Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 23/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 23/2004/QĐ-TTG
NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC THÀNH LẬP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Học viện Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2.

1. Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.

2. Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;

3. Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;

4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp gồm có:

1. Giám đốc và các Phó giám đốc:

a) Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm;

b) Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.

2. Các khoa, phòng chức năng bao gồm:

a) Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác;

b) Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng chức năng thuộc Học viện.

Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng tổ chức bộ máy, rà soát nguồn cán bộ, cơ sở vật chất hiện có để bổ sung, tăng cường cho Học viện Tư pháp; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hàng năm;

2. Bộ Tư pháp đề nghị với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giúp Học viện Tư pháp xây dựng nguồn giảng viên kiêm nhiệm và cung cấp nhu cầu đào tạo thẩm phán và kiểm sát viên hàng năm.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nhu cầu đào tạo thẩm phán quân sự, kiểm sát viên quân sự và chấp hành viên quân sựhàng năm;

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ xác định kinh phí hoạt động, kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của Học viện Tư pháp;

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mã số đào tạo cho Học viện Tư pháp;

5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng biên chế cho Học viện Tư pháp;

6. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng trụ sở Học viện Tư pháp tại Hà Nội và Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 6.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34/1998/QĐ-TTgngày 11 tháng 02 năm 1998 về việc thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 23/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 23/2004/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/02/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Tư pháp-Hộ tịch
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 23/2004/QĐ-TTG
NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC THÀNH LẬP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Học viện Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2.

1. Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.

2. Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;

3. Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;

4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp gồm có:

1. Giám đốc và các Phó giám đốc:

a) Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm;

b) Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.

2. Các khoa, phòng chức năng bao gồm:

a) Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác;

b) Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng chức năng thuộc Học viện.

Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng tổ chức bộ máy, rà soát nguồn cán bộ, cơ sở vật chất hiện có để bổ sung, tăng cường cho Học viện Tư pháp; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hàng năm;

2. Bộ Tư pháp đề nghị với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giúp Học viện Tư pháp xây dựng nguồn giảng viên kiêm nhiệm và cung cấp nhu cầu đào tạo thẩm phán và kiểm sát viên hàng năm.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nhu cầu đào tạo thẩm phán quân sự, kiểm sát viên quân sự và chấp hành viên quân sựhàng năm;

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ xác định kinh phí hoạt động, kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của Học viện Tư pháp;

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mã số đào tạo cho Học viện Tư pháp;

5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng biên chế cho Học viện Tư pháp;

6. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng trụ sở Học viện Tư pháp tại Hà Nội và Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 6.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34/1998/QĐ-TTgngày 11 tháng 02 năm 1998 về việc thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 23/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp”