QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 185/2004/QĐ-NHNN
NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
KHOẢN 1, 2, 3 ĐIỀU 5 QUY CHẾ THẤU CHI VÀ CHO VAY QUA ĐÊM
ÁP DỤNG TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1085/2002/QĐ-NHNN NGÀY 07/10/2002
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ vè việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Điều 5. Tài sản cầm cố cho khoản thấu chi, cho vay qua đêm
1. Tài sản cầm cố cho khoản thấu chi và vay qua đêm của các ngân hành bao gồm:
a) Tín phiếu Kho bạc Nhà nước;
b) Tín phiếu Ngân hành Nhà nước;
c) Trái phiếu Kho bạc Nhà nước;
d) Trái phiếu công trình trung ương;
đ) Công trái xây dựng Tổ quốc;
e) Các giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố:
Giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận làm tài sản cầm cố khi có đủ các điều kiện sau:
a) Các ngân hàng là người thụ hưởng (đối với giáy tờ có giá ghi danh), hoặc là người nắm giữ hợp pháp (đối với giáy tờ có giá vô danh);
b) Giấy tờ có giá cầm cố theo quy định tại khoản 1 Điều này có thời hạn còn lại tối thiểu là 10 ngày;
c) Được giao dịch, được thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là người thứ ba theo quy định của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng;
d) Trường hợp giấy tờ được phát hành dưới hình thức ghi sổ phải có xác nhận và bảo đảm của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với giấy tờ có giá đó cề việc sẽ thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi các ngân hàng không trả được nợ.
3. Giá trị của giấy tờ có giá cầm cố được định giá theo hình thức chiết khấu tại thời điểm Sở Giao dịch – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định giá. Công thức định giá giấy tờ có giá như sau:
G =
|
GT
|
1
|
+
|
Ls x n
|
365 x 100
|
Trong đó:
– G: Giá trị của giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
– GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn:
+ Đối với giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức ngang mệnh giá, thì GT là số tiền thanh toán giấy tờ có giá khi đến hạn (cả gốc và lãi);
+ Đối với giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức chiết khấu, thì GT là mệnh giá của giấy tờ có giá;
– Ls: Lãi suất chiết khấu (tính theo %/năm) do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng tại thời điểm định giá;
– n: Thời hạn còn lại (tính theo ngày) của giấy tờ có giá tình từ ngày định giá đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng là thành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 185/2004/QĐ-NHNN
NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
KHOẢN 1, 2, 3 ĐIỀU 5 QUY CHẾ THẤU CHI VÀ CHO VAY QUA ĐÊM
ÁP DỤNG TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1085/2002/QĐ-NHNN NGÀY 07/10/2002
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ vè việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Điều 5. Tài sản cầm cố cho khoản thấu chi, cho vay qua đêm
1. Tài sản cầm cố cho khoản thấu chi và vay qua đêm của các ngân hành bao gồm:
a) Tín phiếu Kho bạc Nhà nước;
b) Tín phiếu Ngân hành Nhà nước;
c) Trái phiếu Kho bạc Nhà nước;
d) Trái phiếu công trình trung ương;
đ) Công trái xây dựng Tổ quốc;
e) Các giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố:
Giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận làm tài sản cầm cố khi có đủ các điều kiện sau:
a) Các ngân hàng là người thụ hưởng (đối với giáy tờ có giá ghi danh), hoặc là người nắm giữ hợp pháp (đối với giáy tờ có giá vô danh);
b) Giấy tờ có giá cầm cố theo quy định tại khoản 1 Điều này có thời hạn còn lại tối thiểu là 10 ngày;
c) Được giao dịch, được thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là người thứ ba theo quy định của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng;
d) Trường hợp giấy tờ được phát hành dưới hình thức ghi sổ phải có xác nhận và bảo đảm của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với giấy tờ có giá đó cề việc sẽ thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi các ngân hàng không trả được nợ.
3. Giá trị của giấy tờ có giá cầm cố được định giá theo hình thức chiết khấu tại thời điểm Sở Giao dịch – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định giá. Công thức định giá giấy tờ có giá như sau:
G =
|
GT
|
1
|
+
|
Ls x n
|
365 x 100
|
Trong đó:
– G: Giá trị của giấy tờ có giá tại thời điểm định giá;
– GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn:
+ Đối với giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức ngang mệnh giá, thì GT là số tiền thanh toán giấy tờ có giá khi đến hạn (cả gốc và lãi);
+ Đối với giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức chiết khấu, thì GT là mệnh giá của giấy tờ có giá;
– Ls: Lãi suất chiết khấu (tính theo %/năm) do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng tại thời điểm định giá;
– n: Thời hạn còn lại (tính theo ngày) của giấy tờ có giá tình từ ngày định giá đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng là thành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.