Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 193/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
————-
Số: 193/QĐ-LĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
—————-
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật về lao động, người có công và xã hội; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
Điều 2. Vụ Pháp chế có nhiệm vụ
1. Xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng về dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật dài hạn và hàng năm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, tổng kết và trình Bộ việc sửa đổi, bổ sung bộ luật, luật, pháp lệnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
d) Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng;
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lao động, người có công và xã hội để đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến Bộ và thành viên Chính phủ.
2. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
b) Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
3. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho Bộ trưởng và gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Bộ trưởng việc xử lý những quy định có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật của ngành theo quy định của pháp luật.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
a) Trình Bộ chương trình kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lao động, người có công và xã hội;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật sau khi được phê duyệt;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, người có công và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành;
d) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành.
5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế và công chức, viên chức làm công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc Bộ;
6. Chủ trì xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ việc tham gia hoặc phê chuẩn, áp dụng và báo cáo việc thực hiện các Điều ước quốc tế về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công của Bộ.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo phân công của Bộ.
10. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác pháp chế của Bộ, ngành.
11. Quản lý cán bộ, công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế
1. Vụ Pháp chế có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng giúp việc.
2. Các phòng chức năng của Vụ gồm:
Phòng Pháp chế lao động;
Phòng Pháp chế xã hội;
Phòng Pháp luật quốc tế và Cải cách hành chính.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Vụ trên cơ sở biên chế được phân bổ đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ trái với quyết định này.
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Lưu VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân
Thuộc tính văn bản
Quyết định 193/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 193/QĐ-LĐTBXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 30/01/2008 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
————-
Số: 193/QĐ-LĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
—————-
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật về lao động, người có công và xã hội; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
Điều 2. Vụ Pháp chế có nhiệm vụ
1. Xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng về dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật dài hạn và hàng năm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, tổng kết và trình Bộ việc sửa đổi, bổ sung bộ luật, luật, pháp lệnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
d) Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng;
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lao động, người có công và xã hội để đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến Bộ và thành viên Chính phủ.
2. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
b) Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
3. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho Bộ trưởng và gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Bộ trưởng việc xử lý những quy định có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật của ngành theo quy định của pháp luật.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
a) Trình Bộ chương trình kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lao động, người có công và xã hội;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật sau khi được phê duyệt;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, người có công và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành;
d) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành.
5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế và công chức, viên chức làm công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc Bộ;
6. Chủ trì xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ việc tham gia hoặc phê chuẩn, áp dụng và báo cáo việc thực hiện các Điều ước quốc tế về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công của Bộ.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo phân công của Bộ.
10. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác pháp chế của Bộ, ngành.
11. Quản lý cán bộ, công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế
1. Vụ Pháp chế có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng giúp việc.
2. Các phòng chức năng của Vụ gồm:
Phòng Pháp chế lao động;
Phòng Pháp chế xã hội;
Phòng Pháp luật quốc tế và Cải cách hành chính.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Vụ trên cơ sở biên chế được phân bổ đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ trái với quyết định này.
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 6;
– Lưu VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 193/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế”