Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1920/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——————
Số: 1920/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
——————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2020:
a) Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chế do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh sốt rét tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể:
– Bảo đảm người bị bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời;
– Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét;
– Loại trừ bệnh sốt rét tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nhẹ, làm giảm mức mắc bệnh sốt rét tại các tỉnh có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa;
– Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét;
– Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao nhất.
2. Các giải pháp chủ yếu:
a) Các giải pháp về chính sách và xã hội:
– Đưa công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của ngành và địa phương. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động tham gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn hệ thống chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế;
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên phòng, chống bệnh sốt rét, gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường.
b) Các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật:
– Tăng cường các biện pháp phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, trong đó chú trọng việc phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm kính hiển vi tại xã, liên xã, đặc biệt tại các khu vực ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất và vùng có nguy cơ cao lan truyền ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất;
– Cập nhật thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và thực tế điều trị bệnh sốt rét tại Việt Nam;
– Bảo đảm cung cấp đủ và quản lý tốt thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu lực cao, thuốc phối hợp có dẫn xuất Artemisinin và các thuốc chữa bệnh sốt rét khác cho các tuyến;
– Cung cấp miễn phí màn, màn võng tẩm hóa chất diệt muỗi mà các hóa chất này tồn lưu thời gian dài cho dân sống trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa, bao gồm cả dân di cư tự do, dân qua lại biên giới, hộ gia đình nghèo ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành nhẹ; vận động dân tự mua màn và xây dựng thói quen ngủ màn thường xuyên;
– Tổ chức phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét; tăng cường giám sát mật độ, sự phân bố và kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt rét; cung cấp và áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét; lồng ghép biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh khác;
– Phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá chương trình phòng chống bệnh sốt rét từ trung ương đến cơ sở; xây dựng quy trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá chương trình phòng chống bệnh sốt rét cho từng tuyến. Thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình phân vùng dịch tễ can thiệp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo định kỳ hàng năm và 5 năm.
c) Các giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét:
– Ưu tiên nghiên cứu về thuốc phòng chống bệnh sốt rét, phác đồ điều trị bệnh sốt rét, biện pháp sử dụng hóa chất phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét thích hợp và hiệu quả cao;
– Tăng cường hoạt động chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong và ngoài nước.
d) Các giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế:
– Củng cố mạng lưới và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Tăng dần mức đầu tư, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét bao gồm ngân sách của Trung ương và các nguồn viện trợ khác. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
– Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Ưu tiên dự án hợp tác về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hiện đại.
3. Định hướng Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2030
a) Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ bệnh sốt rét trên toàn quốc:
– Tiếp tục triển khai các chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đang thực hiện có hiệu quả;
– Tăng cường việc quản lý chỉ đạo phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét để thực hiện các cam kết quốc gia và quốc tế, đẩy mạnh và duy trì sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Bảo đảm kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở các tỉnh còn bệnh sốt rét lưu hành.
b) Theo dõi giám sát, đánh giá tiến độ loại trừ bệnh sốt rét hàng năm và sau mỗi 5 năm.
Điều 2. Các chương trình hành động của Chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã được phê duyệt.
2. Chương trình hành động Tăng cường phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
3. Chương trình hành động Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, bảo vệ cá nhân.
4. Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
5. Chương trình hành động Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp và đánh giá hiệu quả của chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét.
6. Chương trình hành động Ngăn chặn và chống lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Artemisinin và dẫn xuất.
7. Chương trình nghiên cứu khoa học trong phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, cơ quan phòng chống bệnh sốt rét cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030; theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quản lý. Xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mình; bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, chú trọng bổ sung nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở làm nhiệm vụ phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Địa phương thuộc vùng có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa, tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp mạnh làm giảm chết, giảm mắc và không để dịch bệnh sốt rét xảy ra. Địa phương thuộc vùng sốt rét lưu hành nhẹ tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp, từng bước triển khai có hiệu quả các giai đoạn của chương trình loại trừ bệnh sốt rét.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan thông tin truyền thông các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông giáo dục về phương pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, nhằm giúp người dân tự mình chủ động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, đặc biệt những địa phương có bệnh sốt rét lưu hành, các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, chủ động đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các chương trình truyền thông về phòng chống và loại trừ sốt rét.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
5. Ủy ban Dân tộc tăng cường chỉ đạo cơ quan cấp dưới, phối hợp với các cơ quan y tế phụ trách công tác phòng chống sốt rét cùng cấp tham gia thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, người lao động làm nhiệm vụ phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí và cấp kinh phí kịp thời để thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hàng năm.
8. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lực lượng vũ trang theo đặc thù của Bộ mình, chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này; phối hợp quân dân y trong hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại nơi đóng quân.
9. Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại vùng có bệnh sốt rét lưu hành và chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này.
Điều 4. Kinh phí thực hiện Chiến lược
1. Nguồn kinh phí
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.673 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để thực hiện theo đúng Luật Ngân sách.
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động bố trí ngân sách của ngành và địa phương mình đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo nhiệm vụ và đề án hàng năm của các đơn vị.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thu1ED9c TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1920/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1920/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 27/10/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——————
Số: 1920/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
——————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2020:
a) Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chế do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh sốt rét tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể:
– Bảo đảm người bị bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời;
– Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét;
– Loại trừ bệnh sốt rét tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nhẹ, làm giảm mức mắc bệnh sốt rét tại các tỉnh có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa;
– Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét;
– Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao nhất.
2. Các giải pháp chủ yếu:
a) Các giải pháp về chính sách và xã hội:
– Đưa công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của ngành và địa phương. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động tham gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn hệ thống chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế;
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên phòng, chống bệnh sốt rét, gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường.
b) Các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật:
– Tăng cường các biện pháp phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, trong đó chú trọng việc phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm kính hiển vi tại xã, liên xã, đặc biệt tại các khu vực ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất và vùng có nguy cơ cao lan truyền ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất;
– Cập nhật thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và thực tế điều trị bệnh sốt rét tại Việt Nam;
– Bảo đảm cung cấp đủ và quản lý tốt thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu lực cao, thuốc phối hợp có dẫn xuất Artemisinin và các thuốc chữa bệnh sốt rét khác cho các tuyến;
– Cung cấp miễn phí màn, màn võng tẩm hóa chất diệt muỗi mà các hóa chất này tồn lưu thời gian dài cho dân sống trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa, bao gồm cả dân di cư tự do, dân qua lại biên giới, hộ gia đình nghèo ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành nhẹ; vận động dân tự mua màn và xây dựng thói quen ngủ màn thường xuyên;
– Tổ chức phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét; tăng cường giám sát mật độ, sự phân bố và kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt rét; cung cấp và áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét; lồng ghép biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh khác;
– Phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá chương trình phòng chống bệnh sốt rét từ trung ương đến cơ sở; xây dựng quy trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá chương trình phòng chống bệnh sốt rét cho từng tuyến. Thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình phân vùng dịch tễ can thiệp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo định kỳ hàng năm và 5 năm.
c) Các giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét:
– Ưu tiên nghiên cứu về thuốc phòng chống bệnh sốt rét, phác đồ điều trị bệnh sốt rét, biện pháp sử dụng hóa chất phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét thích hợp và hiệu quả cao;
– Tăng cường hoạt động chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong và ngoài nước.
d) Các giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế:
– Củng cố mạng lưới và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Tăng dần mức đầu tư, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét bao gồm ngân sách của Trung ương và các nguồn viện trợ khác. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
– Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Ưu tiên dự án hợp tác về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hiện đại.
3. Định hướng Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2030
a) Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ bệnh sốt rét trên toàn quốc:
– Tiếp tục triển khai các chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đang thực hiện có hiệu quả;
– Tăng cường việc quản lý chỉ đạo phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét để thực hiện các cam kết quốc gia và quốc tế, đẩy mạnh và duy trì sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét;
– Bảo đảm kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở các tỉnh còn bệnh sốt rét lưu hành.
b) Theo dõi giám sát, đánh giá tiến độ loại trừ bệnh sốt rét hàng năm và sau mỗi 5 năm.
Điều 2. Các chương trình hành động của Chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã được phê duyệt.
2. Chương trình hành động Tăng cường phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
3. Chương trình hành động Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, bảo vệ cá nhân.
4. Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
5. Chương trình hành động Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp và đánh giá hiệu quả của chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét.
6. Chương trình hành động Ngăn chặn và chống lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Artemisinin và dẫn xuất.
7. Chương trình nghiên cứu khoa học trong phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, cơ quan phòng chống bệnh sốt rét cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030; theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quản lý. Xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mình; bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, chú trọng bổ sung nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở làm nhiệm vụ phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Địa phương thuộc vùng có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa, tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp mạnh làm giảm chết, giảm mắc và không để dịch bệnh sốt rét xảy ra. Địa phương thuộc vùng sốt rét lưu hành nhẹ tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp, từng bước triển khai có hiệu quả các giai đoạn của chương trình loại trừ bệnh sốt rét.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan thông tin truyền thông các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông giáo dục về phương pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, nhằm giúp người dân tự mình chủ động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, đặc biệt những địa phương có bệnh sốt rét lưu hành, các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, chủ động đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các chương trình truyền thông về phòng chống và loại trừ sốt rét.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
5. Ủy ban Dân tộc tăng cường chỉ đạo cơ quan cấp dưới, phối hợp với các cơ quan y tế phụ trách công tác phòng chống sốt rét cùng cấp tham gia thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, người lao động làm nhiệm vụ phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí và cấp kinh phí kịp thời để thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hàng năm.
8. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lực lượng vũ trang theo đặc thù của Bộ mình, chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này; phối hợp quân dân y trong hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại nơi đóng quân.
9. Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại vùng có bệnh sốt rét lưu hành và chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này.
Điều 4. Kinh phí thực hiện Chiến lược
1. Nguồn kinh phí
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.673 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để thực hiện theo đúng Luật Ngân sách.
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động bố trí ngân sách của ngành và địa phương mình đầu tư cho hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo nhiệm vụ và đề án hàng năm của các đơn vị.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thu1ED9c TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TH, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1920/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030”