CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
——————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 54/TTr-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong phạm vi hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người (2008) và vùng phụ cận của Hà Nội.
2. Quan điểm quy hoạch
– Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
– Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại và dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sử dụng thuận tiện.
– Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài.
– Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
3. Mục tiêu quy hoạch
– Cụ thể hóa định hướng quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
– Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
4. Các nội dung nghiên cứu quy hoạch
– Đánh giá tổng hợp và toàn diện hiện trạng giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không, vận tải hàng hóa và hành khách công cộng.
– Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
– Rà soát, đánh giá các dự án quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng về giao thông đang triển khai trên địa bàn, đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung và kết nối cho phù hợp.
– Cụ thể hóa mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
– Rà soát và dự báo nhu cầu, xác định cơ cấu, thành phần, phương thức vận tải.
– Trên cơ sở định hướng khung về giao thông vận tải trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, yêu cầu:
+ Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm: giao thông đối ngoại (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không); giao thông đô thị (đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh) và giao thông nông thôn.
+ Lập quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng (bao gồm đô thị trung tâm và liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và các khu vực dân cư tập trung trên địa bàn Thủ đô Hà Nội).
+ Lập quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên mặt đất, trên cao, dưới ngầm).
+ Xác định quỹ đất cho phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội.
+ Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý giao thông và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng.
– Xác định các chương trình, dự án, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư để thực hiện quy hoạch.
– Đánh giá môi trường chiến lược.
5. Thành phần hồ sơ
– Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt và dự thảo tờ trình phê duyệt.
– Bản đồ hiện trạng giao thông vận tải tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
– Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
– Các bản đồ quy hoạch riêng theo từng loại hình giao thông (bản đồ quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng, bến bãi đỗ xe, đường sắt đô thị, … tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000).
– Đĩa CD ROM lưu toàn bộ các nội dung đồ án quy hoạch.
6. Tổ chức thực hiện
– Cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
– Cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch: Bộ Xây dựng.
– Cấp phê duyệt quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ.
– Thời gian lập quy hoạch: 09 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch; phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; – Các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – UBND thành phố Hà Nội; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Vụ ĐP; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Thuộc tính văn bản
Quyết định 1587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến 2030 – Ngày 25/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi lập quy hoạch trong phạm vi hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người và vùng phụ cận của Hà Nội. Quan điểm của quy hoạch này là phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại và dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sử dụng thuận tiện; đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài; ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch là UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng là cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian lập quy hoạch là 09 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
——————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 54/TTr-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong phạm vi hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người (2008) và vùng phụ cận của Hà Nội.
2. Quan điểm quy hoạch
– Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
– Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại và dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sử dụng thuận tiện.
– Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài.
– Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
3. Mục tiêu quy hoạch
– Cụ thể hóa định hướng quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
– Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
4. Các nội dung nghiên cứu quy hoạch
– Đánh giá tổng hợp và toàn diện hiện trạng giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không, vận tải hàng hóa và hành khách công cộng.
– Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
– Rà soát, đánh giá các dự án quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng về giao thông đang triển khai trên địa bàn, đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung và kết nối cho phù hợp.
– Cụ thể hóa mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
– Rà soát và dự báo nhu cầu, xác định cơ cấu, thành phần, phương thức vận tải.
– Trên cơ sở định hướng khung về giao thông vận tải trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, yêu cầu:
+ Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm: giao thông đối ngoại (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không); giao thông đô thị (đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh) và giao thông nông thôn.
+ Lập quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng (bao gồm đô thị trung tâm và liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và các khu vực dân cư tập trung trên địa bàn Thủ đô Hà Nội).
+ Lập quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên mặt đất, trên cao, dưới ngầm).
+ Xác định quỹ đất cho phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội.
+ Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý giao thông và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng.
– Xác định các chương trình, dự án, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư để thực hiện quy hoạch.
– Đánh giá môi trường chiến lược.
5. Thành phần hồ sơ
– Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt và dự thảo tờ trình phê duyệt.
– Bản đồ hiện trạng giao thông vận tải tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
– Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
– Các bản đồ quy hoạch riêng theo từng loại hình giao thông (bản đồ quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng, bến bãi đỗ xe, đường sắt đô thị, … tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000).
– Đĩa CD ROM lưu toàn bộ các nội dung đồ án quy hoạch.
6. Tổ chức thực hiện
– Cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
– Cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch: Bộ Xây dựng.
– Cấp phê duyệt quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ.
– Thời gian lập quy hoạch: 09 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí nguồn vốn và phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch; phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; – Các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; – UBND thành phố Hà Nội; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Vụ ĐP; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.
Be the first to review “Quyết định 1587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” Cancel reply
Reviews
There are no reviews yet.