THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 2026/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 143/TTr-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, các quy trình, quy định nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng; góp phần bảo vệ an toàn kinh tế, an ninh quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, của doanh nghiệp và của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước.
b) Giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6: (Năm 2016: dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu; đến năm 2020 còn dưới 05 ngày đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu).
c) Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu (nhất là những mặt hàng nhà nước không khuyến khích nhập khẩu); bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện là hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia (hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phế liệu, phế thải, vũ khí, chất phóng xạ…). Những mặt hàng này phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay tại cửa khẩu, tại các địa điểm có sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thực hiện xã hội hóa; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, điều kiện thực hiện xã hội hóa; quy định việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
4. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với các Công ước, Hiệp định quốc tế Việt Nam đã ký kết và tham gia; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành; thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành của nước xuất khẩu, nhập khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành giữa các cơ quan kiểm tra, quản lý có liên quan.
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành:
a) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp theo các mục tiêu, quan điểm nêu trên.
b) Rà soát, xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành (mặt hàng phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật); xác định những mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra tại cửa khẩu, cần kiểm tra trước khi thông quan; những mặt hàng được kiểm tra chuyên ngành sau thông quan (trước khi đưa ra lưu thông).
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phối hợp với Bộ Tài chính định kỳ hàng năm rà soát các Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng có thay đổi, phát sinh trên thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Các danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được ban hành kèm mã số HS thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.
d) Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chỉ định rõ cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ban hành các quy định công nhận, thừa nhận tổ chức chứng nhận, giám định chất lượng hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng; ban hành văn bản hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
2. Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa:
a) Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.
b) Thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan có trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ cao liên quan đến dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe người dân, an ninh xã hội và môi trường.
c) Ưu tiên và tạo thuận lợi về kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng trong nước chưa sản xuất được.
d) Thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand và của những nhà sản xuất với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được quốc tế thừa nhận để giảm tải cho cơ quan kiểm tra.
đ) Phát triển hệ thống kho, bãi bảo quản hàng hóa tại cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, trong điều kiện tăng cường kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu. Có chính sách xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng làm dịch vụ cho thuê kho, bãi nhằm tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan; kịp thời thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan để thông quan nhanh chóng hàng hóa; quản lý và kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa; xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về hải quan và pháp luật về quản lý chuyên ngành.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành:
a) Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại, điều kiện làm việc phục vụ kiểm tra chuyên ngành; đào tạo, bố trí nguồn nhân lực tương xứng với nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng, rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành; tập trung thực hiện kiểm tra hàng hóa có nguy cơ về dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an ninh xã hội và môi trường (như hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu…).
b) Ưu tiên đầu tư máy móc, phương tiện và nguồn nhân lực tại các cửa khẩu quốc tế đường hàng không (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); cửa khẩu đường biển quốc tế khu vực thành phố Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ về dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an ninh xã hội và môi trường (như hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu…).
4. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra chuyên ngành cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Tuyên truyền phổ biến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành.
b) Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm tra chuyên ngành cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Xây dựng chuyên mục thông tin công khai, thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành khi xuất khẩu, nhập khẩu (danh mục hàng hóa, địa điểm kiểm tra, cơ quan kiểm tra, thời gian kiểm tra, địa chỉ liên hệ…).
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án. Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết.
b) Chủ trì thành lập Tổ công tác liên ngành do Lãnh đạo Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, đại diện các Bộ, ngành liên quan làm thành viên để theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai nhiệm vụ nêu tại Điều 1 Quyết định này.
c) Nghiên cứu, sửa đổi quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa các biện pháp quản lý hải quan, tạo thuận lợi, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
d) Chỉ đạo ngành Hải quan đầu tư máy móc, phương tiện và nguồn nhân lực cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực cho Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm cả việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà Nhà nước cần quản lý chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ, ngành quy định và được các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành ủy quyền.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để triển khai các nhiệm vụ nêu tại Đề án.
2. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, nguồn nhân lực thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành các mặt hàng có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường, an ninh, xã hội… tại các cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn thuộc khu vực thành phố: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục kèm theo Quyết định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện.
4. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Quyết định, xây dựng đề án và lập dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện.
Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án ODA, từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; – Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan, có mã số HS, theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (tách riêng với Danh mục hàng hóa nhóm 2).
|
Quý IV/2015
|
2
|
Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/08/2010
|
Sửa đổi bổ sung Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Thông tư số 44/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2011
|
Bổ sung Danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mặt hàng muối)
|
4
|
Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014
|
Về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra.
|
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi biện pháp quản lý nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
|
Quý I/2016
|
5
|
Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011
|
Quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi.
|
Ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi (Thông tư số 81/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT.
|
Quý I/2016
|
6
|
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014
|
Hướng dẫn về quản lý phân bón.
|
Nghiên cứu sửa đổi quy định chứng nhận hợp quy đối với phân bón nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông, để giảm thủ tục và thời gian thông quan hàng hóa.
Trường hợp cần quản lý chất lượng khi nhập khẩu thì ban hành văn bản hướng dẫn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, thừa nhận chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu…
|
Quý IV/2015
|
7
|
Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014
|
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
|
Nghiên cứu sửa đổi quy định áp dụng phương thức kiểm tra chặt chẽ đối với tất cả các lô hàng muối nhập khẩu. Quy định áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, thừa nhận chứng nhận của nước xuất khẩu…
|
Quý IV/2015
|
8
|
Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005
|
Ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
|
Ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, có mã số HS.
Nghiên cứu rút gọn Danh mục, đối với sản phẩm đã qua chế biến sâu chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012
|
Ban hành Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.
|
Ban hành Danh mục hàng hóa chi tiết hơn và có mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
10
|
Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006
|
Quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
|
Ban hành văn bản mới thay thế. Trong đó xem xét quy định lô hàng đã đáp ứng yêu cầu kiểm dịch tại cửa khẩu thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để cơ quan hải quan thông quan và doanh nghiệp đưa hàng về khu cách ly kiểm dịch theo dõi. Quy định rõ tổng thời gian kiểm dịch cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình.
|
Quý IV/2015
|
11
|
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014
|
Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu.
|
Hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp hàng hóa không có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch.
Xem xét cải tiến quy trình lấy mẫu để giảm thiểu số lượng lô kiểm dịch nhằm giảm phí kiểm dịch cho doanh nghiệp.
|
Quý IV/2015
|
12
|
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/2/2010
|
Quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
|
Ban hành văn bản hướng dẫn mới thay thế theo hướng giảm thủ tục, giấy tờ phải nộp, quy định rõ tổng thời gian kiểm dịch cho một lô hàng theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
13
|
Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010
|
Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
|
Ban hành văn bản mới thay thế để hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP theo hướng đơn giản thủ tục, giảm giấy tờ phải nộp và quy định tổng thời gian kiểm tra cho một lô hàng nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
14
|
Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015
|
Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
|
Hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với lô hàng nhập khẩu vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm dịch thực vật để đơn giản hóa thủ tục.
|
Quý IV/2015
|
15
|
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
|
Phối hợp cùng Bộ Y tế và Bộ Công Thương thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân định rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
16
|
Quyết định số 38/2008/QĐ-BNN ngày 28/02/2008
|
Ban hành Danh mục mã số HS hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thủy sản
|
Ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 38/2008/QĐ-BNN ngày 28/02/2008 để phù hợp với quy định hiện hành.
|
Quý I/2016
|
17
|
Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2013
|
Ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
18
|
Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012
|
Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
19
|
Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009
|
Ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
20
|
Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2009
|
Sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
21
|
Quyết định số 69/2004/QĐ-BNNPTNT ngày 03/12/2004
|
Ban hành Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
22
|
Quyết định số 78/2004/QĐ-BNNPTNT ngày 31/12/2004
|
Ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
23
|
Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01/2/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
24
|
Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2013
|
Ban hành Danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp.
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
25
|
Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013
|
Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
26
|
Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012
|
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
27
|
Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014
|
Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
28
|
Thông tư số 01/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2015
|
Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
29
|
Thông tư số 44/2012/TT-BNNPTNT ngày 11/9/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
30
|
Thông tư số 21/2012/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây rồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
31
|
Thông tư số 17/2012/TT-BNNPTNT ngày 18/4/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
32
|
Thông tư số 12/2012/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
33
|
Thông tư số 09/2012/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
34
|
Thông tư số 82/2011/TT-BNNPTNT ngày 08/12/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
35
|
Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/7/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
36
|
Thông tư số 41/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
37
|
Thông tư số 30/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/4/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
|
38
|
Thông tư số 30/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/5/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
39
|
Thông tư số 34/2010/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
40
|
Thông tư số 22/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
41
|
Thông tư số 11/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/3/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
42
|
Thông tư số 84/2009/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
43
|
Thông tư số 61/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
44
|
Thông tư số 40/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/7/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
45
|
Thông tư số 21/2009/TT-BNN ngày 24/4/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
46
|
Quyết định số 124/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
47
|
Quyết định số 104/2008/QĐ-BNN ngày 21/10/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
48
|
Quyết định số 50/2008/QĐ-BNN ngày 02/4/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
49
|
Quyết định số 103/2006/QĐ-BNN ngày 14/11/2006
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
|
Quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn Điểm đ Khoản 2 Điều 14 quy định về hàng mẫu nhập khẩu được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm để áp dụng thống nhất (thủ tục miễn, số lượng được coi là hàng mẫu …)
|
Quý IV/2015
|
2
|
Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007
|
Ban hành quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu.
|
Ban hành Thông tư mới thay thế. Trong đó quy trình kiểm tra cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để tăng cường miễn, giảm kiểm tra; thừa nhận chứng nhận của nước xuất khẩu để giảm phân tích, kiểm tra; quy định tổng thời gian kiểm tra cho một lô hàng để cơ quan kiểm tra thực hiện.
|
Quý IV/2015
|
3
|
Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS.
|
Ra văn bản bãi bỏ hiệu lực vì đã hết hiệu lực.
|
Quý IV/2015
|
4
|
Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
5
|
Thông tư số 44/2011/TT-BYT ngày 06/12/2011
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế.
|
Nghiên cứu, công bố chưa áp dụng kiểm tra chất lượng trong nhập khẩu đối với Danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế để tránh vướng mắc.
|
Quý IV/2015
|
6
|
Thông tư số 46/2014/TT-BYT ngày 05/12/2014
|
Hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế.
|
Công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có mã số HS thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới nếu xuất phát từ vùng có dịch, đi qua vùng có dịch hoặc có nguy cơ lây nhiễm dịch.
|
Quý IV/2015
|
7
|
Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/06/2011
|
Hướng dẫn nhập khẩu trang thiết bị y tế mới 100%.
|
Ban hành Danh mục trang thiết bị y tế nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế, có mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
8
|
Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011
|
Quy định về quản lý mỹ phẩm
|
Ban hành Thông tư mới hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại và Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010
|
Hướng dẫn xuất nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
|
Ban hành Danh mục thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có mã số HS để hạn chế vướng mắc.
|
Quý IV/2015
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
05/2007/QH12
|
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
|
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động thực tế của tổ chức bộ máy cơ quan kiểm tra chất lượng do các Bộ phân công, chỉ định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Điều 45 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp trong thời gian tới.
|
Quý II/2016
|
2
|
Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014
|
Quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
|
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư mới thay thế; đồng thời chủ trì, đôn đốc các Bộ tiến hành việc thẩm định, công nhận tổ chức giám định (trong và ngoài nước) đủ điều kiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu.
|
Năm 2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ngày 17/11/2014
|
Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
– Rà soát, công bố Danh mục hàng hóa kèm theo mã số HS tại từng văn bản quy định về điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
– Rà soát Danh mục tại Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT để tránh việc trùng lặp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015
|
Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.
|
– Quy định bổ sung cơ quan kiểm tra (cơ quan quản lý hay cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có bao gồm cả cơ quan Hải quan không), nội dung kiểm tra để có cơ sở cho cơ quan hải quan thực hiện
– Rà soát, công bố thành 02 Danh mục: loại sử dụng bằng điện (phải có giấy phép hoặc quy định điều kiện nhập khẩu) và loại không sử dụng bằng điện (không phải có giấy phép nhập khẩu) để minh bạch và tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
|
Quý I/2016
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08/01/2010
|
Quy định công tác quản lý chất lượng clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm
|
– Công bố Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
– Tổ chức cơ quan kiểm tra chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đối với loại vật liệu nhập khẩu cần thời gian thử nghiệm kéo dài thì xem xét chuyển sang quản lý chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông, để không làm tăng thời gian thông quan hàng hóa.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009
|
Quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng
|
3
|
Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010
|
Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng gạch ốp lát
|
4
|
Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15/9/2014
|
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
|
Quy định về chứng nhận hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu (tại Thông tư số 15/2014/TT-BXD) hiện đang trùng với quy định về quản lý chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu (theo các Thông tư số: 01/2010/TT-BXD, 11/2009/TT-BXD, 14/2010/TT-BXD).
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn triển khai quản lý quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/01/2010
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ liên quan làm rõ hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục nhóm 2 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành có phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu không, nếu có thì quy định rõ cơ quan kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 09/5/2006
|
Công bố Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ
|
– Ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
– Công bố Danh mục kèm mã số HS phù hợp với Danh mục, Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
|
Quý I/2016
|
2
|
Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 08/3/2008
|
Về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
|
Quy định cụ thể thủ tục cấp phép, công bố cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014
|
Quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
|
Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các loại phế liệu nhập khẩu chưa có Quy chuẩn.
|
Quý I/2016
|
2
|
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015
|
Về việc quản lý chất thải và phế liệu
|
Hướng dẫn đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phế liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014
|
Quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Hướng dẫn cụ thể về mặt hàng phần mềm chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (như phần mềm hỗ trợ ứng dụng đối với sản phẩm Apple) có thuộc đối tượng phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung hoặc xem xét, giải quyết hay không. Trường hợp thiết bị ghi dùng cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quảng cáo, giải trí… có thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL không.
|
Quý I/2016
|
Rà soát lại một số mặt hàng không thuộc diện quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Thẻ có dải từ chưa ghi, băng từ các loại chưa ghi, phù hợp với quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, tránh gây chồng chéo trong quy định về chính sách quản lý mặt hàng
|
Quý I/2016
|
Ban hành cụ thể 02 Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép theo đúng nguyên tắc quản lý đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Bổ sung quy định về việc xuất trình kết quả thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền để xác định hàng hóa là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để cơ quan Hải quan có cơ sở thực hiện theo đúng quy định
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 14/2012/TT-BCA ngày 20/3/2012
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
|
Nghiên cứu quy định việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Danh mục nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an tại thời điểm trước khi thông quan hoặc trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng.
Trường hợp kiểm tra trước khi thông quan cần ban hành đầy đủ trình tự, thủ tục kiểm tra, công bố danh sách cơ quan có chức năng kiểm tra, danh mục hàng hóa phải kiểm tra có mã số HS.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014
|
Quy định về đăng ký xe
|
Rà soát, nghiên cứu sửa đổi nội dung yêu cầu phải có thêm tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA cho phù hợp với Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về việc chấp nhận tờ khai hải quan điện tử.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải
|
Công bố Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan có mã số HS theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014
|
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
|
Hướng dẫn quy định đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xe cơ giới thuộc Danh mục xe cơ giới phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012
|
Ban hành Danh mục máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được
|
– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các mặt hàng mới theo yêu cầu quản lý hiện hành.
– Rà soát điều chỉnh mã số HS thuộc Danh mục để phù hợp với mã số HS của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.
– Rà soát để mô tả bổ sung chi tiết về hàng hóa trong Danh mục kèm theo Thông tư.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Hướng sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09/04/2012
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 có mã số HS (thống nhất giữa Thông tư số 08/2012/TT-BCT và Quyết định số 11039/QĐ-BCT). Nguyên cứu, bổ sung thêm một số mặt hàng: chảo, nồi chống dính, khăn ướt… để bảo vệ người tiêu dùng.
|
Quý IV/2015
|
2
|
Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014
|
Công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan có mã số HS.
|
3
|
Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011
|
Ban hành Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương
|
– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khảo sát, đánh giá việc xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Điều 45 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp trong thời gian tới.
|
Quý I/2016
|
– Nghiên cứu, bổ sung đối tượng hàng hóa được loại trừ kiểm tra: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, hàng mẫu, hàng phi mậu dịch, xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng cư dân biên giới, hàng ngoại giao, lãnh sự….
|
Quý IV/2015
|
– Nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục miễn, giảm kiểm tra để tăng cường áp dụng rộng rãi trên thực tế, tăng chế độ miễn giảm kiểm tra tự động, hạn chế xác nhận miễn giảm kiểm tra cho từng lô hàng, từng doanh nghiệp, phân cấp trong xác nhận miễn giảm kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
– Quy định rõ tổng thời gian kiểm tra chất lượng hàng hóa cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
4
|
Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009
|
Ban hành quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm trên sản phẩm dệt may
|
Ban hành Thông tư mới sửa đổi theo tinh thần Thông tư số 48/2011/TT-BCT nêu trên.
|
Quý IV/2015
|
5
|
Thông tư số: 28/2013/TT-BCT ngày 06/11/2013
|
Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
|
Tăng cường chỉ định bổ sung thêm các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu để rút ngắn thời gian kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
6
|
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
|
Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
7
|
Quyết định số 06/2006/QĐ-BCN ngày 10 tháng 04 năm 2006
|
Công bố Danh mục phương tiện đã qua sử dụng bao gồm xe đạp, xe hai bánh, ba bánh gắn máy cấm nhập khẩu.
|
Ban hành văn bản bãi bỏ hiệu lực của Quyết định này.
|
Quý IV/2015
|
8
|
Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/4/2006
|
Công bố Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
|
Ban hành văn bản mới theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và cập nhật mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006
|
Bổ sung Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp)
|
Ban hành văn bản mới, cập nhật mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
10
|
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
|
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thương mại
|
Nghiên cứu, bổ sung quy định quản lý hàng tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng
|
Quý I/2016
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 2026/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 143/TTr-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, các quy trình, quy định nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng; góp phần bảo vệ an toàn kinh tế, an ninh quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, của doanh nghiệp và của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước.
b) Giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6: (Năm 2016: dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu; đến năm 2020 còn dưới 05 ngày đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu).
c) Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu (nhất là những mặt hàng nhà nước không khuyến khích nhập khẩu); bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện là hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia (hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phế liệu, phế thải, vũ khí, chất phóng xạ…). Những mặt hàng này phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay tại cửa khẩu, tại các địa điểm có sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thực hiện xã hội hóa; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, điều kiện thực hiện xã hội hóa; quy định việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
4. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với các Công ước, Hiệp định quốc tế Việt Nam đã ký kết và tham gia; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành; thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành của nước xuất khẩu, nhập khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành giữa các cơ quan kiểm tra, quản lý có liên quan.
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành:
a) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp theo các mục tiêu, quan điểm nêu trên.
b) Rà soát, xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành (mặt hàng phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật); xác định những mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra tại cửa khẩu, cần kiểm tra trước khi thông quan; những mặt hàng được kiểm tra chuyên ngành sau thông quan (trước khi đưa ra lưu thông).
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phối hợp với Bộ Tài chính định kỳ hàng năm rà soát các Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng có thay đổi, phát sinh trên thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Các danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được ban hành kèm mã số HS thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.
d) Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chỉ định rõ cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ban hành các quy định công nhận, thừa nhận tổ chức chứng nhận, giám định chất lượng hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng; ban hành văn bản hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
2. Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa:
a) Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.
b) Thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan có trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ cao liên quan đến dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe người dân, an ninh xã hội và môi trường.
c) Ưu tiên và tạo thuận lợi về kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng trong nước chưa sản xuất được.
d) Thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand và của những nhà sản xuất với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được quốc tế thừa nhận để giảm tải cho cơ quan kiểm tra.
đ) Phát triển hệ thống kho, bãi bảo quản hàng hóa tại cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, trong điều kiện tăng cường kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu. Có chính sách xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng làm dịch vụ cho thuê kho, bãi nhằm tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan; kịp thời thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan để thông quan nhanh chóng hàng hóa; quản lý và kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa; xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về hải quan và pháp luật về quản lý chuyên ngành.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành:
a) Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại, điều kiện làm việc phục vụ kiểm tra chuyên ngành; đào tạo, bố trí nguồn nhân lực tương xứng với nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng, rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành; tập trung thực hiện kiểm tra hàng hóa có nguy cơ về dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an ninh xã hội và môi trường (như hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu…).
b) Ưu tiên đầu tư máy móc, phương tiện và nguồn nhân lực tại các cửa khẩu quốc tế đường hàng không (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); cửa khẩu đường biển quốc tế khu vực thành phố Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ về dịch bệnh, truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an ninh xã hội và môi trường (như hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu…).
4. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra chuyên ngành cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Tuyên truyền phổ biến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành.
b) Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm tra chuyên ngành cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Xây dựng chuyên mục thông tin công khai, thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành khi xuất khẩu, nhập khẩu (danh mục hàng hóa, địa điểm kiểm tra, cơ quan kiểm tra, thời gian kiểm tra, địa chỉ liên hệ…).
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án. Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết.
b) Chủ trì thành lập Tổ công tác liên ngành do Lãnh đạo Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, đại diện các Bộ, ngành liên quan làm thành viên để theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai nhiệm vụ nêu tại Điều 1 Quyết định này.
c) Nghiên cứu, sửa đổi quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa các biện pháp quản lý hải quan, tạo thuận lợi, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
d) Chỉ đạo ngành Hải quan đầu tư máy móc, phương tiện và nguồn nhân lực cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực cho Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm cả việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà Nhà nước cần quản lý chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ, ngành quy định và được các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành ủy quyền.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để triển khai các nhiệm vụ nêu tại Đề án.
2. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, nguồn nhân lực thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành các mặt hàng có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường, an ninh, xã hội… tại các cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn thuộc khu vực thành phố: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục kèm theo Quyết định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện.
4. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Quyết định, xây dựng đề án và lập dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện.
Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án ODA, từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; – Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan, có mã số HS, theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (tách riêng với Danh mục hàng hóa nhóm 2).
|
Quý IV/2015
|
2
|
Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/08/2010
|
Sửa đổi bổ sung Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Thông tư số 44/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2011
|
Bổ sung Danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mặt hàng muối)
|
4
|
Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014
|
Về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra.
|
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi biện pháp quản lý nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
|
Quý I/2016
|
5
|
Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011
|
Quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi.
|
Ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi (Thông tư số 81/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT.
|
Quý I/2016
|
6
|
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014
|
Hướng dẫn về quản lý phân bón.
|
Nghiên cứu sửa đổi quy định chứng nhận hợp quy đối với phân bón nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông, để giảm thủ tục và thời gian thông quan hàng hóa.
Trường hợp cần quản lý chất lượng khi nhập khẩu thì ban hành văn bản hướng dẫn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, thừa nhận chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu…
|
Quý IV/2015
|
7
|
Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014
|
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
|
Nghiên cứu sửa đổi quy định áp dụng phương thức kiểm tra chặt chẽ đối với tất cả các lô hàng muối nhập khẩu. Quy định áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, thừa nhận chứng nhận của nước xuất khẩu…
|
Quý IV/2015
|
8
|
Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005
|
Ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
|
Ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, có mã số HS.
Nghiên cứu rút gọn Danh mục, đối với sản phẩm đã qua chế biến sâu chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012
|
Ban hành Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.
|
Ban hành Danh mục hàng hóa chi tiết hơn và có mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
10
|
Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006
|
Quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
|
Ban hành văn bản mới thay thế. Trong đó xem xét quy định lô hàng đã đáp ứng yêu cầu kiểm dịch tại cửa khẩu thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để cơ quan hải quan thông quan và doanh nghiệp đưa hàng về khu cách ly kiểm dịch theo dõi. Quy định rõ tổng thời gian kiểm dịch cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình.
|
Quý IV/2015
|
11
|
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014
|
Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu.
|
Hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp hàng hóa không có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch.
Xem xét cải tiến quy trình lấy mẫu để giảm thiểu số lượng lô kiểm dịch nhằm giảm phí kiểm dịch cho doanh nghiệp.
|
Quý IV/2015
|
12
|
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/2/2010
|
Quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
|
Ban hành văn bản hướng dẫn mới thay thế theo hướng giảm thủ tục, giấy tờ phải nộp, quy định rõ tổng thời gian kiểm dịch cho một lô hàng theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
13
|
Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010
|
Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
|
Ban hành văn bản mới thay thế để hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP theo hướng đơn giản thủ tục, giảm giấy tờ phải nộp và quy định tổng thời gian kiểm tra cho một lô hàng nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
14
|
Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015
|
Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
|
Hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với lô hàng nhập khẩu vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm dịch thực vật để đơn giản hóa thủ tục.
|
Quý IV/2015
|
15
|
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
|
Phối hợp cùng Bộ Y tế và Bộ Công Thương thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân định rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
16
|
Quyết định số 38/2008/QĐ-BNN ngày 28/02/2008
|
Ban hành Danh mục mã số HS hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thủy sản
|
Ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 38/2008/QĐ-BNN ngày 28/02/2008 để phù hợp với quy định hiện hành.
|
Quý I/2016
|
17
|
Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2013
|
Ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
18
|
Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012
|
Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
19
|
Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009
|
Ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
20
|
Thông tư số 29/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2009
|
Sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
21
|
Quyết định số 69/2004/QĐ-BNNPTNT ngày 03/12/2004
|
Ban hành Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
22
|
Quyết định số 78/2004/QĐ-BNNPTNT ngày 31/12/2004
|
Ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
23
|
Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01/2/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
24
|
Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2013
|
Ban hành Danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp.
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
25
|
Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013
|
Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
26
|
Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012
|
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
27
|
Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014
|
Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
28
|
Thông tư số 01/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2015
|
Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
– như trên –
|
Quý IV/2015
|
29
|
Thông tư số 44/2012/TT-BNNPTNT ngày 11/9/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
Công bố Danh mục kèm theo mã HS
|
Quý IV/2015
|
30
|
Thông tư số 21/2012/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây rồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
31
|
Thông tư số 17/2012/TT-BNNPTNT ngày 18/4/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
32
|
Thông tư số 12/2012/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
33
|
Thông tư số 09/2012/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2012
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
34
|
Thông tư số 82/2011/TT-BNNPTNT ngày 08/12/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
35
|
Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/7/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
36
|
Thông tư số 41/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
37
|
Thông tư số 30/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/4/2011
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
|
38
|
Thông tư số 30/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/5/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
|
39
|
Thông tư số 34/2010/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
40
|
Thông tư số 22/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
41
|
Thông tư số 11/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/3/2010
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
42
|
Thông tư số 84/2009/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
43
|
Thông tư số 61/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
44
|
Thông tư số 40/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/7/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
45
|
Thông tư số 21/2009/TT-BNN ngày 24/4/2009
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
|
46
|
Quyết định số 124/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
47
|
Quyết định số 104/2008/QĐ-BNN ngày 21/10/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
48
|
Quyết định số 50/2008/QĐ-BNN ngày 02/4/2008
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
|
49
|
Quyết định số 103/2006/QĐ-BNN ngày 14/11/2006
|
Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
|
Quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn Điểm đ Khoản 2 Điều 14 quy định về hàng mẫu nhập khẩu được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm để áp dụng thống nhất (thủ tục miễn, số lượng được coi là hàng mẫu …)
|
Quý IV/2015
|
2
|
Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007
|
Ban hành quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu.
|
Ban hành Thông tư mới thay thế. Trong đó quy trình kiểm tra cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để tăng cường miễn, giảm kiểm tra; thừa nhận chứng nhận của nước xuất khẩu để giảm phân tích, kiểm tra; quy định tổng thời gian kiểm tra cho một lô hàng để cơ quan kiểm tra thực hiện.
|
Quý IV/2015
|
3
|
Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS.
|
Ra văn bản bãi bỏ hiệu lực vì đã hết hiệu lực.
|
Quý IV/2015
|
4
|
Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
5
|
Thông tư số 44/2011/TT-BYT ngày 06/12/2011
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế.
|
Nghiên cứu, công bố chưa áp dụng kiểm tra chất lượng trong nhập khẩu đối với Danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế để tránh vướng mắc.
|
Quý IV/2015
|
6
|
Thông tư số 46/2014/TT-BYT ngày 05/12/2014
|
Hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế.
|
Công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có mã số HS thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới nếu xuất phát từ vùng có dịch, đi qua vùng có dịch hoặc có nguy cơ lây nhiễm dịch.
|
Quý IV/2015
|
7
|
Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/06/2011
|
Hướng dẫn nhập khẩu trang thiết bị y tế mới 100%.
|
Ban hành Danh mục trang thiết bị y tế nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế, có mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
8
|
Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011
|
Quy định về quản lý mỹ phẩm
|
Ban hành Thông tư mới hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại và Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010
|
Hướng dẫn xuất nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
|
Ban hành Danh mục thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có mã số HS để hạn chế vướng mắc.
|
Quý IV/2015
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
05/2007/QH12
|
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
|
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động thực tế của tổ chức bộ máy cơ quan kiểm tra chất lượng do các Bộ phân công, chỉ định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Điều 45 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp trong thời gian tới.
|
Quý II/2016
|
2
|
Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014
|
Quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
|
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư mới thay thế; đồng thời chủ trì, đôn đốc các Bộ tiến hành việc thẩm định, công nhận tổ chức giám định (trong và ngoài nước) đủ điều kiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu.
|
Năm 2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ngày 17/11/2014
|
Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
– Rà soát, công bố Danh mục hàng hóa kèm theo mã số HS tại từng văn bản quy định về điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
– Rà soát Danh mục tại Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT để tránh việc trùng lặp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015
|
Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.
|
– Quy định bổ sung cơ quan kiểm tra (cơ quan quản lý hay cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có bao gồm cả cơ quan Hải quan không), nội dung kiểm tra để có cơ sở cho cơ quan hải quan thực hiện
– Rà soát, công bố thành 02 Danh mục: loại sử dụng bằng điện (phải có giấy phép hoặc quy định điều kiện nhập khẩu) và loại không sử dụng bằng điện (không phải có giấy phép nhập khẩu) để minh bạch và tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
|
Quý I/2016
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08/01/2010
|
Quy định công tác quản lý chất lượng clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm
|
– Công bố Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
– Tổ chức cơ quan kiểm tra chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Đối với loại vật liệu nhập khẩu cần thời gian thử nghiệm kéo dài thì xem xét chuyển sang quản lý chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông, để không làm tăng thời gian thông quan hàng hóa.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009
|
Quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng
|
3
|
Thông tư số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010
|
Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng gạch ốp lát
|
4
|
Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15/9/2014
|
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
|
Quy định về chứng nhận hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu (tại Thông tư số 15/2014/TT-BXD) hiện đang trùng với quy định về quản lý chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu (theo các Thông tư số: 01/2010/TT-BXD, 11/2009/TT-BXD, 14/2010/TT-BXD).
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn triển khai quản lý quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/01/2010
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ liên quan làm rõ hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục nhóm 2 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành có phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu không, nếu có thì quy định rõ cơ quan kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 09/5/2006
|
Công bố Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ
|
– Ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
– Công bố Danh mục kèm mã số HS phù hợp với Danh mục, Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
|
Quý I/2016
|
2
|
Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 08/3/2008
|
Về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
|
Quy định cụ thể thủ tục cấp phép, công bố cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014
|
Quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
|
Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các loại phế liệu nhập khẩu chưa có Quy chuẩn.
|
Quý I/2016
|
2
|
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015
|
Về việc quản lý chất thải và phế liệu
|
Hướng dẫn đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phế liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014
|
Quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Hướng dẫn cụ thể về mặt hàng phần mềm chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (như phần mềm hỗ trợ ứng dụng đối với sản phẩm Apple) có thuộc đối tượng phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung hoặc xem xét, giải quyết hay không. Trường hợp thiết bị ghi dùng cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quảng cáo, giải trí… có thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL không.
|
Quý I/2016
|
Rà soát lại một số mặt hàng không thuộc diện quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Thẻ có dải từ chưa ghi, băng từ các loại chưa ghi, phù hợp với quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, tránh gây chồng chéo trong quy định về chính sách quản lý mặt hàng
|
Quý I/2016
|
Ban hành cụ thể 02 Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép theo đúng nguyên tắc quản lý đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Bổ sung quy định về việc xuất trình kết quả thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền để xác định hàng hóa là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để cơ quan Hải quan có cơ sở thực hiện theo đúng quy định
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 14/2012/TT-BCA ngày 20/3/2012
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
|
Nghiên cứu quy định việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Danh mục nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an tại thời điểm trước khi thông quan hoặc trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng.
Trường hợp kiểm tra trước khi thông quan cần ban hành đầy đủ trình tự, thủ tục kiểm tra, công bố danh sách cơ quan có chức năng kiểm tra, danh mục hàng hóa phải kiểm tra có mã số HS.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014
|
Quy định về đăng ký xe
|
Rà soát, nghiên cứu sửa đổi nội dung yêu cầu phải có thêm tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA cho phù hợp với Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về việc chấp nhận tờ khai hải quan điện tử.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải
|
Công bố Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan có mã số HS theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
|
Quý I/2016
|
2
|
Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014
|
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
|
Hướng dẫn quy định đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xe cơ giới thuộc Danh mục xe cơ giới phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012
|
Ban hành Danh mục máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được
|
– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các mặt hàng mới theo yêu cầu quản lý hiện hành.
– Rà soát điều chỉnh mã số HS thuộc Danh mục để phù hợp với mã số HS của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.
– Rà soát để mô tả bổ sung chi tiết về hàng hóa trong Danh mục kèm theo Thông tư.
|
Quý I/2016
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Số văn bản
|
Tên văn bản
|
Hướng sửa đổi, bổ sung
|
Thời gian hoàn thành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09/04/2012
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
|
Ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 có mã số HS (thống nhất giữa Thông tư số 08/2012/TT-BCT và Quyết định số 11039/QĐ-BCT). Nguyên cứu, bổ sung thêm một số mặt hàng: chảo, nồi chống dính, khăn ướt… để bảo vệ người tiêu dùng.
|
Quý IV/2015
|
2
|
Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014
|
Công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan có mã số HS.
|
3
|
Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011
|
Ban hành Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương
|
– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khảo sát, đánh giá việc xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Điều 45 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp trong thời gian tới.
|
Quý I/2016
|
– Nghiên cứu, bổ sung đối tượng hàng hóa được loại trừ kiểm tra: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, hàng mẫu, hàng phi mậu dịch, xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng cư dân biên giới, hàng ngoại giao, lãnh sự….
|
Quý IV/2015
|
– Nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục miễn, giảm kiểm tra để tăng cường áp dụng rộng rãi trên thực tế, tăng chế độ miễn giảm kiểm tra tự động, hạn chế xác nhận miễn giảm kiểm tra cho từng lô hàng, từng doanh nghiệp, phân cấp trong xác nhận miễn giảm kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
– Quy định rõ tổng thời gian kiểm tra chất lượng hàng hóa cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Quý IV/2015
|
4
|
Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009
|
Ban hành quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm trên sản phẩm dệt may
|
Ban hành Thông tư mới sửa đổi theo tinh thần Thông tư số 48/2011/TT-BCT nêu trên.
|
Quý IV/2015
|
5
|
Thông tư số: 28/2013/TT-BCT ngày 06/11/2013
|
Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
|
Tăng cường chỉ định bổ sung thêm các cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu để rút ngắn thời gian kiểm tra.
|
Quý IV/2015
|
6
|
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
|
Phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
|
Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, trong đó phân rõ trách nhiệm từng Bộ.
|
Quý IV/2015
|
7
|
Quyết định số 06/2006/QĐ-BCN ngày 10 tháng 04 năm 2006
|
Công bố Danh mục phương tiện đã qua sử dụng bao gồm xe đạp, xe hai bánh, ba bánh gắn máy cấm nhập khẩu.
|
Ban hành văn bản bãi bỏ hiệu lực của Quyết định này.
|
Quý IV/2015
|
8
|
Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/4/2006
|
Công bố Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
|
Ban hành văn bản mới theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và cập nhật mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
9
|
Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006
|
Bổ sung Danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp)
|
Ban hành văn bản mới, cập nhật mã số HS.
|
Quý IV/2015
|
10
|
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
|
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thương mại
|
Nghiên cứu, bổ sung quy định quản lý hàng tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng
|
Quý I/2016
|
Reviews
There are no reviews yet.