QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ KHOA HỌCVÀ CÔNG NGHỆ SỐ 17/2006/QĐ-BKHCN
NGÀY 12THÁNG 9NĂM 2006
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, ĐÁNH GIÁ,
CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
TCVN ISO 9001:2000 ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC”
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Mạnh Hải
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,ĐÁNH GIÁ,
CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
TCVN ISO 9001:2000 ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17 /2006/QĐ – BKHCN
ngày 12 / 9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định các nội dung quản lý hoạt động tư vấn, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong cơ quan hành chính nhà nước; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện việc tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
2. Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 3. Cơ quan quản lý hoạt động tư vấn, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc cấp xác nhận đăng ký, theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận liên quan đến tư vấn xây dựng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Chương II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với tổ chức tư vấn
Tổ chức tư vấn thực hiện việc tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
1. Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000;
3. Có ít nhất 02 chuyên gia tư vấn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
Điều 5. Điều kiện hoạt động đối với chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập là chuyên gia tư vấn không thuộc bất kỳ tổ chức tư vấn nào, được thực hiện tư vấn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
a) Đã tốt nghiệp đại học;
b) Có chứng chỉ về quản lý hành chính nhà nước;
c) Có chứng chỉ đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng;
d) Đã có kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
đ) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Trường hợp chuyên gia tư vấn đã tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia hoặc có bằng cử nhân Luật sẽ được xem xét để miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 6. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức tư vấn
1. Tổ chức có nhu cầu tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các cơ quan hành chính lập hồ sơ đăng ký hoạt động tư vấn gửi tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này);
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh;
c) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000;
d) Danh sách chuyên gia tư vấn, kèm theo các chứng chỉ và tài liệu liên quan quy định tại Điều 5 của Quy định này;
đ) Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của tổ chức tư vấn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm xét hồ sơ để có quyết định thích hợp.
a) Đối với tổ chức đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này). Giấy xác nhận có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.
Trước khi hết hạn hiệu lực giấy xác nhận 01 tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực này, tổ chức tư vấn phải đăng ký lại tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
b) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản.
Điều 7. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập có nhu cầu tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước lập hồ sơ đăng ký gửi tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này);
b) Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học;
c) Bản sao chứng chỉ đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng;
d) Bản sao chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính;
đ) Tóm tắt về tiểu sử cá nhân, kinh nghiệm hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của chuyên gia tư vấn (theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này).
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của chuyên gia tư vấn độc lập, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm xét hồ sơ để có quyết định thích hợp.
a) Đối với chuyên gia tư vấn độc lập đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này). Giấy xác nhận có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.
Trước khi hết hạn hiệu lực giấy xác nhận 01 tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực này, chuyên gia tư vấn độc lập phải đăng ký lại tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
b) Đối với chuyên gia tư vấn độc lập chưa đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản.
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
1. Trước khi hết hạn hiệu lực Giấy xác nhận 01 tháng, tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động tư vấn đối với cơ quan hành chính nhà nước, phải lập hồ sơ đăng ký cấp lại giấy xác nhận và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký cấp lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy xác nhận;
b) Bản báo cáo tình hình hoạt động tư vấn trong thời hạn hiệu lực của giấy xác nhận;
c) Bản báo cáo thay đổi (nếu có) của tổ chức tư vấn (về tổ chức, nhân sự, chuyên gia tư vấn…), chuyên gia tư vấn độc lập.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ xem xét và có quyết định thích hợp.
a) Cấp lại giấy xác nhận với thời hạn 03 năm, đối với trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định;
b) Thông báo từ chối cấp lại giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do đối với trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập
1. Quyền:
a) Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện tư vấn được quyền tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các cơ quan hành chính khi được yêu cầu.
b) Được thu phí hoạt động tư vấn theo quy định của Bộ Tài chính.
2.Nghĩa vụ:
a) Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập có nghĩa vụ hướng dẫn, đào tạo cho các cán bộ của cơ quan hành chính về hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 để cơ quan hành chính tự xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, theo dõi vận hành hệ thống quản lý được xây dựng trong thời gian 03 tháng trước khi đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá.
b) Hoạt động tư vấn được xem là kết thúc khi cơ quan hành chính được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
c) Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập không được tác động dưới bất kỳ hình thức nào đến tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Chương III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Điều 10. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận
Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
1. Có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Có chứng chỉ công nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5956:1995 hoặc tương đương được cấp bởi tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF (International Accreditation Forum).
3. Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ đào tạo về đánh giá hệ thống quản lý chất lượng;
c) Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước;
d) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Điều 11. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia hoạt động đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
1. Tổ chức chứng nhận có nhu cầu đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước lập hồ sơ đăng ký và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy đăng ký tham gia hoạt động đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này);
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động;
c) Mẫu dấu, mẫu biểu tượng (logo) của tổ chức;
d) Bản sao chứng chỉ công nhận phù hợp với TCVN 5956:1995 hoặc tương đương được cấp bởi tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF;
đ) Danh sách chuyên gia đánh giá, kèm theo các chứng chỉ và tài liệu liên quan nêu tại Khoản 3 Điều 10 của Quy định này;
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của tổ chức chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm xét hồ sơ để có quyết định thích hợp.
a) Đối với tổ chức đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này). Giấy xác nhận có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.
Trước khi hết hạn hiệu lực giấy xác nhận 01 tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, tổ chức chứng nhận phải nộp hồ sơ đăng ký lại tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
b) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động chứng nhận
1. Trước khi hết hạn hiệu lực Giấy xác nhận 01 tháng, tổ chức chứng nhận nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước, cần lập hồ sơ đăng ký cấp lại giấy xác nhận và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký cấp lại giấy xác nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy xác nhận;
b) Bản báo cáo tình hình hoạt động đánh giá trong thời hạn hiệu lực của giấy xác nhận;
c) Bản báo cáo thay đổi (nếu có) của tổ chức chứng nhận (về tổ chức, nhân sự, số lượng chuyên gia đánh giá…).
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ xem xét và có quyết định thích hợp.
a) Cấp lại giấy xác nhận với thời hạn 03 năm đối với trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định;
b) Thông báo từ chối cấp lại giấy xác nhận bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận nếu hồ sơ không đạt yêu cầu.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận
1.Quyền:
a) Tổ chức chứng nhận đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động được thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính khi được yêu cầu;
b) Được thu phí hoạt động đánh giá theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Nghĩa vụ:
a) Khi nhận được đề nghị thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá thực tế tại cơ quan và phải đảm bảo tính độc lập, khách quan trong suốt quá trình đánh giá theo đúng quy định;
b) Sau khi hoàn thành việc đánh giá, tổ chức chứng nhận lập báo cáo kết quả đánh giá gửi cơ quan hành chính được đánh giá và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
c) Định kỳ 6 tháng, tổ chức chứng nhận thực hiện việc giám sát hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan hành chính được đánh giá trong thời gian Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực; báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình đánh giá và hoạt động giám sát sau chứng nhận;
d) Tổ chức chứng nhận không được phép cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào.
Chương IV
TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP, THU HỒI
GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
1. Sau khi được tổ chức chứng nhận đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000, cơ quan hành chính nhà nước lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận gồm có:
a) Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Báo cáo tóm tắt các quy trình công việc được xây dựng và áp dụng (kèm theo sơ đồ); đánh giá hiệu quả của các quy trình;
c) Báo cáo kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đánh giá đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và tổ chức kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết).
a) Nếu đạt yêu cầu, cơ quan hành chính nhà nước sẽ được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000. Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.
b) Trường hợp không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức chứng nhận liên quan để cơ quan hành chính khắc phục và bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận 01 tháng, cơ quan hành chính nhà nước phải gửi công văn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Căn cứ kết quả giám sát định kỳ và báo cáo đề nghị của tổ chức chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận với thời hạn 03 năm.
Điều 15. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 của cơ quan hành chính nhà nước bị xem xét thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Báo cáo kết quả giám sát định kỳ của tổ chức chứng nhận kết luận cơ quan không duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
b) Có bằng chứng về việc hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan hoạt động kém hiệu quả, không phù hợp tình hình hoạt động thực tiễn và tiến trình cải cách hành chính như: có khiếu nại của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính khi đến làm việc tại cơ quan hoặc/và thông tin về sai phạm của cơ quan trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Khi nhận được báo cáo, bằng chứng quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tiến hành xem xét cụ thể.
Trong trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan hành chính không đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn việc đăng ký hoạt động tư vấn, hoạt động đánh giá, cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Quy định này.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công bố danh sách các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện để các cơ quan hành chính nhà nước biết và lựa chọn.
3. Định kỳ 06 tháng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo tình hình thực hiện Quy định này về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 17. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra hoạt động tư vấn, hoạt động đánh giá, chứng nhận theo Quy định này.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quyết định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Mạnh Hải
Phụ lục I
GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:17 /2006/QĐ – BKHCN
ngày 12 /9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
|
GIẤY ĐĂNG KÝ
THAM GIA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN XÂY DỰNG/ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2000
ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tên tổ chức/cá nhân ………………………………………………………………….
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………..
Điện thoại: …………………Fax: ………………. E-mail: …………..
3. Hộ khẩu thường trú tại (đối với cá nhân):
4. Quyết định thành lập (đối với tổ chức): số……….,
Cơ quan cấp: ……………..cấp ngày ………. …………..tại………………………..
5. Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
6. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tư vấn xây dựng/đánh giá hệ thống quản lý chất lượng quy định tại Quyết định số:/2006/QĐ – BKHCN ngày//2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ……(tên tổ chức/cá nhân).… nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực ……..(tư vấn/đánh giá)… hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Kính đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động tư vấn xây dựng/đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
(Tên tổ chức/cá nhân)… xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn xây dựng/đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đại diện Tổ chức/Cá nhân
Họ tên, chữ ký, đóng dấu (nếu là tổ chức)
PHỤ LỤC II
GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TƯ VẤN
XÂY DỰNG /ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:17 /2006/QĐ – BKHCN
ngày 12 /9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Số:/TĐC – ĐGPH |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngàythángnăm 200.. |
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TƯ VẤNXÂY DỰNG /ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2000
ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 140/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Căn cứ Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số: ………./2006/QĐ-BKHCN ngày ….. tháng ….. năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000đối với cơ quan hành chính nhà nước,
Theo đề nghị của Trưởng Ban Đánh giá sự phù hợp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận:
1. ………………………………….(tên tổ chức tư vấn /chuyên gia tư vấn độc lập /tổ chức chứng nhận)
Địa chỉ: …………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………. Fax: ……………….. E-mail: ………………..
Đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn xây dựng /đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.
2. Giấy xác nhận này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký. /.
Nơi nhận: – Tên tổ chức /cá nhân tại mục 1; – Bộ KHCN (b/c); – Lưu VP, ĐGPH. |
TỔNG CỤC TRƯỎNG
|
Phụ lục III
TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN, KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17 /2006/QĐ – BKHCN
ngày 12 /9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN, KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Họ và tên:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Nơi ở hiện nay:
Nơi công tác:
Trình độ văn hóa:
Tốt nghiệp đại học ngành, năm:, Trường:Xếp loại tốt nghiệp:
Năm được đạo tạo về quản lý hành chính:
Cơ quan đào tạo:
Cơ quan cấp chứng chỉ:
Quá trình công tác:
……………………………………………………………………………………………………..
Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng:
(ghi đầy đủ thời gian hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đơn vị đã tư vấn)
Thông tin khác:
……………………………………………………………………………………………………..
Cam đoan, cam kết: ………………………………………………………………………..
…., ngày….. tháng ….. năm
Người khai
(ký, họ tên)
Reviews
There are no reviews yet.