Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)

Số: 2002/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG
VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG DO VI RÚT CORONA (MERS-COV)
—————————
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)”.
Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3898/QĐ-BYT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới của vi rút corona.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế;
– Lưu: VT, DP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG
DO VI RÚT CORONA (MERS-COV)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) là bệnh truyền nhiễm nhóm A, được ghi nhận đầu tiên vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út. Tính đến ngày 23 tháng 5 năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới thông báo đã ghi nhận 635 trường hợp mắc, trong đó có 193 trường hợp tử vong ở 19 quốc gia chủ yếu tại vùng Trung Đông và một số quốc gia khác ngoài Trung Đông nhưng đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng này. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết/mắc là 30%. Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
II. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT
1. Định nghĩa ca bệnh
1.1. Ca bệnh nghi ngờ
Là trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao đột ngột ≥ 38°C
– Ho và khó thở
– Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (lâm sàng hoặc chụp X-quang).
– Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
– Không hướng đến nguyên nhân nào khác.
Tiếp xúc gần bao gồm:
+ Người trực tiếp chăm sóc; người sống/làm việc cùng phòng, cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.
+ Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay.
+ Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
1.2. Ca bệnh xác định
Là trường hợp bệnh có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút MERS-CoV.
2. Định nghĩa ổ dịch
2.1. Ổ dịch:một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/đơn vị…) ghi nhận 1 ca bệnh xác định trở lên.
2.2. Ổ dịch chấm dứt: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát ca bệnh gần nhất.
3. Nội dung giám sát
3.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan.
Phương thức giám sát trong tình huống này là điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát bao gồm những ca bệnh viêm phổi/nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng bất thường và có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
3.2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xác định xâm nhập vào Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh đã xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
– Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát.
– Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
3.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
– Ở các địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp ca bệnh nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh.
– Ở các ổ dịch đã được xác định: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 3-5 trường hợp bệnh phát hiện đầu tiên.
– Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng nhập viện.
Ở cả 3 tình huống, tất cả các trường hợp tử vong nghi do mắc MERS-CoV đều phải được điều tra, báo cáo và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
3.4. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:Quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
3.5. Thông tin, báo cáo
– Thực hiện thông tin, báo cáo đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch bệnh.
– Báo cáo trường hợp bệnh MERS-CoV theo mẫu 1.
– Báo cáo trường hợp tử vong do MERS-CoV theo mẫu 2.
– Phiếu điều tra trường hợp bệnh theo mẫu 3.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
– Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.
– Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
– Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
– Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
– Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay bệnh chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
3. Kiểm dịch y tế biên giới
Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa hoặc các biện pháp khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc áp dụng quy định về khai báo y tế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam và Điều lệ Y tế quốc tế 2005.
Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
4. Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất, trang thiết bị dự phòng khi dịch xảy ra
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Triển khai các biện pháp phòng bệnh như phần III
2. Thực hiện thêm các biện pháp sau
2.1. Đối với người bệnh
– Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.
– Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.
– Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
2.2. Đối với người tiếp xúc gần
– Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo, … trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác.
– Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở … cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.
– Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.
2.3. Đối với hộ gia đình bệnh nhân
– Thực hiện các biện pháp phòng bệnh như trong phần III mục 1.
– Thực hiện thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác.
2.4. Đối với cộng đồng, trường học, xí nghiệp, công sở.
– Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như đối với hộ gia đình.
– Biện pháp đóng cửa trường học, công sở, xí nghiệp,… sẽ do Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh/thành phố quyết định dựa trên cơ sở tình hình dịch cụ thể của từng nơi có cân nhắc tính hiệu quả làm giảm lây truyền bệnh tại cộng đồng và các ảnh hưởng đến xã hội và kinh tế.
2.5. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tùy theo diễn biến của MERS-CoV và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp./.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2002/QĐ-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 06/06/2014 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

Số: 2002/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG
VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG DO VI RÚT CORONA (MERS-COV)
—————————
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)”.
Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3898/QĐ-BYT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới của vi rút corona.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế;
– Lưu: VT, DP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG
DO VI RÚT CORONA (MERS-COV)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) là bệnh truyền nhiễm nhóm A, được ghi nhận đầu tiên vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út. Tính đến ngày 23 tháng 5 năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới thông báo đã ghi nhận 635 trường hợp mắc, trong đó có 193 trường hợp tử vong ở 19 quốc gia chủ yếu tại vùng Trung Đông và một số quốc gia khác ngoài Trung Đông nhưng đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng này. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết/mắc là 30%. Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
II. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT
1. Định nghĩa ca bệnh
1.1. Ca bệnh nghi ngờ
Là trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao đột ngột ≥ 38°C
– Ho và khó thở
– Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (lâm sàng hoặc chụp X-quang).
– Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
– Không hướng đến nguyên nhân nào khác.
Tiếp xúc gần bao gồm:
+ Người trực tiếp chăm sóc; người sống/làm việc cùng phòng, cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.
+ Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay.
+ Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
1.2. Ca bệnh xác định
Là trường hợp bệnh có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút MERS-CoV.
2. Định nghĩa ổ dịch
2.1. Ổ dịch:một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/đơn vị…) ghi nhận 1 ca bệnh xác định trở lên.
2.2. Ổ dịch chấm dứt: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát ca bệnh gần nhất.
3. Nội dung giám sát
3.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan.
Phương thức giám sát trong tình huống này là điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát bao gồm những ca bệnh viêm phổi/nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng bất thường và có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.
3.2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xác định xâm nhập vào Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh đã xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
– Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát.
– Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
3.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
– Ở các địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp ca bệnh nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh.
– Ở các ổ dịch đã được xác định: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 3-5 trường hợp bệnh phát hiện đầu tiên.
– Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng nhập viện.
Ở cả 3 tình huống, tất cả các trường hợp tử vong nghi do mắc MERS-CoV đều phải được điều tra, báo cáo và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
3.4. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:Quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
3.5. Thông tin, báo cáo
– Thực hiện thông tin, báo cáo đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch bệnh.
– Báo cáo trường hợp bệnh MERS-CoV theo mẫu 1.
– Báo cáo trường hợp tử vong do MERS-CoV theo mẫu 2.
– Phiếu điều tra trường hợp bệnh theo mẫu 3.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
– Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.
– Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
– Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
– Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
– Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay bệnh chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
3. Kiểm dịch y tế biên giới
Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa hoặc các biện pháp khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc áp dụng quy định về khai báo y tế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam và Điều lệ Y tế quốc tế 2005.
Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
4. Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất, trang thiết bị dự phòng khi dịch xảy ra
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Triển khai các biện pháp phòng bệnh như phần III
2. Thực hiện thêm các biện pháp sau
2.1. Đối với người bệnh
– Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.
– Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.
– Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
2.2. Đối với người tiếp xúc gần
– Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo, … trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác.
– Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở … cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.
– Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.
2.3. Đối với hộ gia đình bệnh nhân
– Thực hiện các biện pháp phòng bệnh như trong phần III mục 1.
– Thực hiện thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác.
2.4. Đối với cộng đồng, trường học, xí nghiệp, công sở.
– Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như đối với hộ gia đình.
– Biện pháp đóng cửa trường học, công sở, xí nghiệp,… sẽ do Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh/thành phố quyết định dựa trên cơ sở tình hình dịch cụ thể của từng nơi có cân nhắc tính hiệu quả làm giảm lây truyền bệnh tại cộng đồng và các ảnh hưởng đến xã hội và kinh tế.
2.5. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tùy theo diễn biến của MERS-CoV và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng, chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)”