Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 174/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý các phòng chuyên môn và bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
—————–

Số: 174/QĐ-BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH

CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN

THUỘC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

————————–

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008;

Để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quyết định này quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý các phòng chuyên môn và Bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh), gồm:

– Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

– Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện).

Điều 2. Tiêu chuẩn chung

Thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ quản lý tại Mục A Phần II Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 3. Tiêu chuẩn cụ thể

1. Đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh

1.1. Yêu cầu trình độ

a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Quản lý Nhà nước: Đã được đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

c) Ngoại ngữ, tin học

– Biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B;

Đối với các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích học và sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số phục vụ công tác.

– Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác (Có chứng chỉ tin học Văn phòng).

1.2. Hiểu biết

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội và các công tác khác liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

b) Nắm vững các luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội hoặc có liên quan đến công tác bảo hiểm xã hội và nhiệm vụ của Phòng hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

c) Nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý; chủ trương, định hướng của Ngành để vận dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ của phòng hoặc phần công việc được phân công phụ trách;

d) Nắm vững nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

đ) Hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Phòng và lĩnh vực được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức và xử lý các tình huống nghiệp vụ; có kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết có liên quan;

e) Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương và của đất nước.

1.3. Năng lực

a) Có năng lực quản lý, điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của Phòng nghiệp vụ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng soạn thảo và xử lý văn bản; nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn; xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Phòng và hoạt động chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh;

c) Có khả năng đánh giá tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công; có khả năng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về lĩnh vực được phân công;

d) Có khả năng bao quát hoạt động của Phòng, phân công phân nhiệm công việc cho viên chức phù hợp với khả năng và yêu cầu nhiệm vụ; có khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý nghiệp vụ;

đ) Có khả năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ quy định đối với ngạch chuyên viên trở lên;

e) Có khả năng quy tụ cán bộ, công chức, viên chức; được cán bộ công chức, viên chức tín nhiệm.

1.4. Điều kiện

a) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ. Trường hợp cán bộ hiện đang giữ chức vụ do nhu cầu điều động và bổ nhiệm chức vụ mới tương đương thì không hạn chế về độ tuổi;

b) Nằm trong quy hoạch của chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương với chức danh bổ nhiệm;

c) Có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm không kể thời gian tập sự. Trường hợp cá biệt do tăng cường cán bộ từ ngoài Ngành thì không tính thâm niên công tác trong Ngành;

d) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị;

đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm vị trí cán bộ quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện

2.1. Yêu cầu trình độ

a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Ngành như bảo hiểm xã hội, lao động tiền lương, tài chính, kinh tế, luật, y, dược…

b) Quản lý Nhà nước: Đã được đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên trở lên;

c) Tin học: Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác (Có chứng chỉ tin học Văn phòng).

2.2. Hiểu biết

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo hiểm xã hội và các công tác khác liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

b) Nắm vững các luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành về công tác bảo hiểm xã hội hoặc có liên quan đến công tác bảo hiểm xã hội và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

c) Nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý; chủ trương, định hướng của Ngành để vận dụng vào nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công phụ trách;

d) Nắm vững nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện;

đ) Hiểu biết sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện và lĩnh vực được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức và xử lý các tình huống nghiệp vụ; có kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết có liên quan;

e) Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương và của đất nước.

2.3. Năng lực

a) Có năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng xử lý văn bản; xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện;

c) Có khả năng tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện; đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý;

d) Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức trách, nhiệm vụ quy định đối với ngạch chuyên viên trở lên;

đ) Có khả năng quy tụ cán bộ, công chức, viên chức, được cán bộ, công chức, viên chức tín nhiệm.

2.4. Điều kiện

a) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ. Trường hợp cán bộ hiện đang giữ chức vụ do nhu cầu điều động và bổ nhiệm chức vụ mới tương đương thì không hạn chế về độ tuổi;

b) Nằm trong quy hoạch của chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương với chức danh bổ nhiệm;

c) Có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm không kể thời gian tập sự. Trường hợp cá biệt do tăng cường cán bộ từ ngoài Ngành thì không tính thâm niên công tác trong Ngành;

d) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị;

đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm vị trí cán bộ quản lý theo quy định của Pháp luật;

e) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2013. Bãi bỏ quy định về tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện tại Điểm 5 và Điểm 6 Mục B Phần II Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 và Quyết định số 1435/QĐ-BHXH ngày 13/10/2010 về việc sửa đổi bổ sung một số điểm của Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 5. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– Tổng Giám đốc;
– Các Phó TGĐ;
– Lưu: VT, TCCB (10).

TỔNG GIÁM ĐỐC

Lê Bạch Hồng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 174/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý các phòng chuyên môn và bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 174/QĐ-BHXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Lê Bạch Hồng
Ngày ban hành: 07/02/2013 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức
Tóm tắt văn bản

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
—————–

Số: 174/QĐ-BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH

CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CẤP HUYỆN

THUỘC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

————————–

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008;

Để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quyết định này quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý các phòng chuyên môn và Bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh), gồm:

– Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

– Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện).

Điều 2. Tiêu chuẩn chung

Thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ quản lý tại Mục A Phần II Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 3. Tiêu chuẩn cụ thể

1. Đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh

1.1. Yêu cầu trình độ

a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Quản lý Nhà nước: Đã được đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

c) Ngoại ngữ, tin học

– Biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B;

Đối với các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích học và sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số phục vụ công tác.

– Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác (Có chứng chỉ tin học Văn phòng).

1.2. Hiểu biết

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội và các công tác khác liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

b) Nắm vững các luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác bảo hiểm xã hội hoặc có liên quan đến công tác bảo hiểm xã hội và nhiệm vụ của Phòng hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

c) Nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý; chủ trương, định hướng của Ngành để vận dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ của phòng hoặc phần công việc được phân công phụ trách;

d) Nắm vững nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

đ) Hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Phòng và lĩnh vực được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức và xử lý các tình huống nghiệp vụ; có kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết có liên quan;

e) Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương và của đất nước.

1.3. Năng lực

a) Có năng lực quản lý, điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của Phòng nghiệp vụ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng soạn thảo và xử lý văn bản; nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn; xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Phòng và hoạt động chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh;

c) Có khả năng đánh giá tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công; có khả năng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về lĩnh vực được phân công;

d) Có khả năng bao quát hoạt động của Phòng, phân công phân nhiệm công việc cho viên chức phù hợp với khả năng và yêu cầu nhiệm vụ; có khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý nghiệp vụ;

đ) Có khả năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ quy định đối với ngạch chuyên viên trở lên;

e) Có khả năng quy tụ cán bộ, công chức, viên chức; được cán bộ công chức, viên chức tín nhiệm.

1.4. Điều kiện

a) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ. Trường hợp cán bộ hiện đang giữ chức vụ do nhu cầu điều động và bổ nhiệm chức vụ mới tương đương thì không hạn chế về độ tuổi;

b) Nằm trong quy hoạch của chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương với chức danh bổ nhiệm;

c) Có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm không kể thời gian tập sự. Trường hợp cá biệt do tăng cường cán bộ từ ngoài Ngành thì không tính thâm niên công tác trong Ngành;

d) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị;

đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm vị trí cán bộ quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện

2.1. Yêu cầu trình độ

a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Ngành như bảo hiểm xã hội, lao động tiền lương, tài chính, kinh tế, luật, y, dược…

b) Quản lý Nhà nước: Đã được đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên trở lên;

c) Tin học: Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác (Có chứng chỉ tin học Văn phòng).

2.2. Hiểu biết

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo hiểm xã hội và các công tác khác liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

b) Nắm vững các luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành về công tác bảo hiểm xã hội hoặc có liên quan đến công tác bảo hiểm xã hội và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công đảm nhiệm;

c) Nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý; chủ trương, định hướng của Ngành để vận dụng vào nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện hoặc phần công việc được phân công phụ trách;

d) Nắm vững nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện;

đ) Hiểu biết sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện và lĩnh vực được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức và xử lý các tình huống nghiệp vụ; có kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết có liên quan;

e) Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương và của đất nước.

2.3. Năng lực

a) Có năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng xử lý văn bản; xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện;

c) Có khả năng tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện; đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý;

d) Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức trách, nhiệm vụ quy định đối với ngạch chuyên viên trở lên;

đ) Có khả năng quy tụ cán bộ, công chức, viên chức, được cán bộ, công chức, viên chức tín nhiệm.

2.4. Điều kiện

a) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ. Trường hợp cán bộ hiện đang giữ chức vụ do nhu cầu điều động và bổ nhiệm chức vụ mới tương đương thì không hạn chế về độ tuổi;

b) Nằm trong quy hoạch của chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương với chức danh bổ nhiệm;

c) Có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm không kể thời gian tập sự. Trường hợp cá biệt do tăng cường cán bộ từ ngoài Ngành thì không tính thâm niên công tác trong Ngành;

d) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị;

đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm vị trí cán bộ quản lý theo quy định của Pháp luật;

e) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2013. Bãi bỏ quy định về tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện tại Điểm 5 và Điểm 6 Mục B Phần II Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 và Quyết định số 1435/QĐ-BHXH ngày 13/10/2010 về việc sửa đổi bổ sung một số điểm của Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 5. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– Tổng Giám đốc;
– Các Phó TGĐ;
– Lưu: VT, TCCB (10).

TỔNG GIÁM ĐỐC

Lê Bạch Hồng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 174/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý các phòng chuyên môn và bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”