Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục Dự án ”Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long yêu cầu tài trợ ODA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 237/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Danh mục Dự án ”Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

đồng bằng sông Cửu Long”yêu cầu tài trợ ODA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứNghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 375 BKH/KTĐN ngày 18 tháng 01 năm 2007, của Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 7444/BGTVT-KHĐT ngày 28 tháng 11 năm 2006 và ý kiến của các cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long”với những nội dung sau đây:

1. Tên Dự án và nhà tài trợ: “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc thông qua tổ chức AusAID (Dự án WB5). Phạm vi nghiên cứu của Dự án tại 13 tỉnh, thành phố: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.

2. Cơ quan chủ quản Dự án:

– Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án đối với Hợp phần A: các tuyến quốc lộ 53, 54 và 91; Hợp phần B: hành lang các tuyến đường thuỷ quốc gia và Hợp phần D: hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh.

– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Dự án là cơ quan chủ quản đối với Hợp phần C: các tuyến tỉnh lộ và đường thuỷ địa phương.

3. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:

– Mục tiêu: Dự án WB5 nhằm cải thiện hệ thống giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ và đường thuỷ then chốt; giảm các chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, các đầu mối xuất khẩu và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và xoá đói, giảm nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

– Nội dung và kết quả chủ yếu:

+ Hợp phần A: nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ 53, 54 và 91 cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp II, cấp III và cấp IV đồng bằng; xây dựng lại mặt đường bằng 2 lớp bê tông nhựa nóng trên lớp móng cấp phối đá dăm; thay thế các cầu trên tuyến bằng cầu dầm bê tông cốt thép ứng suất trước, phù hợp với bề rộng của đường; cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước để đáp ứng yêu cầu thoát nước;

+ Hợp phần B: đầu tư nạo vét, nâng cấp hai hành lang đường thuỷ quốc gia: hành lang phía Bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; hành lang duyên hải phía Nam, đoạn Gia Rai – Bạc Liêu – Đại Ngải đạt tiêu chuẩn cấp III. Xây dựng các công trình bảo vệ bờ; lắp đặt phao tiêu báo hiệu, trụ đèn và trụ tháp; nâng cấp các cầu hiện hữu bằng cầu dầm bê tông cốt thép;

+ Hợp phần C: nâng cấp 205,25 km tỉnh lộ; cải tạo một số tuyến đường thuỷ địa phương và bến bốc xếp;

+ Hợp phần D: hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh (hỗ trợ chung cho các cơ quan quản lý và dịch vụ kiểm toán Dự án).

4. Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2013.

5. Dự kiến hạn mức, loại vốn ODA của Dự án: tổng mức đầu tư khoảng 312,02 triệu USD, trong đó:

– Vay vốn WB: 207,66 triệu USD.

– Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc: 25 triệu USD.

– Vốn đối ứng của Chính phủ: 79,36 triệu USD.

6. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước: nguồn vốn vay ưu đãi WB, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Cơ chế tài chính cấp phát từ ngân sách nhà nước, phù hợp với Luật Ngân sách.

Điều 2. Giao Bộ Giao thông vận tải:

– Tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, hoàn chỉnh Dự án, quyết định đầu tư Dự án theo đúng các quy định hiện hành và thoả thuận với nhà tài trợ.

– Thực hiện nhiệm vụ điều phối chung dự án và quản lý dự án theo quy định hiện hành.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan phê duyệt văn kiện Dự án theo quy định hiện hành để làm cơ sở đàm phán với nhà tài trợ huy động vốn vay và viện trợ không hoàn lại cho Dự án. Văn kiện Dự án cần làm rõ nội dung, các kết quả dự kiến của Dự án và cơ chế điều phối thực hiện Dự án, đồng thời tránh chồng chéo và lặp lại các hoạt động ở các Dự án khác, gây lãng phí nguồn vốn ODA.

Điều 3. Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận viện trợ không hoàn lại (đồng tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới) của Chính phủ Úc cho Dự án.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành đàm phán Hiệp định tín dụng và các Hiệp định tài trợ của Dự án theo quy định hiện hành.

Điều 5. Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án giải quyết các thủ tục, công việc liên quan, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của Dự án.

Điều 6. Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện các Hợp phần dự án ở địa phương mình phù hợp với cơ chế thực hiện dự án; tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17 tháng 10năm 2006 và quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ Dự án.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Dự án; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, PTT Nguyễn Sinh Hùng;

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng,

Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Tài Nguyên và Môi trường;

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– UBND các tỉnh tham gia Dự án;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Ban QLDA1;

– VPCP:BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý,

Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Xuân Phúc,

Website Chính phủ, các Vụ: KTTH, QHQT,

ĐP, TH, TTBC, NC, NN,

– Lưu: Văn thư, CN (3). A.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục Dự án ”Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long” yêu cầu tài trợ ODA
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 237/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 14/02/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Giao thông
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 237/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Danh mục Dự án ”Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

đồng bằng sông Cửu Long”yêu cầu tài trợ ODA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứNghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 375 BKH/KTĐN ngày 18 tháng 01 năm 2007, của Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 7444/BGTVT-KHĐT ngày 28 tháng 11 năm 2006 và ý kiến của các cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long”với những nội dung sau đây:

1. Tên Dự án và nhà tài trợ: “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc thông qua tổ chức AusAID (Dự án WB5). Phạm vi nghiên cứu của Dự án tại 13 tỉnh, thành phố: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.

2. Cơ quan chủ quản Dự án:

– Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản Dự án đối với Hợp phần A: các tuyến quốc lộ 53, 54 và 91; Hợp phần B: hành lang các tuyến đường thuỷ quốc gia và Hợp phần D: hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh.

– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Dự án là cơ quan chủ quản đối với Hợp phần C: các tuyến tỉnh lộ và đường thuỷ địa phương.

3. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:

– Mục tiêu: Dự án WB5 nhằm cải thiện hệ thống giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ và đường thuỷ then chốt; giảm các chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, các đầu mối xuất khẩu và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và xoá đói, giảm nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

– Nội dung và kết quả chủ yếu:

+ Hợp phần A: nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ 53, 54 và 91 cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp II, cấp III và cấp IV đồng bằng; xây dựng lại mặt đường bằng 2 lớp bê tông nhựa nóng trên lớp móng cấp phối đá dăm; thay thế các cầu trên tuyến bằng cầu dầm bê tông cốt thép ứng suất trước, phù hợp với bề rộng của đường; cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước để đáp ứng yêu cầu thoát nước;

+ Hợp phần B: đầu tư nạo vét, nâng cấp hai hành lang đường thuỷ quốc gia: hành lang phía Bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; hành lang duyên hải phía Nam, đoạn Gia Rai – Bạc Liêu – Đại Ngải đạt tiêu chuẩn cấp III. Xây dựng các công trình bảo vệ bờ; lắp đặt phao tiêu báo hiệu, trụ đèn và trụ tháp; nâng cấp các cầu hiện hữu bằng cầu dầm bê tông cốt thép;

+ Hợp phần C: nâng cấp 205,25 km tỉnh lộ; cải tạo một số tuyến đường thuỷ địa phương và bến bốc xếp;

+ Hợp phần D: hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh (hỗ trợ chung cho các cơ quan quản lý và dịch vụ kiểm toán Dự án).

4. Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2013.

5. Dự kiến hạn mức, loại vốn ODA của Dự án: tổng mức đầu tư khoảng 312,02 triệu USD, trong đó:

– Vay vốn WB: 207,66 triệu USD.

– Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc: 25 triệu USD.

– Vốn đối ứng của Chính phủ: 79,36 triệu USD.

6. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước: nguồn vốn vay ưu đãi WB, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Cơ chế tài chính cấp phát từ ngân sách nhà nước, phù hợp với Luật Ngân sách.

Điều 2. Giao Bộ Giao thông vận tải:

– Tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, hoàn chỉnh Dự án, quyết định đầu tư Dự án theo đúng các quy định hiện hành và thoả thuận với nhà tài trợ.

– Thực hiện nhiệm vụ điều phối chung dự án và quản lý dự án theo quy định hiện hành.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan phê duyệt văn kiện Dự án theo quy định hiện hành để làm cơ sở đàm phán với nhà tài trợ huy động vốn vay và viện trợ không hoàn lại cho Dự án. Văn kiện Dự án cần làm rõ nội dung, các kết quả dự kiến của Dự án và cơ chế điều phối thực hiện Dự án, đồng thời tránh chồng chéo và lặp lại các hoạt động ở các Dự án khác, gây lãng phí nguồn vốn ODA.

Điều 3. Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận viện trợ không hoàn lại (đồng tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới) của Chính phủ Úc cho Dự án.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành đàm phán Hiệp định tín dụng và các Hiệp định tài trợ của Dự án theo quy định hiện hành.

Điều 5. Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án giải quyết các thủ tục, công việc liên quan, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của Dự án.

Điều 6. Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện các Hợp phần dự án ở địa phương mình phù hợp với cơ chế thực hiện dự án; tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17 tháng 10năm 2006 và quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ Dự án.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Dự án; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, PTT Nguyễn Sinh Hùng;

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng,

Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Tài Nguyên và Môi trường;

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– UBND các tỉnh tham gia Dự án;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Ban QLDA1;

– VPCP:BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý,

Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Xuân Phúc,

Website Chính phủ, các Vụ: KTTH, QHQT,

ĐP, TH, TTBC, NC, NN,

– Lưu: Văn thư, CN (3). A.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục Dự án ”Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long yêu cầu tài trợ ODA”