Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 24/2006/QĐ-BKHCN

NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2006

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010”

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định só 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010”;

Xét đề nghị của các Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật, Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên và Vụ Kế hoạch-Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trìnhKH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010″.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước” và Quyết định số 08/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về Phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước”.

Điều 3. c Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chủ nhiệm các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Tiến

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNHKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2006

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CHƯƠNG I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng cho việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 (sau đây gọi là Chương trình) để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thông qua xét chọn (sau đây gọi là tuyển chọn, xét chọn) thực hiện trong kế hoạch của Chương trình.

Các nhiệm vụ thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội về lý luận chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì xác định; các nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này.

2. Trong quy định này, các nhiệm vụ KH&CN bao gồm:

a) Đề tài nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn (sau đây gọi chung là Đề tài) là vấn đề khoa học, công nghệ cần được nghiên cứu để nắm được bản chất, nguyên lý, tìm ra giải pháp, tạo ra công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu cụ thể của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đề tài đưa ra tuyển chọn, xét chọn được xác định tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm.

b) Dự án sản xuất thử nghiệm (Dự án SXTN) là vấn đề công nghệ cần tiếp tục hoàn thiện, thích nghi để tạo ra sản phẩm cụ thể đáp ứng nhu cầu thị trường và có hiệu quả cao về kinh tế – xã hội. Dự án SXTN đưa ra xét chọn được xác định tên, mục tiêu và yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đối với sản phẩm.

Điều 2. Căn cứ để xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Quyết định 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2. Mục tiêu, nội dung chủ yếu, kết quả dự kiến và Thuyết minh Tổng quát của Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

3. Yêu cầu đột xuất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với ngành khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp bách của đất nước (nếu có).

Điều 3. Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN

1. Số lượng các nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho quản lý, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội phải bảo đảm tỷ lệ phù hợp với đặc thù của từng Chương trình đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

2. Yêu cầu đối với Đề tài

a) Giá trị thực tiễn:

– Trực tiếp hoặc góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòngmà khả năng của một ngành, một tỉnh, thành phố không tự giải quyết được;

– Tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tác động lớn đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật, vùng kinh tế trọng điểm;

– Tạo tiền đề cho việc hình thành ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.

b) Giá trị khoa học, công nghệ:

– Giải quyết được những vấn đề khoa học, công nghệ mới ở mức đạt hoặc tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực hoặc quốc tế;

– Góp phần nâng cao năng lực KH&CN của đất nước (đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, hình thành tập thể khoa học công nghệ mạnh).

c) Tính khả thi:

– Các tổ chức KH&CN trong nước có đủ năng lực để giải quyết được trong khoảng thời gian không quá 3 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định;

– Có khả năng huy động sự tham gia của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, các nhà khoa học-công nghệ trong nước và từ nước ngoài.

3. Yêu cầu đối với dự án SXTN

a) Yêu cầu về công nghệ:

– Có tính mới, tính tiên tiến so với công nghệ đang có ở Việt Nam, có khả năng thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài;

– Có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành, lĩnh vực sản xuất khi được áp dụng rộng rãi.

b)Tính khả thi và hiệu quả kinh tế-xã hội:

– Có thị trường tiêu thụ sản phẩm (thuyết minh rõ về khả năng thị trường tiêu thụ, phương thức chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm của dự án);

– Có khả năng huy động nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất từ các nguồn khác nhau để thực hiện dự án;

– Sản phẩm của dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế -xã hội của đất nước (tạo ngành nghề mới, tăng thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng).

c) Công nghệ được sử dụng đảm bảo tính hợp pháp và có xuất xứ từ một trong các nguồn sau:

– Kết quả của các đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị áp dụng;

– Sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng KHCN;

– Kết quả KH&CN từ nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định công nhận.

Điều 4. Trình tự xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Việc xác định nhiệm vụ KH&CN được thực hiện qua các bước:

a) Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi là Danh mục sơ bộ) theo Điều 5 Quy định này.

b) Các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở Danh mục sơ bộ và theo các điều 6, 7 và 8 của Quy định này.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình để tiến hành tuyển chọn, xét chọn trên cơ sở kết quả làm việc của các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN và ý kiến của cáccơ quan liên quan.

2. Việc xác định nhiệm vụ được bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 của hai năm trước năm kế hoạch và hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 của năm trước liền kề năm kế hoạch.

CHƯƠNG II.TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 5. Xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN

1. Danh mục sơ bộ bao gồm các đề tài, dự án SXTN theo chuyên ngành khoa học, được xác định theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quy định này.

2. Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN:

a) Thông qua Văn phòng các chương trình hoặc làm việc trực tiếp (trong trường hợp cần thiết) để đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91, doanh nghiệp có liên quan xác định danh mục tổng hợp các vấn đề KH&CN cần thực hiện (Phụ lục III: Biểu A3-THDX) đối với Chương trình, bao gồm:

– Đề xuất về các nhu cầu cần nghiên cứu (Phụ lục I: Biểu A1-PĐXNC) đối với các vấn đề còn chưa rõ về loại hình nhiệm vụ KH&CN cụ thể (đề tài, dự án SXTN);

– Đề xuất về các đề tài (Phụlục II: Biểu A2-PĐXĐT);

– Đề xuất về các dự án SXTN (Phụ lục IIA: Biểu A2a-ĐXDA).

b) Tổ chức lấy ý kiến đề xuất nhiệm vụ từ một số viện nghiên cứu, trường đại học hoặc các chuyên gia đầu ngành trong trường hợp cần thiết.

c) Lựa chọn kết quả nghiên cứu từ các nhiệm vụ KH&CN các chương trình KH&CN cấp nhà nước đã được đánh giá có tính khả thi cho việc triển khai thực hiện tiếp theo;

d) Trên cơ sở kết quả tổng hợp nhu cầu của quản lý, sản xuất và đời sống, kết quả nghiên cứu đã xác định, đề xuất nhiệm vụ từ cơ sởquy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này và đối chiếu với căn cứ, yêu cầu quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quy định này, tổ chức các nhóm chuyên gia bao gồm các nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp để hình thành các nhiệm vụ KH&CN (Phụ lục II: Biểu A2-PĐXĐT cho các đề tài và Phụ lục III: Biểu A3-PĐXDA cho các dự án sản xuất thử nghiệm);

đ) Xử lý, tổng hợp các kết quả làm việc của các nhóm chuyên gia để xây dựng thành Danh mục sơ bộ (Phụ lục IV:Biểu A4-DMSB).

3. Việc xây dựng Danh mục sơ bộ phải được hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 của 2 năm trước năm kế hoạch.

Điều 6. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

1.Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi là Hội đồng) được thành lập theo chuyên ngành khoa học của Chương trình để tư vấn cho Ban chủ nhiệm Chương trình trong việc xác định các nhiệm vụ KH&CN đưa ra tuyển chọn, xét chọn.

2. Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ban chủ nhiệm Chương trình.

3. Thành viên của Hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học được giao tư vấn, và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn, thuộc các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu của Chương trình.

4. Hội đồng có từ 9 đến 15 người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Một thành viên của Ban chủ nhiệm Chương trình là thành viên đương nhiên của Hội đồng. Ngoài thành viên đương nhiên, cơ cấu Hội đồng gồm:

– 1/2 là các nhà nghiên cứu KH&CN thuộc chuyên ngành khoa học có liên quan, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn;

– 1/2 là các nhà quản lý thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, Bộ – ngành, Tổng công ty, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu của Chương trình.

5. Việc thành lập các Hội đồng được hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của 2 năm trước năm kế hoạch.

Điều 7. Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Hội đồng làm việc trên cơ sở các tài liệu do Ban chủ nhiệm chương trình cung cấp, được gửi đến các thành viên Hội đồng ít nhất 5 ngày trước phiên họp Hội đồng. Tài liệu gồm:

– Quyết định 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010;

– Mục tiêu, nội dung chủ yếu, kết quả dự kiến và Thuyết minh Tổng quát của Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

– Danh mục sơ bộ Quy định tại Điều 5 Quy định này;

– Bản Quy định này;

– Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).

2. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.

3. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các Phiên họp của Hội đồng, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.

4. Các phiên họp Hội đồngdo Văn phòng các Chương trình phối hợp với Ban chủ nhiệm chương trình chuẩn bị và tổ chức.

Điều 8. Trình tự, nội dung và kết quả làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng xác định nhiệm vụ thông qua 02 kỳ họp:

a) Kỳ họp thứ nhất: Xác định Danh mục nhiệm vụ KH&CN ;

b) Kỳ họp thứ hai:Hoàn thiện Danh mục nhiệm vụ KH&CN theo mẫu quy định (Phụ lục IX: Biểu A9-DMTC).

2.Nội dung Kỳ họp thứ nhất:

a) Hội đồng thảo luận, phân tích từng nhiệm vụ trong Danh mục sơ bộ theo các yêu cầu và tiêu chí nêu tại Điều 3 Quy định này.

b) Thành viên Hội đồng đánh giá từng nhiệm vụ theo mẫu phiếu quy định (Phụ lục V: Biểu A5-PĐG). Phiếu hợp lệ là phiếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã hướng dẫn trên phiếu.

c) Hội đồng cử 01 thành viên làm thư ký khoa học có nhiệm vụ ghi chép các ý kiến thảo luận và lập Biên bản các phiên họp của Hội đồng. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu, gồm 03 thành viên, trong đó có 1 Trưởng ban. Kết quả kiểm phiếu được tổng hợp theo Phụ lục VI: Biểu A6-BBKP

d) Trên cơ sở kết quả làm việc của Ban kiểm phiểu Hội đồng xác định danh mục các nhiệm vụ KH&CN theo thứ tự ưu tiên. Nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng đề nghị đưa vào Danh mục phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tại phiên họp bỏ phiếu “đề nghị thực hiện” và số thành viên này bảo đảm không ít hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng. Thứ tự ưu tiên đối với các nhiệm vụ được sắp xếp dựa trên số lượng phiếu “đề nghị thực hiện”. Trường hợp các nhiệm vụ có số phiếu đề nghị bằng nhau, Hội đồng thống nhất theo nguyên tắc biểu quyết trực tiếp để xếp thứ tự ưu tiên.

đ) Hội đồng phân công 02 thành viên am hiểu sâu chuyên môn làm phản biện cho từng nhiệm vụ trong Danh mục Quy định tại điểm d khoản này. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng kiến nghị Ban chủ nhiệm chương trình mời các phản biện không phải là thành viên Hội đồng. Phản biện có trách nhiệm hoàn thiện từng nhiệm vụ theo mẫu quy định (Phụ lục VII: Biểu A7-PPB) để đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 2, cụ thể:

– Đối với Đề tài: xác định chính xác tên, định hướng mục tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm.

– Đối với Dự án SXTN: xác định chính xác tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cần đạt của sản phẩm.

Hội đồng thống nhất thời gian và địa điểm của kỳ họp thứ 2.

3. Nội dung Kỳ họp thứ hai:

a) Các thành viên phản biện trình bày ý kiến về các nhiệm vụ được phân công theo Quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.

b) Hội đồng thảo luận, góp ý và biểu quyết thông qua kết luận của Hội đồng cho từng nhiệm vụ theo nguyên tắc quá bán.

c) Thư ký khoa học lập Biên bản làm việc của Hội đồng (Phụ lục VIII: Biểu A8-BBHĐ) kèm theo Danh mục nhiệm vụ KH&CN đã được Hội đồng thông qua (Phụ lục IX: Biểu A9-DMTC).

d) Hội đồng kiến nghị về phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc xét chọn), phương án tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ KH&CN nêu tại Điểm c Khoản này, kể cả việc mời chuyên gia quốc tế, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài cùng tham gia nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ.

4. Danh mục nhiệm vụ KH&CN phải được Hội đồng hoàn thành trước ngày 20/02 của năm trước năm kế hoạch.

Điều 9. Phê duyệt và công bố Danh mục nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình

1. Ban chủ nhiệm Chương trình tổng hợp và hoàn thiện Danh mục nhiệm vụ KH&CN do các Hội đồng đề xuất (theo Phụ lục X: Biểu A10-THDMTC) trình Bộ Khoa học và Công nghệ (trước ngày 28/02 của năm trước năm kế hoạch).

2. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt theo trình tự sau:

a) Rà soát các nhiệm vụ KH&CN trong Danh mục để tránh sự trùng lặp với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai thực hiện, các nhiệm vụ KH&CN của các Chương trình liên quan.

b) Tham khảo ý kiến các Bộ, ngành, Cơ quan có liên quan về các nhiệm vụ KH&CN trong Danh mục thuộc các Chương trình.

c) Thẩm định sự phù hợp của các nhiệm vụ với các căn cứ quy định tại Điều 2 và sự đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 3 Quy định này. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài hoặc thành lập Hội đồng khác để tư vấn.

d) Phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KH&CN để đưa ra tuyển chọn, xét chọn.

3. Ban chủ nhiệm Chương trình thông báo tuyển chọn, xét chọn theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện trong năm kế hoạch tiếp theo (trước 31/3 của năm trước năm kế hoạch).

CHƯƠNG III.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10.Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy định

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Ban chủ nhiệm Chương trình, các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Văn phòng quản lý các Chương trình và các đơn vị có liên quan thực hiện Quy định này.

Điều 11.Vận dụng Quy định

Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng Quy định này để xây dựng, trình cấp quản lý có thẩm quyền ban hành Quy định về xác định nhiệm vụ KH&CN và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trong phạm vi quản lý của mình.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Tiến

Thuộc tính văn bản
Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010”
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 24/2006/QĐ-BKHCN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Lê Đình Tiến
Ngày ban hành: 30/11/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 24/2006/QĐ-BKHCN

NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2006

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010”

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định só 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010”;

Xét đề nghị của các Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật, Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên và Vụ Kế hoạch-Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trìnhKH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010″.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước” và Quyết định số 08/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về Phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước”.

Điều 3. c Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chủ nhiệm các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Tiến

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNHKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2006

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CHƯƠNG I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng cho việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 (sau đây gọi là Chương trình) để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thông qua xét chọn (sau đây gọi là tuyển chọn, xét chọn) thực hiện trong kế hoạch của Chương trình.

Các nhiệm vụ thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội về lý luận chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì xác định; các nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này.

2. Trong quy định này, các nhiệm vụ KH&CN bao gồm:

a) Đề tài nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn (sau đây gọi chung là Đề tài) là vấn đề khoa học, công nghệ cần được nghiên cứu để nắm được bản chất, nguyên lý, tìm ra giải pháp, tạo ra công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu cụ thể của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đề tài đưa ra tuyển chọn, xét chọn được xác định tên, định hướng mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm.

b) Dự án sản xuất thử nghiệm (Dự án SXTN) là vấn đề công nghệ cần tiếp tục hoàn thiện, thích nghi để tạo ra sản phẩm cụ thể đáp ứng nhu cầu thị trường và có hiệu quả cao về kinh tế – xã hội. Dự án SXTN đưa ra xét chọn được xác định tên, mục tiêu và yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đối với sản phẩm.

Điều 2. Căn cứ để xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Quyết định 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010.

2. Mục tiêu, nội dung chủ yếu, kết quả dự kiến và Thuyết minh Tổng quát của Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

3. Yêu cầu đột xuất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với ngành khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp bách của đất nước (nếu có).

Điều 3. Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN

1. Số lượng các nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho quản lý, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội phải bảo đảm tỷ lệ phù hợp với đặc thù của từng Chương trình đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

2. Yêu cầu đối với Đề tài

a) Giá trị thực tiễn:

– Trực tiếp hoặc góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòngmà khả năng của một ngành, một tỉnh, thành phố không tự giải quyết được;

– Tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tác động lớn đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật, vùng kinh tế trọng điểm;

– Tạo tiền đề cho việc hình thành ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.

b) Giá trị khoa học, công nghệ:

– Giải quyết được những vấn đề khoa học, công nghệ mới ở mức đạt hoặc tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực hoặc quốc tế;

– Góp phần nâng cao năng lực KH&CN của đất nước (đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, hình thành tập thể khoa học công nghệ mạnh).

c) Tính khả thi:

– Các tổ chức KH&CN trong nước có đủ năng lực để giải quyết được trong khoảng thời gian không quá 3 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định;

– Có khả năng huy động sự tham gia của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, các nhà khoa học-công nghệ trong nước và từ nước ngoài.

3. Yêu cầu đối với dự án SXTN

a) Yêu cầu về công nghệ:

– Có tính mới, tính tiên tiến so với công nghệ đang có ở Việt Nam, có khả năng thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài;

– Có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành, lĩnh vực sản xuất khi được áp dụng rộng rãi.

b)Tính khả thi và hiệu quả kinh tế-xã hội:

– Có thị trường tiêu thụ sản phẩm (thuyết minh rõ về khả năng thị trường tiêu thụ, phương thức chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm của dự án);

– Có khả năng huy động nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất từ các nguồn khác nhau để thực hiện dự án;

– Sản phẩm của dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế -xã hội của đất nước (tạo ngành nghề mới, tăng thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng).

c) Công nghệ được sử dụng đảm bảo tính hợp pháp và có xuất xứ từ một trong các nguồn sau:

– Kết quả của các đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị áp dụng;

– Sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng KHCN;

– Kết quả KH&CN từ nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định công nhận.

Điều 4. Trình tự xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Việc xác định nhiệm vụ KH&CN được thực hiện qua các bước:

a) Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi là Danh mục sơ bộ) theo Điều 5 Quy định này.

b) Các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở Danh mục sơ bộ và theo các điều 6, 7 và 8 của Quy định này.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Danh mục nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình để tiến hành tuyển chọn, xét chọn trên cơ sở kết quả làm việc của các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN và ý kiến của cáccơ quan liên quan.

2. Việc xác định nhiệm vụ được bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 của hai năm trước năm kế hoạch và hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 của năm trước liền kề năm kế hoạch.

CHƯƠNG II.TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 5. Xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN

1. Danh mục sơ bộ bao gồm các đề tài, dự án SXTN theo chuyên ngành khoa học, được xác định theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quy định này.

2. Ban chủ nhiệm Chương trình tổ chức xây dựng Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ KH&CN:

a) Thông qua Văn phòng các chương trình hoặc làm việc trực tiếp (trong trường hợp cần thiết) để đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91, doanh nghiệp có liên quan xác định danh mục tổng hợp các vấn đề KH&CN cần thực hiện (Phụ lục III: Biểu A3-THDX) đối với Chương trình, bao gồm:

– Đề xuất về các nhu cầu cần nghiên cứu (Phụ lục I: Biểu A1-PĐXNC) đối với các vấn đề còn chưa rõ về loại hình nhiệm vụ KH&CN cụ thể (đề tài, dự án SXTN);

– Đề xuất về các đề tài (Phụlục II: Biểu A2-PĐXĐT);

– Đề xuất về các dự án SXTN (Phụ lục IIA: Biểu A2a-ĐXDA).

b) Tổ chức lấy ý kiến đề xuất nhiệm vụ từ một số viện nghiên cứu, trường đại học hoặc các chuyên gia đầu ngành trong trường hợp cần thiết.

c) Lựa chọn kết quả nghiên cứu từ các nhiệm vụ KH&CN các chương trình KH&CN cấp nhà nước đã được đánh giá có tính khả thi cho việc triển khai thực hiện tiếp theo;

d) Trên cơ sở kết quả tổng hợp nhu cầu của quản lý, sản xuất và đời sống, kết quả nghiên cứu đã xác định, đề xuất nhiệm vụ từ cơ sởquy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này và đối chiếu với căn cứ, yêu cầu quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quy định này, tổ chức các nhóm chuyên gia bao gồm các nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp để hình thành các nhiệm vụ KH&CN (Phụ lục II: Biểu A2-PĐXĐT cho các đề tài và Phụ lục III: Biểu A3-PĐXDA cho các dự án sản xuất thử nghiệm);

đ) Xử lý, tổng hợp các kết quả làm việc của các nhóm chuyên gia để xây dựng thành Danh mục sơ bộ (Phụ lục IV:Biểu A4-DMSB).

3. Việc xây dựng Danh mục sơ bộ phải được hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 của 2 năm trước năm kế hoạch.

Điều 6. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

1.Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi là Hội đồng) được thành lập theo chuyên ngành khoa học của Chương trình để tư vấn cho Ban chủ nhiệm Chương trình trong việc xác định các nhiệm vụ KH&CN đưa ra tuyển chọn, xét chọn.

2. Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ban chủ nhiệm Chương trình.

3. Thành viên của Hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học được giao tư vấn, và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn, thuộc các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu của Chương trình.

4. Hội đồng có từ 9 đến 15 người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Một thành viên của Ban chủ nhiệm Chương trình là thành viên đương nhiên của Hội đồng. Ngoài thành viên đương nhiên, cơ cấu Hội đồng gồm:

– 1/2 là các nhà nghiên cứu KH&CN thuộc chuyên ngành khoa học có liên quan, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn;

– 1/2 là các nhà quản lý thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, Bộ – ngành, Tổng công ty, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp dự kiến thụ hưởng kết quả nghiên cứu của Chương trình.

5. Việc thành lập các Hội đồng được hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của 2 năm trước năm kế hoạch.

Điều 7. Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

1. Hội đồng làm việc trên cơ sở các tài liệu do Ban chủ nhiệm chương trình cung cấp, được gửi đến các thành viên Hội đồng ít nhất 5 ngày trước phiên họp Hội đồng. Tài liệu gồm:

– Quyết định 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010;

– Mục tiêu, nội dung chủ yếu, kết quả dự kiến và Thuyết minh Tổng quát của Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

– Danh mục sơ bộ Quy định tại Điều 5 Quy định này;

– Bản Quy định này;

– Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).

2. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.

3. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các Phiên họp của Hội đồng, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.

4. Các phiên họp Hội đồngdo Văn phòng các Chương trình phối hợp với Ban chủ nhiệm chương trình chuẩn bị và tổ chức.

Điều 8. Trình tự, nội dung và kết quả làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng xác định nhiệm vụ thông qua 02 kỳ họp:

a) Kỳ họp thứ nhất: Xác định Danh mục nhiệm vụ KH&CN ;

b) Kỳ họp thứ hai:Hoàn thiện Danh mục nhiệm vụ KH&CN theo mẫu quy định (Phụ lục IX: Biểu A9-DMTC).

2.Nội dung Kỳ họp thứ nhất:

a) Hội đồng thảo luận, phân tích từng nhiệm vụ trong Danh mục sơ bộ theo các yêu cầu và tiêu chí nêu tại Điều 3 Quy định này.

b) Thành viên Hội đồng đánh giá từng nhiệm vụ theo mẫu phiếu quy định (Phụ lục V: Biểu A5-PĐG). Phiếu hợp lệ là phiếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã hướng dẫn trên phiếu.

c) Hội đồng cử 01 thành viên làm thư ký khoa học có nhiệm vụ ghi chép các ý kiến thảo luận và lập Biên bản các phiên họp của Hội đồng. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu, gồm 03 thành viên, trong đó có 1 Trưởng ban. Kết quả kiểm phiếu được tổng hợp theo Phụ lục VI: Biểu A6-BBKP

d) Trên cơ sở kết quả làm việc của Ban kiểm phiểu Hội đồng xác định danh mục các nhiệm vụ KH&CN theo thứ tự ưu tiên. Nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng đề nghị đưa vào Danh mục phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tại phiên họp bỏ phiếu “đề nghị thực hiện” và số thành viên này bảo đảm không ít hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng. Thứ tự ưu tiên đối với các nhiệm vụ được sắp xếp dựa trên số lượng phiếu “đề nghị thực hiện”. Trường hợp các nhiệm vụ có số phiếu đề nghị bằng nhau, Hội đồng thống nhất theo nguyên tắc biểu quyết trực tiếp để xếp thứ tự ưu tiên.

đ) Hội đồng phân công 02 thành viên am hiểu sâu chuyên môn làm phản biện cho từng nhiệm vụ trong Danh mục Quy định tại điểm d khoản này. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng kiến nghị Ban chủ nhiệm chương trình mời các phản biện không phải là thành viên Hội đồng. Phản biện có trách nhiệm hoàn thiện từng nhiệm vụ theo mẫu quy định (Phụ lục VII: Biểu A7-PPB) để đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 2, cụ thể:

– Đối với Đề tài: xác định chính xác tên, định hướng mục tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm.

– Đối với Dự án SXTN: xác định chính xác tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cần đạt của sản phẩm.

Hội đồng thống nhất thời gian và địa điểm của kỳ họp thứ 2.

3. Nội dung Kỳ họp thứ hai:

a) Các thành viên phản biện trình bày ý kiến về các nhiệm vụ được phân công theo Quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.

b) Hội đồng thảo luận, góp ý và biểu quyết thông qua kết luận của Hội đồng cho từng nhiệm vụ theo nguyên tắc quá bán.

c) Thư ký khoa học lập Biên bản làm việc của Hội đồng (Phụ lục VIII: Biểu A8-BBHĐ) kèm theo Danh mục nhiệm vụ KH&CN đã được Hội đồng thông qua (Phụ lục IX: Biểu A9-DMTC).

d) Hội đồng kiến nghị về phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc xét chọn), phương án tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ KH&CN nêu tại Điểm c Khoản này, kể cả việc mời chuyên gia quốc tế, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài cùng tham gia nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ.

4. Danh mục nhiệm vụ KH&CN phải được Hội đồng hoàn thành trước ngày 20/02 của năm trước năm kế hoạch.

Điều 9. Phê duyệt và công bố Danh mục nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình

1. Ban chủ nhiệm Chương trình tổng hợp và hoàn thiện Danh mục nhiệm vụ KH&CN do các Hội đồng đề xuất (theo Phụ lục X: Biểu A10-THDMTC) trình Bộ Khoa học và Công nghệ (trước ngày 28/02 của năm trước năm kế hoạch).

2. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt theo trình tự sau:

a) Rà soát các nhiệm vụ KH&CN trong Danh mục để tránh sự trùng lặp với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai thực hiện, các nhiệm vụ KH&CN của các Chương trình liên quan.

b) Tham khảo ý kiến các Bộ, ngành, Cơ quan có liên quan về các nhiệm vụ KH&CN trong Danh mục thuộc các Chương trình.

c) Thẩm định sự phù hợp của các nhiệm vụ với các căn cứ quy định tại Điều 2 và sự đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 3 Quy định này. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài hoặc thành lập Hội đồng khác để tư vấn.

d) Phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KH&CN để đưa ra tuyển chọn, xét chọn.

3. Ban chủ nhiệm Chương trình thông báo tuyển chọn, xét chọn theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện trong năm kế hoạch tiếp theo (trước 31/3 của năm trước năm kế hoạch).

CHƯƠNG III.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10.Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy định

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Ban chủ nhiệm Chương trình, các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Văn phòng quản lý các Chương trình và các đơn vị có liên quan thực hiện Quy định này.

Điều 11.Vận dụng Quy định

Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng Quy định này để xây dựng, trình cấp quản lý có thẩm quyền ban hành Quy định về xác định nhiệm vụ KH&CN và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trong phạm vi quản lý của mình.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Tiến

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010”