NGÂN HÀNG Số: 2433/QĐ-NHCS |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục giải quyết công việc được thay thếlĩnh vực hoạt động khác, tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết củaNgân hàng Chính sách xã hội
____________
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH);
Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ văn bản số 705/NHCS-PC ngày 12/02/2018 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn thực hiện kiểm soát thủ tục giải quyết công việc (TTGQCV) củaNHCSXH;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban: Pháp chế, Tín dụng người nghèo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Công bố kèm theo Quyết định này 02 TTGQCV được thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của NHCSXH (danh mục TTGQCV được thay thế tại Phần A; Nội dung chi tiết cụ thể của thủ tục thay thế tại Phần B ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2020
Điều 3. Chánh Văn phòng NHCSXH; Giám đốc: Ban Pháp chế, Ban Tín dụng
Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở giao dịch, Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: –Như Điều 3; – Cục Kiểm soát TTHC – VPCP (b/cáo); – Tổng Giám đốc (báo cáo); – Trưởng BKS; các Phó TGĐ, KTT; – Website NHCSXH (Ban PC); – TTCNTT (truyền filetrans cho chi nhánh); NHCSXH các tình, thành phố; – Lưu: VT, TDNN, PC. |
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đức Hải |
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC ĐƯỢC THAY THẾ LĨNH VỰC KHÁC, TÍN DỤNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định 2433/QĐ-NHCS ngày 14 tháng 5 năm2020của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội)
Phần A. DANH MỤC THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Danh mục TTGQCV được thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của NHCSXH
Số TT |
Số hồ sơ TTGQCV |
Tên TTGQCV được thay thế |
Tên TTGQCV thay thế |
Tên văn bản quy định nội dung thay thế |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
2.000944 |
Thủ tục ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) – Ban hành kèm theo Quyết định số 3339/QĐ-NHCS ngày 29/9/2015 |
Thủ tục ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS – Theo Quyết định số 12/QĐ-TTg) |
Văn bản số 2401/HD-NHCS ngày 12/5/2020 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn Nghiệp vụ nhận ký quỹ và cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc |
Hoạt động khác |
NHCSXH nơi thực hiện thủ tục (cấp tỉnh, cấp huyện) |
2 |
2.002150 |
Thủ tục phê duyệt cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) – Ban hành kèm theo Quyết định số 5651/QĐ-NHCS ngày 28/12/2016 |
Thủ tục phê duyệt cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS – Theo Quyết định số 12/QĐ-TTg) |
Như trên |
Hoạt động tín dụng |
NHCSXH nơi thực hiện thủ tục (cấp tỉnh, cấp huyện) |
PhầnB. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCTHAY THẾ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHÁC, TÍN DỤNG THUỘC THẨMQUYỀN GIẢI QỦYẾT CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃHỘI
1. Thủ tục ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS – Theo Quyết định số 12/QĐ-TTg)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Khách hàng:
– Xuất trình bản chính Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực đến Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nơi thực hiện thủ tục.
– Nộp tiền (tiền mặt, chuyển khoản) cho NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.
Bước 2: NHCSXH nơi thực hiện thủ tục
– Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ do khách hàng xuất trình. Trường hợp các giấy tờ đảm bảo hợp pháp, hợp lệ, cán bộ kế toán cùng khách hàng thỏa thuận, thống nhất các nội dung Hợp đồng ký quỹ.
– Tiếp nhận tiền ký quỹ của khách hàng nộp.
– Mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho khách hàng.
– NHCSXH nơi thực hiện thủ tục và khách hàng ký kết Hợp đồng ký quỹ.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.
c) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Hợp đồng ký quỹ: 02 bản chính (01 bản lưu người ký quỹ, 01 bản lưu NHCSXH nơi thực hiện thủ tục).
d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi khách hàng xuất trình các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ và nộp tiền ký quỹ.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục: NHCSXH nơi thực hiện thủ tục;
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện nơi khách hàng đăng ký thường trú.
g) Kết quả thực hiện: Hợp đồng ký quỹ
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Không có)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
– Người lao động đăng ký thường trú trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi thực hiện ký quỹ.
– Khách hàng là người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục:
– Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
– Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc;
– Văn bản số 2401/HD-NHCS ngày 12/5/2020 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ nhận ký quỹ và cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
2. Thủ tục phê duyệt cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS- Theo Quyết định số 12/QĐ-TTg)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Khách hàng:
– Lập Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 03/KQ) trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã (nơi khách hàng đăng ký thường trú) xác nhận cụ thể về đối tượng được vay vốn.
– Nộp hồ sơ vay vốn đến NHCSXH nơi thực hiện thủ tục (bao gồm Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã và các giấy tờ có liên quan).
Bước 2. NHCSXH nơi thực hiện thủ tục:
– Tiếp nhận hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp.
– Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục lập Thông báo tiếp nhận hồ sơ vay vốn (mẫu số 04/KQ) gửi khách hàng.
+ Trường hợp hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục xem xét, phê duyệt cho vay trên Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 03/KQ) và gửi Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 05/KQ) cho khách hàng.
+ Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt cho vay, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục gửi Thông báo từ chối cho vay (mẫu số 06/KQ) cho khách hàng, ghi rõ lý do từ chối.
b) Cách thức thực hiện: Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp đến NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Khách hàng kê khai:
+ Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 03/KQ): 01 bản chính (lưu tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục).
– Các giấy tờ có liên quan khách hàng nộp:
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS): 01 bản sao chứng thực (lưu tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục);
+ Hộ ế(còn hiệu lực): 01 bản sao chứng thực (lưu tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục);
+ Sổ hộ khẩu (đối với khách hàng thuộc đối tượng người lao động tại các huyện nghèo): 01 bản sao chứng thực (lưu tại NHCSXHnơi thực hiện thủ tục);
+ Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo mẫu số 4 ban hành theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ (đối với khách hàng thuộc đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng): 01 bản sao chứng thực (lưu tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục);
+ Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền (đối với khách hàng thuộc đối tượng người lao động bị thu hồi đất): 01 bản sao chứng thực (lưu tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục);
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày NHCSXH nơi thực hiện thủ tục nhận được hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ từ khách hàng.
đ) Đối tượng thực hiện TTGQCV: Cá nhân
e) Cơ quan giải quyết TTGQCV: NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện nơi khách hàng đăng ký thường trú.
– Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện TTGQCV: Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 05/KQ) hoặc Thông báo từ chối cho vay (mẫu số 06/KQ)
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 03/KQ)
k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTGQCV:
– Thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Đăng ký thường trú tại địa phương.
– Đã ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) với Trung tâm Lao động ngoài nước.
– Các đối tượng sau cần có thêm điều kiện:
+ Có Quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền (khách hàng thuộc đối tượng người lao động bị thu hồi đất).
+ Có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo (khách hàng thuộc đối tượng người lao động tại các huyện nghèo).
l) Căn cứ pháp lý của TTGQCV:
– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội;
– Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc Hội;
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội;
– Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
– Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;
– Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
– Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 29/12/2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo;
– Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;
– Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg ngày 09/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020;
– Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc;
– Văn bản số 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Văn bản số 2401/HD-NHCS ngày 12/5/2020 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ nhận ký quỹ và cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Mẫu số: 03/KQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
(Dùng cho khách hàng vay vốn để ký quỹ)
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội………………………………………………………
Họ tên khách hàng:.……………………… Dântộc:…………………………………………..
Giới tính:……………………………………………… Ngày sinh …./…/…..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ………………………..
Ngày cấp:…./…./...; Nơi cấp:……… …………………………………………………….
Nơi đăng ký thường trú: ………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú hiện tại: ……………………………………………………………………..…
Điện thoại:…………………………………………………………… Email: ………………….
Thuộc đối tượng:
– Người lao động là thành viên hộ nghèo????????
– Người lao động là thành viên hộ cận nghèo????????
– Người lao động là người dân tộc thiểu số ????????
– Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng ????????
– Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ????????
– Người lao động thường trú tại huyện nghèo (1) ????????
Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội cho tôi vay vốn để ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Hợp đồng số ..………………….. ngày …/…/.... đã kývới Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Số tiền vay: ..……………………………….. đồng (Bằng chữ: ……………………….)
Thời hạn vay vốn: 5 năm 6 tháng Lãi suất tiền vay: .…………%/năm.
Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ……………………. Ông/bà:………………………………………………………………………… Đăng ký thường trú(2)…………………………………………………………………… thuộc đối tượng(3)……………………………………………………………… theo quy định hiện hành./. ….. ngày ... tháng ... năm…. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (Ký tên, đóng dấu) |
……, ngày …. tháng …. năm… KHÁCH HÀNG VAY VỐN (Ký, ghi rõ họ tên) |
PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH
Số tiền cho vay:…………………………………………………………………. đồng.
Mục đích sử dụng vốn: ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Thời hạn cho vay:……………………………………………………………… tháng.
Lãi suất: …………………………….. %/năm. Lãi tiền vay được thu định kỳ hằng tháng khiNHCSXH trả lãi tiền gửi ký quỹ của khách hàng.
Hạn trả nợ: ngày …/ … / …
Cán bộ tín dụng (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng phòng KH-NVTD (Tổ trưởng KH-NV) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ngày ... tháng … năm….. Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Nếu khách hàng là thành viên hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đăng ký thường trú tại huyện nghèo thì tích tại ô người lao động thường trú ở huyện nghèo, đồng thời tích vào ô hộ nghèo hoặc dân tộc thiểu số; nếu khách hàng đăng ký thường trú tại huyện nghèo nhưng không phải là thành viên hộ nghèo, người dân tộc thiểu số thì chỉ tích tại ô người lao động thường trú tại huyện nghèo.
(2) Đối với lao động tại huyện nghèo đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận rõ người lao động có hộ khẩu thường trú của từ đủ 12 tháng trở lên. Các đối tượng còn lại xác nhận ghi rõ thường trú hợp pháp tại địa phương.
(3) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận rõ đối tượng vay vốn thuộc diện hộ nghèo/hộ cận nghèo/hộ đồng bào dân tộc thiểu số/thân nhân người có công với cách mạng/người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất. Riêng đối với lao động thuộc huyện nghèo cần ghi rõ là hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số hoặc người lao động khác thường trú tại huyện nghèo.
Reviews
There are no reviews yet.