Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 202/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
———————-
Số: 202/QĐ-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
————————————
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật hải quan ngày 29/06/2001 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ công văn số 4281/VPCP-KHTH ngày 25/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ và 11 biểu mẫu kèm theo gồm:
1. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất, ký hiệu STK/TN-TX/2011 (mẫu 1);
2. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm xuất – tái xuất, ký hiệu STK/TX-TN/2011 (mẫu 2);
3. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất khu vực biên giới, ký hiệu S.TN-TX/KVBG/2011 (mẫu 3);
4. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm xuất – tái xuất khu vực biên giới, ký hiệu S.TX-TN/KVBG/2011 (mẫu 4);
5. Báo cáo PTVT tạm nhập quá hạn, chưa tái xuất, ký hiệu BC/TNQH/2011 (mẫu 5);
6. Báo cáo PTVT tạm xuất quá hạn, chưa tái nhập, ký hiệu BC/TXQH/2011 (mẫu 6);
7. Phiếu theo dõi PTVT tạm nhập – tái xuất không cùng cửa khẩu, ký hiệu PTD/TN-TX/2011 (mẫu 7);
8. Phiếu hồi báo PTVT đã tái xuất, ký hiệu PHB/TX/2011 (mẫu 8);
9. Phiếu theo dõi PTVT tạm xuất – tái nhập không cùng cửa khẩu, ký hiệu PTD/TX-TN/2011 (mẫu 9);
10. Phiếu hồi báo PTVT đã tái nhập, ký hiệu PHB/TN/2011 (mẫu 10);
11. Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, ký hiệu PYCNV/PTVT/2011 (mẫu 11);
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/2/2011. Bãi bỏ Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-TCHQ ngày 12/9/2006 của Tổng cục Hải quan.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Tổng cục Đường bộ VN – Bộ GTVT (để phối hợp);
– Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an (để phối hợp);
– Bộ Tư lệnh Biên phòng – Bộ Quốc phòng (để phối hợp);
– Website Hải quan;
– Lưu: VT, GSQL (15).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Ngọc Anh

QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011)
Quy trình này hướng dẫn thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải (PTVT) xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ, gồm: ô tô, mô tô, xe gắn máy, thuyền, xuồng của tổ chức, cá nhân.
Phần 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Phần quy định chung hướng dẫn một số công việc áp dụng chung cho phương tiện vận tải của nước ngoài và phương tiện vận tải của Việt Nam.
I. TIẾP NHẬN, KIỂM TRA HỒ SƠ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.
1. Phương tiện nước ngoài tạm nhập (nhập cảnh) hoặc phương tiện Việt Nam tạm xuất (xuất cảnh):
a) Tiếp nhận hồ sơ do người điều khiển phương tiện vận tải xuất trình theo quy định tại các Điều 74, 75, 76, 79, 80, 81 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010;
b) Kiểm tra hồ sơ: kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ và kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, trong đó lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
b1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp phương tiện vận tải lưu hành tại khu vực cửa khẩu) và các loại phương tiện vận tải đường sông mà Điều ước quốc tế về vận tải đường thủy giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới không yêu cầu phải cấp giấy phép: thời hạn tạm nhập – tái xuất còn giá trị, tuyến đường, cửa khẩu xuất, nhập …;
b2) Giấy đăng ký phương tiện (còn giá trị);
b3) Giấy tờ khác (giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới, … còn giá trị) theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới; Hộ chiếu của lái xe và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do cùng một Bên cấp (trừ phương tiện của cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ, ví dụ: xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào mang biển số Lào, về Việt Nam công tác do lái xe người Việt Nam điều khiển hoặc xe của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam mang biển số Việt Nam về Lào công tác do lái xe người Lào điều khiển)
b4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, tờ khai hàng hóa quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, quá cảnh).
Quá trình kiểm tra hồ sơ phương tiện vận tải nếu phát hiện hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, đồng thời thông báo (trả lời trực tiếp) rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai biết, trả lại toàn bộ hồ sơ cho người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu thì phải thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu 11, ký hiệu PYCNV/PTVT/2011.
2. Phương tiện nước ngoài tái xuất (xuất cảnh) hoặc phương tiện Việt Nam tái nhập (nhập cảnh):
a) Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan xuất trình (hồ sơ đã làm thủ tục hải quan tạm nhập/tạm xuất).
b) Khai bổ sung (nếu có) việc gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải và những thay đổi khác so với khai báo khi tạm nhập, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ.
c) Kiểm tra hồ sơ: kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ và kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, trong đó lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
c1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có);
c2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (thời hạn tạm nhập – tái xuất, tuyến đường, …);
c3) Giấy tờ khác (giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới, … còn giá trị) theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới; Hộ chiếu của lái xe và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do dùng một Bên cấp (trừ phương tiện của cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ, ví dụ: xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào mang biển số Lào, về Việt Nam công tác do lái xe người Việt Nam điều khiển quay lại Lào hoặc xe của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam mang biển số Việt Nam về Lào công tác do lái xe người Lào điều khiển quay lại Việt Nam)
c4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, tờ khai hàng hóa quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, quá cảnh).
II. KHAI HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH.
Công chức làm thủ tục hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan (gồm cả người điều khiển phương tiện vận tải) thực hiện khai hải quan như sau:
1. Khai hải quan đối với ô tô, mô tô, xe máy xuất cảnh, nhập cảnh.
a) Trường hợp in kết quả khai hải quan từ hệ thống quản lý phương tiện vận tải đường bộ:
a1) Người khai hải quan: xuất trình hồ sơ phương tiện vận tải theo quy định.
a2) Công chức hải quan:
– Kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho xuất cảnh hoặc nhập cảnh thì nhập thông tin từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải.
– In tờ khai PTVT từ hệ thống (giấy trắng, khổ A4).
a3) Người khai hải quan: ký tên vào tờ khai PTVT và chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan hải quan.
b) Trường hợp khai trên tờ khai PTVT in sẵn theo mẫu (do lỗi hệ thống phần mềm, lỗi mạng, lỗi máy in, … không in được tờ khai):
Cấp phát (miễn phí) tờ khai PTVT (hoặc người khai hải quan có thể tự in tờ khai PTVT trên Website của cơ quan Hải quan theo mẫu quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010); hướng dẫn người khai hải quan khai đúng và đủ thông tin vào các ô trống trên tờ khai PTVT (2 liên) mẫu (24-PTVTĐB/TN-TX/2010; 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) phần dành cho người điều khiển phương tiện vận tải và ký tên.
2. Khai hải quan đối với tàu thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh (được đăng ký theo pháp luật của Việt Nam và Campuchia).
a) Khai hải quan đối với tàu thủy xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện tương tự như đối với ô tô nêu tại điểm 1, mục II phần này, riêng tờ khai PTVT sử dụng mẫu (26-PTVTĐS/TN-TX/2010; 27-PTVTĐS/TX-TN/2010).
b) Tại cửa khẩu Vĩnh Xương – An Giang và Thường Phước – Đồng Tháp áp dụng quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng kèm theo quyết định 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009.
III. NHẬP THÔNG TIN VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VÀ IN TỜ KHAI PTVT.
1. Đối với phương tiện nước ngoài (ô tô, mô tô, xe gắn máy) tạm nhập – tái xuất (nhập cảnh):
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho phương tiện vận tải nhập cảnh thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập các thông tin (người điều khiển, nhận dạng phương tiện, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, …) từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) từ hệ thống quản lý PTVT (gồm 2 liên); chuyển tờ khai PTVT cho người khai hải quan ký.
2. Đối với phương tiện Việt Nam (ô tô, mô tô, xe gắn máy) tạm xuất – tái nhập (xuất cảnh):
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho phương tiện vận tải xuất cảnh thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập các thông tin (người điều khiển, nhận dạng phương tiện, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. …) từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải:
a) Đối với phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ở dạng sổ hoặc dạng giấy khổ A4: không in tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập.
b) Đối với phương tiện vận tải được phép xuất cảnh theo Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ PTVT phải in tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) từ hệ thống quản lý phương tiện vận tải (gồm 2 liên). Chuyển tờ khai PTVT cho người khai hải quan ký.
3. Đối với thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy tạm nhập – tái xuất (nhập cảnh), tạm xuất – tái nhập (xuất cảnh) được đăng ký theo luật pháp của Việt Nam và Campuchia:
Thực hiện như quy định đối với ô tô, mô tô tại điểm 1, điểm 2 mục III phần này; riêng tờ khai PTVT: đối với phương tiện của Campuchia sử dụng mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010, đối với phương tiện của Việt Nam sử dụng mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010.
IV. QUYẾT ĐỊNH HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ KIỂM TRA PTVT.
1. Đối với phương tiện vận tải tại thời điểm làm thủ tục hải quan không có dấu hiệu, thông tin vi phạm pháp luật hải quan thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô miễn kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
2. Đối với phương tiện vận tải vi phạm thời hạn lưu hành, phương tiện làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất lần đầu tiên hoặc có nghi ngờ khác nhau giữa hồ sơ và thực tế phương tiện vận tải thì công chức tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
3. Khi có căn cứ để nhận định trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu, thông tin vi phạm pháp luật xét thấy cần phải khám xét PTVT thì Chi cục trưởng quyết định và thực hiện theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp này công chức tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
V. KIỂM TRA, KHÁM XÉT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
1. Kiểm tra phương tiện vận tải:
Kiểm tra phương tiện vận tải là đối chiếu hồ sơ giấy tờ với thực tế phương tiện vận tải; việc này do công chức hải quan được lãnh đạo Chi cục phân công thực hiện.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra biển kiểm soát phương tiện (nếu có nghi vấn thì kiểm tra số khung, số máy);
2. Khám xét phương tiện vận tải:
Khám xét phương tiện vận tải là lục soát, kiểm tra các vị trí có thể cất giấu hàng hóa không khai hải quan; việc này do Chi cục trưởng ra quyết định.
Trường hợp phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan thì việc khám xét thực hiện như sau:
a) Phải bố trí tối thiểu 2 công chức tiến hành kiểm tra (1 người kiểm tra, 1 người giám sát và cảnh giới), có sự chứng kiến của người khai hải quan; chuẩn bị các công cụ, phương tiện cần thiết, mẫu biên bản … để kiểm tra.
b) Nội dung khám xét phương tiện vận tải:
– Khám xét những nơi có khả năng cất dấu hàng lậu, hàng cấm (lưu ý: kiểm tra các thùng rỗng, bồn chứa …);
– Trong trường hợp cần thiết, những nơi có trang bị cân điện tử, máy soi thì tiến hành kiểm tra trọng lượng, soi chiếu theo quy định đối với phương tiện có chở hàng hóa, có kết hợp với làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK.
3. Xử lý kết quả kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải:
a) Trường hợp không có vi phạm: hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải như quy định tại mục VI, Phần I dưới đây;
b) Trường hợp có vi phạm: trường hợp kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải phát hiện có vi phạm pháp luật hải quan thì lập biên bản, tạm giữ phương tiện vận tải để xử lý theo quy định của pháp luật.
VI. HOÀN TẤT THỦ TỤC VÀ THÔNG QUAN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.
1. Đối với phương tiện vận tải nước ngoài:
a) Tạm nhập (nhập cảnh):
a1) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai PTVT; giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) để làm chứng từ đi đường và nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất khi phương tiện vận tải này tái xuất, liên 2 tờ khai PTVT lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi và thanh khoản.
a2) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
a2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm a1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
a2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm a1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
b) Tái xuất (xuất cảnh):
b1) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy chấp thuận hoặc giấy tờ tương đương của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất và thu lại liên 1 tờ khai PTVT (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) để thanh khoản hồ sơ tạm nhập – tái xuất.
b2) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
b2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm b1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
b2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm b1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
2. Đối với phương tiện vận tải Việt Nam:
a) Tạm xuất (xuất cảnh):
a1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010); giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất để nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái nhập khi phương tiện vận tải này tái nhập, liên 2 tờ khai PTVT lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm xuất để theo dõi và thanh khoản.
a2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
a2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ liên vận (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
a2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình)
b) Tái nhập (nhập cảnh):
b1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập và thu lại liên 1 tờ khai PTVT (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) để thanh khoản hồ sơ tạm xuất – tái nhập.
b2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
b2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
b2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
Phần 2.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI Ô TÔ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 45 (XE CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA, HÀNH KHÁCH VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI) VÀ KHOẢN 1 (XE CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI) ĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2005/NĐ-CP
I. ĐỐI VỚI Ô TÔ TẠM NHẬP (NHẬP CẢNH)/ TẠM XUẤT (XUẤT CẢNH):
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hồ sơ và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp và xuất trình theo quy định:
a) Đối với ô tô nước ngoài tạm nhập có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Đối với ô tô Việt Nam tạm xuất có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 76, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Đối với ô tô của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 79, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
2. Kiểm tra đối chiếu thông tin hồ sơ PTVT: thực hiện theo mục I, Phần I trên.
3. Nhập thông tin vào Hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT: thực hiện theo quy định tại mục III, Phần I trên.
4. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục IV, Phần I trên.
5. Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan và/hoặc ký, đóng dấu nghiệp vụ “Viet Nam Customs” vào sổ liên vận theo hướng dẫn tại mục VI, Phần I trên.
Bước 2: Kiểm tra và thông quan phương tiện vận tải
1. Đối với phương tiện vận tải miễn kiểm tra thực tế thì hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục VI, Phần I trên.
2. Kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm: thực hiện theo quy định tại mục V, Phần I trên.
3. Thông quan phương tiện vận tải theo hướng dẫn tại mục VI Phần I trên.
II. ĐỐI VỚI Ô TÔ TÁI XUẤT (XUẤT CẢNH)/TÁI NHẬP (NHẬP CẢNH):
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hồ sơ và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải:
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan do người điều khiển phương tiện khai nộp và xuất trình theo quy định:
a) Đối với ô tô nước ngoài tái xuất có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 75, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Đối với ô tô Việt Nam tái nhập có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 76, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Đối với ô tô của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 79, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
2. Kiểm tra đối chiếu thông tin Hồ sơ PTVT: thực hiện theo mục I, Phần I trên.
3. Nhập thông tin vào Hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT: thực hiện theo quy định tại mục III, Phần I trên.
4. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: thực hiện theo quy định tại mục IV, Phần I trên.
5. Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan và/hoặc ký, đóng dấu nghiệp vụ “Viet Nam Customs” vào sổ liên vận theo hướng dẫn tại mục VI, Phần I trên.
Bước 2: Kiểm tra và thông quan phương tiện vận tải
1. Đơn vị phương tiện vận tải miễn kiểm tra thực tế thì hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục VI, Phần I trên.
2. Kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm: thực hiện theo quy định tại mục V, Phần I trên.
3. Thông quan phương tiện vận tải theo hướng dẫn tại mục VI Phần I trên.
III. THANH KHOẢN HỒ SƠ PTVT TẠM NHẬP/TẠM XUẤT:
Thanh khoản hồ sơ PTVT tạm nhập (sau khi phương tiện vận tải đã tái xuất) và thanh khoản hồ sơ PTVT tạm xuất (sau khi PTVT đã tái nhập) thực hiện theo Quyết định 2137/QĐ-TCHQ ngày 16/10/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ.
Phần 3.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, THUYỀN XUỒNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 47 VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI THƯỜNG XUYÊN QUA LẠI BIÊN GIỚI QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 47
NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2005/NĐ-CP
I. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy, thuyền, xuồng tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập phải có giấy phép quy định tại khoản 1, Điều 47 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 80 Mục 3 Phần IV Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010
1. Đối với mô tô, xe gắn máy:
a) Người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 80, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Thủ tục hải quan:
b1) Tạm nhập/tạm xuất: thực hiện như quy định đối với ô tô tạm nhập/tạm xuất theo quy định tại mục I, Phần II trên;
b2) Tái xuất/tái nhập: thực hiện như quy định đối với ô tô tái xuất/tái nhập quy định tại mục II, Phần II trên.
2. Đối với thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy:
a) Khi xuất cảnh, nhập cảnh phải có văn bản cho phép qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam/Campuchia cấp (khi Bộ Giao thông vận tải có Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy ký ngày 17/12/2010).
b) Người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 80, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Thủ tục hải quan:
c1) Tạm nhập/tạm xuất: thực hiện như quy định đối với ô tô tạm nhập/tạm xuất tại mục I, Phần II trên; sử dụng tờ khai PTVT mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010 đối với PTVT tạm nhập và mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010 đối với PTVT tạm xuất.
c2) Tái xuất/tái nhập: thực hiện như quy định đối với ô tô tái xuất/tái nhập tại mục II, Phần II trên; sử dụng tờ khai PTVT mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010 đối với PTVT tạm nhập và mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010 đối với PTVT tạm xuất.
II. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của các tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới quy định tại khoản 2, Điều 47 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 80 Mục 3 Phần IV Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
1. Đối với ô tô:
a) Đối với ô tô nước ngoài vào khu vực cửa khẩu để giao hàng hoặc nhận hàng (không phải giấy phép):
Thủ tục hải quan:
a1) Người khai hải quan xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
a2) Cơ quan hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
b) Đối với ô tô Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng hoặc nhận hàng (không phải giấy phép):
b1) Người khai hải quan xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu, giấy tờ tùy thân và giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
b2) Cơ quan hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, số tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
c) Đối với ô tô của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (không phải giấy phép):
c1) Phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập hoặc tạm nhập – tái xuất phải đi về cùng một cửa khẩu mới được làm thủ tục hải quan.
c2) Thủ tục hải quan: cơ quan Hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, số khung, số máy, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
2. Đối với mô tô, xe gắn máy, thuyền xuồng của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (không phải giấy phép):
Thủ tục hải quan: người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
Cơ quan Hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
Phần 4.
QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
1. Phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan PTVT 01 lần trong thời hạn hiệu lực (một năm) của giấy phép (khai vào lần xuất cảnh, nhập cảnh đầu tiên). Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất/tái nhập cuối cùng.
2. Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh theo đoàn thì người điều khiển của từng phương tiện hoặc người đại diện cho đoàn thực hiện việc khai hải quan và làm thủ tục cho cả đoàn phương tiện.
3. Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì Hải quan cửa khẩu giải quyết thủ tục theo cách thức sau:
a) Hướng dẫn người điều khiển phương tiện vận tải khai vào tờ khai hải quan PTVT, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải.
b) Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải và đăng ký các thông tin trên tờ khai vào sổ hoặc nhập vào máy tính theo quy định đối với xe ô tô nhập cảnh không vì mục đích thương mại.
c) Thông quan phương tiện vận tải và làm công văn báo cáo ngay (fax) gửi Cục Hải quan tỉnh kèm bản copy tờ khai phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập có đóng dấu sao y của Chi cục để Cục Hải quan tỉnh thông báo đến các cơ quan gồm: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh và Hải quan cửa khẩu tái xuất (nếu tái xuất không cùng cửa khẩu) để phối hợp theo dõi, quản lý.
4. Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu:
a) Ô tô mang biển kiểm soát 74LB thuộc khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo: thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4431/VPCP-KTTH ngày 09/8/2007 và Thông tư số 01/2008/TT-BCA-C11 ngày 22/2/2008 của Bộ Công an về việc cho phép ô tô mang biển số 74LB vào nội địa và công văn số 6311/VPCP-KTTH ngày 02/11/2007 về việc cho phép ô tô mang biển số 74LB được phép hoạt động liên vận Việt – Lào, cụ thể:
a1) Ô tô biển kiểm soát 74LB vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập – tái xuất như quy định tại mục I và II, Phần II trên. Chi cục Hải quan quản lý khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính.
a2) Ô tô biển kiểm soát 74LB nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất – tái nhập theo quy định tại mục I và II, Phần II trên.
b) Đối với khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và khu kinh tế cửa khẩu khác nếu có ô tô mang biển kiểm soát riêng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, thì thủ tục hải quan thực hiện tương tự như đối với ô tô biển kiểm soát 74 LB nêu tại điểm a) mục này.
5. Đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông (các nước GMS):
a) Thực hiện quản lý, theo dõi thông qua hệ thống quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ;
b) Thủ tục hải quan:
b1) Kiểm tra Giấy phép vận tải đường bộ GMS (GMS Road Transport Permit) và xác nhận lên Sổ theo dõi hoạt động phương tiện thực hiện Hiệp định GMS đi kèm giấy phép;
b2) Kiểm tra hồ sơ hải quan GMS gồm:
– Tờ khai hàng hóa quá cảnh và thông quan nội địa (GMS transit and inland customs clearance Document);
– Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle temporary admission Document);
– Tờ khai tạm nhập container (Container temporary admission Document);
b3) Không in tờ khai PTVT của Việt Nam mà xác nhận lên hồ sơ hải quan GMS: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn chế độ quá cảnh CTS đã thống nhất giữa các nước GMS (xác nhận bằng tiếng Anh).
b4) Thông quan phương tiện vận tải (nếu không phát hiện vi phạm)
b5) Trường hợp phát hiện vi phạm:
b5.1) Yêu cầu người điều khiển phương tiện thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí …
b5.2) Trường hợp người điều khiển phương tiện không có khả năng thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí thì thông báo việc vi phạm (kèm hồ sơ chứng minh vi phạm của doanh nghiệp vận tải) đến Hiệp hộp vận tải ô tô Việt Nam (VATA) yêu cầu thanh toán theo quy định tại Thỏa thuận sơ bộ giữa Tổng cục Hải quan và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) ký ngày 05/11/2009.
c) Gia hạn thời hạn lưu hành:
c1) Thẩm quyền gia hạn: việc gia hạn thời gian lưu hành đối với phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất quá hạn trong các trường hợp bất khả kháng do Chi cục trưởng quyết định, xác nhận (bằng tiếng Anh) vào văn bản yêu cầu của người có phương tiện tạm nhập.
c2) Thực hiện việc gia hạn theo khoản c Điều 9 Phụ lục 8 – Tạm nhập phương tiện cơ giới (Annex 8: Temporary Importation of Motor Vehicle) và khoản (b) Điều 14 Phụ lục 14 – Chế độ hải quan Công ten nơ (Annex 14- Container Customs Regime) của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông (The GMS Cross-Border Transort Agreement – CBTA).
d) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì sau khi kết thúc thủ tục hải quan theo cơ chế vận tải quá cảnh CTS mới làm thủ tục hải quan theo từng loại hình nhập khẩu.
6. Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) mới được giải quyết thủ tục hải quan:
a) Trường hợp phương tiện vận tải của nước thứ 3 được phép tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ và tái xuất qua cửa khẩu đường biển/đường sông/đường sắt/đường hàng không hoặc ngược lại thì Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất phương tiện vận tải phải fax hoặc gửi lại bản chính tờ khai PTVT (sau khi sao lưu tờ khai PTVT) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập để thanh khoản hồ sơ PTVT tạm nhập.
b) Thủ tục phương tiện vận tải quá cảnh thực hiện như thủ tục đối với ô tô nước ngoài tạm nhập – tái xuất quy định tại mục I, Phần III trên.
7. Đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam, đã làm thủ tục nhập cảnh (tạm nhập) vào lãnh thổ Việt Nam muốn xuất cảnh (tái xuất) sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiêp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
8. Đối với phương tiện vận tải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
9. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của Việt Nam tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) trên lãnh thổ các nước láng giềng:
a) Đối với phương tiện vận tải tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) tạm xuất – tái nhập không có giấy phép liên vận: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, mở tờ khai hàng hóa tạm xuất – tái nhập (Điều 48 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010).
b) Đối với phương tiện vận tải tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) được Tổng cục đường bộ Việt Nam (hoặc cơ quan được ủy quyền) cấp giấy phép liên vận:
b1) Thủ tục hải quan: thực hiện theo Hiệp định vận tải đường bộ ký kết giữa hai nước, làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập như hướng dẫn tại và mở tờ khai PTVT.
b2) Trường hợp kết thúc dự án hoặc hết thời gian tạm xuất tái nhập, doanh nghiệp không tái nhập phương tiện vận tải mà chuyển đổi mục đích như biếu, tặng cho phía đối tác nước ngoài:
b2.1) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010;
b2.2) Việc thanh khoản tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập được thực hiện như sau: Ghi vào phần kết quả kiểm hóa mục tái nhập “Phương tiện được biếu tặng theo tờ khai hàng hóa phi mậu dịch số ….. ngày … tháng … năm …” và đóng dấu “đã thanh khoản” lên tờ khai PTVT, nhập kết quả thanh khoản vào hệ thống quản lý phương tiện vận tải.
Phần 5.
PHỐI HỢP XỬ LÝ VÀ BÁO CÁO ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Để quản lý chặt chẽ đối với phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất, phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập, Hải quan cửa khẩu phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính theo Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 2137/QĐ-TCHQ ngày 16/10/2008 của Tổng cục Hải quan, cụ thể:
1. Đối với phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất và phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập không cùng một cửa khẩu phải kịp thời kiểm tra vào thứ 2 hàng tuần bằng các biểu mẫu số 7, 8, 9, 10 để chủ động có biện pháp theo dõi và xử lý đối với những phương tiện vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất.
2. Xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất khi đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan tái xuất/tái nhập:
a) Đối với phương tiện vận tải tạm nhập khi đến cửa khẩu tái xuất: có vi phạm thời hạn tạm nhập thì Hải quan cửa khẩu tái xuất lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật; cho thông quan phương tiện vận tải; đồng thời gửi Hải quan cửa khẩu tạm nhập (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản photo copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.
b) Đối với phương tiện vận tải tạm xuất khi đến cửa khẩu tái nhập: có vi phạm thời hạn tạm xuất thì Hải quan cửa khẩu tái nhập lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật; cho thông quan phương tiện vận tải; sau đó gửi Hải quan cửa khẩu tạm xuất (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản photo copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.
3. Báo cáo định kỳ:
a) Hải quan cửa khẩu:
Thứ 2 hàng tuần, Hải quan cửa khẩu báo cáo Cục Hải quan tỉnh danh sách phương tiện tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập quá hạn theo mẫu 5, 6 ban hành kèm theo Quyết định này để phối hợp các cơ quan chức năng trong tỉnh có biện pháp xử lý.
b) Cục Hải quan tỉnh:
Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 30 tháng 6) và cả năm (tính đến 31 tháng 12) phương tiện vận tải tạm nhập quá hạn chưa tái xuất (theo mẫu số 5) và phương tiện vận tải tạm xuất quá hạn chưa tái nhập (theo mẫu số 6) có đề xuất biện pháp xử lý gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát Quản lý). Tổng cục Hải quan sẽ tổng hợp chung toàn ngành:
– Gửi Tổng cục đường bộ Việt Nam để có biện pháp hạn chế việc cấp phép cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập vi phạm thời hạn tái nhập và trao đổi, đàm phán với Bên ký kết Hiệp định vận tải đường bộ về việc phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất vi phạm thời hạn tái xuất;
– Gửi Tổng cục Cảnh sát để xử lý theo quy định pháp luật./.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 202/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 202/QĐ-TCHQ Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 29/01/2011 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Hải quan , Xuất nhập cảnh
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
———————-
Số: 202/QĐ-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
————————————
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật hải quan ngày 29/06/2001 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ công văn số 4281/VPCP-KHTH ngày 25/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ và 11 biểu mẫu kèm theo gồm:
1. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất, ký hiệu STK/TN-TX/2011 (mẫu 1);
2. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm xuất – tái xuất, ký hiệu STK/TX-TN/2011 (mẫu 2);
3. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất khu vực biên giới, ký hiệu S.TN-TX/KVBG/2011 (mẫu 3);
4. Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm xuất – tái xuất khu vực biên giới, ký hiệu S.TX-TN/KVBG/2011 (mẫu 4);
5. Báo cáo PTVT tạm nhập quá hạn, chưa tái xuất, ký hiệu BC/TNQH/2011 (mẫu 5);
6. Báo cáo PTVT tạm xuất quá hạn, chưa tái nhập, ký hiệu BC/TXQH/2011 (mẫu 6);
7. Phiếu theo dõi PTVT tạm nhập – tái xuất không cùng cửa khẩu, ký hiệu PTD/TN-TX/2011 (mẫu 7);
8. Phiếu hồi báo PTVT đã tái xuất, ký hiệu PHB/TX/2011 (mẫu 8);
9. Phiếu theo dõi PTVT tạm xuất – tái nhập không cùng cửa khẩu, ký hiệu PTD/TX-TN/2011 (mẫu 9);
10. Phiếu hồi báo PTVT đã tái nhập, ký hiệu PHB/TN/2011 (mẫu 10);
11. Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, ký hiệu PYCNV/PTVT/2011 (mẫu 11);
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/2/2011. Bãi bỏ Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-TCHQ ngày 12/9/2006 của Tổng cục Hải quan.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Tổng cục Đường bộ VN – Bộ GTVT (để phối hợp);
– Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an (để phối hợp);
– Bộ Tư lệnh Biên phòng – Bộ Quốc phòng (để phối hợp);
– Website Hải quan;
– Lưu: VT, GSQL (15).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Ngọc Anh

QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011)
Quy trình này hướng dẫn thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải (PTVT) xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ, gồm: ô tô, mô tô, xe gắn máy, thuyền, xuồng của tổ chức, cá nhân.
Phần 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Phần quy định chung hướng dẫn một số công việc áp dụng chung cho phương tiện vận tải của nước ngoài và phương tiện vận tải của Việt Nam.
I. TIẾP NHẬN, KIỂM TRA HỒ SƠ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.
1. Phương tiện nước ngoài tạm nhập (nhập cảnh) hoặc phương tiện Việt Nam tạm xuất (xuất cảnh):
a) Tiếp nhận hồ sơ do người điều khiển phương tiện vận tải xuất trình theo quy định tại các Điều 74, 75, 76, 79, 80, 81 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010;
b) Kiểm tra hồ sơ: kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ và kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, trong đó lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
b1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp phương tiện vận tải lưu hành tại khu vực cửa khẩu) và các loại phương tiện vận tải đường sông mà Điều ước quốc tế về vận tải đường thủy giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới không yêu cầu phải cấp giấy phép: thời hạn tạm nhập – tái xuất còn giá trị, tuyến đường, cửa khẩu xuất, nhập …;
b2) Giấy đăng ký phương tiện (còn giá trị);
b3) Giấy tờ khác (giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới, … còn giá trị) theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới; Hộ chiếu của lái xe và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do cùng một Bên cấp (trừ phương tiện của cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ, ví dụ: xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào mang biển số Lào, về Việt Nam công tác do lái xe người Việt Nam điều khiển hoặc xe của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam mang biển số Việt Nam về Lào công tác do lái xe người Lào điều khiển)
b4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, tờ khai hàng hóa quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, quá cảnh).
Quá trình kiểm tra hồ sơ phương tiện vận tải nếu phát hiện hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, đồng thời thông báo (trả lời trực tiếp) rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai biết, trả lại toàn bộ hồ sơ cho người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu thì phải thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu 11, ký hiệu PYCNV/PTVT/2011.
2. Phương tiện nước ngoài tái xuất (xuất cảnh) hoặc phương tiện Việt Nam tái nhập (nhập cảnh):
a) Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan xuất trình (hồ sơ đã làm thủ tục hải quan tạm nhập/tạm xuất).
b) Khai bổ sung (nếu có) việc gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải và những thay đổi khác so với khai báo khi tạm nhập, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ.
c) Kiểm tra hồ sơ: kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ và kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, trong đó lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
c1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có);
c2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (thời hạn tạm nhập – tái xuất, tuyến đường, …);
c3) Giấy tờ khác (giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới, … còn giá trị) theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới; Hộ chiếu của lái xe và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do dùng một Bên cấp (trừ phương tiện của cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ, ví dụ: xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào mang biển số Lào, về Việt Nam công tác do lái xe người Việt Nam điều khiển quay lại Lào hoặc xe của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam mang biển số Việt Nam về Lào công tác do lái xe người Lào điều khiển quay lại Việt Nam)
c4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, tờ khai hàng hóa quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, quá cảnh).
II. KHAI HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH.
Công chức làm thủ tục hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan (gồm cả người điều khiển phương tiện vận tải) thực hiện khai hải quan như sau:
1. Khai hải quan đối với ô tô, mô tô, xe máy xuất cảnh, nhập cảnh.
a) Trường hợp in kết quả khai hải quan từ hệ thống quản lý phương tiện vận tải đường bộ:
a1) Người khai hải quan: xuất trình hồ sơ phương tiện vận tải theo quy định.
a2) Công chức hải quan:
– Kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho xuất cảnh hoặc nhập cảnh thì nhập thông tin từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải.
– In tờ khai PTVT từ hệ thống (giấy trắng, khổ A4).
a3) Người khai hải quan: ký tên vào tờ khai PTVT và chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan hải quan.
b) Trường hợp khai trên tờ khai PTVT in sẵn theo mẫu (do lỗi hệ thống phần mềm, lỗi mạng, lỗi máy in, … không in được tờ khai):
Cấp phát (miễn phí) tờ khai PTVT (hoặc người khai hải quan có thể tự in tờ khai PTVT trên Website của cơ quan Hải quan theo mẫu quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010); hướng dẫn người khai hải quan khai đúng và đủ thông tin vào các ô trống trên tờ khai PTVT (2 liên) mẫu (24-PTVTĐB/TN-TX/2010; 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) phần dành cho người điều khiển phương tiện vận tải và ký tên.
2. Khai hải quan đối với tàu thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh (được đăng ký theo pháp luật của Việt Nam và Campuchia).
a) Khai hải quan đối với tàu thủy xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện tương tự như đối với ô tô nêu tại điểm 1, mục II phần này, riêng tờ khai PTVT sử dụng mẫu (26-PTVTĐS/TN-TX/2010; 27-PTVTĐS/TX-TN/2010).
b) Tại cửa khẩu Vĩnh Xương – An Giang và Thường Phước – Đồng Tháp áp dụng quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng kèm theo quyết định 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009.
III. NHẬP THÔNG TIN VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VÀ IN TỜ KHAI PTVT.
1. Đối với phương tiện nước ngoài (ô tô, mô tô, xe gắn máy) tạm nhập – tái xuất (nhập cảnh):
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho phương tiện vận tải nhập cảnh thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập các thông tin (người điều khiển, nhận dạng phương tiện, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, …) từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) từ hệ thống quản lý PTVT (gồm 2 liên); chuyển tờ khai PTVT cho người khai hải quan ký.
2. Đối với phương tiện Việt Nam (ô tô, mô tô, xe gắn máy) tạm xuất – tái nhập (xuất cảnh):
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho phương tiện vận tải xuất cảnh thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ nhập các thông tin (người điều khiển, nhận dạng phương tiện, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. …) từ hồ sơ PTVT vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống quản lý phương tiện vận tải:
a) Đối với phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ở dạng sổ hoặc dạng giấy khổ A4: không in tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập.
b) Đối với phương tiện vận tải được phép xuất cảnh theo Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ PTVT phải in tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) từ hệ thống quản lý phương tiện vận tải (gồm 2 liên). Chuyển tờ khai PTVT cho người khai hải quan ký.
3. Đối với thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy tạm nhập – tái xuất (nhập cảnh), tạm xuất – tái nhập (xuất cảnh) được đăng ký theo luật pháp của Việt Nam và Campuchia:
Thực hiện như quy định đối với ô tô, mô tô tại điểm 1, điểm 2 mục III phần này; riêng tờ khai PTVT: đối với phương tiện của Campuchia sử dụng mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010, đối với phương tiện của Việt Nam sử dụng mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010.
IV. QUYẾT ĐỊNH HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ KIỂM TRA PTVT.
1. Đối với phương tiện vận tải tại thời điểm làm thủ tục hải quan không có dấu hiệu, thông tin vi phạm pháp luật hải quan thì công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô miễn kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
2. Đối với phương tiện vận tải vi phạm thời hạn lưu hành, phương tiện làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất lần đầu tiên hoặc có nghi ngờ khác nhau giữa hồ sơ và thực tế phương tiện vận tải thì công chức tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
3. Khi có căn cứ để nhận định trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu, thông tin vi phạm pháp luật xét thấy cần phải khám xét PTVT thì Chi cục trưởng quyết định và thực hiện theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp này công chức tiếp nhận hồ sơ đánh dấu (hoặc tích vào hệ thống) vào ô kiểm tra PTVT trên tờ khai hải quan.
V. KIỂM TRA, KHÁM XÉT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
1. Kiểm tra phương tiện vận tải:
Kiểm tra phương tiện vận tải là đối chiếu hồ sơ giấy tờ với thực tế phương tiện vận tải; việc này do công chức hải quan được lãnh đạo Chi cục phân công thực hiện.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra biển kiểm soát phương tiện (nếu có nghi vấn thì kiểm tra số khung, số máy);
2. Khám xét phương tiện vận tải:
Khám xét phương tiện vận tải là lục soát, kiểm tra các vị trí có thể cất giấu hàng hóa không khai hải quan; việc này do Chi cục trưởng ra quyết định.
Trường hợp phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan thì việc khám xét thực hiện như sau:
a) Phải bố trí tối thiểu 2 công chức tiến hành kiểm tra (1 người kiểm tra, 1 người giám sát và cảnh giới), có sự chứng kiến của người khai hải quan; chuẩn bị các công cụ, phương tiện cần thiết, mẫu biên bản … để kiểm tra.
b) Nội dung khám xét phương tiện vận tải:
– Khám xét những nơi có khả năng cất dấu hàng lậu, hàng cấm (lưu ý: kiểm tra các thùng rỗng, bồn chứa …);
– Trong trường hợp cần thiết, những nơi có trang bị cân điện tử, máy soi thì tiến hành kiểm tra trọng lượng, soi chiếu theo quy định đối với phương tiện có chở hàng hóa, có kết hợp với làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK.
3. Xử lý kết quả kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải:
a) Trường hợp không có vi phạm: hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải như quy định tại mục VI, Phần I dưới đây;
b) Trường hợp có vi phạm: trường hợp kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải phát hiện có vi phạm pháp luật hải quan thì lập biên bản, tạm giữ phương tiện vận tải để xử lý theo quy định của pháp luật.
VI. HOÀN TẤT THỦ TỤC VÀ THÔNG QUAN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.
1. Đối với phương tiện vận tải nước ngoài:
a) Tạm nhập (nhập cảnh):
a1) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai PTVT; giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) để làm chứng từ đi đường và nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất khi phương tiện vận tải này tái xuất, liên 2 tờ khai PTVT lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi và thanh khoản.
a2) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
a2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm a1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
a2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm a1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
b) Tái xuất (xuất cảnh):
b1) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy chấp thuận hoặc giấy tờ tương đương của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất và thu lại liên 1 tờ khai PTVT (mẫu 24-PTVTĐB/TN-TX/2010) để thanh khoản hồ sơ tạm nhập – tái xuất.
b2) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
b2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm b1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
b2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): ngoài thực hiện công việc như nêu ở điểm b1) công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
2. Đối với phương tiện vận tải Việt Nam:
a) Tạm xuất (xuất cảnh):
a1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010); giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai PTVT tạm nhập – tái xuất để nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái nhập khi phương tiện vận tải này tái nhập, liên 2 tờ khai PTVT lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm xuất để theo dõi và thanh khoản.
a2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
a2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ liên vận (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
a2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình)
b) Tái nhập (nhập cảnh):
b1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập và thu lại liên 1 tờ khai PTVT (mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010) để thanh khoản hồ sơ tạm xuất – tái nhập.
b2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
b2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận.
b2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): đóng dấu “Việt Nam Customs” – mẫu dấu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
Phần 2.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI Ô TÔ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 45 (XE CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA, HÀNH KHÁCH VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI) VÀ KHOẢN 1 (XE CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI) ĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2005/NĐ-CP
I. ĐỐI VỚI Ô TÔ TẠM NHẬP (NHẬP CẢNH)/ TẠM XUẤT (XUẤT CẢNH):
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hồ sơ và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp và xuất trình theo quy định:
a) Đối với ô tô nước ngoài tạm nhập có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Đối với ô tô Việt Nam tạm xuất có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 76, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Đối với ô tô của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 79, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
2. Kiểm tra đối chiếu thông tin hồ sơ PTVT: thực hiện theo mục I, Phần I trên.
3. Nhập thông tin vào Hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT: thực hiện theo quy định tại mục III, Phần I trên.
4. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục IV, Phần I trên.
5. Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan và/hoặc ký, đóng dấu nghiệp vụ “Viet Nam Customs” vào sổ liên vận theo hướng dẫn tại mục VI, Phần I trên.
Bước 2: Kiểm tra và thông quan phương tiện vận tải
1. Đối với phương tiện vận tải miễn kiểm tra thực tế thì hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục VI, Phần I trên.
2. Kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm: thực hiện theo quy định tại mục V, Phần I trên.
3. Thông quan phương tiện vận tải theo hướng dẫn tại mục VI Phần I trên.
II. ĐỐI VỚI Ô TÔ TÁI XUẤT (XUẤT CẢNH)/TÁI NHẬP (NHẬP CẢNH):
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hồ sơ và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải:
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan do người điều khiển phương tiện khai nộp và xuất trình theo quy định:
a) Đối với ô tô nước ngoài tái xuất có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 75, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Đối với ô tô Việt Nam tái nhập có chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 76, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Đối với ô tô của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại: hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 79, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
2. Kiểm tra đối chiếu thông tin Hồ sơ PTVT: thực hiện theo mục I, Phần I trên.
3. Nhập thông tin vào Hệ thống quản lý phương tiện vận tải và in tờ khai PTVT: thực hiện theo quy định tại mục III, Phần I trên.
4. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra: thực hiện theo quy định tại mục IV, Phần I trên.
5. Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan và/hoặc ký, đóng dấu nghiệp vụ “Viet Nam Customs” vào sổ liên vận theo hướng dẫn tại mục VI, Phần I trên.
Bước 2: Kiểm tra và thông quan phương tiện vận tải
1. Đơn vị phương tiện vận tải miễn kiểm tra thực tế thì hoàn tất thủ tục và thông quan phương tiện vận tải: thực hiện theo quy định tại mục VI, Phần I trên.
2. Kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm: thực hiện theo quy định tại mục V, Phần I trên.
3. Thông quan phương tiện vận tải theo hướng dẫn tại mục VI Phần I trên.
III. THANH KHOẢN HỒ SƠ PTVT TẠM NHẬP/TẠM XUẤT:
Thanh khoản hồ sơ PTVT tạm nhập (sau khi phương tiện vận tải đã tái xuất) và thanh khoản hồ sơ PTVT tạm xuất (sau khi PTVT đã tái nhập) thực hiện theo Quyết định 2137/QĐ-TCHQ ngày 16/10/2008 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ.
Phần 3.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, THUYỀN XUỒNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 47 VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI THƯỜNG XUYÊN QUA LẠI BIÊN GIỚI QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 47
NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2005/NĐ-CP
I. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy, thuyền, xuồng tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập phải có giấy phép quy định tại khoản 1, Điều 47 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 80 Mục 3 Phần IV Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010
1. Đối với mô tô, xe gắn máy:
a) Người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 80, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
b) Thủ tục hải quan:
b1) Tạm nhập/tạm xuất: thực hiện như quy định đối với ô tô tạm nhập/tạm xuất theo quy định tại mục I, Phần II trên;
b2) Tái xuất/tái nhập: thực hiện như quy định đối với ô tô tái xuất/tái nhập quy định tại mục II, Phần II trên.
2. Đối với thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy:
a) Khi xuất cảnh, nhập cảnh phải có văn bản cho phép qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam/Campuchia cấp (khi Bộ Giao thông vận tải có Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy ký ngày 17/12/2010).
b) Người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 80, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
c) Thủ tục hải quan:
c1) Tạm nhập/tạm xuất: thực hiện như quy định đối với ô tô tạm nhập/tạm xuất tại mục I, Phần II trên; sử dụng tờ khai PTVT mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010 đối với PTVT tạm nhập và mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010 đối với PTVT tạm xuất.
c2) Tái xuất/tái nhập: thực hiện như quy định đối với ô tô tái xuất/tái nhập tại mục II, Phần II trên; sử dụng tờ khai PTVT mẫu 26-PTVTĐS/TN-TX/2010 đối với PTVT tạm nhập và mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010 đối với PTVT tạm xuất.
II. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của các tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới quy định tại khoản 2, Điều 47 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 80 Mục 3 Phần IV Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.
1. Đối với ô tô:
a) Đối với ô tô nước ngoài vào khu vực cửa khẩu để giao hàng hoặc nhận hàng (không phải giấy phép):
Thủ tục hải quan:
a1) Người khai hải quan xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
a2) Cơ quan hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
b) Đối với ô tô Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng hoặc nhận hàng (không phải giấy phép):
b1) Người khai hải quan xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu, giấy tờ tùy thân và giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
b2) Cơ quan hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, số tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
c) Đối với ô tô của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (không phải giấy phép):
c1) Phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập hoặc tạm nhập – tái xuất phải đi về cùng một cửa khẩu mới được làm thủ tục hải quan.
c2) Thủ tục hải quan: cơ quan Hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, số khung, số máy, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
2. Đối với mô tô, xe gắn máy, thuyền xuồng của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (không phải giấy phép):
Thủ tục hải quan: người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện để hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi và giám sát.
Cơ quan Hải quan ghi sổ/nhập máy tính: loại phương tiện, biển kiểm soát, họ tên người điều khiển, ngày giờ vào, ra khỏi khu vực cửa khẩu.
Phần 4.
QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
1. Phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan PTVT 01 lần trong thời hạn hiệu lực (một năm) của giấy phép (khai vào lần xuất cảnh, nhập cảnh đầu tiên). Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất/tái nhập cuối cùng.
2. Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh theo đoàn thì người điều khiển của từng phương tiện hoặc người đại diện cho đoàn thực hiện việc khai hải quan và làm thủ tục cho cả đoàn phương tiện.
3. Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì Hải quan cửa khẩu giải quyết thủ tục theo cách thức sau:
a) Hướng dẫn người điều khiển phương tiện vận tải khai vào tờ khai hải quan PTVT, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải.
b) Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải và đăng ký các thông tin trên tờ khai vào sổ hoặc nhập vào máy tính theo quy định đối với xe ô tô nhập cảnh không vì mục đích thương mại.
c) Thông quan phương tiện vận tải và làm công văn báo cáo ngay (fax) gửi Cục Hải quan tỉnh kèm bản copy tờ khai phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập có đóng dấu sao y của Chi cục để Cục Hải quan tỉnh thông báo đến các cơ quan gồm: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh và Hải quan cửa khẩu tái xuất (nếu tái xuất không cùng cửa khẩu) để phối hợp theo dõi, quản lý.
4. Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu:
a) Ô tô mang biển kiểm soát 74LB thuộc khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo: thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4431/VPCP-KTTH ngày 09/8/2007 và Thông tư số 01/2008/TT-BCA-C11 ngày 22/2/2008 của Bộ Công an về việc cho phép ô tô mang biển số 74LB vào nội địa và công văn số 6311/VPCP-KTTH ngày 02/11/2007 về việc cho phép ô tô mang biển số 74LB được phép hoạt động liên vận Việt – Lào, cụ thể:
a1) Ô tô biển kiểm soát 74LB vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập – tái xuất như quy định tại mục I và II, Phần II trên. Chi cục Hải quan quản lý khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính.
a2) Ô tô biển kiểm soát 74LB nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất – tái nhập theo quy định tại mục I và II, Phần II trên.
b) Đối với khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và khu kinh tế cửa khẩu khác nếu có ô tô mang biển kiểm soát riêng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, thì thủ tục hải quan thực hiện tương tự như đối với ô tô biển kiểm soát 74 LB nêu tại điểm a) mục này.
5. Đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông (các nước GMS):
a) Thực hiện quản lý, theo dõi thông qua hệ thống quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ;
b) Thủ tục hải quan:
b1) Kiểm tra Giấy phép vận tải đường bộ GMS (GMS Road Transport Permit) và xác nhận lên Sổ theo dõi hoạt động phương tiện thực hiện Hiệp định GMS đi kèm giấy phép;
b2) Kiểm tra hồ sơ hải quan GMS gồm:
– Tờ khai hàng hóa quá cảnh và thông quan nội địa (GMS transit and inland customs clearance Document);
– Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle temporary admission Document);
– Tờ khai tạm nhập container (Container temporary admission Document);
b3) Không in tờ khai PTVT của Việt Nam mà xác nhận lên hồ sơ hải quan GMS: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn chế độ quá cảnh CTS đã thống nhất giữa các nước GMS (xác nhận bằng tiếng Anh).
b4) Thông quan phương tiện vận tải (nếu không phát hiện vi phạm)
b5) Trường hợp phát hiện vi phạm:
b5.1) Yêu cầu người điều khiển phương tiện thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí …
b5.2) Trường hợp người điều khiển phương tiện không có khả năng thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí thì thông báo việc vi phạm (kèm hồ sơ chứng minh vi phạm của doanh nghiệp vận tải) đến Hiệp hộp vận tải ô tô Việt Nam (VATA) yêu cầu thanh toán theo quy định tại Thỏa thuận sơ bộ giữa Tổng cục Hải quan và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) ký ngày 05/11/2009.
c) Gia hạn thời hạn lưu hành:
c1) Thẩm quyền gia hạn: việc gia hạn thời gian lưu hành đối với phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất quá hạn trong các trường hợp bất khả kháng do Chi cục trưởng quyết định, xác nhận (bằng tiếng Anh) vào văn bản yêu cầu của người có phương tiện tạm nhập.
c2) Thực hiện việc gia hạn theo khoản c Điều 9 Phụ lục 8 – Tạm nhập phương tiện cơ giới (Annex 8: Temporary Importation of Motor Vehicle) và khoản (b) Điều 14 Phụ lục 14 – Chế độ hải quan Công ten nơ (Annex 14- Container Customs Regime) của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông (The GMS Cross-Border Transort Agreement – CBTA).
d) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì sau khi kết thúc thủ tục hải quan theo cơ chế vận tải quá cảnh CTS mới làm thủ tục hải quan theo từng loại hình nhập khẩu.
6. Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) mới được giải quyết thủ tục hải quan:
a) Trường hợp phương tiện vận tải của nước thứ 3 được phép tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ và tái xuất qua cửa khẩu đường biển/đường sông/đường sắt/đường hàng không hoặc ngược lại thì Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất phương tiện vận tải phải fax hoặc gửi lại bản chính tờ khai PTVT (sau khi sao lưu tờ khai PTVT) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập để thanh khoản hồ sơ PTVT tạm nhập.
b) Thủ tục phương tiện vận tải quá cảnh thực hiện như thủ tục đối với ô tô nước ngoài tạm nhập – tái xuất quy định tại mục I, Phần III trên.
7. Đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam, đã làm thủ tục nhập cảnh (tạm nhập) vào lãnh thổ Việt Nam muốn xuất cảnh (tái xuất) sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiêp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
8. Đối với phương tiện vận tải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
9. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của Việt Nam tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) trên lãnh thổ các nước láng giềng:
a) Đối với phương tiện vận tải tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) tạm xuất – tái nhập không có giấy phép liên vận: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, mở tờ khai hàng hóa tạm xuất – tái nhập (Điều 48 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010).
b) Đối với phương tiện vận tải tham gia dự án (làm đường, trồng rừng, …) được Tổng cục đường bộ Việt Nam (hoặc cơ quan được ủy quyền) cấp giấy phép liên vận:
b1) Thủ tục hải quan: thực hiện theo Hiệp định vận tải đường bộ ký kết giữa hai nước, làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập như hướng dẫn tại và mở tờ khai PTVT.
b2) Trường hợp kết thúc dự án hoặc hết thời gian tạm xuất tái nhập, doanh nghiệp không tái nhập phương tiện vận tải mà chuyển đổi mục đích như biếu, tặng cho phía đối tác nước ngoài:
b2.1) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010;
b2.2) Việc thanh khoản tờ khai PTVT tạm xuất – tái nhập được thực hiện như sau: Ghi vào phần kết quả kiểm hóa mục tái nhập “Phương tiện được biếu tặng theo tờ khai hàng hóa phi mậu dịch số ….. ngày … tháng … năm …” và đóng dấu “đã thanh khoản” lên tờ khai PTVT, nhập kết quả thanh khoản vào hệ thống quản lý phương tiện vận tải.
Phần 5.
PHỐI HỢP XỬ LÝ VÀ BÁO CÁO ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Để quản lý chặt chẽ đối với phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất, phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập, Hải quan cửa khẩu phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính theo Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 2137/QĐ-TCHQ ngày 16/10/2008 của Tổng cục Hải quan, cụ thể:
1. Đối với phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất và phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập không cùng một cửa khẩu phải kịp thời kiểm tra vào thứ 2 hàng tuần bằng các biểu mẫu số 7, 8, 9, 10 để chủ động có biện pháp theo dõi và xử lý đối với những phương tiện vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất.
2. Xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất khi đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan tái xuất/tái nhập:
a) Đối với phương tiện vận tải tạm nhập khi đến cửa khẩu tái xuất: có vi phạm thời hạn tạm nhập thì Hải quan cửa khẩu tái xuất lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật; cho thông quan phương tiện vận tải; đồng thời gửi Hải quan cửa khẩu tạm nhập (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản photo copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.
b) Đối với phương tiện vận tải tạm xuất khi đến cửa khẩu tái nhập: có vi phạm thời hạn tạm xuất thì Hải quan cửa khẩu tái nhập lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật; cho thông quan phương tiện vận tải; sau đó gửi Hải quan cửa khẩu tạm xuất (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản photo copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.
3. Báo cáo định kỳ:
a) Hải quan cửa khẩu:
Thứ 2 hàng tuần, Hải quan cửa khẩu báo cáo Cục Hải quan tỉnh danh sách phương tiện tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập quá hạn theo mẫu 5, 6 ban hành kèm theo Quyết định này để phối hợp các cơ quan chức năng trong tỉnh có biện pháp xử lý.
b) Cục Hải quan tỉnh:
Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 30 tháng 6) và cả năm (tính đến 31 tháng 12) phương tiện vận tải tạm nhập quá hạn chưa tái xuất (theo mẫu số 5) và phương tiện vận tải tạm xuất quá hạn chưa tái nhập (theo mẫu số 6) có đề xuất biện pháp xử lý gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát Quản lý). Tổng cục Hải quan sẽ tổng hợp chung toàn ngành:
– Gửi Tổng cục đường bộ Việt Nam để có biện pháp hạn chế việc cấp phép cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có phương tiện vận tải tạm xuất – tái nhập vi phạm thời hạn tái nhập và trao đổi, đàm phán với Bên ký kết Hiệp định vận tải đường bộ về việc phương tiện vận tải tạm nhập – tái xuất vi phạm thời hạn tái xuất;
– Gửi Tổng cục Cảnh sát để xử lý theo quy định pháp luật./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 202/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ”