Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1685/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—————

Số: 1685/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG NAM HÀ TĨNH – BẮC QUẢNG BÌNH

ĐẾN NĂM 2030

———————–

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu:

Vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình thuộc địa phận hành chính của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình gồm 3 huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh là Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và 3 huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình là Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch.

Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 6.149 km2.

2. Tính chất:

– Là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, của vùng Bắc Trung Bộ, có tiềm năng lớn về phát triển cảng nước sâu và công nghiệp nặng; là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy, trao đổi thương mại với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc gia Cha Lo;

– Là vùng giàu tiềm năng phát triển du lịch với các giá trị đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của nhiều dân tộc anh em;

– Là vùng có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.

3. Dự báo quy mô dân số và đất đai:

a) Dân số

– Tổng dân số toàn vùng: hiện trạng là 763.000 người, dự báo năm 2020 sẽ đạt khoảng 900.000 người và năm 2030 đạt khoảng 1.200.000 người

– Dân số đô thị toàn vùng: hiện trạng 64.570 người, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 325.000 người và đến năm 2030 đạt khoảng 550.000 người.

b) Đất xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn

– Dự báo đất xây dựng đô thị và các khu vực động lực phát triển kinh tế: đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 14.000 ha, bình quân khoảng 400 m2/người (trong đó đất dân dụng đạt khoảng 150 m2/người); đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 26.000 ha bình quân khoảng 430 m2/người (trong đó đất dân dụng đạt khoảng 165m2/người);

– Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn: năm 2020 khoảng 8.750 ha (bình quân đạt khoảng 150 m2/người); năm 2030 khoảng 7.000 ha (bình quân đạt khoảng 110 m2/người).

4. Mục tiêu chiến lược phát triển vùng

– Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, các chiến lược phát triển ngành và quốc gia và định hướng phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình;

– Tạo ra một không gian liên kết kinh tế tại khu vực Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình. Đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng của quốc gia và khu vực;

– Định hướng tổ chức không gian đô thị cùng hệ thống cơ sở hạ tầng liên vùng gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vững;

5. Yêu cầu về phân khu chức năng và tổ chức không gian

– Xác định các ảnh hưởng và tác động đến phát triển không gian vùng nghiên cứu quy hoạch của các quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế có liên quan của quốc gia;

– Nghiên cứu đề xuất định hướng chính và khung cấu trúc trong phát triển không gian vùng trên cơ sở xem xét rà soát các khung giao thông hiện trạng và dự kiến;

– Nghiên cứu đề xuất hệ thống không gian công nghiệp, cảng, biển đảo, dải ven biển, định hướng sử dụng đất gắn với địa bàn đô thị, nông thôn, vùng nông lâm nghiệp…; xác định mối liên kết không gian du lịch biển, núi và rừng;

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Về giao thông:

– Xác định khung giao thông toàn vùng, kết nối giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, kết nối với các công trình đầu mối giao thông quốc gia của vùng;

– Rà soát xác định quy mô hệ thống cảng biển và khả năng phát triển các khu dịch vụ hậu cần – logistic;

b) Về chuẩn bị kỹ thuật:

– Xác định các yêu cầu về giới hạn phát triển hoặc các cảnh báo về khả năng xuất hiện thiên tai, đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất phục vụ xây dựng các khu chức năng;

– Xác định các yêu cầu về cao độ xây dựng và các giải pháp chính cho các vùng xây dựng tập trung, có sự kết hợp với hệ thống thủy lợi của vùng.

c) Về cấp nước:

– Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn, xác định trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác. Xem xét các chiến lược cấp nước trong tổng thể khu vực để có giải pháp cấp nước phù hợp cho toàn vùng;

– Dự báo tổng hợp nhu cầu cấp nước trên địa bàn, cho các vùng tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ cảng, dịch vụ du lịch…;

– Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính để bảo vệ các nguồn nước và các hệ thống sông hồ.

d) Về cấp điện:

– Nghiên cứu xác định nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các khu chức năng, các đô thị và khu vực dân cư nông thôn, dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ dự kiến phân theo các ngành kinh tế và dân cư;

– Rà soát các quy hoạch và dự án chuyên ngành điện được lập trên địa bàn, xem xét các mối liên hệ với các vùng lân cận, đề xuất các giải pháp về nguồn cấp và mạng lưới phân phối.

đ) Về thoát nước và vệ sinh môi trường:

Đánh giá thực trạng thoát nước, thu gom và xử lý rác và nước thải, chất lượng môi trường vùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang tính liên vùng. Xác định hệ thống nghĩa trang của vùng.

e) Đánh giá môi trường chiến lược:

– Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, đô thị gây ra;

– Khoanh vùng và có các giải pháp bảo vệ cấu trúc khung tự nhiên của vùng, của nguồn nước, các khu vực cần cách ly, vùng ảnh hưởng bởi khói bụi, khí độc, tiếng ồn…;

7. Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư và cơ chế quản lý phát triển:

– Xác định quy mô phát triển dự kiến, danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực.

– Xây dựng cơ chế phối hợp đa ngành, đa địa phương đảm bảo triển khai thực hiện theo quy hoạch.

8. Thành phần hồ sơ

Thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

9. Tổ chức thực hiện

– Cơ quan quản lý dự án quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình;

– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Xây dựng;

– Cơ quan nghiên cứu, lập quy hoạch: Tổ chức tư vấn trong nước;

– Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng;

– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;

– Thời gian lập đồ án: 18 tháng sau khi Nhiệm vụ được phê duyệt.

Điều 2. Giao Bộ Xây dựng:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030 và trình phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐP;
– Lưu: Văn thư, KTN (4b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1685/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1685/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 14/09/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xây dựng , Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
—————

Số: 1685/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG NAM HÀ TĨNH – BẮC QUẢNG BÌNH

ĐẾN NĂM 2030

———————–

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu:

Vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình thuộc địa phận hành chính của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình gồm 3 huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh là Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và 3 huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình là Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch.

Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 6.149 km2.

2. Tính chất:

– Là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, của vùng Bắc Trung Bộ, có tiềm năng lớn về phát triển cảng nước sâu và công nghiệp nặng; là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy, trao đổi thương mại với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc gia Cha Lo;

– Là vùng giàu tiềm năng phát triển du lịch với các giá trị đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của nhiều dân tộc anh em;

– Là vùng có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.

3. Dự báo quy mô dân số và đất đai:

a) Dân số

– Tổng dân số toàn vùng: hiện trạng là 763.000 người, dự báo năm 2020 sẽ đạt khoảng 900.000 người và năm 2030 đạt khoảng 1.200.000 người

– Dân số đô thị toàn vùng: hiện trạng 64.570 người, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 325.000 người và đến năm 2030 đạt khoảng 550.000 người.

b) Đất xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn

– Dự báo đất xây dựng đô thị và các khu vực động lực phát triển kinh tế: đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 14.000 ha, bình quân khoảng 400 m2/người (trong đó đất dân dụng đạt khoảng 150 m2/người); đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 26.000 ha bình quân khoảng 430 m2/người (trong đó đất dân dụng đạt khoảng 165m2/người);

– Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn: năm 2020 khoảng 8.750 ha (bình quân đạt khoảng 150 m2/người); năm 2030 khoảng 7.000 ha (bình quân đạt khoảng 110 m2/người).

4. Mục tiêu chiến lược phát triển vùng

– Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, các chiến lược phát triển ngành và quốc gia và định hướng phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình;

– Tạo ra một không gian liên kết kinh tế tại khu vực Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình. Đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng của quốc gia và khu vực;

– Định hướng tổ chức không gian đô thị cùng hệ thống cơ sở hạ tầng liên vùng gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vững;

5. Yêu cầu về phân khu chức năng và tổ chức không gian

– Xác định các ảnh hưởng và tác động đến phát triển không gian vùng nghiên cứu quy hoạch của các quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế có liên quan của quốc gia;

– Nghiên cứu đề xuất định hướng chính và khung cấu trúc trong phát triển không gian vùng trên cơ sở xem xét rà soát các khung giao thông hiện trạng và dự kiến;

– Nghiên cứu đề xuất hệ thống không gian công nghiệp, cảng, biển đảo, dải ven biển, định hướng sử dụng đất gắn với địa bàn đô thị, nông thôn, vùng nông lâm nghiệp…; xác định mối liên kết không gian du lịch biển, núi và rừng;

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Về giao thông:

– Xác định khung giao thông toàn vùng, kết nối giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, kết nối với các công trình đầu mối giao thông quốc gia của vùng;

– Rà soát xác định quy mô hệ thống cảng biển và khả năng phát triển các khu dịch vụ hậu cần – logistic;

b) Về chuẩn bị kỹ thuật:

– Xác định các yêu cầu về giới hạn phát triển hoặc các cảnh báo về khả năng xuất hiện thiên tai, đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất phục vụ xây dựng các khu chức năng;

– Xác định các yêu cầu về cao độ xây dựng và các giải pháp chính cho các vùng xây dựng tập trung, có sự kết hợp với hệ thống thủy lợi của vùng.

c) Về cấp nước:

– Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn, xác định trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác. Xem xét các chiến lược cấp nước trong tổng thể khu vực để có giải pháp cấp nước phù hợp cho toàn vùng;

– Dự báo tổng hợp nhu cầu cấp nước trên địa bàn, cho các vùng tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ cảng, dịch vụ du lịch…;

– Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính để bảo vệ các nguồn nước và các hệ thống sông hồ.

d) Về cấp điện:

– Nghiên cứu xác định nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các khu chức năng, các đô thị và khu vực dân cư nông thôn, dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ dự kiến phân theo các ngành kinh tế và dân cư;

– Rà soát các quy hoạch và dự án chuyên ngành điện được lập trên địa bàn, xem xét các mối liên hệ với các vùng lân cận, đề xuất các giải pháp về nguồn cấp và mạng lưới phân phối.

đ) Về thoát nước và vệ sinh môi trường:

Đánh giá thực trạng thoát nước, thu gom và xử lý rác và nước thải, chất lượng môi trường vùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang tính liên vùng. Xác định hệ thống nghĩa trang của vùng.

e) Đánh giá môi trường chiến lược:

– Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, đô thị gây ra;

– Khoanh vùng và có các giải pháp bảo vệ cấu trúc khung tự nhiên của vùng, của nguồn nước, các khu vực cần cách ly, vùng ảnh hưởng bởi khói bụi, khí độc, tiếng ồn…;

7. Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư và cơ chế quản lý phát triển:

– Xác định quy mô phát triển dự kiến, danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực.

– Xây dựng cơ chế phối hợp đa ngành, đa địa phương đảm bảo triển khai thực hiện theo quy hoạch.

8. Thành phần hồ sơ

Thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

9. Tổ chức thực hiện

– Cơ quan quản lý dự án quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình;

– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Xây dựng;

– Cơ quan nghiên cứu, lập quy hoạch: Tổ chức tư vấn trong nước;

– Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng;

– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;

– Thời gian lập đồ án: 18 tháng sau khi Nhiệm vụ được phê duyệt.

Điều 2. Giao Bộ Xây dựng:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030 và trình phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐP;
– Lưu: Văn thư, KTN (4b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1685/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà tĩnh – Bắc Quảng Bình đến năm 2030”