BỘ Y TẾ
——- Số: 2301/QĐ-BYT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————————- Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ EM
————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng của các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – Bộ trưởng (để b/c); – Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên; – Cổng TTĐTBYT, Website Cục QLKCB; – Lưu: VT. KCB. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long |
HƯỚNG DẪN
KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2015)
I. Mục đích của khám sàng lọc:
Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc xin.
II. Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin
1. Các trường hợp chống chỉ định:
a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)
c) Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
d) Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
đ) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn:
a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
b) Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).
c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
đ) Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin,
III. Tổ chức thực hiện:
1. Người thực hiện:
– Bác sỹ, y sĩ : trực tiếp thăm khám cho trẻ và ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ khi không có điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
– Điều dưỡng viên, hộ sinh viên: Ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp do và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ.
2. Phương tiện:
– Nhiệt kế
– Ống nghe
– Bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ em (phụ lục I)
– Bảng kiểm trước tiêm chủng; cho trẻ sơ sinh (phụ lục II)
3. Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
– Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
– Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
– Kết luận
4. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm
a) Đối với trẻ được khám sàng lọc tại bệnh viện:
– Trường hợp bệnh viện sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh: toàn bộ nội dung khám sàng lọc (như bảng kiểm) và y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án.
– Trường hợp bệnh viện không sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh: toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Bảng kiểm được lưu trong hồ sơ bệnh án.
Thời gian lưu theo quy định lưu hồ sơ bệnh án.
b) Đối với trẻ được khám sàng lọc tại các điểm tiêm chủng khác (trừ bệnh viện): toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng.
Thời gian lưu: 15 ngày.
PHỤ LỤC I
BV/TTYTDP/TYT/PK
……………………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ EM
Họ và tên trẻ:
|
Nam
|
□
|
Nữ
|
□
|
||||||
Tuổi:
|
sinh ngày
|
tháng
|
năm
|
|||||||
Địa chỉ
|
||||||||||
Họ tên bố/mẹ:
|
Điện thoại:
|
|||||||||
1. Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước:
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
2. Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính tiến triển:
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
3. Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid/gammaglobulin:
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
4. Sốt/ Hạ thân nhiệt (Sốt: nhiệt độ ≥ 37,5oC; Hạ thân nhiệt: nhiệt độ ≤ 35,5oC
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□□
|
|||||||
5. Nghe tim bất thường
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
6. Nhịp thở, nghe phổi bất thường
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
7. Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích)
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
8. Có các chống chỉ định khác
|
||||||||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
|||||||
Kết luận:
– Đủ điều kiện tiêm chủng ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường)
|
□
|
Loại vắc xin tiêm chủng lần này:……………………………………
|
|
– Chống chỉ định tiêm chủng (Khi có điềm bất thường tại mục 1,8)
|
□
|
– Tạm hoãn tiêm chủng (Khi có bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 2, 3, 4, 5, 6, 7)
|
□
|
Hồi…… giờ…… phút, ngày tháng năm
Người thực hiện sàng lọc (ký, ghi rõ họ và tên) |
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/QĐ-BYT ngày…………)
BV/TTYTDP/TYT/PK/NHS
……………………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH
Họ và tên trẻ:
|
Nam
|
□
|
Nữ
|
□
|
Sinh …… giờ…… ngày tháng năm
Địa chỉ
Họ tên bố/mẹ:
Loại vác xin tiêm chủng lần này:
1. Sốt/ Hạ thân nhiệt (Sốt: nhiệt độ ≥ 37,5oC; Hạ thân nhiệt: nhiệt độ ≤ 35,5oC
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
||
2. Nghe tim bất thường
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
||
3. Nghe phổi bất thường
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
||
4. Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích… bú kém…)
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
||
5. Cân nặng khi sinh dưới 2000g:
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
||
6. Có các chống chỉ định khác
|
|||||
Không
|
□
|
Có
|
□
|
Kết luận:
– Đủ điều kiện tiêm ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường)
|
□
|
Loại vắc xin tiêm chủng:…………………………………………
|
|
– Tạm hoãn tiêm chủng (khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường)
|
□
|
Hồi…… giờ…… phút, ngày tháng năm
Người thực hiện sàng lọc (ký, ghi rõ họ và tên) |
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/QĐ-BYT ngày…………)
Tần số thở bình thường lúc nghỉ ở trẻ theo các nhóm tuổi
Tuổi (năm)
|
Nhịp thở (tần số thở theo phút)
|
Sơ sinh
|
40 – 50
|
|
30 – 40
|
1 – 2
|
25 – 35
|
2 – 5
|
25 – 30
|
5 – 12
|
20 – 25
|
>12
|
15 – 20
|
(Hướng dẫn điều trị – Tập III – Xử trí cấp cứu nhi khoa)
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/QĐ-BYT ngày…………)
Nhịp tim bình thường theo tuổi
Tuổi (năm)
|
Nhịp tim (tần số tim/phút)
|
Sơ sinh
|
140 – 160
|
|
110 – 160
|
1 – 2
|
100 – 150
|
2 – 5
|
95 – 140
|
5 – 12
|
80 – 120
|
> 12
|
60 – 100
|
(Hướng dẫn điều trị – Tập III – Xử trí cấp cứu nhi khoa)
Reviews
There are no reviews yet.