QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 21/2007/QĐ-BYT NGÀY 12 THÁNG 03 NĂM 2007
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN SỨC KHOẺ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TIẾP XÚC TRỰC TIẾP TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM ĂN NGAY”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Điều trị – Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinhthực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
QUY ĐỊNH
Ban hành “Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định điều kiện sức khoẻ bắt buộc áp dụng đối với tất cả những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến tại các cơ sở chế biến thực phẩm bao gói sẵn có nguy cơ cao, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ ăn uống (được gọi chung là Cơ sở kinh doanh thực phẩm).
2. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
b) Tất cả các tổ chức, cá nhân là chủ của các cơ sở có sử dụng người lao động và những người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều kiện sức khoẻ là tình trạng người lao động không mắc các chứng và hoặc bệnh truyền nhiễm mang các tác nhân gây bệnh có thể làm ô nhiễm thực phẩm, gây mất an toàn đối với sản phẩm và có thể cả người tiêu dùng.
2. Người lao động là những người đang hoặc sẽ làm việc trực tiếp trong dây chuyền chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống.
3. Người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập là người trực tiếp chế biến và bán thực phẩm để ăn ngay (không có bao gói hoặc bao gói đơn giản) hoặc người mua lại để trực tiếp bán các thực phẩm để ăn ngay.
4. Người lành mang trùng là người không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm sang người và môi trường, trong đó có thực phẩm.
5. Chứng bệnh truyền nhiễm là biểu hiện lâm sàng của các bệnh mang tác nhân truyền nhiễm có thể lây bệnh cho người qua đường tiêu hoá quy định tại Khoản 3 và 6, Điều 3 của Quy định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 3. Danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm ăn ngay
1. Lao tiến triển chưa được điều trị;
2. Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn;
3. Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy;
4. Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E);
5. Viêm đường hô hấp cấp tính;
6. Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng;
7. Người lành mang trùng.
Điều 4. Yêu cầu về khám sức khoẻ đối với người lao động
1. Người lao động phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm ít nhất 6 tháng một lần đối với các cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn; ít nhất mỗi năm một lần đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 1, Điều 1.
3. Người sử dụng lao động chỉ được phân công người không mắc các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 3 của Quy định này vào làm việc tại các vị trí tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ chế biến thực phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bao gói trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Căn cứ kết quả khám sức khoẻ, y tế cơ sở hoặc người sử dụng lao động sắp xếp công việc cho phù hợp.
6. Hồ sơ quản lý sức khoẻ nguời lao động bao gồm:
a) Sổ theo dõi kết quả xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (Mẫu theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này).
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm phân tìm người lành mang trùng.
c) Sổ theo dõi danh sách các bệnh hoặc chứng truyền nhiễm (Mẫu theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này).
7. Trong thời gian khám sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng, người lao động được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng lao động đã thoả thuận.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
Điều 5. Trách nhiệm của người lao động
1. Thực hiện việc khám tuyển, tham gia đầy đủ khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Luật Lao động và định kỳ xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng theo quy định của Quy định này;
2. Giữ vệ sinh cá nhân theo đúng yêu cầu tại Điều 1 Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;
3. Khi mắc các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 của Quy định này, người lao động phải tự giác khai báo với người sử dụng lao động để được tạm thời nghỉ việc hoặc được tạm chuyển làm việc khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cho tới khi điều trị khỏi.
Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập kế hoạch khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng, ít nhất mỗi năm một lần vào trong bản kế hoạch hằng năm; chủ động liên hệ với các trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tuyến huyện và cấp tương đương hạng III trở lên để thực hiện kế hoạch hằng năm này.
2. Chịu toàn bộ chi phí cho việc xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình theo dõi, quản lý điều kiện sức khoẻ của người lao động cho cơ quan y tế được phân công chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi thanh tra, kiểm tra định kỳ.
4. Bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào bị bệnh cấp tính, có các vết thương hở có thể ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm đều phải báo cáo để không được phân công trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm.
5. Khi người lao động mắc các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 của Quy định này phải được chuyển vị trí khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cho tới khi điều trị khỏi.
6. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người lao động theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Quy định này.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan Y tế
1. Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện Quy định này.
2. Các Sở Y tế, Y tế ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn các cơ quan y tế có thẩm quyền cấp dưới kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện Quy định này.
3. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện thực hiện quản lý điều kiện sức khoẻ người lao động trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý.
4. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các Trạm Y tế tuyến xã kiểm tra điều kiện sức khoẻ người lao động trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý.
5. Cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trên có quyền phúc tra, thanh tra đột xuất việc thực hiện Quy định này tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được phân cấp cho cơ quan y tế có thẩm quyển cấp dưới kiểm tra, giám sát.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
Phụ lục I
(Kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TT
|
Họ tên
|
Vị trí làm việc cũ
|
Thời gian xét nghiệm
|
Vị trí làm việc mới
|
Thời gian chuyển vị trí
|
Ghi chú
|
Âm tính
|
Dương tính
|
|
|
|
1
|
Nguyễn văn A
|
Nhào trộn
|
|
11/5/2006
|
Bảo vệ
|
12/5/2006
|
|
2
|
Nguyễn Văn B
|
Đóng gói
|
–
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
………,Ngày…… tháng …….. năm………
(chữ ký của người quản lý sức khoẻ)
Phụ lục II
(Kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI DANH SÁCH CÁC BỆNH VÀ CHỨNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TT
|
Họ tên
|
Vị trí làm việc cũ
|
Bệnh và hoặc chứng truyền nhiễm
|
Thời gian mắc
|
Vị trí làm việc mới
|
Thời gian chuyển vị trí
|
Ghi chú
|
1
|
Nguyễn văn A
|
Nhào trộn
|
Lao tiến triển đang điều trị
|
12/4/2006
|
Trông kho
|
12/5/2006
|
Nằm viện 01 tháng
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
………,Ngày…… tháng …….. năm………
(chữ ký của người quản lý sức khoẻ)
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 21/2007/QĐ-BYT NGÀY 12 THÁNG 03 NĂM 2007
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN SỨC KHOẺ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TIẾP XÚC TRỰC TIẾP TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM ĂN NGAY”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Điều trị – Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinhthực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
QUY ĐỊNH
Ban hành “Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định điều kiện sức khoẻ bắt buộc áp dụng đối với tất cả những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến tại các cơ sở chế biến thực phẩm bao gói sẵn có nguy cơ cao, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ ăn uống (được gọi chung là Cơ sở kinh doanh thực phẩm).
2. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
b) Tất cả các tổ chức, cá nhân là chủ của các cơ sở có sử dụng người lao động và những người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều kiện sức khoẻ là tình trạng người lao động không mắc các chứng và hoặc bệnh truyền nhiễm mang các tác nhân gây bệnh có thể làm ô nhiễm thực phẩm, gây mất an toàn đối với sản phẩm và có thể cả người tiêu dùng.
2. Người lao động là những người đang hoặc sẽ làm việc trực tiếp trong dây chuyền chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống.
3. Người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập là người trực tiếp chế biến và bán thực phẩm để ăn ngay (không có bao gói hoặc bao gói đơn giản) hoặc người mua lại để trực tiếp bán các thực phẩm để ăn ngay.
4. Người lành mang trùng là người không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm sang người và môi trường, trong đó có thực phẩm.
5. Chứng bệnh truyền nhiễm là biểu hiện lâm sàng của các bệnh mang tác nhân truyền nhiễm có thể lây bệnh cho người qua đường tiêu hoá quy định tại Khoản 3 và 6, Điều 3 của Quy định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 3. Danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm ăn ngay
1. Lao tiến triển chưa được điều trị;
2. Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn;
3. Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy;
4. Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E);
5. Viêm đường hô hấp cấp tính;
6. Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng;
7. Người lành mang trùng.
Điều 4. Yêu cầu về khám sức khoẻ đối với người lao động
1. Người lao động phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm ít nhất 6 tháng một lần đối với các cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn; ít nhất mỗi năm một lần đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 1, Điều 1.
3. Người sử dụng lao động chỉ được phân công người không mắc các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 3 của Quy định này vào làm việc tại các vị trí tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ chế biến thực phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bao gói trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Căn cứ kết quả khám sức khoẻ, y tế cơ sở hoặc người sử dụng lao động sắp xếp công việc cho phù hợp.
6. Hồ sơ quản lý sức khoẻ nguời lao động bao gồm:
a) Sổ theo dõi kết quả xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (Mẫu theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này).
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm phân tìm người lành mang trùng.
c) Sổ theo dõi danh sách các bệnh hoặc chứng truyền nhiễm (Mẫu theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này).
7. Trong thời gian khám sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng, người lao động được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng lao động đã thoả thuận.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
Điều 5. Trách nhiệm của người lao động
1. Thực hiện việc khám tuyển, tham gia đầy đủ khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Luật Lao động và định kỳ xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng theo quy định của Quy định này;
2. Giữ vệ sinh cá nhân theo đúng yêu cầu tại Điều 1 Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;
3. Khi mắc các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 của Quy định này, người lao động phải tự giác khai báo với người sử dụng lao động để được tạm thời nghỉ việc hoặc được tạm chuyển làm việc khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cho tới khi điều trị khỏi.
Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập kế hoạch khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng, ít nhất mỗi năm một lần vào trong bản kế hoạch hằng năm; chủ động liên hệ với các trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tuyến huyện và cấp tương đương hạng III trở lên để thực hiện kế hoạch hằng năm này.
2. Chịu toàn bộ chi phí cho việc xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình theo dõi, quản lý điều kiện sức khoẻ của người lao động cho cơ quan y tế được phân công chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi thanh tra, kiểm tra định kỳ.
4. Bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào bị bệnh cấp tính, có các vết thương hở có thể ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm đều phải báo cáo để không được phân công trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm.
5. Khi người lao động mắc các bệnh thuộc Danh mục quy định tại Điều 3 của Quy định này phải được chuyển vị trí khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cho tới khi điều trị khỏi.
6. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người lao động theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Quy định này.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan Y tế
1. Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện Quy định này.
2. Các Sở Y tế, Y tế ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn các cơ quan y tế có thẩm quyền cấp dưới kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện Quy định này.
3. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện thực hiện quản lý điều kiện sức khoẻ người lao động trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý.
4. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các Trạm Y tế tuyến xã kiểm tra điều kiện sức khoẻ người lao động trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm được phân cấp quản lý.
5. Cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trên có quyền phúc tra, thanh tra đột xuất việc thực hiện Quy định này tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được phân cấp cho cơ quan y tế có thẩm quyển cấp dưới kiểm tra, giám sát.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
Phụ lục I
(Kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TT
|
Họ tên
|
Vị trí làm việc cũ
|
Thời gian xét nghiệm
|
Vị trí làm việc mới
|
Thời gian chuyển vị trí
|
Ghi chú
|
Âm tính
|
Dương tính
|
|
|
|
1
|
Nguyễn văn A
|
Nhào trộn
|
|
11/5/2006
|
Bảo vệ
|
12/5/2006
|
|
2
|
Nguyễn Văn B
|
Đóng gói
|
–
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
………,Ngày…… tháng …….. năm………
(chữ ký của người quản lý sức khoẻ)
Phụ lục II
(Kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI DANH SÁCH CÁC BỆNH VÀ CHỨNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TT
|
Họ tên
|
Vị trí làm việc cũ
|
Bệnh và hoặc chứng truyền nhiễm
|
Thời gian mắc
|
Vị trí làm việc mới
|
Thời gian chuyển vị trí
|
Ghi chú
|
1
|
Nguyễn văn A
|
Nhào trộn
|
Lao tiến triển đang điều trị
|
12/4/2006
|
Trông kho
|
12/5/2006
|
Nằm viện 01 tháng
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
………,Ngày…… tháng …….. năm………
(chữ ký của người quản lý sức khoẻ)
Reviews
There are no reviews yet.