Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 212/QĐ-BTP Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin

BỘ TƯ PHÁP

________

Số: 212/QĐ-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng Kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-BTP ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định số 2668/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 3090/QĐ-BTP ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thông tin Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1452/QĐ-BTP ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Quyết định số 465/QĐ-BTP-m ngày 08/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 18/10/2019 của Chính phủ về Chiến lược An ninh mạng quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-BTP ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tư pháp Phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 2237/QĐ-BTP ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trên Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2647/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 2484/QĐ-BTP ngày 11/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp giai đoạn 2020-2024;

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-BTP ngày 19/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3 (để thực hiện);

– Bộ trưởng (để báo cáo);

– Các Thứ trưởng (để biết);

– Lưu: VT, Cục CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Khánh Ngọc

BỘ TƯ PHÁP

_________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

KẾ HOẠCH

Công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 212/QĐ-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

____________________

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Xác định rõ nội dung các nhiệm vụ, thời gian, tiến độ, các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả, đồng bộ, đúng tiến độ và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

1.2. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của các Phòng/Trung tâm thuộc Cục, phục vụ việc đánh giá và phân loại công chức, viên chức và người lao động thuộc Cục.

2. Yêu cầu

2.1. Kế hoạch phải bám sát các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp năm 2021; Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021.

2.2. Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, đạt được mục đích đã đề ra trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực.

2.3. Xác định rõ nội dung, phạm vi, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Cục và giữa Cục với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong tổ chức hiện các nhiệm vụ chuyên môn; Phát huy tinh thần kỷ luật, kỷ cương, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC

1. Công tác trọng tâm

Ngoài việc duy trì các nhiệm vụ thường xuyên, trong năm 2021, Cục Công nghệ thông tin sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1.1. Vận hành, nâng cấp, mở rộng, phát triển, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; triển khai mở rộng hệ thống nền tảng, kết nối chia sẻ dùng chung của Bộ; phát triển mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; thiết lập Cổng thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật;

1.2. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ hoạt động ổn định, thông suốt; phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại Bộ;

1.3. Xây dựng các giải pháp cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trên cơ sở đề xuất của các đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp;

1.4. Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hướng tới phát triển Chính phủ số;

1.5. Xây dựng các giải pháp sao lưu dữ liệu, chạy dự phòng cho các phần mềm ứng dụng.

2. Những nhiệm vụ cụ thể

2.1. Vận hành, nâng cấp, mở rộng, phát triển, triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

­2.1.1. Vận hành các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

– Vận hành, đề xuất giải pháp khắc phục các bất cập của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng do sự thay đổi của các quy định pháp luật, nền tảng công nghệ được cập nhật hoặc sự hạn chế về năng lực xử lý của Trung tâm dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm các hệ thống hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;

– Vận hành nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan có liên quan nhằm từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

2.1.2. Nâng cấp, mở rộng, phát triển các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

Phát triển, mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cập nhật một số quy định mới có liên quan;

– Nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự;

Nâng cấp phát triển Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

Phát triển, mở rộng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công mức độ 4;

– Xây dựng Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Tư pháp.

2.1.3 Triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

– Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai đầy đủ các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch;

– Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai kết nối, liên thông dữ liệu giữa Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp;

– Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai số hóa sổ hộ tịch;

– Tiếp tục triển khai kết nối, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của ngành Tư pháp;

– Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu tạm ứng án phí qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia.

2.2. Duy trì, phát triển hạ tầng kỹ thuật

2.2.1. Duy trì hoạt động thường xuyên của hạ tầng kỹ thuật

– Duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của các đơn vị thuộc Bộ hoạt động thông suốt; bảo trì, sửa chữa hệ thống mạng trong cơ quan Bộ (bao gồm cả các đơn vị bên ngoài trụ sở Bộ có kết nối về Bộ), hệ thống mạng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử…;

– Gia hạn, duy trì hoạt động thường xuyên đối với các tên miền internet Bộ đang quản lý;

– Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp; Bảo trì sửa chữa hệ thống cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo Trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục, thông suốt;

– Tiếp tục duy trì, mở rộng kết nối internet tốc độ cao cho Trung tâm dữ liệu điện tử;

– Thuê Trung tâm dữ liệu điện tử dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ: Thuê máy chủ, lưu trữ và giải pháp HA (High Availability) cho một số máy chủ, ứng dụng của bộ nhằm nâng cao tính sẵn sàng, đảm bảo cho các phần mềm ứng dụng của Bộ hoạt động an toàn, thông suốt 24/7;

– Duy trì, vận hành, đảm bảo Hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ, Ngành hoạt động hiệu quả.

2.2.2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

– Tiếp tục triển khai chữ ký số cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng;

– Nghiên cứu, triển khai giải pháp kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước;

– Nghiên cứu, triển khai Dự án Đầu tư Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp;

– Nghiên cứu mở rộng Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ tới Chi cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Trang bị nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

2.3. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin

– Cập nhật các phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

– Tiếp tục duy trì thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

– Duy trì và đảm bảo an toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ;

Duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp tại Bộtheo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;

Duy trì và xác thực tên miền nhằm đảm bảo tính chính danh tin cậy và xác thực các địa chỉ tên miền của Bộ Tư pháp hoạt động trên môi trường mạng internet;

soát, cập nhật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

2.4. Duy trì, bổ sung, phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về Phổ biến giáo dục pháp luật;

Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự nghiên cứu nâng cấp và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự và các trang thông tin điện tử của các Cục Thi hành án dân sự địa phương.

3. Một số nhiệm vụ khác

3.1. Xây dựng các văn bản, đề án

Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022.

3.2. Tập huấn, bồi dưỡng

– Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp;

– Cử công chức, viên chức phù hợp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ; đào tạo các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, an toàn, an ninh thông tin; cử cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin tham gia các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng.

3.3. Công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ

– Thực hiện Đề án Vị trí việc làm, Đề án Tinh giản biên chế của Cục giai đoạn 2015-2021; Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng; tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

– Tăng cường quản lý công chức theo thẩm quyền đã được quy định tại Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 333/QĐ-BTP ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

– Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục;

– Tham mưu Lãnh đạo Bộ kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số; Thành lập Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp.

3.4. Công tác khác

– Tổ chức kết nạp Đảng cho 01-02 quần chúng ưu tú của Cục;

– Đảm bảo công chức, viên chức người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới. Đồng thời, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức như: chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng lương;

– Thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Cục; thực hiện công tác thi đua – khen thưởng; thực hiện chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về công nghệ thông tin: Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, cập nhật, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý văn bản, điều hành và hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư pháp và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Công nghệ thông tin chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả và đúng thời hạn theo Kế hoạch công tác. Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin định kỳ họp giao ban để nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai Kế hoạch công tác của Cục, báo cáo Lãnh đạo Bộ; bám sát công việc được giao phụ trách để bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Kế hoạch công tác của Cục. Phát huy đầy đủ vai trò tham mưu của từng đơn vị và của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục trong thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

2. Các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc thực hiện Kế hoạch này; Cục Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế.

3. Căn cứ vào Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin và Phụ lục kèm theo, các phòng, trung tâm thuộc Cục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị, xác định rõ thời gian và lộ trình thực hiện nhiệm vụ, trình Lãnh đạo Cục phụ trách phê duyệt; tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện với Lãnh đạo Cục. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của Cục, các phòng thuộc Cục, công chức, viên chức trong Cục, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.

4. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các nhiệm vụ mới, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, giải quyết./.

(Kèm theo Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin)./.

BỘ TƯ PHÁP

_____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

Phụ lục

CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm Kế hoạch được phê duyệt theo Quyết định số 212/QĐ-BTP ngày 09 tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp thực hiện

Thời gian

thực hiện

Sản phẩm chủ yếu

Nguồn kinh phí đảm bảo

PHẦN I: NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I

VẬN HÀNH, NÂNG CẤP, MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN, TRIỂN KHAI CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

I.1

Vận hành các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Vận hành, đề xuất giải pháp khắc phục các bất cập của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng do nền tảng công nghệ được cập nhật hoặc sự hạn chế về năng lực xử lý của Trung tâm dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm các hệ thống hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức

– Phòng Phần mềm và CSDL

– Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Các HTTT, CSDL và phần mềm ứng dụng được duy trì, vận hành đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Vận hành nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ

– Phòng Phần mềm và CSDL

– Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ được vận hành đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan có liên quan nhằm từng bước xây dựng Chính phủ điện tử

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

I.2

Nâng cấp, mở rộng, phát triển các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Phát triển, mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Cả năm

Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch được phát triển, mở rộng đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cập nhật một số quy định mới có liên quan

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

2

Nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự

Phòng Phần mềm và CSDL

Tổng cục THADS

Cả năm

Phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự được nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng

Ngân sách Nhà nước (do Tổng cục THADS bảo đảm)

3

Nâng cấp phát triển Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục Có liên quan

Cả năm

Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp được nâng cấp, phát triển

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

4

Phát triển, mở rộng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

Văn phòng Bộ và các đơn vị thuộc Bộ có cung cấp dịch vụ công

Cả năm

Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp được phát triển, mở rộng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công mức độ 4

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

5

Xây dựng Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Phòng Phần mềm và CSDL

Cục Kế hoạch – Tài chính

Cả năm

Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Tư pháp được xây dựng

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

I.3

Triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai đầy đủ các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch tiếp tục được triển khai

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai kết nối, liên thông dữ liệu giữa Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

– Cục Tin học hóa – BTTTT;

– Sở Tư pháp, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Thường xuyên

Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dung chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp được kết nối, liên thông

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

3

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai số hóa sổ hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

– Cục HTQTCT;

– Sở Tư pháp, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Thường xuyên

Việc số hóa sổ hộ tịch tiếp tục được triển khai

Không sử dụng kinh phí

4

Tiếp tục triển khai kết nối, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của Ngành Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

Các đơn vị thuộc Cục Có liên quan

Thường xuyên

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được kết nối, tích hợp với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của Ngành Tư pháp

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

II

DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2.1

Duy trì hoạt động thường xuyên của hạ tầng kỹ thuật

1

Duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

HTTT liên lạc của các đơn vị thuộc Bộ; hệ thống mạng trong cơ quan; hệ thống mạng tại TTDLĐT… hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Gia hạn, duy trì hoạt động thường xuyên đối với các tên miền internet Bộ đang quản lý

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Hệ thống tên miền internet của Bộ được duy trì hoạt động thường xuyên

Nguồn kinh phí Duy trì và xác thực tên miền

3

Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các thiết bị chính tại Trung tâm Dữ liệu điện tử được gia hạn, bảo hành đảm bảo hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống.

Bảo trì sửa chữa hệ thống cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo Trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục, thông suốt

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các thiết bị chính tại Trung tâm Dữ liệu điện tử được bảo trì, sửa chữa đảm bảo hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí Bảo trì, sửa chữa hệ thống

4

Tiếp tục duy trì, mở rộng kết nối internet tốc độ cao cho Trung tâm dữ liệu điện tử

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các đường truyền internet được kết nối đến Trung tâm Dữ liệu điện tử; các đường truyền kết nối từ Trung tâm Dữ liệu điện tử đến 139 Nguyễn Thái Học, Học viện Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm…..

Nguồn kinh phí Thuê kênh kết nối internet

5

Thuê Trung tâm dữ liệu điện tử dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ: Thuê máy chủ, lưu trữ và giải pháp HA (High Availability) cho một số máy chủ, ứng dụng của bộ nhằm nâng cao tính sẵn sàng, đảm bảo cho các phần mềm ứng dụng của Bộ hoạt động an toàn, thống suốt 24/7

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Hạ tầng phục vụ backup dữ liệu, dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ được duy trì, đảm bảo

Nguồn kinh phí thuê TTDLĐT dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ

6

Duy trì, vận hành, đảm bảo Hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ, Ngành hoạt động hiệu quả

– Trung tâm Thông tin

– Phòng HTKT&ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ được duy trì, đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2.2

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

1

Tiếp tục triển khai chữ ký số cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng

Trung tâm Thông tin

Các đơn vị thuộc Bộ

Thường xuyên

Văn bản trao đổi trên môi trường mạng được ký số

Không sử dụng kinh phí

2

Nghiên cứu, triển khai giải pháp kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Việc kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước được nghiên cứu, triển khai

Không sử dụng kinh phí

3

Nghiên cứu, triển khai Dự án Đầu tư Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Đề xuất phương án, giải pháp để hạ tầng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử có thể đáp ứng việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp

Không sử dụng kinh phí

4

Nghiên cứu mở rộng Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ tới Chi cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Hệ thống Hội nghị truyền hình được triển khai, mở rộng tới Chi cục Thi hành án dân sự trên toàn quốc

Không sử dụng kinh phí

5

Trang bị nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III-IV

Nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp được trang bị

Nguồn kinh phí trang bị hệ thống điện dự phòng cho Trung tâm DLĐT

III

ĐẢM BẢO AN TOÀN AN NINH THÔNG TIN

1

Cập nhật các phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

Trung tâm Thông tin

Các đơn vị thuộc Cục

Quý IV

Các thiết bị và phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu được cập nhật thường xuyên

Nguồn kinh phí Cập nhật phần mềm bảo mật

2

Tiếp tục duy trì thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Trung tâm Dữ liệu được giám sát an toàn thông tin đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngân sách nhà nước (CTMT)

3

Duy trì và đảm bảo an toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

An toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ được duy trì, đảm bảo

Không sử dụng kinh phí

4

Duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp tại Bộtheo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Mô hình 4 lớp tại Bô được duy trì bảo đảm an toàn thông tin; hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn được áp dụng và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không giạn mạng quốc gia

Không sử dụng kinh phí

5

Duy trì và xác thực tên miền nhằm đảm bảo tính chính danh tin cậy và xác thực các địa chỉ tên miền của Bộ Tư pháp hoạt động trên môi trường mạng internet

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý IV

Các tên miền của Bộ được duy trì, xác thực

Nguồn kinh phí duy trì và xác thực tên miền

6

soát, cập nhật,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III

Toàn bộ các ứng dụng đang triển khai tại Bộ được phê duyệt cấp độ về an toàn thông tin

Không sử dụng kinh phí

7

Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Theo Công văn của Bộ TTTT

Các cán bộ phù hợp được cử tham gia vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia

Không sử dụng kinh phí

IV

DUY TRÌ, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

1

Duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử pháp điển;

Các đơn vị thuộc Cục

Một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Cổng TTĐT Bộ Tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử pháp điển được vận hành, duy trì

Nguồn kinh phí biên tập, cập nhật cho Cổng thông tin điện tử

2

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật

Trung tâm Thông tin

Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật

Cả năm

Cổng thông tin điện tử phố biến giáo dục pháp luật được thiết lập

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

PHẦN II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ KHÁC

I

XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN, ĐỀ ÁN

1

Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Quý II-IV

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022 được xây dựng

Không sử dụng kinh phí

II

TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG

1

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp

Các đơn vị thuộc Cục

Các đơn vị thuộc Bộ

Theo quy trình triển khai Phần mềm, ứng dụng

Nâng cao kỹ năng cơ bản về bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Cử công chức, viên chức phù hợp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ; đào tạo các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, an toàn, an ninh thông tin; cử cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin tham gia các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Khi có nhu cầu

Cán bộ, công chức, viên chức của Cục được đào tạo, tập huấn

Ngân sách nhà nước (Nguồn kinh phí đào tạo của Bộ)

III

CÔNG TÁC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, CÁN BỘ

1

Thực hiện Đề án Vị trí việc làm, Đề án Tinh giản biên chế của Cục giai đoạn 2015-2021; Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng; tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 của Cục được triển khai thực hiện;

Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng tiếp tục được kiện toàn; việc tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; việc quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ tiếp tục được thực hiện.

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Tăng cường quản lý công chức theo thẩm quyền đã được quy định tại Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 333/QĐ-BTP ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Đội ngũ cán bộ, công chức của Cục được quản lý theo Quy chế phân công, phân cấp

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

3

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục tiếp tục được nâng cao.

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

4

Tham mưu Lãnh đạo Bộ kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số; Thành lập Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp

Văn phòng Cục

Quý I

– Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp được kiện toàn theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số;

– Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp được thành lập.

Không sử dụng kinh phí

IV

CÔNG TÁC KHÁC

1

Tổ chức kết nạp Đảng cho 01-02 quần chúng ưu tú của Cục

Các tổ chức chính trị – xã hội

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III-IV

01-02 quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng

Không sử dụng kinh phí

2

Đảm bảo công chức, viên chức người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới. Đồng thời, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức như: chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng lương

– Các tổ chức chính trị – xã hội;

– Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động Đoàn thể… Các chế độ chính sách của công chức, viên chức được thực hiện đầy đủ

Không sử dụng kinh phí

3

Thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Cục; thực hiện công tác thi đua – khen thưởng; thực hiện chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Báo cáo, chương trình, kế hoạch công tác của Cục được xây dựng;

Công tác thi đua – khen thưởng được thực hiện theo quy định;

– Chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

4

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về công nghệ thông tin: Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, cập nhật, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý văn bản, điều hành và hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư pháp và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp được thực hiện nghiêm túc

Không sử dụng kinh phí

Thuộc tính văn bản
Quyết định 212/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 212/QĐ-BTP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc
Ngày ban hành: 09/02/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Tóm tắt văn bản

BỘ TƯ PHÁP

________

Số: 212/QĐ-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng Kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-BTP ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định số 2668/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 3090/QĐ-BTP ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thông tin Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1452/QĐ-BTP ngày 22/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Quyết định số 465/QĐ-BTP-m ngày 08/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 18/10/2019 của Chính phủ về Chiến lược An ninh mạng quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-BTP ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tư pháp Phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 2237/QĐ-BTP ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trên Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2647/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 2484/QĐ-BTP ngày 11/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp giai đoạn 2020-2024;

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-BTP ngày 19/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3 (để thực hiện);

– Bộ trưởng (để báo cáo);

– Các Thứ trưởng (để biết);

– Lưu: VT, Cục CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Khánh Ngọc

BỘ TƯ PHÁP

_________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

KẾ HOẠCH

Công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 212/QĐ-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

____________________

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Xác định rõ nội dung các nhiệm vụ, thời gian, tiến độ, các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả, đồng bộ, đúng tiến độ và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

1.2. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của các Phòng/Trung tâm thuộc Cục, phục vụ việc đánh giá và phân loại công chức, viên chức và người lao động thuộc Cục.

2. Yêu cầu

2.1. Kế hoạch phải bám sát các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp năm 2021; Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021.

2.2. Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, đạt được mục đích đã đề ra trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực.

2.3. Xác định rõ nội dung, phạm vi, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Cục và giữa Cục với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong tổ chức hiện các nhiệm vụ chuyên môn; Phát huy tinh thần kỷ luật, kỷ cương, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC

1. Công tác trọng tâm

Ngoài việc duy trì các nhiệm vụ thường xuyên, trong năm 2021, Cục Công nghệ thông tin sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1.1. Vận hành, nâng cấp, mở rộng, phát triển, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; triển khai mở rộng hệ thống nền tảng, kết nối chia sẻ dùng chung của Bộ; phát triển mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; thiết lập Cổng thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật;

1.2. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ hoạt động ổn định, thông suốt; phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại Bộ;

1.3. Xây dựng các giải pháp cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trên cơ sở đề xuất của các đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp;

1.4. Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hướng tới phát triển Chính phủ số;

1.5. Xây dựng các giải pháp sao lưu dữ liệu, chạy dự phòng cho các phần mềm ứng dụng.

2. Những nhiệm vụ cụ thể

2.1. Vận hành, nâng cấp, mở rộng, phát triển, triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

­2.1.1. Vận hành các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

– Vận hành, đề xuất giải pháp khắc phục các bất cập của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng do sự thay đổi của các quy định pháp luật, nền tảng công nghệ được cập nhật hoặc sự hạn chế về năng lực xử lý của Trung tâm dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm các hệ thống hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;

– Vận hành nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan có liên quan nhằm từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

2.1.2. Nâng cấp, mở rộng, phát triển các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

Phát triển, mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cập nhật một số quy định mới có liên quan;

– Nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự;

Nâng cấp phát triển Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

Phát triển, mở rộng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công mức độ 4;

– Xây dựng Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Tư pháp.

2.1.3 Triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

– Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai đầy đủ các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch;

– Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai kết nối, liên thông dữ liệu giữa Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp;

– Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai số hóa sổ hộ tịch;

– Tiếp tục triển khai kết nối, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của ngành Tư pháp;

– Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu tạm ứng án phí qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia.

2.2. Duy trì, phát triển hạ tầng kỹ thuật

2.2.1. Duy trì hoạt động thường xuyên của hạ tầng kỹ thuật

– Duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của các đơn vị thuộc Bộ hoạt động thông suốt; bảo trì, sửa chữa hệ thống mạng trong cơ quan Bộ (bao gồm cả các đơn vị bên ngoài trụ sở Bộ có kết nối về Bộ), hệ thống mạng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử…;

– Gia hạn, duy trì hoạt động thường xuyên đối với các tên miền internet Bộ đang quản lý;

– Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp; Bảo trì sửa chữa hệ thống cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo Trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục, thông suốt;

– Tiếp tục duy trì, mở rộng kết nối internet tốc độ cao cho Trung tâm dữ liệu điện tử;

– Thuê Trung tâm dữ liệu điện tử dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ: Thuê máy chủ, lưu trữ và giải pháp HA (High Availability) cho một số máy chủ, ứng dụng của bộ nhằm nâng cao tính sẵn sàng, đảm bảo cho các phần mềm ứng dụng của Bộ hoạt động an toàn, thông suốt 24/7;

– Duy trì, vận hành, đảm bảo Hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ, Ngành hoạt động hiệu quả.

2.2.2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

– Tiếp tục triển khai chữ ký số cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng;

– Nghiên cứu, triển khai giải pháp kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước;

– Nghiên cứu, triển khai Dự án Đầu tư Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp;

– Nghiên cứu mở rộng Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ tới Chi cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Trang bị nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

2.3. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin

– Cập nhật các phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

– Tiếp tục duy trì thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

– Duy trì và đảm bảo an toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ;

Duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp tại Bộtheo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;

Duy trì và xác thực tên miền nhằm đảm bảo tính chính danh tin cậy và xác thực các địa chỉ tên miền của Bộ Tư pháp hoạt động trên môi trường mạng internet;

soát, cập nhật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

2.4. Duy trì, bổ sung, phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về Phổ biến giáo dục pháp luật;

Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự nghiên cứu nâng cấp và duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự và các trang thông tin điện tử của các Cục Thi hành án dân sự địa phương.

3. Một số nhiệm vụ khác

3.1. Xây dựng các văn bản, đề án

Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022.

3.2. Tập huấn, bồi dưỡng

– Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp;

– Cử công chức, viên chức phù hợp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ; đào tạo các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, an toàn, an ninh thông tin; cử cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin tham gia các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng.

3.3. Công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ

– Thực hiện Đề án Vị trí việc làm, Đề án Tinh giản biên chế của Cục giai đoạn 2015-2021; Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng; tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

– Tăng cường quản lý công chức theo thẩm quyền đã được quy định tại Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 333/QĐ-BTP ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

– Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục;

– Tham mưu Lãnh đạo Bộ kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số; Thành lập Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp.

3.4. Công tác khác

– Tổ chức kết nạp Đảng cho 01-02 quần chúng ưu tú của Cục;

– Đảm bảo công chức, viên chức người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới. Đồng thời, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức như: chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng lương;

– Thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Cục; thực hiện công tác thi đua – khen thưởng; thực hiện chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về công nghệ thông tin: Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, cập nhật, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý văn bản, điều hành và hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư pháp và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Công nghệ thông tin chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả và đúng thời hạn theo Kế hoạch công tác. Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin định kỳ họp giao ban để nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai Kế hoạch công tác của Cục, báo cáo Lãnh đạo Bộ; bám sát công việc được giao phụ trách để bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Kế hoạch công tác của Cục. Phát huy đầy đủ vai trò tham mưu của từng đơn vị và của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục trong thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

2. Các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc thực hiện Kế hoạch này; Cục Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế.

3. Căn cứ vào Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin và Phụ lục kèm theo, các phòng, trung tâm thuộc Cục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị, xác định rõ thời gian và lộ trình thực hiện nhiệm vụ, trình Lãnh đạo Cục phụ trách phê duyệt; tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện với Lãnh đạo Cục. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của Cục, các phòng thuộc Cục, công chức, viên chức trong Cục, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.

4. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các nhiệm vụ mới, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, giải quyết./.

(Kèm theo Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin)./.

BỘ TƯ PHÁP

_____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

Phụ lục

CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm Kế hoạch được phê duyệt theo Quyết định số 212/QĐ-BTP ngày 09 tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp thực hiện

Thời gian

thực hiện

Sản phẩm chủ yếu

Nguồn kinh phí đảm bảo

PHẦN I: NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I

VẬN HÀNH, NÂNG CẤP, MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN, TRIỂN KHAI CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

I.1

Vận hành các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Vận hành, đề xuất giải pháp khắc phục các bất cập của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng do nền tảng công nghệ được cập nhật hoặc sự hạn chế về năng lực xử lý của Trung tâm dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm các hệ thống hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức

– Phòng Phần mềm và CSDL

– Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Các HTTT, CSDL và phần mềm ứng dụng được duy trì, vận hành đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành Tư pháp và hỗ trợ kịp thời việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Vận hành nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ

– Phòng Phần mềm và CSDL

– Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ được vận hành đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan có liên quan nhằm từng bước xây dựng Chính phủ điện tử

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

I.2

Nâng cấp, mở rộng, phát triển các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Phát triển, mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Cả năm

Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch được phát triển, mở rộng đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cập nhật một số quy định mới có liên quan

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

2

Nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự

Phòng Phần mềm và CSDL

Tổng cục THADS

Cả năm

Phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự được nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng

Ngân sách Nhà nước (do Tổng cục THADS bảo đảm)

3

Nâng cấp phát triển Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng Hạ tầng kỹ thuật và ATTT

Các đơn vị thuộc Cục Có liên quan

Cả năm

Dịch vụ nền tảng và Hệ thống thư điện tử tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp được nâng cấp, phát triển

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

4

Phát triển, mở rộng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

Văn phòng Bộ và các đơn vị thuộc Bộ có cung cấp dịch vụ công

Cả năm

Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tư pháp được phát triển, mở rộng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công mức độ 4

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

5

Xây dựng Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Phòng Phần mềm và CSDL

Cục Kế hoạch – Tài chính

Cả năm

Phần mềm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Tư pháp được xây dựng

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

I.3

Triển khai các Hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng

1

Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai đầy đủ các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Các phần mềm thuộc hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch tiếp tục được triển khai

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai kết nối, liên thông dữ liệu giữa Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

– Cục Tin học hóa – BTTTT;

– Sở Tư pháp, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Thường xuyên

Hệ thống phần mềm một cửa điện tử dung chung của địa phương và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp được kết nối, liên thông

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

3

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai số hóa sổ hộ tịch

Phòng Phần mềm và CSDL

– Cục HTQTCT;

– Sở Tư pháp, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Thường xuyên

Việc số hóa sổ hộ tịch tiếp tục được triển khai

Không sử dụng kinh phí

4

Tiếp tục triển khai kết nối, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của Ngành Tư pháp

Phòng Phần mềm và CSDL

Các đơn vị thuộc Cục Có liên quan

Thường xuyên

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được kết nối, tích hợp với Trục tích hợp, chia sẻ thông tin của Ngành Tư pháp

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

II

DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2.1

Duy trì hoạt động thường xuyên của hạ tầng kỹ thuật

1

Duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

HTTT liên lạc của các đơn vị thuộc Bộ; hệ thống mạng trong cơ quan; hệ thống mạng tại TTDLĐT… hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Gia hạn, duy trì hoạt động thường xuyên đối với các tên miền internet Bộ đang quản lý

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Hệ thống tên miền internet của Bộ được duy trì hoạt động thường xuyên

Nguồn kinh phí Duy trì và xác thực tên miền

3

Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống tại Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các thiết bị chính tại Trung tâm Dữ liệu điện tử được gia hạn, bảo hành đảm bảo hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí Gia hạn bảo hành thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho các hạng mục chính của hệ thống.

Bảo trì sửa chữa hệ thống cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo Trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục, thông suốt

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các thiết bị chính tại Trung tâm Dữ liệu điện tử được bảo trì, sửa chữa đảm bảo hoạt động thông suốt

Nguồn kinh phí Bảo trì, sửa chữa hệ thống

4

Tiếp tục duy trì, mở rộng kết nối internet tốc độ cao cho Trung tâm dữ liệu điện tử

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Các đường truyền internet được kết nối đến Trung tâm Dữ liệu điện tử; các đường truyền kết nối từ Trung tâm Dữ liệu điện tử đến 139 Nguyễn Thái Học, Học viện Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm…..

Nguồn kinh phí Thuê kênh kết nối internet

5

Thuê Trung tâm dữ liệu điện tử dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ: Thuê máy chủ, lưu trữ và giải pháp HA (High Availability) cho một số máy chủ, ứng dụng của bộ nhằm nâng cao tính sẵn sàng, đảm bảo cho các phần mềm ứng dụng của Bộ hoạt động an toàn, thống suốt 24/7

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Hạ tầng phục vụ backup dữ liệu, dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ được duy trì, đảm bảo

Nguồn kinh phí thuê TTDLĐT dự phòng cho một số ứng dụng lớn của Bộ

6

Duy trì, vận hành, đảm bảo Hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ, Ngành hoạt động hiệu quả

– Trung tâm Thông tin

– Phòng HTKT&ATTT

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ được duy trì, đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2.2

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

1

Tiếp tục triển khai chữ ký số cho các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng

Trung tâm Thông tin

Các đơn vị thuộc Bộ

Thường xuyên

Văn bản trao đổi trên môi trường mạng được ký số

Không sử dụng kinh phí

2

Nghiên cứu, triển khai giải pháp kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Việc kết nối, sử dụng mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước được nghiên cứu, triển khai

Không sử dụng kinh phí

3

Nghiên cứu, triển khai Dự án Đầu tư Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Đề xuất phương án, giải pháp để hạ tầng tại Trung tâm Dữ liệu điện tử có thể đáp ứng việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp

Không sử dụng kinh phí

4

Nghiên cứu mở rộng Hệ thống Hội nghị truyền hình của Bộ tới Chi cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Hệ thống Hội nghị truyền hình được triển khai, mở rộng tới Chi cục Thi hành án dân sự trên toàn quốc

Không sử dụng kinh phí

5

Trang bị nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III-IV

Nguồn điện dự phòng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp được trang bị

Nguồn kinh phí trang bị hệ thống điện dự phòng cho Trung tâm DLĐT

III

ĐẢM BẢO AN TOÀN AN NINH THÔNG TIN

1

Cập nhật các phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;

Trung tâm Thông tin

Các đơn vị thuộc Cục

Quý IV

Các thiết bị và phần mềm bảo mật tại Trung tâm dữ liệu được cập nhật thường xuyên

Nguồn kinh phí Cập nhật phần mềm bảo mật

2

Tiếp tục duy trì thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm Dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Trung tâm Dữ liệu được giám sát an toàn thông tin đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngân sách nhà nước (CTMT)

3

Duy trì và đảm bảo an toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

An toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bộ được duy trì, đảm bảo

Không sử dụng kinh phí

4

Duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp tại Bộtheo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Cả năm

Mô hình 4 lớp tại Bô được duy trì bảo đảm an toàn thông tin; hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn được áp dụng và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không giạn mạng quốc gia

Không sử dụng kinh phí

5

Duy trì và xác thực tên miền nhằm đảm bảo tính chính danh tin cậy và xác thực các địa chỉ tên miền của Bộ Tư pháp hoạt động trên môi trường mạng internet

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý IV

Các tên miền của Bộ được duy trì, xác thực

Nguồn kinh phí duy trì và xác thực tên miền

6

soát, cập nhật,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III

Toàn bộ các ứng dụng đang triển khai tại Bộ được phê duyệt cấp độ về an toàn thông tin

Không sử dụng kinh phí

7

Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng

Phòng HTKT & ATTT

Các đơn vị thuộc Cục

Theo Công văn của Bộ TTTT

Các cán bộ phù hợp được cử tham gia vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia

Không sử dụng kinh phí

IV

DUY TRÌ, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

1

Duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử pháp điển;

Các đơn vị thuộc Cục

Một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Thường xuyên

Cổng TTĐT Bộ Tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử pháp điển được vận hành, duy trì

Nguồn kinh phí biên tập, cập nhật cho Cổng thông tin điện tử

2

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật

Trung tâm Thông tin

Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật

Cả năm

Cổng thông tin điện tử phố biến giáo dục pháp luật được thiết lập

Nguồn kinh phí Nâng cấp, phát triển một số PM phục vụ công tác QL, điều hành, lĩnh vực chuyên môn

PHẦN II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ KHÁC

I

XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN, ĐỀ ÁN

1

Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Quý II-IV

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2022 được xây dựng

Không sử dụng kinh phí

II

TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG

1

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp

Các đơn vị thuộc Cục

Các đơn vị thuộc Bộ

Theo quy trình triển khai Phần mềm, ứng dụng

Nâng cao kỹ năng cơ bản về bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Cử công chức, viên chức phù hợp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ; đào tạo các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, an toàn, an ninh thông tin; cử cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin tham gia các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Khi có nhu cầu

Cán bộ, công chức, viên chức của Cục được đào tạo, tập huấn

Ngân sách nhà nước (Nguồn kinh phí đào tạo của Bộ)

III

CÔNG TÁC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, CÁN BỘ

1

Thực hiện Đề án Vị trí việc làm, Đề án Tinh giản biên chế của Cục giai đoạn 2015-2021; Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng; tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 của Cục được triển khai thực hiện;

Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng tiếp tục được kiện toàn; việc tuyển dụng công chức, viên chức vào vị trí việc làm theo chỉ tiêu biên chế được giao; việc quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ tiếp tục được thực hiện.

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

2

Tăng cường quản lý công chức theo thẩm quyền đã được quy định tại Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 333/QĐ-BTP ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Đội ngũ cán bộ, công chức của Cục được quản lý theo Quy chế phân công, phân cấp

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

3

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Cục tiếp tục được nâng cao.

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

4

Tham mưu Lãnh đạo Bộ kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số; Thành lập Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp

Văn phòng Cục

Quý I

– Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp được kiện toàn theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số;

– Tổ công tác chuyển đổi số của Ngành Tư pháp được thành lập.

Không sử dụng kinh phí

IV

CÔNG TÁC KHÁC

1

Tổ chức kết nạp Đảng cho 01-02 quần chúng ưu tú của Cục

Các tổ chức chính trị – xã hội

Các đơn vị thuộc Cục

Quý III-IV

01-02 quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng

Không sử dụng kinh phí

2

Đảm bảo công chức, viên chức người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới. Đồng thời, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức như: chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng lương

– Các tổ chức chính trị – xã hội;

– Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động của Cục được tham gia vào các hoạt động Đoàn thể… Các chế độ chính sách của công chức, viên chức được thực hiện đầy đủ

Không sử dụng kinh phí

3

Thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Cục; thực hiện công tác thi đua – khen thưởng; thực hiện chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Báo cáo, chương trình, kế hoạch công tác của Cục được xây dựng;

Công tác thi đua – khen thưởng được thực hiện theo quy định;

– Chế độ tài chính – kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

Nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức

4

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về công nghệ thông tin: Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính của Bộ Tư pháp; Quy chế quản lý, cập nhật, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý văn bản, điều hành và hồ sơ lưu trữ của Bộ Tư pháp và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong trong hoạt động của Ngành Tư pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Văn phòng Cục

Các đơn vị thuộc Cục

Thường xuyên

Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp được thực hiện nghiêm túc

Không sử dụng kinh phí

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 212/QĐ-BTP Kế hoạch công tác năm 2021 của Cục Công nghệ thông tin”