Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 161/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt – May đến năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ161 /1998/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂNNGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY
ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 1676/KHĐT ngày 25 tháng 5 năm 1998) và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công vănsố 5753BKH/CN-VPTĐ ngày 17 tháng 8 năm 1998),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệpDệt – May Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Công nghiệp lập, với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu:

Mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Dệt – May đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam đến năm 2010 gồm các nội dung:

– Về đầu tư công nghệ:

Kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Về thị trường tiêu thụ:

Thị trường ngoài nước: củng cố, giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO.

Thị trường trong nước: Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành Dệt – May trong nước bằng chất lượng hàng hóa, hạ giá thành, đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân.

– Vốn đầu tư và sắp xếp doanh nghiệp:

Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư, phát huy nội lực và mở rộng đầu tư trực tiếp của nước ngoài để phát triển. Nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp may, từng bước cổ phần hóa một số doanh nghiệp dệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành.

– Bố trí quy hoạch cơ sở sản xuất:

Trên cơ sở hiện trạng, củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. Đối với công nghiệp may, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, sân bay.

– Định hướng phát triển nguyên liệu:

Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu.

– Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật:

Phát triển nhiều hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dệt – May.

3. Các chỉ tiêu của quy hoạch phát triển.

– Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

2000

2005

2010

– Sản xuất

+ Vải lụa

Triệu m

800

1330

2000

+ Sản phẩm dệt kim

Triệu SP

70

150

210

+ Sản phẩm May (quy chuẩn)

580

780

1200

– Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

2000

3000

4000

+ Hàng Dệt

370

800

1000

+ Hàng May

1630

2200

3000

– Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu dệt:

Nguyên liệu

Đơn vị

Năm 2000

Năm 2010

– Bông

+ Diện tích

Ha

37 000

100 000

+ Năng suất bông

Tấn/ha

1,4

1,8

+ Sản lượng bông hạt

Tấn

54 000

182 000

+ Sản lượng bông xơ

18 000

60 000

– Dâu tằm tơ

+ Diện tích trồng dâu

Ha

25 000

40 000

+ Sản lượng tơ tằm

Tấn

2 000

4 000

– Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:

Đơn vị: Triệu USSD

– Đầu tư chiều sâu

756,9

+ Dệt

709,0

+ May

47,9

– Đầu tư mới

2 516,4

+ Dệt

2 306,4

+ May

210,2

Tổng số

3 973,3

Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010 là định hướng, Bộ Công nghiệp căn cứ định hướng này và điều kiện thực tế từng thời kỳ để có những tính toán và hiệu chỉnh cho phù hợp.

Điều 2. Phân công thực hiện:

– Bộ Công nghiệp là Bộ quản lý ngành phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam theo các nội dung đã ghi tại Điều 1 của quyết định này.

– Bộ Công nghiệp chủ trì, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt – May Việt Nam và các địa phương có liên quan về quy hoạch và phương thức thực hiện việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu bông, dâu tằm tơ cũng như việc thu mua, chế biến các loại nguyên liệu này.

– Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam xác định danh mục, địa điểm, quy mô từng công trình cần đầu tư mới cũng như cần cải tạo mở rộng trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng vùng sản xuất để thực hiện.

– Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam chủ động có kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước kể cả một phần vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của ngành Dệt – May.

– Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, biện pháp sắp xếp sản xuất ngànhDệt – May từ nay đến năm 2000, trong đó có danh mục cụ thể các doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa.

Điều 3. Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của quy hoạch này, xây dựng các kế hoạch 5 năm thực hiện đầu tư phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công nghiệp, Thương mại, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 161/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt – May đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 161/1998/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành: 04/09/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp , Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ161 /1998/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂNNGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY
ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 1676/KHĐT ngày 25 tháng 5 năm 1998) và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công vănsố 5753BKH/CN-VPTĐ ngày 17 tháng 8 năm 1998),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệpDệt – May Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Công nghiệp lập, với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu:

Mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Dệt – May đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam đến năm 2010 gồm các nội dung:

– Về đầu tư công nghệ:

Kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Về thị trường tiêu thụ:

Thị trường ngoài nước: củng cố, giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO.

Thị trường trong nước: Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành Dệt – May trong nước bằng chất lượng hàng hóa, hạ giá thành, đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân.

– Vốn đầu tư và sắp xếp doanh nghiệp:

Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư, phát huy nội lực và mở rộng đầu tư trực tiếp của nước ngoài để phát triển. Nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp may, từng bước cổ phần hóa một số doanh nghiệp dệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành.

– Bố trí quy hoạch cơ sở sản xuất:

Trên cơ sở hiện trạng, củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. Đối với công nghiệp may, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, sân bay.

– Định hướng phát triển nguyên liệu:

Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu.

– Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật:

Phát triển nhiều hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dệt – May.

3. Các chỉ tiêu của quy hoạch phát triển.

– Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

2000

2005

2010

– Sản xuất

+ Vải lụa

Triệu m

800

1330

2000

+ Sản phẩm dệt kim

Triệu SP

70

150

210

+ Sản phẩm May (quy chuẩn)

580

780

1200

– Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

2000

3000

4000

+ Hàng Dệt

370

800

1000

+ Hàng May

1630

2200

3000

– Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu dệt:

Nguyên liệu

Đơn vị

Năm 2000

Năm 2010

– Bông

+ Diện tích

Ha

37 000

100 000

+ Năng suất bông

Tấn/ha

1,4

1,8

+ Sản lượng bông hạt

Tấn

54 000

182 000

+ Sản lượng bông xơ

18 000

60 000

– Dâu tằm tơ

+ Diện tích trồng dâu

Ha

25 000

40 000

+ Sản lượng tơ tằm

Tấn

2 000

4 000

– Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:

Đơn vị: Triệu USSD

– Đầu tư chiều sâu

756,9

+ Dệt

709,0

+ May

47,9

– Đầu tư mới

2 516,4

+ Dệt

2 306,4

+ May

210,2

Tổng số

3 973,3

Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010 là định hướng, Bộ Công nghiệp căn cứ định hướng này và điều kiện thực tế từng thời kỳ để có những tính toán và hiệu chỉnh cho phù hợp.

Điều 2. Phân công thực hiện:

– Bộ Công nghiệp là Bộ quản lý ngành phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam theo các nội dung đã ghi tại Điều 1 của quyết định này.

– Bộ Công nghiệp chủ trì, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt – May Việt Nam và các địa phương có liên quan về quy hoạch và phương thức thực hiện việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu bông, dâu tằm tơ cũng như việc thu mua, chế biến các loại nguyên liệu này.

– Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam xác định danh mục, địa điểm, quy mô từng công trình cần đầu tư mới cũng như cần cải tạo mở rộng trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng vùng sản xuất để thực hiện.

– Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam chủ động có kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước kể cả một phần vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của ngành Dệt – May.

– Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, biện pháp sắp xếp sản xuất ngànhDệt – May từ nay đến năm 2000, trong đó có danh mục cụ thể các doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa.

Điều 3. Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của quy hoạch này, xây dựng các kế hoạch 5 năm thực hiện đầu tư phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công nghiệp, Thương mại, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Dệt – May Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 161/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt – May đến năm 2010”