BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THỐNG ——–——
Số: 2384/QĐ-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-———————
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNG PHÒNG,
CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRONG TOÀN XÃ HỘI”
———————————————
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội” với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU:
Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người, để mọi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia công tác này.
Với các chỉ tiêu cụ thể:
1. Chỉ tiêu 1: Đến năm 2013 đạt 85% và năm 2015 đạt 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người được chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã).
2. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2013 đạt 75% và năm 2015 đạt 100% cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người.
3. Chỉ tiêu 3: Đến năm 2013, 100% cấp tỉnh có ít nhất 10 báo cáo viên, cấp huyện có ít nhất 05 báo cáo viên, cấp xã có ít nhất 10 tuyên truyền viên.
4. Chỉ tiêu 4: Đến năm 2013 đạt 70% và năm 2015 đạt 85% người dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người cũng như chính sách pháp luật có liên quan.
5. Chỉ tiêu 5: 100% phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính có kiến thức, kỹ năng viết và đưa tin về phòng, chống mua bán người.
6. Chỉ tiêu 6: Hàng năm, tỷ lệ số vụ người dân trình báo với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về các trường hợp có dấu hiệu phạm tội mua bán người tăng ít nhất 10% so với năm trước.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phạm vi thực hiện
Đề án được triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung tại các tỉnh, thành phố trọng điểm nơi có nhiều người đến sinh sống và làm việc, địa bàn các tỉnh giáp biên giới với nước bạn.
2. Đối tượng thụ hưởng
– Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, trong đó tập trung vào nhóm có nguy cơ cao bị mua bán và nạn nhân.
– Gia đình, người thân của nhóm đối tượng có nguy cơ cao, gia đình của những nạn nhân bị mua bán, nhóm chủ sử dụng lao động, các chủ nhà trọ…
– Các cơ quan thuộc các Bộ, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người.
3. Thời gian thực hiện đề án triển khai thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Tiểu đề án 1 “Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương”
1.1. Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.2. Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí và các bản, bộ, ngành, tổ chức khác có liên quan.
1.3. Hoạt động:
1.3.1. Kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; tình hình, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kết quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống mua bán người.
– Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong việc đẩy mạnh việc tuyên truyền các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo về phòng, chống mua bán người.
– Thực hiện tọa đàm, phóng sự, chuyên đề, quảng cáo trên truyền hình và Internet để tuyên truyền về tình hình phòng, chống mua bán người; tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong phòng, chống mua bán người cũng như những thủ đoạn, hậu quả tác hại và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người để người dân nâng cao nhận thức về loại tội phạm này.
– Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Tổ chức thi các tác phẩm báo chí xuất sắc về phòng chống mua bán người.
– Xây dựng phim tài liệu về hoạt động đấu tranh phòng, chống mua bán người để làm công cụ tuyên truyền.
– Các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết kế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh, dịch vụ tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo điểm bưu điện văn hóa xã tham gia thông tin, tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.
– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao lưu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông phòng, chống mua bán người.
1.3.2. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, các địa phương trọng điểm theo dõi mảng nội chính về các văn bản mới trong phòng, chống mua bán người; kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin về phòng, chống mua bán người.
2. Tiểu đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng”.
2.1. Cơ quan chủ trì: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2.2. Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và các bản, bộ, ngành, tổ chức khác có liên quan.
2.3. Nội dung hoạt động:
2.3.1. Xây dựng tài liệu truyền thông chung về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; phương thức, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kỹ năng ứng xử trong trường hợp có dấu hiệu về việc mua bán người dưới nhiều hình thức như băng rôn, khẩu hiệu, tờ gấp, tranh cổ động, sổ tay, sách hỏi đáp …
– Biên soạn tài liệu phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người. Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được biên soạn, in ấn và chuyển tới tất cả các xã, phường, thị trấn và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng cốt trên cả nước.
– Biên soạn tài liệu kiến thức, kỹ năng ứng xử trong phòng, chống mua bán người dành cho tuyên truyền viên tại cộng đồng.
– Biên soạn tờ rơi dành cho người dân cộng đồng về phương thức, âm mưu, thủ đoạn, hậu quả và biện pháp phòng ngừa và các tài liệu khác: băng zôn, áp phích, tranh cổ động, băng hình, băng đĩa.
2.3.2. Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống tội phạm mua bán người.
– Cấp thẻ báo cáo viên tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, huyện.
– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho báo cáo viên và tuyên truyền viên.
– Thiết lập và duy trì mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên. Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác truyền thông phòng, chống mua bán người.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức như gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp, cung cấp tài liệu; thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa, du lịch, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình khác.
– Tuyên truyền trong các thôn, bản, ấp, các cuộc sinh hoạt của các đoàn thể, trong trường học. Vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người.
– Thi sáng tác về chủ đề phòng, chống mua bán người, thi tuyên truyền viên giỏi phòng, chống mua bán người.
– Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cơ sở.
– Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm dành cho các nhóm đối tượng khác nhau
– Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, vay vốn, tạo việc làm.
– Tuyên truyền các vụ xét xử lưu động về tội mua bán người tại cộng đồng.
2.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.
– Tập huấn những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống mua bán người.
– Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người
– Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động và sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
2.3.5. Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tại các địa bàn trọng điểm về tội phạm mua bán người
– Duy trì và nhân rộng mô hình hiệu quả.
– Xây dựng mô hình mới “nhóm đồng đẳng” (tiếng nói của phụ nữ trong phòng, chống mua bán người).
– Tổ chức giao lưu mô hình và thăm quan học tập các mô hình phòng, chống mua bán người trong và ngoài nước.
– Vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để triển khai mô hình phòng ngừa tại cộng đồng.
2.3.6. Tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới.
– Tổ chức các chiến dịch truyền thông cộng đồng tại địa bàn trọng điểm trong nước.
– Tổ chức, tham gia các Hội thảo song phương và đa phương với các nước trong khu vực.
– Tổ chức chiến dịch truyền thông chung, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do Nhà nước cấp
Ngân sách được bố trí có mục tiêu của nhà nước đảm bảo 55 tỷ đồng, trong đó cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 10 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 45 tỷ đồng. Cụ thể 2 tiểu đề án:
– Tiểu đề án 1: Được bố trí có mục tiêu từ ngân sách nhà nước đảm bảo 15 tỷ đồng, trong đó, cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 4 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 11 tỷ đồng.
– Tiểu đề án 2: Được bố trí có mục tiêu từ ngân sách nhà nước đảm bảo 40 tỷ đồng, trong đó, cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 6 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 34 tỷ đồng.
(Có Kế hoạch hoạt động và kinh phí hàng năm kèm theo)
2. Kinh phí huy động và tài trợ từ các nguồn khác.
Ngân sách huy động và tài trợ khác: Từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nguồn ngân sách huy động và tài trợ sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chủ nhiệm Đề án 1
a) Trưởng ban: Đồng chí Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
b) Phó ban:Đồng chí Phó chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
c) Thành viên: Đại diện lãnh đạo cấp vụ, cục thuộc các bộ: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam
Trách nhiệm của Ban chủ nhiệm:
– Ban chủ nhiệm đề án xây dựng kế hoạch; xây dựng quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các thành viên và chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của đề án từ trung ương đến cơ sở sau khi đề án được phê duyệt.
– Định kỳ họp đánh giá kết quả hoạt động, trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động tiếp theo. Giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện đề án. Báo cáo kết quả hoạt động của Đề án theo quy định.
d) Cơ quan thường trực:
– Cơ quan thường trực của Đề án: Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiểu Đề án 1: Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiểu Đề án 2: Ban Chính sách – Luật pháp, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Bộ Thông tin truyền thông
– Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.
– Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính về các văn bản mới trong phòng, chống mua bán người; về kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin về phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các đề án của Chương trình.
– Chủ trì các cuộc họp, giao ban, tổng kết Đề án.
2.2. Trung ương Hội LHPN Việt Nam
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Chủ trì, nghiên cứu xây dựng tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện.
– Chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để đẩy mạnh tuyên truyền và vận động các hội viên, thanh thiếu niên và toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án.
2.3. Các bộ, ngành
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của Luật phòng, chống mua bán người và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015 để thực hiện các nội dung của đề án.
a) Bộ Tư pháp phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
b) Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới, biển và hải đảo tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người.
c) Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) phối hợp cung cấp thông tin; làm báo cáo viên và tuyên truyền viên; chỉ đạo công an các cấp phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông các vụ việc, pháp luật về mua bán người, các nội dung của Đề án.
d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài… nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trong các chương trình văn hóa, du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.
f) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tuyên truyền kiến thức, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.
g) Ủy Ban Dân tộc phối hợp xây dựng mô hình phòng, chống mua bán người cho đối tượng dân tộc thiểu số; chỉ đạo Bản Dân tộc triển khai các hoạt động về phòng, chống mua bán người; lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho đồng bào dân tộc thiểu số.
h) Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức các hoạt động đối ngoại có liên quan đến phòng, chống mua bán người và truyền thông chung giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
i) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp bố trí kinh phí thực hiện Đề án 1 theo cơ chế tài chính như đối với chương trình mục tiêu quốc gia.
k) Bộ Tài chính phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án 1 theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
l) Tòa án nhân dân Tối cao chỉ đạo tăng cường xét xử lưu động các vụ án về mua bán người tại cộng đồng, cung cấp thông tin về các phiên toà công khai cho báo chí.
m) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức thành viên:
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lồng ghép các hoạt động phòng, chống mua bán người với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người.
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho đoàn viên, hội viên; xây dựng mô hình truyền thông phòng, chống mua bán người cho đối tượng là nữ thanh niên.
– Hội Nông dân lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho hội viên; phối hợp xây dựng mô hình về phòng, chống mua bán người cho đối tượng là nông dân.
– Hội Cựu chiến binh chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho hội viên.
2.4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Căn cứ vào nội dung, mục tiêu của đề án; các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các quy định khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Đề án theo quy định của pháp luật và Quyết định 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để thực hiện tốt các hoạt động của Đề án.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp đưa nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống mua bán người thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương
3. Giám sát, đánh giá thực hiện Đề án.
Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án, tiểu Đề án. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án. Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong Chương trình tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá việc thực hiện các Đề án, tiểu Đề án của Chương trình hành động.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c); – Ban Tuyên giáo TW; – Các Bộ, ngành có liên quan; – UBKT Quốc hội; UBNS Quốc hội; – Kiểm toán Nhà nước; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 130/CP; – Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ TTTT; – Lưu: VT, CBC, VH100.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
|
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THỐNG ——–——
Số: 2384/QĐ-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-———————
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNG PHÒNG,
CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRONG TOÀN XÃ HỘI”
———————————————
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người trong toàn xã hội” với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU:
Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người, để mọi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia công tác này.
Với các chỉ tiêu cụ thể:
1. Chỉ tiêu 1: Đến năm 2013 đạt 85% và năm 2015 đạt 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người được chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã).
2. Chỉ tiêu 2: Đến năm 2013 đạt 75% và năm 2015 đạt 100% cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách pháp luật phòng, chống tội phạm mua bán người.
3. Chỉ tiêu 3: Đến năm 2013, 100% cấp tỉnh có ít nhất 10 báo cáo viên, cấp huyện có ít nhất 05 báo cáo viên, cấp xã có ít nhất 10 tuyên truyền viên.
4. Chỉ tiêu 4: Đến năm 2013 đạt 70% và năm 2015 đạt 85% người dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người cũng như chính sách pháp luật có liên quan.
5. Chỉ tiêu 5: 100% phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính có kiến thức, kỹ năng viết và đưa tin về phòng, chống mua bán người.
6. Chỉ tiêu 6: Hàng năm, tỷ lệ số vụ người dân trình báo với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về các trường hợp có dấu hiệu phạm tội mua bán người tăng ít nhất 10% so với năm trước.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phạm vi thực hiện
Đề án được triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung tại các tỉnh, thành phố trọng điểm nơi có nhiều người đến sinh sống và làm việc, địa bàn các tỉnh giáp biên giới với nước bạn.
2. Đối tượng thụ hưởng
– Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, trong đó tập trung vào nhóm có nguy cơ cao bị mua bán và nạn nhân.
– Gia đình, người thân của nhóm đối tượng có nguy cơ cao, gia đình của những nạn nhân bị mua bán, nhóm chủ sử dụng lao động, các chủ nhà trọ…
– Các cơ quan thuộc các Bộ, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người.
3. Thời gian thực hiện đề án triển khai thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Tiểu đề án 1 “Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương”
1.1. Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.2. Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí và các bản, bộ, ngành, tổ chức khác có liên quan.
1.3. Hoạt động:
1.3.1. Kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; tình hình, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kết quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống mua bán người.
– Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong việc đẩy mạnh việc tuyên truyền các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo về phòng, chống mua bán người.
– Thực hiện tọa đàm, phóng sự, chuyên đề, quảng cáo trên truyền hình và Internet để tuyên truyền về tình hình phòng, chống mua bán người; tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong phòng, chống mua bán người cũng như những thủ đoạn, hậu quả tác hại và cách thức phòng, chống tội phạm mua bán người để người dân nâng cao nhận thức về loại tội phạm này.
– Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Tổ chức thi các tác phẩm báo chí xuất sắc về phòng chống mua bán người.
– Xây dựng phim tài liệu về hoạt động đấu tranh phòng, chống mua bán người để làm công cụ tuyên truyền.
– Các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết kế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh, dịch vụ tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo điểm bưu điện văn hóa xã tham gia thông tin, tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.
– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao lưu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông phòng, chống mua bán người.
1.3.2. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, các địa phương trọng điểm theo dõi mảng nội chính về các văn bản mới trong phòng, chống mua bán người; kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin về phòng, chống mua bán người.
2. Tiểu đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua bán người qua các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng”.
2.1. Cơ quan chủ trì: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2.2. Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và các bản, bộ, ngành, tổ chức khác có liên quan.
2.3. Nội dung hoạt động:
2.3.1. Xây dựng tài liệu truyền thông chung về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; phương thức, thủ đoạn và hậu quả, tác hại của tội phạm mua bán người; các biện pháp phòng ngừa; kỹ năng ứng xử trong trường hợp có dấu hiệu về việc mua bán người dưới nhiều hình thức như băng rôn, khẩu hiệu, tờ gấp, tranh cổ động, sổ tay, sách hỏi đáp …
– Biên soạn tài liệu phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người. Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được biên soạn, in ấn và chuyển tới tất cả các xã, phường, thị trấn và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng cốt trên cả nước.
– Biên soạn tài liệu kiến thức, kỹ năng ứng xử trong phòng, chống mua bán người dành cho tuyên truyền viên tại cộng đồng.
– Biên soạn tờ rơi dành cho người dân cộng đồng về phương thức, âm mưu, thủ đoạn, hậu quả và biện pháp phòng ngừa và các tài liệu khác: băng zôn, áp phích, tranh cổ động, băng hình, băng đĩa.
2.3.2. Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống tội phạm mua bán người.
– Cấp thẻ báo cáo viên tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, huyện.
– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho báo cáo viên và tuyên truyền viên.
– Thiết lập và duy trì mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên. Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác truyền thông phòng, chống mua bán người.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức như gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp, cung cấp tài liệu; thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục; hoạt động văn hóa, du lịch, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình khác.
– Tuyên truyền trong các thôn, bản, ấp, các cuộc sinh hoạt của các đoàn thể, trong trường học. Vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người.
– Thi sáng tác về chủ đề phòng, chống mua bán người, thi tuyên truyền viên giỏi phòng, chống mua bán người.
– Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cơ sở.
– Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm dành cho các nhóm đối tượng khác nhau
– Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, vay vốn, tạo việc làm.
– Tuyên truyền các vụ xét xử lưu động về tội mua bán người tại cộng đồng.
2.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.
– Tập huấn những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống mua bán người.
– Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người
– Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động và sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
2.3.5. Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tại các địa bàn trọng điểm về tội phạm mua bán người
– Duy trì và nhân rộng mô hình hiệu quả.
– Xây dựng mô hình mới “nhóm đồng đẳng” (tiếng nói của phụ nữ trong phòng, chống mua bán người).
– Tổ chức giao lưu mô hình và thăm quan học tập các mô hình phòng, chống mua bán người trong và ngoài nước.
– Vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để triển khai mô hình phòng ngừa tại cộng đồng.
2.3.6. Tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới.
– Tổ chức các chiến dịch truyền thông cộng đồng tại địa bàn trọng điểm trong nước.
– Tổ chức, tham gia các Hội thảo song phương và đa phương với các nước trong khu vực.
– Tổ chức chiến dịch truyền thông chung, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do Nhà nước cấp
Ngân sách được bố trí có mục tiêu của nhà nước đảm bảo 55 tỷ đồng, trong đó cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 10 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 45 tỷ đồng. Cụ thể 2 tiểu đề án:
– Tiểu đề án 1: Được bố trí có mục tiêu từ ngân sách nhà nước đảm bảo 15 tỷ đồng, trong đó, cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 4 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 11 tỷ đồng.
– Tiểu đề án 2: Được bố trí có mục tiêu từ ngân sách nhà nước đảm bảo 40 tỷ đồng, trong đó, cấp cho các Bộ, ngành Trung ương 6 tỷ đồng và hỗ trợ địa phương 34 tỷ đồng.
(Có Kế hoạch hoạt động và kinh phí hàng năm kèm theo)
2. Kinh phí huy động và tài trợ từ các nguồn khác.
Ngân sách huy động và tài trợ khác: Từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nguồn ngân sách huy động và tài trợ sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chủ nhiệm Đề án 1
a) Trưởng ban: Đồng chí Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
b) Phó ban:Đồng chí Phó chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
c) Thành viên: Đại diện lãnh đạo cấp vụ, cục thuộc các bộ: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam
Trách nhiệm của Ban chủ nhiệm:
– Ban chủ nhiệm đề án xây dựng kế hoạch; xây dựng quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các thành viên và chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của đề án từ trung ương đến cơ sở sau khi đề án được phê duyệt.
– Định kỳ họp đánh giá kết quả hoạt động, trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động tiếp theo. Giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện đề án. Báo cáo kết quả hoạt động của Đề án theo quy định.
d) Cơ quan thường trực:
– Cơ quan thường trực của Đề án: Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiểu Đề án 1: Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiểu Đề án 2: Ban Chính sách – Luật pháp, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Bộ Thông tin truyền thông
– Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.
– Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương theo dõi mảng nội chính về các văn bản mới trong phòng, chống mua bán người; về kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin về phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các đề án của Chương trình.
– Chủ trì các cuộc họp, giao ban, tổng kết Đề án.
2.2. Trung ương Hội LHPN Việt Nam
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Chủ trì, nghiên cứu xây dựng tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện.
– Chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để đẩy mạnh tuyên truyền và vận động các hội viên, thanh thiếu niên và toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư phòng, chống mua bán người.
– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án.
2.3. Các bộ, ngành
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của Luật phòng, chống mua bán người và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015 để thực hiện các nội dung của đề án.
a) Bộ Tư pháp phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
b) Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới, biển và hải đảo tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người.
c) Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) phối hợp cung cấp thông tin; làm báo cáo viên và tuyên truyền viên; chỉ đạo công an các cấp phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông các vụ việc, pháp luật về mua bán người, các nội dung của Đề án.
d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài… nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trong các chương trình văn hóa, du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.
f) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tuyên truyền kiến thức, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.
g) Ủy Ban Dân tộc phối hợp xây dựng mô hình phòng, chống mua bán người cho đối tượng dân tộc thiểu số; chỉ đạo Bản Dân tộc triển khai các hoạt động về phòng, chống mua bán người; lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho đồng bào dân tộc thiểu số.
h) Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức các hoạt động đối ngoại có liên quan đến phòng, chống mua bán người và truyền thông chung giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
i) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp bố trí kinh phí thực hiện Đề án 1 theo cơ chế tài chính như đối với chương trình mục tiêu quốc gia.
k) Bộ Tài chính phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án 1 theo cơ chế tài chính chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
l) Tòa án nhân dân Tối cao chỉ đạo tăng cường xét xử lưu động các vụ án về mua bán người tại cộng đồng, cung cấp thông tin về các phiên toà công khai cho báo chí.
m) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức thành viên:
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lồng ghép các hoạt động phòng, chống mua bán người với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người.
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho đoàn viên, hội viên; xây dựng mô hình truyền thông phòng, chống mua bán người cho đối tượng là nữ thanh niên.
– Hội Nông dân lồng ghép tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho hội viên; phối hợp xây dựng mô hình về phòng, chống mua bán người cho đối tượng là nông dân.
– Hội Cựu chiến binh chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người cho hội viên.
2.4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Căn cứ vào nội dung, mục tiêu của đề án; các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các quy định khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Đề án theo quy định của pháp luật và Quyết định 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để thực hiện tốt các hoạt động của Đề án.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp đưa nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống mua bán người thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương
3. Giám sát, đánh giá thực hiện Đề án.
Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án, tiểu Đề án. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án. Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong Chương trình tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá việc thực hiện các Đề án, tiểu Đề án của Chương trình hành động.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c); – Ban Tuyên giáo TW; – Các Bộ, ngành có liên quan; – UBKT Quốc hội; UBNS Quốc hội; – Kiểm toán Nhà nước; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 130/CP; – Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ TTTT; – Lưu: VT, CBC, VH100.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
|
Reviews
There are no reviews yet.