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân; nếu họ muốn xét nghiệm HIV thì giới thiệu họ đến với các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
d. Trao đổi với khách hàng về số điện thoại liên lạc giữa hai bên, thời gian có thể gặp lại lần sau …
6. Bước 6: Lưu trữ hồ sơ tư vấn (đánh dấu, phân loại).
Chương 3.
HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE
Điều 10. Các bước tiến hành khám sức khỏe
1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính.
Khách hàng khám sức khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, …, xuất tinh, ..); tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
2. Bước 2: Khám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế
a. Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
b. Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.
b1. Đối với nữ giới
– Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.
– Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.
– Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chuẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng.
b2. Đối với nam giới
– Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh LTQĐTD sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.
– Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.
b3. Khám cận lâm sàng
– Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
– Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.
– Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
– Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.
3. Bước 3: Khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ
4. Bước 4: Kết luận về kết quả khám sức khỏe.
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ trực tiếp khám ký giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe và kết luận thực trạng sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn.
Chương 4.
TƯ VẤN SAU KHI KHÁM SỨC KHỎE
Điều 11. Các bước tiến hành tư vấn
1. Bước 1: Thông báo kết quả khám sức khỏe.
Cán bộ tư vấn thông báo kết quả khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn biết. Trường hợp kết quả bình thường, khách hàng có thể yên tâm kết hôn.
2. Bước 2: Với các khách hàng phát hiện bệnh hoặc nghi ngờ.
a. Trường hợp nghi ngờ: Tư vấn cho khách hàng sự cần thiết tiếp tục làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.
b. Trường hợp có chẩn đoán xác định: Tư vấn cách phòng tránh, điều trị.
3. Bước 3: Lắng nghe ý kiến của khách hàng tư vấn. Lắng nghe khách hàng trình bày để biết được khách hàng hiểu về bệnh, tật của mình có liên quan đến hôn nhân như thế nào.
4. Bước 4: Trao đổi giúp cho khách hàng tự quyết định giải pháp phù hợp với mình.
a. Trường hợp bệnh, tật cần được điều trị để đảm bảo hôn nhân bền vững.
b. Trường hợp đặc biệt (nam, nữ mang gene lặn bệnh lý; người nữ bị bệnh tim; một hoặc cả hai người đều nhiễm HIV, …) phải giải thích cho khách hàng biết về nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị bệnh, tật nếu kết hôn muốn có con và những cách phòng tránh (nếu có thể).
5. Bước 5: Giới thiệu với khách hàng các cơ sở dịch vụ sẵn có tại địa phương và các cơ sở dịch vụ khác có liên quan.
6. Bước 6: Hẹn gặp lại khi cần thiết.
7. Bước 7: Lưu trữ hồ sơ tư vấn (đánh dấu, phân loại).
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
Điều 12. Tuyến Trung ương
Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Điều 13. Tuyến tỉnh
1. Cơ quan quản lý
Sở Y tế (Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
2. Cơ quan thực hiện
Các Bệnh viện, các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.
d. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ.
đ. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.
e. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 14. Tuyến huyện
1. Cơ quan quản lý
Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Phòng Y tế kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là huyện).
2. Cơ quan thực hiện
Trung tâm DS-KHHGĐ; Bệnh viện đa khoa huyện; Khoa Sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm y tế huyện; các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi huyện.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi huyện.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.
d. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã.
đ. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 15. Tuyến xã
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là xã) có nhiệm vụ:
a. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
b. Hướng dẫn và giới thiệu cho các khách hàng vị thành niên, thanh niên, các nam, nữ chuẩn bị kết hôn đến các cơ sở dịch vụ quy định tại Điều 6, Điều 7 nêu trên để được tư vấn và khám sức khỏe theo quy định.
c. Quản lý các trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh lý di truyền theo kết luận (chỉ định) của bác sỹ chuyên khoa.
d. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Cộng tác viên DS-KHHGĐ: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động về lợi ích tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại cộng đồng; chú trọng truyền thông trực tiếp cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn và vận động họ đến các cơ sở tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân để được tư vấn và khám sức khỏe.
Điều 16. Thực hiện chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ 06 tháng;
2. Báo cáo đột xuất;
3. Biểu mẫu ghi chép, quản lý và báo cáo số liệu theo hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 25/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 25/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Bá Thủy
Ngày ban hành: 07/01/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Hôn nhân gia đình
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ Y TẾ
——-
Số: 25/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN VỀ
TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
————–
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2988/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Dân số – Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để b/c);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố;
– Trung tâm Chăm sóc SKSS các tỉnh, thành phố;
– Chi cục DS – KHHGĐ các tỉnh, thành phố;
– Lưu: VT, PC, TCDS (05).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Bá Thủy

HƯỚNG DẪN
CHUYÊN MÔN VỀ TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi: Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: hướng dẫn tư vấn trước và sau khám sức khỏe, hướng dẫn khám sức khỏe; phân tuyến các hoạt động về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng đối với:
a. Cơ sở thực hiện các hoạt động về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân;
b. Cán bộ cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe;
c. Đối tượng (sau đây gọi là khách hàng) được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: Vị thành niên; thanh niên; nam, nữ chuẩn bị kết hôn và những người có nhu cầu.
Điều 3. Danh mục viết tắt
– VTN: Vị thành niên.
– SKTD: Sức khỏe tình dục.
– SKSS: Sức khỏe sinh sản
– KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.
– DS – KHHGĐ: Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.
– BPTT: Biện pháp tránh thai.
– DCTC: Dụng cụ tử cung.
– LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục.
– HIV: Là một loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
– AIDS: Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virus HIV gây nên.
– NST: Nhiễm sắc thể.
– BMI (Body Mass Index): Là chỉ số để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không (thông thường người ta dùng để tính toán mức độ béo phì).
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19.
2. Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản).
3. Tư vấn là quá trình trao đổi, cung cấp kiến thức giữa cán bộ tư vấn và khách hàng nhằm giúp khách hàng tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan mà họ quan tâm.
4. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
5. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ.
a. Khám sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện ra bệnh, tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời như bệnh viêm gan B, HIV, hay các bệnh di truyền, bệnh tim, bệnh về đường tình dục …
b. Khám cơ quan sinh sản nhằm phát hiện những bất thường về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục; các bệnh viêm nhiễm, các bệnh LTQĐTD.
6. Tình dục an toàn là những hành vi tình dục không có nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn.
7. Bệnh di truyền là bệnh gây ra do một hoặc nhiều khiếm khuyết của gene trên nhiễm sắc thể. Gene khiếm khuyết đó có thể do nhận gene bệnh có sẵn từ cha, mẹ hoặc bị đột biến gene trong quá trình hình thành tế bào noãn, tinh trùng hoặc hợp tử.
8. Bệnh, tật bẩm sinh là bệnh hoặc tật của trẻ sơ sinh xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ ra đời (có thể di truyền hoặc không phải do di truyền).
Điều 5. Nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Tự nguyện;
2. Tôn trọng nhân thân và bảo đảm bí mật riêng tư;
3. Phù hợp với pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quy định về điều kiện đối với cơ sở tư vấn
1. Cơ sở vật chất: Các cơ sở y tế được thực hiện dịch vụ tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân phải được trang bị cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của các hình thức tư vấn như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua Internet, tư vấn qua thư.
2. Nhân sự: Cán bộ làm công tác tư vấn phải được đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức, có kỹ năng tư vấn về SKTD/SKSS/DS-KHHGĐ và hiểu biết về các loại bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh, các bệnh di truyền.
Điều 7. Quy định về điều kiện đối với cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân
Các cơ sở y tế được thực hiện dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân phải đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản phục vụ cho khám sức khỏe theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế (Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 về việc hướng dẫn khám sức khỏe và Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 về việc “Hướng dẫn về hành nghề y và y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân”).
Chương 2.
TƯ VẤN TRƯỚC KHI KHÁM SỨC KHỎE
Điều 8. Nội dung tư vấn
1. Tư vấn về SKSS đối với vị thành niên, thanh niên.
a. Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên.
b. Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên.
2. Tư vấn về SKSS và KHHGĐ.
a. Tư vấn về KHHGĐ và các BPTT.
b. Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.
c. Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn.
d. Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS.
đ. Tư vấn những vấn đề về tình dục và sức khỏe tình dục.
3. Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục.
4. Tư vấn về các bệnh di truyền thường gặp.
5. Tư vấn về các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh.
Điều 9. Các bước tiến hành tư vấn
1. Bước 1: Làm quen
a. Chào hỏi, mời ngồi, tỏ thái độ thân mật và bình đẳng, tạo lòng tin cho khách hàng.
b. Tự giới thiệu tên và chức danh của cán bộ tư vấn với khách hàng.
c. Hỏi thăm khách hàng, gợi ý, tìm hiểu, nắm bắt mong muốn của khách hàng.
2. Bước 2: Định hướng buổi tư vấn cho khách hàng
a. Cán bộ tư vấn trình bày về mục đích, nội dung của buổi tư vấn và đề nghị khách hàng trình bày yêu cầu của mình.
b. Gợi mở cho khách hàng những nội dung, lĩnh vực còn chưa rõ, cần được giải đáp. Mỗi lần tư vấn cần tập trung vào giải quyết một hoặc một vài vấn đề quan trọng mà khách hàng đang bức xúc, lo lắng, quan tâm nhất.
3. Bước 3: Lắng nghe nhu cầu của khách hàng.
a. Cán bộ tư vấn phải tập trung lắng nghe khách hàng trình bày.
b. Ghi chép đầy đủ các ý kiến thắc mắc của khách hàng.
c. Có thể gợi ý cho khách hàng phát triển ý kiến của mình.
4. Bước 4: Trao đổi
a. Cán bộ tư vấn trao đổi, giải đáp lần lượt các ý kiến của khách hàng.
b. Trong khi trao đổi, giải đáp có thể hỏi thêm những vấn đề khách hàng còn chưa rõ, đang băn khoăn.
c. Những nội dung chưa giải đáp được có thể bảo lưu để giải đáp lần sau.
5. Bước 5: Hẹn gặp lại.
a. Cán bộ tư vấn tổng hợp, nhắc lại những nội dung chính đã được trao đổi tại buổi tư vấn, những thắc mắc chưa được giải đáp (hẹn lần sau).
b. Khẳng định việc khám sức khỏe là hết sức cần thiết cho các đôi nam, nữ chuẩn bị kết hôn và khuyến khích khách hàng được tư vấn nên khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn nhằm:
– Bảo đảm cuộc hôn nhân bền vững.
– Sinh ra những đức trẻ khỏe mạnh.
– Phòng tránh các bệnh LTQĐTD.
– Thông báo cho khách hàng những nội dung, những công việc cán bộ tư vấn có thể hỗ trợ được cho khách hàng.
c. Nếu khách hàng đồng ý khám sức khỏe thì giới thiệu họ đến với các cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân; nếu họ muốn xét nghiệm HIV thì giới thiệu họ đến với các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
d. Trao đổi với khách hàng về số điện thoại liên lạc giữa hai bên, thời gian có thể gặp lại lần sau …
6. Bước 6: Lưu trữ hồ sơ tư vấn (đánh dấu, phân loại).
Chương 3.
HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE
Điều 10. Các bước tiến hành khám sức khỏe
1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính.
Khách hàng khám sức khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, …, xuất tinh, ..); tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
2. Bước 2: Khám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế
a. Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
b. Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.
b1. Đối với nữ giới
– Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.
– Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.
– Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chuẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng.
b2. Đối với nam giới
– Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh LTQĐTD sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.
– Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.
b3. Khám cận lâm sàng
– Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
– Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.
– Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
– Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.
3. Bước 3: Khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ
4. Bước 4: Kết luận về kết quả khám sức khỏe.
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ trực tiếp khám ký giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe và kết luận thực trạng sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn.
Chương 4.
TƯ VẤN SAU KHI KHÁM SỨC KHỎE
Điều 11. Các bước tiến hành tư vấn
1. Bước 1: Thông báo kết quả khám sức khỏe.
Cán bộ tư vấn thông báo kết quả khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn biết. Trường hợp kết quả bình thường, khách hàng có thể yên tâm kết hôn.
2. Bước 2: Với các khách hàng phát hiện bệnh hoặc nghi ngờ.
a. Trường hợp nghi ngờ: Tư vấn cho khách hàng sự cần thiết tiếp tục làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.
b. Trường hợp có chẩn đoán xác định: Tư vấn cách phòng tránh, điều trị.
3. Bước 3: Lắng nghe ý kiến của khách hàng tư vấn. Lắng nghe khách hàng trình bày để biết được khách hàng hiểu về bệnh, tật của mình có liên quan đến hôn nhân như thế nào.
4. Bước 4: Trao đổi giúp cho khách hàng tự quyết định giải pháp phù hợp với mình.
a. Trường hợp bệnh, tật cần được điều trị để đảm bảo hôn nhân bền vững.
b. Trường hợp đặc biệt (nam, nữ mang gene lặn bệnh lý; người nữ bị bệnh tim; một hoặc cả hai người đều nhiễm HIV, …) phải giải thích cho khách hàng biết về nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị bệnh, tật nếu kết hôn muốn có con và những cách phòng tránh (nếu có thể).
5. Bước 5: Giới thiệu với khách hàng các cơ sở dịch vụ sẵn có tại địa phương và các cơ sở dịch vụ khác có liên quan.
6. Bước 6: Hẹn gặp lại khi cần thiết.
7. Bước 7: Lưu trữ hồ sơ tư vấn (đánh dấu, phân loại).
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
Điều 12. Tuyến Trung ương
Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Điều 13. Tuyến tỉnh
1. Cơ quan quản lý
Sở Y tế (Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
2. Cơ quan thực hiện
Các Bệnh viện, các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi tỉnh.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.
d. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ.
đ. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.
e. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 14. Tuyến huyện
1. Cơ quan quản lý
Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Phòng Y tế kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là huyện).
2. Cơ quan thực hiện
Trung tâm DS-KHHGĐ; Bệnh viện đa khoa huyện; Khoa Sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm y tế huyện; các cơ sở y tế và các đơn vị dịch vụ đủ điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Hướng dẫn này có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trong phạm vi huyện.
b. Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi huyện.
c. Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho các khách hàng quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 2 của Hướng dẫn này.
d. Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã.
đ. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 15. Tuyến xã
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là xã) có nhiệm vụ:
a. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
b. Hướng dẫn và giới thiệu cho các khách hàng vị thành niên, thanh niên, các nam, nữ chuẩn bị kết hôn đến các cơ sở dịch vụ quy định tại Điều 6, Điều 7 nêu trên để được tư vấn và khám sức khỏe theo quy định.
c. Quản lý các trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh lý di truyền theo kết luận (chỉ định) của bác sỹ chuyên khoa.
d. Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Cộng tác viên DS-KHHGĐ: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động về lợi ích tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại cộng đồng; chú trọng truyền thông trực tiếp cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn và vận động họ đến các cơ sở tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân để được tư vấn và khám sức khỏe.
Điều 16. Thực hiện chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ 06 tháng;
2. Báo cáo đột xuất;
3. Biểu mẫu ghi chép, quản lý và báo cáo số liệu theo hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 25/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”