Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 2414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
—————–
Số: 2414/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC, TIẾN ĐỘ MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỆN
VÀ QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ ĐẦU TƯ CÁC
CÔNG TRÌNH ĐIỆN CẤP BÁCH TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh danh mục một số dự án nguồn và lưới điện trong giai đoạn 2013 – 2020 và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn 2014 – 2020 và giai đoạn sau năm 2020.
Điều 2. Điều chỉnh danh mục, tiến độ đưa vào vận hành một số dự án nguồn và lưới điện đến năm 2020 như sau:
a) Chưa cân đối trước năm 2020 các dự án nguồn điện: Các dự án nhập khẩu điện và các dự án nhà máy nhiệt điện đốt than chưa khẳng định được tiến độ thực hiện.
b) Các dự án nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Ô Môn được đưa vào đồng bộ với dự án đưa khí từ Lô B vào bờ.
c) Bổ sung vào Quy hoạch điện VII các dự án:
– Điều chỉnh công suất của dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 từ quy mô công suất 2×135 MW lên quy mô công suất 2×220 MW, đưa vào vận hành trong năm 2019.
– Trạm cắt 500 kV Pleiku 2.
d) Các dự án nhà máy thủy điện, dự án nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo không thuộc phạm vi điều chỉnh tiến độ và danh mục tại quyết định này.
Danh mục và tiến độ đưa vào vận hành của các dự án nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Các dự án điện cấp bách thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2013 – 2020 được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù tại Quyết định này, bao gồm các dự án sau:
1. Các dự án nhà máy nhiệt điện: Long Phú 1, Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 3 mở rộng và trạm cắt 500 kV Pleiku 2.
2. Các công trình nguồn điện và lưới điện cấp bách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Công Thương.
Điều 4. Cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án điện cấp bách:
1. Các dự án điện cấp bách là các dự án đáp ứng các tiêu chí sau:
– Dự án nguồn và lưới điện cần phải đưa vào vận hành gấp để chống quá tải cho một khu vực nào đó của lưới điện hoặc để bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt do chậm tiến độ của các dự án điện khác.
– Các dự án lưới điện cần đầu tư gấp để đảm bảo đồng bộ với các dự án nguồn điện hoặc có vai trò quan trọng trong việc điều hòa công suất nguồn điện giữa các khu vực.
2. Về công tác chuẩn bị đầu tư dự án
a) Chủ đầu tư được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu tư vấn trong nước cho các công việc sau: Các gói thầu dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thẩm tra, thẩm định; các gói thầu liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư; các gói thầu lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật; các gói thầu tư vấn lập báo cáo môi trường xã hội và tư vấn giám sát trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Trình tự thủ tục chỉ định thầu các gói thầu trên thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
b) Trường hợp nhà thầu tư vấn chính trong nước cần sử dụng sự trợ giúp của tư vấn nước ngoài thì chi phí thuê tư vấn nước ngoài phải được xác định rõ trong hợp đồng được ký giữa chủ đầu tư và tư vấn chính trong nước.
c) Cho phép chủ đầu tư các dự án phê duyệt Dự án đầu tư khi có các điều kiện sau:
– Kế hoạch huy động vốn cho dự án (đã có thỏa thuận nguyên tắc cung cấp vốn từ các tổ chức tín dụng).
– Đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
d) Đối với các dự án nguồn điện cấp bách, song song với quá trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, cho phép chủ đầu tư chủ động tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và triển khai thi công trước các hạng mục phụ trợ của dự án, gồm: Công trình hạ tầng giao thông nối đến mặt bằng dự án; công tác san gạt mặt bằng nhà máy; hệ thống cấp điện nước thi công; hệ thống thông tin liên lạc; cơ sở phụ trợ; khu nhà ở và làm việc ban đầu; bồi thường giải phóng mặt bằng và bồi thường, di dân tái định cư; hệ thống quan trắc, đo đạc và rà phá bom mìn. Dự toán các hạng mục công trình được duyệt, cho phép chủ đầu tư tổng hợp và đưa vào Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán của Dự án.
đ) Đối với các dự án lưới điện truyền tải cấp bách, cho phép chủ đầu tư triển khai một phần công tác khảo sát và tư vấn lập thiết kế kỹ thuật song song với quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, với điều kiện những phần công việc thực hiện trước phải phù hợp với phạm vi của phương án tuyến kiến nghị thực hiện theo văn bản thỏa thuận thỏa tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.
3. Về quá trình thực hiện thiết kế kỹ thuật:
a) Cho phép các chủ đầu tư triển khai thực hiện trước một số nội dung công tác khảo sát, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trong thời gian thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các nội dung tư vấn được triển khai thực hiện trước, sự phù hợp với khối lượng tổng thể của thiết kế kỹ thuật cho dự án.
b) Đối với các dự án nguồn điện cấp bách, cho phép đưa việc thực hiện thiết kế kỹ thuật vào trong phạm vi công việc của gói thầu EPC, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
4. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
a) Cho phép chủ đầu tư được chỉ định đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm để lập quy hoạch tổng mặt bằng song song với lập dự án đầu tư để ngay sau khi dự án đầu tư và tổng mặt bằng được duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án, thực hiện ngay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Cho phép chủ đầu tư ứng vốn giải phóng mặt bằng trước cho tỉnh và thỏa thuận cơ chế hoàn trả tiền vốn ứng trước này với Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi triển khai dự án.
b) Đối với dự án truyền tải điện cấp bách, cho phép chủ đầu tư được chỉ định đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện công tác cắm mốc hành lang tuyến ngay sau khi Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án thỏa thuận cấp mặt bằng tuyến đường dây.
c) Cho phép chủ đầu tư lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể (hoặc Dự án đầu tư) bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư (đối với dự án nguồn điện), lập và trình duyệt Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dân, tái định cư (đối với các dự án lưới điện truyền tải). Sau khi dự án thành phần hoặc quy hoạch tổng thể di dân được duyệt, chủ đầu tư bàn giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án để tổ chức thực hiện dự án và cấp đất, hành lang tuyến cho các dự án trạm và đường dây truyền tải, bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án nguồn điện và truyền tải điện vào quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ phối hợp quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác tại địa phương.
5. Về lựa chọn nhà thầu.
a) Người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu của dự án điện cấp bách theo quy định tại Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các dự án mới, nhưng có cùng công nghệ và các thông số với thiết bị chính của các dự án tương tự đã hoặc đang xây dựng trước đó không quá 5 năm gần đây, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư quyết định việc đàm phán trực tiếp với các nhà thầu có khả năng thực hiện các dự án trước đó để ký hợp đồng cho dự án mới, hoặc quyết định đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Trường hợp đàm phán trực tiếp, giá gói thầu không được vượt quá giá gói thầu và chất lượng thiết bị không được thấp hơn chất lượng thiết bị của dự án tương tự đã hoặc đang được thực hiện; đảm bảo đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.
c) Tổng thầu do chủ đầu tư lựa chọn thực hiện các dự án điện cấp bách được quyền chỉ định các nhà thầu phụ sau khi thống nhất với chủ đầu tư (trừ các nhà thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ).
6. Về giá hợp đồng của các dự án nguồn điện cấp bách:
a) Giá Hợp đồng EPC của các dự án nhà máy điện cấp bách được thực hiện theo phương thức:
– Giá và chi phí cho thiết bị và dịch vụ nhập khẩu là giá trọn gói;
– Giá cho phần xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước là giá điều chỉnh khi có biến động về tỷ giá, đơn giá nhân công và giá nguyên vật liệu đầu vào khác, đảm bảo đủ chi phí hợp lý cho thực hiện dự án.
b) Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định, đầu tư được quyết định giá hợp đồng trên các nguyên tắc lấy giá trị hợp đồng đã ký kết làm cơ sở cho đàm phán, nhưng không vượt quá giá gói thầu được duyệt và được phép điều chỉnh nếu có một trong các lý do sau:
– Thay đổi phạm vi cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ hoặc thay đổi khối lượng công việc, kể cả việc giảm giá do thực hiện mở rộng hợp đồng.
– Các lý do khác theo quy định của pháp luật.
c) Người có thẩm quyền trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản này để quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư của các dự án.
7. Về thu xếp vốn cho Dự án
a) Bộ Tài chính thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư vay vốn nước ngoài theo quy định của Luật quản lý nợ công và Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
b) Vốn vay thương mại trong nước:
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong nước bố trí đủ vốn cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án.
– Cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng và vượt 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng có liên quan khi xem xét cho vay vốn dự án thuộc danh mục các dự án điện cấp bách. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, phê duyệt mức cấp tín dụng cụ thể theo đề nghị của các ngân hàng thương mại đối với từng dự án.
– Cho phép các tổ chức tín dụng trong nước được miễn thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính đối với từng dự án truyền tải điện riêng rẽ khi xem xét cho chủ đầu tư vay vốn thực hiện dự án truyền tải điện cấp bách.
Điều 5. Trách nhiệm của các chủ đầu tư và các Tập đoàn liên quan trong việc thực hiện quyết định này
1. Hội đồng thành viên của các Tập đoàn, Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đảm bảo các dự án điện cấp bách được thực hiện đúng quy định của Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
– Chỉ đạo các nhà máy điện và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia tăng cường công tác sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện, các công trình truyền tải điện khu vực miền Nam để đảm bảo huy động với công suất và số giờ cao trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
– Tập trung chỉ đạo phát triển lưới truyền tải 220 kV và 500 kV đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các dự án nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động hiệu quả các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của hệ thống điện.
– Định kỳ hàng năm, Tập đoàn chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư các dự án rà soát tiến độ các dự án nguồn và lưới điện thuộc danh mục được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII, tổ chức lập danh mục các dự án điện cấp bách, kèm thuyết minh giải trình, gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Đối với dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Tập trung hoàn thành đàm phán với tổ hợp nhà thầu và các đối tác có liên quan về hợp đồng EPC và hợp đồng vay vốn. Hội đồng thành viên của Tập đoàn căn cứ ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 38/TTg-KTN ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định và chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả xét thầu và hợp đồng EPC.
– Đối với các dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng: Tập đoàn lập, phát hành Hồ sơ yêu cầu của gói thầu EPC, mời các nhà thầu, tổ hợp nhà thầu có khả năng thu xếp vốn vào đàm phán trực tiếp, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
a) Có trách nhiệm duy trì, cung cấp ổn định nguồn khí đốt hiện có; tích cực tìm kiếm, đàm phán phát triển nguồn khí đốt mới cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và cho sản xuất điện.
b) Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Hội đồng thành viên Tập đoàn quyết định việc chỉ định Liên danh nhà thầu làm Tổng thầu EPC, phân giao nội dung công việc cho các nhà thầu trong Liên danh; bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả của Dự án.
4. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Cảng trung chuyển than làm cơ sở nhập than cho các Trung tâm Điện lực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Điều 6. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương:
1. Bộ Công Thương:
– Chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện cấp bách thực hiện theo đúng các quy định của Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo chức năng, thẩm quyền trong quá trình thực hiện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Thẩm định, phê duyệt bổ sung danh mục, hiệu chỉnh quy mô và tiến độ các công trình lưới điện truyền tải, các công trình đấu nối lưới điện truyền tải đồng bộ với các công trình điện được nêu tại Điều 2 Quyết định này.
2. Bộ Giao thông vận tải: Khẩn trương hoàn thành dự án “Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu” đồng bộ với tiến độ hoàn thành các dự án điện cấp bách tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
3. Các Bộ, cơ quan có liên quan, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện có hiệu quả các dự án điện cấp bách; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
– Làm chủ đầu tư Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ di dân và tái định cư. Bố trí đủ quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất của địa phương cho các công trình nguồn và lưới điện thuộc Quy hoạch điện VII.
– Thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng các cấp do lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làm Chủ tịch Hội đồng để tổ chức thực hiện Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư cho các dự án điện theo đúng tiến độ, đáp ứng tiến độ đầu tư để đưa vào vận hành các dự án điện.
– Rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các dự án nguồn điện và lưới điện vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình cấp có thẩm quyền xét duyệt làm căn cứ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, lập, trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV;
Tổng cục Năng lượng;
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, KGVX, PL;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN VÀO VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

TT
Tên nhà máy
Công suất đặt (MW)
Chủ đầu tư
Công trình vào vận hành năm 2013
1.120
1
Mạo Khê #2
220
TKV
2
Nghi Sơn I #1
300
EVN
3
Quảng Ninh II #1, 2
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2014
4.330
1
Hải Phòng II #1, 2
600
EVN
2
Nghi Sơn I #2
300
EVN
3
Vũng Áng I #1,2
1.200
PVN
4
An Khánh I, #1,2
100
Công ty cổ phần NĐ An Khánh
5
Nông Sơn
30
TKV
6
Mông Dương II #1
600
BOT
7
Vĩnh Tân II #1,2
1.200
EVN
8
Formosa Hà Tĩnh #1,2
300
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2015
1.880
1
Mông Dương II #2
600
BOT
2
NĐ Duyên Hải l #1
600
EVN
3
Ô Môn I, #2
330
EVN
4
Formosa Hà Tĩnh #3,4
200
IPP- Nhiên liệu khí lò cao.
5
Formosa Hà Tĩnh #5
150
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2016
3.400
1
Thái Bình II #1,2
1.200
PVN
2
Mông Dương I #1,2
1.000
EVN
3
Duyên Hải I #2
600
EVN
4
Duyên Hải III #1
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2017
3.600
1
Long Phú I, #1
600
PVN
2
Thái Bình I #1
300
EVN
3
Duyên Hải III #2
600
EVN
4
NĐ Duyên Hải III mở rộng
600
EVN
5
Vĩnh Tân IV #1
600
EVN
6
Công Thanh
600
Công ty cổ phần NĐ Công Thanh
7
Thăng Long #1
300
Công ty cổ phần NĐ Thăng Long
Công trình vào vận hành năm 2018
4.900
1
Na Dương II
100
TKV
2
Thái Bình I #2
300
EVN
3
Thăng Long #2
300
Công ty cổ phần NĐ Thăng Long
4
Nghi Sơn II #1
600
BOT
5
Hải Dương #1
600
BOT
6
Long Phú I, #2
600
PVN
7
Vĩnh Tân I #1,2
1.200
BOT
8
Sông Hậu I, #1
600
PVN
9
Vĩnh Tân IV #2
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2019
5.000
1
Vũng Áng II #1
600
BOT
2
Nghi Sơn II #2
600
BOT
3
Vĩnh Tân III #1
660
BOT
4
Duyên Hải II #1,2
1.200
BOT
5
Sông Hậu I, #2
600
PVN
6
Hải Dương #2
600
BOT
7
Cẩm Phả III #1,2
440
TKV
8
Formosa Hà Tĩnh #6,7
300
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2020
6.590
1
Quảng Trị #1
600
BOT
2
Vĩnh Tân III #2,3
1.320
BOT
3
Vũng Áng II #2
600
BOT
4
Nam Định #1,2
1.200
BOT
5
Quảng Trạch I #1,2
1.200
PVN
6
Vân Phong I #1,2
1.320
BOT
7
Formosa Hà Tĩnh #8,9
200
IPP- Nhiên liệu khí lò cao.
8
Formosa Hà Tĩnh #10
150
IPP – Nhiên liệu than.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 2414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2414/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/12/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
—————–
Số: 2414/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC, TIẾN ĐỘ MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỆN
VÀ QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ ĐẦU TƯ CÁC
CÔNG TRÌNH ĐIỆN CẤP BÁCH TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh danh mục một số dự án nguồn và lưới điện trong giai đoạn 2013 – 2020 và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn 2014 – 2020 và giai đoạn sau năm 2020.
Điều 2. Điều chỉnh danh mục, tiến độ đưa vào vận hành một số dự án nguồn và lưới điện đến năm 2020 như sau:
a) Chưa cân đối trước năm 2020 các dự án nguồn điện: Các dự án nhập khẩu điện và các dự án nhà máy nhiệt điện đốt than chưa khẳng định được tiến độ thực hiện.
b) Các dự án nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Ô Môn được đưa vào đồng bộ với dự án đưa khí từ Lô B vào bờ.
c) Bổ sung vào Quy hoạch điện VII các dự án:
– Điều chỉnh công suất của dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 từ quy mô công suất 2×135 MW lên quy mô công suất 2×220 MW, đưa vào vận hành trong năm 2019.
– Trạm cắt 500 kV Pleiku 2.
d) Các dự án nhà máy thủy điện, dự án nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo không thuộc phạm vi điều chỉnh tiến độ và danh mục tại quyết định này.
Danh mục và tiến độ đưa vào vận hành của các dự án nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Các dự án điện cấp bách thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2013 – 2020 được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù tại Quyết định này, bao gồm các dự án sau:
1. Các dự án nhà máy nhiệt điện: Long Phú 1, Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 3 mở rộng và trạm cắt 500 kV Pleiku 2.
2. Các công trình nguồn điện và lưới điện cấp bách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Công Thương.
Điều 4. Cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án điện cấp bách:
1. Các dự án điện cấp bách là các dự án đáp ứng các tiêu chí sau:
– Dự án nguồn và lưới điện cần phải đưa vào vận hành gấp để chống quá tải cho một khu vực nào đó của lưới điện hoặc để bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt do chậm tiến độ của các dự án điện khác.
– Các dự án lưới điện cần đầu tư gấp để đảm bảo đồng bộ với các dự án nguồn điện hoặc có vai trò quan trọng trong việc điều hòa công suất nguồn điện giữa các khu vực.
2. Về công tác chuẩn bị đầu tư dự án
a) Chủ đầu tư được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu tư vấn trong nước cho các công việc sau: Các gói thầu dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thẩm tra, thẩm định; các gói thầu liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư; các gói thầu lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật; các gói thầu tư vấn lập báo cáo môi trường xã hội và tư vấn giám sát trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Trình tự thủ tục chỉ định thầu các gói thầu trên thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
b) Trường hợp nhà thầu tư vấn chính trong nước cần sử dụng sự trợ giúp của tư vấn nước ngoài thì chi phí thuê tư vấn nước ngoài phải được xác định rõ trong hợp đồng được ký giữa chủ đầu tư và tư vấn chính trong nước.
c) Cho phép chủ đầu tư các dự án phê duyệt Dự án đầu tư khi có các điều kiện sau:
– Kế hoạch huy động vốn cho dự án (đã có thỏa thuận nguyên tắc cung cấp vốn từ các tổ chức tín dụng).
– Đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
d) Đối với các dự án nguồn điện cấp bách, song song với quá trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, cho phép chủ đầu tư chủ động tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và triển khai thi công trước các hạng mục phụ trợ của dự án, gồm: Công trình hạ tầng giao thông nối đến mặt bằng dự án; công tác san gạt mặt bằng nhà máy; hệ thống cấp điện nước thi công; hệ thống thông tin liên lạc; cơ sở phụ trợ; khu nhà ở và làm việc ban đầu; bồi thường giải phóng mặt bằng và bồi thường, di dân tái định cư; hệ thống quan trắc, đo đạc và rà phá bom mìn. Dự toán các hạng mục công trình được duyệt, cho phép chủ đầu tư tổng hợp và đưa vào Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán của Dự án.
đ) Đối với các dự án lưới điện truyền tải cấp bách, cho phép chủ đầu tư triển khai một phần công tác khảo sát và tư vấn lập thiết kế kỹ thuật song song với quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, với điều kiện những phần công việc thực hiện trước phải phù hợp với phạm vi của phương án tuyến kiến nghị thực hiện theo văn bản thỏa thuận thỏa tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.
3. Về quá trình thực hiện thiết kế kỹ thuật:
a) Cho phép các chủ đầu tư triển khai thực hiện trước một số nội dung công tác khảo sát, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trong thời gian thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các nội dung tư vấn được triển khai thực hiện trước, sự phù hợp với khối lượng tổng thể của thiết kế kỹ thuật cho dự án.
b) Đối với các dự án nguồn điện cấp bách, cho phép đưa việc thực hiện thiết kế kỹ thuật vào trong phạm vi công việc của gói thầu EPC, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
4. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
a) Cho phép chủ đầu tư được chỉ định đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm để lập quy hoạch tổng mặt bằng song song với lập dự án đầu tư để ngay sau khi dự án đầu tư và tổng mặt bằng được duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án, thực hiện ngay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Cho phép chủ đầu tư ứng vốn giải phóng mặt bằng trước cho tỉnh và thỏa thuận cơ chế hoàn trả tiền vốn ứng trước này với Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi triển khai dự án.
b) Đối với dự án truyền tải điện cấp bách, cho phép chủ đầu tư được chỉ định đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện công tác cắm mốc hành lang tuyến ngay sau khi Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án thỏa thuận cấp mặt bằng tuyến đường dây.
c) Cho phép chủ đầu tư lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể (hoặc Dự án đầu tư) bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư (đối với dự án nguồn điện), lập và trình duyệt Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dân, tái định cư (đối với các dự án lưới điện truyền tải). Sau khi dự án thành phần hoặc quy hoạch tổng thể di dân được duyệt, chủ đầu tư bàn giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án để tổ chức thực hiện dự án và cấp đất, hành lang tuyến cho các dự án trạm và đường dây truyền tải, bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án nguồn điện và truyền tải điện vào quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ phối hợp quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác tại địa phương.
5. Về lựa chọn nhà thầu.
a) Người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu của dự án điện cấp bách theo quy định tại Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các dự án mới, nhưng có cùng công nghệ và các thông số với thiết bị chính của các dự án tương tự đã hoặc đang xây dựng trước đó không quá 5 năm gần đây, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư quyết định việc đàm phán trực tiếp với các nhà thầu có khả năng thực hiện các dự án trước đó để ký hợp đồng cho dự án mới, hoặc quyết định đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Trường hợp đàm phán trực tiếp, giá gói thầu không được vượt quá giá gói thầu và chất lượng thiết bị không được thấp hơn chất lượng thiết bị của dự án tương tự đã hoặc đang được thực hiện; đảm bảo đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.
c) Tổng thầu do chủ đầu tư lựa chọn thực hiện các dự án điện cấp bách được quyền chỉ định các nhà thầu phụ sau khi thống nhất với chủ đầu tư (trừ các nhà thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ).
6. Về giá hợp đồng của các dự án nguồn điện cấp bách:
a) Giá Hợp đồng EPC của các dự án nhà máy điện cấp bách được thực hiện theo phương thức:
– Giá và chi phí cho thiết bị và dịch vụ nhập khẩu là giá trọn gói;
– Giá cho phần xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước là giá điều chỉnh khi có biến động về tỷ giá, đơn giá nhân công và giá nguyên vật liệu đầu vào khác, đảm bảo đủ chi phí hợp lý cho thực hiện dự án.
b) Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định, đầu tư được quyết định giá hợp đồng trên các nguyên tắc lấy giá trị hợp đồng đã ký kết làm cơ sở cho đàm phán, nhưng không vượt quá giá gói thầu được duyệt và được phép điều chỉnh nếu có một trong các lý do sau:
– Thay đổi phạm vi cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ hoặc thay đổi khối lượng công việc, kể cả việc giảm giá do thực hiện mở rộng hợp đồng.
– Các lý do khác theo quy định của pháp luật.
c) Người có thẩm quyền trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản này để quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư của các dự án.
7. Về thu xếp vốn cho Dự án
a) Bộ Tài chính thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư vay vốn nước ngoài theo quy định của Luật quản lý nợ công và Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
b) Vốn vay thương mại trong nước:
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong nước bố trí đủ vốn cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án.
– Cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng và vượt 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng có liên quan khi xem xét cho vay vốn dự án thuộc danh mục các dự án điện cấp bách. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, phê duyệt mức cấp tín dụng cụ thể theo đề nghị của các ngân hàng thương mại đối với từng dự án.
– Cho phép các tổ chức tín dụng trong nước được miễn thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính đối với từng dự án truyền tải điện riêng rẽ khi xem xét cho chủ đầu tư vay vốn thực hiện dự án truyền tải điện cấp bách.
Điều 5. Trách nhiệm của các chủ đầu tư và các Tập đoàn liên quan trong việc thực hiện quyết định này
1. Hội đồng thành viên của các Tập đoàn, Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đảm bảo các dự án điện cấp bách được thực hiện đúng quy định của Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
– Chỉ đạo các nhà máy điện và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia tăng cường công tác sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện, các công trình truyền tải điện khu vực miền Nam để đảm bảo huy động với công suất và số giờ cao trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
– Tập trung chỉ đạo phát triển lưới truyền tải 220 kV và 500 kV đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các dự án nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động hiệu quả các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của hệ thống điện.
– Định kỳ hàng năm, Tập đoàn chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư các dự án rà soát tiến độ các dự án nguồn và lưới điện thuộc danh mục được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII, tổ chức lập danh mục các dự án điện cấp bách, kèm thuyết minh giải trình, gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Đối với dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Tập trung hoàn thành đàm phán với tổ hợp nhà thầu và các đối tác có liên quan về hợp đồng EPC và hợp đồng vay vốn. Hội đồng thành viên của Tập đoàn căn cứ ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 38/TTg-KTN ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định và chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả xét thầu và hợp đồng EPC.
– Đối với các dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng: Tập đoàn lập, phát hành Hồ sơ yêu cầu của gói thầu EPC, mời các nhà thầu, tổ hợp nhà thầu có khả năng thu xếp vốn vào đàm phán trực tiếp, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
a) Có trách nhiệm duy trì, cung cấp ổn định nguồn khí đốt hiện có; tích cực tìm kiếm, đàm phán phát triển nguồn khí đốt mới cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và cho sản xuất điện.
b) Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Hội đồng thành viên Tập đoàn quyết định việc chỉ định Liên danh nhà thầu làm Tổng thầu EPC, phân giao nội dung công việc cho các nhà thầu trong Liên danh; bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả của Dự án.
4. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Cảng trung chuyển than làm cơ sở nhập than cho các Trung tâm Điện lực khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Điều 6. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương:
1. Bộ Công Thương:
– Chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện cấp bách thực hiện theo đúng các quy định của Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo chức năng, thẩm quyền trong quá trình thực hiện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Thẩm định, phê duyệt bổ sung danh mục, hiệu chỉnh quy mô và tiến độ các công trình lưới điện truyền tải, các công trình đấu nối lưới điện truyền tải đồng bộ với các công trình điện được nêu tại Điều 2 Quyết định này.
2. Bộ Giao thông vận tải: Khẩn trương hoàn thành dự án “Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu” đồng bộ với tiến độ hoàn thành các dự án điện cấp bách tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
3. Các Bộ, cơ quan có liên quan, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện có hiệu quả các dự án điện cấp bách; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
– Làm chủ đầu tư Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ di dân và tái định cư. Bố trí đủ quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất của địa phương cho các công trình nguồn và lưới điện thuộc Quy hoạch điện VII.
– Thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng các cấp do lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làm Chủ tịch Hội đồng để tổ chức thực hiện Dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư cho các dự án điện theo đúng tiến độ, đáp ứng tiến độ đầu tư để đưa vào vận hành các dự án điện.
– Rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các dự án nguồn điện và lưới điện vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình cấp có thẩm quyền xét duyệt làm căn cứ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, lập, trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
Văn phòng Trung ương Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV;
Tổng cục Năng lượng;
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, KGVX, PL;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN VÀO VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

TT
Tên nhà máy
Công suất đặt (MW)
Chủ đầu tư
Công trình vào vận hành năm 2013
1.120
1
Mạo Khê #2
220
TKV
2
Nghi Sơn I #1
300
EVN
3
Quảng Ninh II #1, 2
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2014
4.330
1
Hải Phòng II #1, 2
600
EVN
2
Nghi Sơn I #2
300
EVN
3
Vũng Áng I #1,2
1.200
PVN
4
An Khánh I, #1,2
100
Công ty cổ phần NĐ An Khánh
5
Nông Sơn
30
TKV
6
Mông Dương II #1
600
BOT
7
Vĩnh Tân II #1,2
1.200
EVN
8
Formosa Hà Tĩnh #1,2
300
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2015
1.880
1
Mông Dương II #2
600
BOT
2
NĐ Duyên Hải l #1
600
EVN
3
Ô Môn I, #2
330
EVN
4
Formosa Hà Tĩnh #3,4
200
IPP- Nhiên liệu khí lò cao.
5
Formosa Hà Tĩnh #5
150
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2016
3.400
1
Thái Bình II #1,2
1.200
PVN
2
Mông Dương I #1,2
1.000
EVN
3
Duyên Hải I #2
600
EVN
4
Duyên Hải III #1
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2017
3.600
1
Long Phú I, #1
600
PVN
2
Thái Bình I #1
300
EVN
3
Duyên Hải III #2
600
EVN
4
NĐ Duyên Hải III mở rộng
600
EVN
5
Vĩnh Tân IV #1
600
EVN
6
Công Thanh
600
Công ty cổ phần NĐ Công Thanh
7
Thăng Long #1
300
Công ty cổ phần NĐ Thăng Long
Công trình vào vận hành năm 2018
4.900
1
Na Dương II
100
TKV
2
Thái Bình I #2
300
EVN
3
Thăng Long #2
300
Công ty cổ phần NĐ Thăng Long
4
Nghi Sơn II #1
600
BOT
5
Hải Dương #1
600
BOT
6
Long Phú I, #2
600
PVN
7
Vĩnh Tân I #1,2
1.200
BOT
8
Sông Hậu I, #1
600
PVN
9
Vĩnh Tân IV #2
600
EVN
Công trình vào vận hành năm 2019
5.000
1
Vũng Áng II #1
600
BOT
2
Nghi Sơn II #2
600
BOT
3
Vĩnh Tân III #1
660
BOT
4
Duyên Hải II #1,2
1.200
BOT
5
Sông Hậu I, #2
600
PVN
6
Hải Dương #2
600
BOT
7
Cẩm Phả III #1,2
440
TKV
8
Formosa Hà Tĩnh #6,7
300
IPP – Nhiên liệu than.
Công trình vào vận hành năm 2020
6.590
1
Quảng Trị #1
600
BOT
2
Vĩnh Tân III #2,3
1.320
BOT
3
Vũng Áng II #2
600
BOT
4
Nam Định #1,2
1.200
BOT
5
Quảng Trạch I #1,2
1.200
PVN
6
Vân Phong I #1,2
1.320
BOT
7
Formosa Hà Tĩnh #8,9
200
IPP- Nhiên liệu khí lò cao.
8
Formosa Hà Tĩnh #10
150
IPP – Nhiên liệu than.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 2414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020”