Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 166/1999/QĐ-BTC
NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ BAN HÀNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

– Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;

– Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước;

– Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính đúng, trích đủ số khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh; thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản: “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.

Chế độ này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc xác định chi phí để tính thuế, các quy định khác được khuyến khích áp dụng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Các quy định khác về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trái với Quyết định này đều bái bỏ.

Điều 3: Vụ trưởng Vụ chính sách Tài chính, Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


CHẾ ĐỘ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

MỤC I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Chế độ này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, doanh nghiệp độc lập;

Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… chỉ bắt buộc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chi phí để tính thuế; các quy định khác trong chế độ này được khuyến khích áp dụng;

Các doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng trích khấu hao đến từng tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng.

Điều 2: Các từ ngữ sử dụng trong Chế độ này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau đề thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…

2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp; chi phí về đất sử dụng; chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

3. Tài sản cố định thuê tài chính: Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện sau đây:

a. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của 2 bên;

b. Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;

c. Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;

d. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong 4 điều kiện trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

4. Nguyên giá tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của tài sản cố định; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử; lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng; thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

5. Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế – kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định.

6. Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

7. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định.

8. Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định.

9. Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định: là giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán, được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định.

10. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định.

11. Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động nhằm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao năng suất, tính năng tác dụng của tài sản cố định như cải tạo; xây lắp; trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định.

Điều 3: Hàng năm, doanh nghiệp được chủ động xác định thời gian sử dụng tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 của Chế độ này phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

MỤC II: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 4: Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình:

Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả nãm đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

b. Có giá trị từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) trở lên;

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập (ví dụ ghế ngồi, khung và động cơ… trong một máy bay).

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây được coi là một tài sản cố định hữu hình.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện quy định tại khoản 1, Điều này, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Nếu khoản chi phí này không đồng thời thoả mãn cả hai tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 5: Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

a. Tài sản cố định loại mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ), bao gồm: giá thực tế phải trả; lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa tài sản cố định vào sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

b. Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng:

Nguyên giá tài sản cố định loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).

c. Tài sản cố định loại được cấp, được điều chuyển đến…

Nguyên giá tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển… hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.

Riêng nguyên giá tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

d. Tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…

Nguyên giá tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…. bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.

2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a. Chi phí về đất sử dụng: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có)… (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất).

Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong (các) kỳ, khôntg hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định.

b. Chi phí thành lập doanh nghiệp: là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp; chi phí thầm định dự án; họp thành lập…

c. Chi phí nghiên cứu, phát triển: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn… nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

d. Chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ… là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu (bao gồm cả chi cho sản xuất thử nghiệm, chi cho công tác kiểm nghiệm, nghiệm thu của Nhà nước) được Nhà nước cấp bằng phát minh, bằng sãng chế, bản quyền tác giả, hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu; chi cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức và cá nhân… mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

e. Chi phí về lợi thế kinh doanh: là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm (chênh lậch phải trả thêm = giá mua – giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế) ngoài giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế (tài sản cố định, tài sản lưu động…) khi doanh nghiệp đi mua, nhận sáp nhập, hợp nhất một doanh nghiệp khác. Lợi thế này được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động, về tài điều hành và tổ chức của Ban quản lý doanh nghiệp đó…

3. Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính: Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài sản cố định phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá tài sản cố định đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính.

Điều 6: Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Các chi phí sửa chữa tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Đối với một số ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định; sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết.

Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập khác.

Các doanh nghiệp thuộc các ngành đặc thù nếu áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, doanh nghiệp cũng phải lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chứa tài sản cố định và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết.

Điều 7: Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan), được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo đúng các quy định trong Chế độ này. Tài sản cố định phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định bình thường.

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Điều 8: Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp:

Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:

1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Tài sản cố định vô hình: chi phí thành lập, chi phí sưu tầm phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại,…

b. Tài sản cố định hữu hình: doanh nghiệp phân loại theo các loại sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng…

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

Loại 3: Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại theo quy định tại khoản 1, Điều này.

3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.

Điều 9: Việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định:

Giá trị còn lạiNguyên giáSố khấu hao luỹ

trên sổ kế toán=tài sản cố địnhkế của tài sản

của tài sản cố địnhcố định

Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

1. Đánh giá lại giá trị tài sản cố định;

2. Nâng cấp tài sản cố định;

3. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định:

Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.

Điều 10: Theo quy định của chế độ tài chính, các doanh nghiệp có quyền:

– Điều độngtài sản cố định giữa các đơn vị thành viên để phục vụ mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn;

– Chủ động nhượng bán tài sản cố định để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn;

– Chủ động thanh toán những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc bị hư hỏng không có khả năng phục hồi:

– Cho thuê hoạt động đối với những tài sản cố định tạm thời chưa dùng đến nhưng phải đảm bảo theo dõi và quản lý được tài sản cố định. Doanh nghiệp và bên thuê tài sản cố định phải lập hợp đồng thuê tài sản cố định trong đó nói rõ loại tài sản cố định, thời gian thuê, tiền thuê phải trả và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng…

– Sử dụng tài sản cố định để cầm cố, thế chấp… nhưng vẫn phải đảm bảo theo dõi và quản lý được tài sản cố định.

Khi giao, nhận tài sản cố định phải lập biên bản về tình trạng tài sản cố định, trách nhiệm các bên và có biện pháp xử lý những hư hỏng, mất mát tài sản cố định.

Trong thời gian đem cầm cố, thế chấp, cho thuê (thuê hoạt động)… tài sản cố định, doanh nghiệp vẫn phải tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập Hội đồng để xác định giá trị thu hồi khi thanh lý, xác định giá bán tài sản cố định, tổ chức việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo các quy định hiện hành.

Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, điều động… tài sản cố định phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự, các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp.

Điều 11: Đối với tài sản cố định thuê hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những tài sản cố định này, chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Điều 12: Đối với những tài sản cố định thuê tài chính, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản cố định thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.

Bên cho thuê với tư cách là chủ đầu tư phải theo dõi, quản lý và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

Điều 13: Những tư liệu lao động không phải là tài sản cố định (những tư liệu lao động không thoả mãn tiêu chuẩn về giá trị, nhưng có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên – được gọi là công cụ lao động nhỏ) doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng những tài sản này như đối với tài sản cố định và phải tính toán phân bổ dần giá trị của chúng vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng cho phù hợp.

Đối với công cụ lao động nhỏ đã phân bổ hết giá trị mà vẫn sử dụng được, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng các công cụ lao động nhỏ này như những công cụ lao động nhỏ bình thường nhưng không phân bổ giá trị của nó vào chi phí kinh doanh.

Điều 14: Đối với nhứng doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý… tài sản cố định phải tuân theo đúng các quy định về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

MỤC III: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH KHẤU HAO
VÀ SỬ DỤNG TIỀN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 15: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn dưới đây để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

– Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;

– Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản cố định…);

– Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định;

Riêng đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), tài sản cố định đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90% trở lên (so với giá bán của tài sản cố định mới cùng loại hoặc của loại tài sản cố định tương đương trên thị trường); doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Chế độ này để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định cho phù hợp.

2.Thời gian sử dụng của từng tài sản cố định của doanh nghiệp được xác định thống nhất trong năm tài chính. Doanh nghiệp đã xác định thời gian sử dụng tài sản cố định theo đúng quy định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đắt thời gian sử dụng tài sản cố định để xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chế độ này, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Riêng đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ thì được phép xác định thời gian sử dụng của các tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay, nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu của tài sản cố định đó quy định tại Phụ lục I.

3. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định…) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo các quy định trên đây tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.

Điều 16: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình:

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 40 năm.

Điều 17: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt:

– Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh Chuyển giao (BOT) thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.

– Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định của tài sản cố định chuyển giao được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.

Điều 18: Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, nội dung như sau:

– Căn cứ các quy định trong Chế độ này doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định;

– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố địnhtheo công thức dưới đây:

Mức trích khấu haoNguyên giá của Tài sản cố định

trung bình hàng năm=

của tài sản cố địnhThời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm được phép làm tròn số đến con số hàng đơn vị theo quy định dưới đây:

– Số thập phân đầu tiên có giá trị từ con số 5 trở lên được làm tròn lên 1 đơn vị giá trị cho con số hàng đơn vị(ví dụ: 950.713,5 đồng lấy tròn là 950.714 đồng).

– Số thập phân đầu tiên có giá trị từ con 4 trở xuống thì con số hàng đơn vị được giữ nguyên (ví dụ: 950.713,4 đồng làm tròn là 950.713 đồng).

Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

Điều 19: Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm tài sản cố định trong tháng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ theo quy định của Nhà nước, chờ thanh lý,…) trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định từ ngày đầu của tháng tiếp theo.

Điều 20:

1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:

– Tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động cho doanh nghiệp khác.

– Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.

– Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thồng, nhà ăn,…

– Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

– Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của chế độ này.

Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền khấu hao được phân bổ theo nguồn gốc tài sản cố định.

Điều 21: Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đãkhấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Đối với những tài sản cố định chưakhấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và xử lý tổn thất theo các quy định hiện hành.

Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thôi trích khấu hao theo các quy định trong chế độ này.

Điều 22: Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán… tài sản cố định trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là Giám đốc doanh nghiệp, Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao tài sản (nếu có) và các thành viên khác do doanh nghiệp quyết định. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mời thêm đại diện cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật (nếu có) cùng tham gia các Hội đồng này.

Điều 23. Việc sử dụng số khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp và việc huy động tiền khấu hao tài sản cố định của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của Tổng công ty.

MỤC IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24: Các đơn vị trực thuộc và thuộc Bộ Tài chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện, tổ chức và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng Chế độ này.

Điều 25: Chế độ này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 nă 2000


PHỤ LỤC I

KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)

Thời gian sử dụng tối đa (năm)

A- Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực

8

10

2. Máy phát điện

7

13

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

12

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

6

15

B. Máy móc, thiết bị công tác

1. Máy công cụ

7

10

2. Máy khai khoáng xây dựng

5

8

3. Máy kéo

6

8

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

6

8

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

8

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

10

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

6

10

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ thuỷ tinh

6

8

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

5

12

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

7

10

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

12

15. Máy móc thông tin, liên lạc, điện ảnh, y tế

6

12

16. Máy móc, thiết bị điện tử tin học

3

15

17. Máy móc, thiết bị công tác khác

5

12

C- Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

8

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

5

8

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D- Thiết bị và phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

10

E- Dụng cụ quản lý

1. Thiết bị tính toán, đo lường

5

8

2. Máy móc, thiết bị điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

5

10

F- Nhà cửa, vật kiến trúc

1. Nhà cửa loại kiên cố (1)

25

50

2. Nhà cửa khác (1)

6

25

3. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường; bãi đỗ, sân phơi…

5

20

4. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu…

6

30

5. Các vật kiến trúc khác

5

10

G- Súc vật, vườn cây lâu năm

1. Các loại súc vật

4

15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

6

40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.

2

8

H- Các loại tài sản cố định khác chưa quy định trong các nhóm trên

4

25

Ghi chú:

(1) Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn…. được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng… được xác định là có độ bền vững bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.

PHỤ LỤC II

VÍ DỤ TÍNH VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Ví dụ: Công ty A mua một số tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

1. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định của doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại phụ lục I), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2000.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu đồng – 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu: 10 năm = 12 triệu đồng/năm

Mức trích khấu hao tháng = 12 triệu đồng : 12 tháng = 1 triệu đồng.

Hàng năm doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

2. Trong năm sử dụng thứ 5, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 10 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 7 năm (tăng 2 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2007.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 10 triệu đồng = 130 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng x 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 130 triệu đồng – 60 triệu đồng = 70 triệu đồng.

Mức trích khấu hao năm = 70 triệu đồng: 7 triệu đồng = 10 triệu đồng/năm

Mức trích khấu hao tháng = 10.000.000 : 12 = 833.000 đồng

Từ năm 2007 trở đi. doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 833 ngàn đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 166/1999/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 30/12/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 166/1999/QĐ-BTC
NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ BAN HÀNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

– Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;

– Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước;

– Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính đúng, trích đủ số khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh; thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản: “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.

Chế độ này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc xác định chi phí để tính thuế, các quy định khác được khuyến khích áp dụng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Các quy định khác về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định trái với Quyết định này đều bái bỏ.

Điều 3: Vụ trưởng Vụ chính sách Tài chính, Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


CHẾ ĐỘ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

MỤC I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Chế độ này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, doanh nghiệp độc lập;

Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… chỉ bắt buộc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chi phí để tính thuế; các quy định khác trong chế độ này được khuyến khích áp dụng;

Các doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng trích khấu hao đến từng tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng.

Điều 2: Các từ ngữ sử dụng trong Chế độ này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau đề thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…

2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp; chi phí về đất sử dụng; chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

3. Tài sản cố định thuê tài chính: Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện sau đây:

a. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của 2 bên;

b. Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;

c. Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;

d. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong 4 điều kiện trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

4. Nguyên giá tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của tài sản cố định; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử; lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng; thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

5. Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế – kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định.

6. Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

7. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định.

8. Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định.

9. Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định: là giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán, được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định.

10. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định.

11. Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động nhằm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao năng suất, tính năng tác dụng của tài sản cố định như cải tạo; xây lắp; trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định.

Điều 3: Hàng năm, doanh nghiệp được chủ động xác định thời gian sử dụng tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 của Chế độ này phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

MỤC II: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 4: Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình:

Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả nãm đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

b. Có giá trị từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) trở lên;

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập (ví dụ ghế ngồi, khung và động cơ… trong một máy bay).

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây được coi là một tài sản cố định hữu hình.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện quy định tại khoản 1, Điều này, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Nếu khoản chi phí này không đồng thời thoả mãn cả hai tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 5: Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

a. Tài sản cố định loại mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ), bao gồm: giá thực tế phải trả; lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa tài sản cố định vào sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

b. Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng:

Nguyên giá tài sản cố định loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).

c. Tài sản cố định loại được cấp, được điều chuyển đến…

Nguyên giá tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển… hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.

Riêng nguyên giá tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

d. Tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…

Nguyên giá tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…. bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.

2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a. Chi phí về đất sử dụng: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có)… (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất).

Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong (các) kỳ, khôntg hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định.

b. Chi phí thành lập doanh nghiệp: là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp; chi phí thầm định dự án; họp thành lập…

c. Chi phí nghiên cứu, phát triển: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn… nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

d. Chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ… là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu (bao gồm cả chi cho sản xuất thử nghiệm, chi cho công tác kiểm nghiệm, nghiệm thu của Nhà nước) được Nhà nước cấp bằng phát minh, bằng sãng chế, bản quyền tác giả, hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu; chi cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức và cá nhân… mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

e. Chi phí về lợi thế kinh doanh: là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm (chênh lậch phải trả thêm = giá mua – giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế) ngoài giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế (tài sản cố định, tài sản lưu động…) khi doanh nghiệp đi mua, nhận sáp nhập, hợp nhất một doanh nghiệp khác. Lợi thế này được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động, về tài điều hành và tổ chức của Ban quản lý doanh nghiệp đó…

3. Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính: Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài sản cố định phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá tài sản cố định đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính.

Điều 6: Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Các chi phí sửa chữa tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Đối với một số ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định; sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết.

Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập khác.

Các doanh nghiệp thuộc các ngành đặc thù nếu áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, doanh nghiệp cũng phải lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chứa tài sản cố định và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết.

Điều 7: Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan), được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo đúng các quy định trong Chế độ này. Tài sản cố định phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định bình thường.

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Điều 8: Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp:

Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:

1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Tài sản cố định vô hình: chi phí thành lập, chi phí sưu tầm phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại,…

b. Tài sản cố định hữu hình: doanh nghiệp phân loại theo các loại sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng…

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

Loại 3: Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại theo quy định tại khoản 1, Điều này.

3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.

Điều 9: Việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định:

Giá trị còn lạiNguyên giáSố khấu hao luỹ

trên sổ kế toán=tài sản cố địnhkế của tài sản

của tài sản cố địnhcố định

Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

1. Đánh giá lại giá trị tài sản cố định;

2. Nâng cấp tài sản cố định;

3. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định:

Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.

Điều 10: Theo quy định của chế độ tài chính, các doanh nghiệp có quyền:

– Điều độngtài sản cố định giữa các đơn vị thành viên để phục vụ mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn;

– Chủ động nhượng bán tài sản cố định để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn;

– Chủ động thanh toán những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc bị hư hỏng không có khả năng phục hồi:

– Cho thuê hoạt động đối với những tài sản cố định tạm thời chưa dùng đến nhưng phải đảm bảo theo dõi và quản lý được tài sản cố định. Doanh nghiệp và bên thuê tài sản cố định phải lập hợp đồng thuê tài sản cố định trong đó nói rõ loại tài sản cố định, thời gian thuê, tiền thuê phải trả và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng…

– Sử dụng tài sản cố định để cầm cố, thế chấp… nhưng vẫn phải đảm bảo theo dõi và quản lý được tài sản cố định.

Khi giao, nhận tài sản cố định phải lập biên bản về tình trạng tài sản cố định, trách nhiệm các bên và có biện pháp xử lý những hư hỏng, mất mát tài sản cố định.

Trong thời gian đem cầm cố, thế chấp, cho thuê (thuê hoạt động)… tài sản cố định, doanh nghiệp vẫn phải tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập Hội đồng để xác định giá trị thu hồi khi thanh lý, xác định giá bán tài sản cố định, tổ chức việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo các quy định hiện hành.

Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, điều động… tài sản cố định phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự, các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp.

Điều 11: Đối với tài sản cố định thuê hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những tài sản cố định này, chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Điều 12: Đối với những tài sản cố định thuê tài chính, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản cố định thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.

Bên cho thuê với tư cách là chủ đầu tư phải theo dõi, quản lý và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

Điều 13: Những tư liệu lao động không phải là tài sản cố định (những tư liệu lao động không thoả mãn tiêu chuẩn về giá trị, nhưng có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên – được gọi là công cụ lao động nhỏ) doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng những tài sản này như đối với tài sản cố định và phải tính toán phân bổ dần giá trị của chúng vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng cho phù hợp.

Đối với công cụ lao động nhỏ đã phân bổ hết giá trị mà vẫn sử dụng được, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng các công cụ lao động nhỏ này như những công cụ lao động nhỏ bình thường nhưng không phân bổ giá trị của nó vào chi phí kinh doanh.

Điều 14: Đối với nhứng doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý… tài sản cố định phải tuân theo đúng các quy định về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

MỤC III: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH KHẤU HAO
VÀ SỬ DỤNG TIỀN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 15: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn dưới đây để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

– Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;

– Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản cố định…);

– Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định;

Riêng đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), tài sản cố định đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90% trở lên (so với giá bán của tài sản cố định mới cùng loại hoặc của loại tài sản cố định tương đương trên thị trường); doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Chế độ này để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định cho phù hợp.

2.Thời gian sử dụng của từng tài sản cố định của doanh nghiệp được xác định thống nhất trong năm tài chính. Doanh nghiệp đã xác định thời gian sử dụng tài sản cố định theo đúng quy định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đắt thời gian sử dụng tài sản cố định để xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chế độ này, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Riêng đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ thì được phép xác định thời gian sử dụng của các tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay, nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu của tài sản cố định đó quy định tại Phụ lục I.

3. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định…) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo các quy định trên đây tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.

Điều 16: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình:

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 40 năm.

Điều 17: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt:

– Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh Chuyển giao (BOT) thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.

– Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định của tài sản cố định chuyển giao được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.

Điều 18: Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, nội dung như sau:

– Căn cứ các quy định trong Chế độ này doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định;

– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố địnhtheo công thức dưới đây:

Mức trích khấu haoNguyên giá của Tài sản cố định

trung bình hàng năm=

của tài sản cố địnhThời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm được phép làm tròn số đến con số hàng đơn vị theo quy định dưới đây:

– Số thập phân đầu tiên có giá trị từ con số 5 trở lên được làm tròn lên 1 đơn vị giá trị cho con số hàng đơn vị(ví dụ: 950.713,5 đồng lấy tròn là 950.714 đồng).

– Số thập phân đầu tiên có giá trị từ con 4 trở xuống thì con số hàng đơn vị được giữ nguyên (ví dụ: 950.713,4 đồng làm tròn là 950.713 đồng).

Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

Điều 19: Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm tài sản cố định trong tháng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ theo quy định của Nhà nước, chờ thanh lý,…) trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định từ ngày đầu của tháng tiếp theo.

Điều 20:

1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:

– Tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động cho doanh nghiệp khác.

– Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.

– Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thồng, nhà ăn,…

– Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

– Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của chế độ này.

Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền khấu hao được phân bổ theo nguồn gốc tài sản cố định.

Điều 21: Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đãkhấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Đối với những tài sản cố định chưakhấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và xử lý tổn thất theo các quy định hiện hành.

Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thôi trích khấu hao theo các quy định trong chế độ này.

Điều 22: Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán… tài sản cố định trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là Giám đốc doanh nghiệp, Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao tài sản (nếu có) và các thành viên khác do doanh nghiệp quyết định. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mời thêm đại diện cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật (nếu có) cùng tham gia các Hội đồng này.

Điều 23. Việc sử dụng số khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp và việc huy động tiền khấu hao tài sản cố định của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của Tổng công ty.

MỤC IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24: Các đơn vị trực thuộc và thuộc Bộ Tài chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện, tổ chức và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng Chế độ này.

Điều 25: Chế độ này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 nă 2000


PHỤ LỤC I

KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)

Thời gian sử dụng tối đa (năm)

A- Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực

8

10

2. Máy phát điện

7

13

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

12

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

6

15

B. Máy móc, thiết bị công tác

1. Máy công cụ

7

10

2. Máy khai khoáng xây dựng

5

8

3. Máy kéo

6

8

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

6

8

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

8

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

10

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

6

10

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ thuỷ tinh

6

8

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

5

12

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

7

10

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

12

15. Máy móc thông tin, liên lạc, điện ảnh, y tế

6

12

16. Máy móc, thiết bị điện tử tin học

3

15

17. Máy móc, thiết bị công tác khác

5

12

C- Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

8

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

5

8

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D- Thiết bị và phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

10

E- Dụng cụ quản lý

1. Thiết bị tính toán, đo lường

5

8

2. Máy móc, thiết bị điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

5

10

F- Nhà cửa, vật kiến trúc

1. Nhà cửa loại kiên cố (1)

25

50

2. Nhà cửa khác (1)

6

25

3. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường; bãi đỗ, sân phơi…

5

20

4. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu…

6

30

5. Các vật kiến trúc khác

5

10

G- Súc vật, vườn cây lâu năm

1. Các loại súc vật

4

15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

6

40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.

2

8

H- Các loại tài sản cố định khác chưa quy định trong các nhóm trên

4

25

Ghi chú:

(1) Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn…. được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng… được xác định là có độ bền vững bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.

PHỤ LỤC II

VÍ DỤ TÍNH VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Ví dụ: Công ty A mua một số tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

1. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định của doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại phụ lục I), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2000.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu đồng – 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu: 10 năm = 12 triệu đồng/năm

Mức trích khấu hao tháng = 12 triệu đồng : 12 tháng = 1 triệu đồng.

Hàng năm doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

2. Trong năm sử dụng thứ 5, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 10 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 7 năm (tăng 2 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2007.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 10 triệu đồng = 130 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng x 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 130 triệu đồng – 60 triệu đồng = 70 triệu đồng.

Mức trích khấu hao năm = 70 triệu đồng: 7 triệu đồng = 10 triệu đồng/năm

Mức trích khấu hao tháng = 10.000.000 : 12 = 833.000 đồng

Từ năm 2007 trở đi. doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 833 ngàn đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”