ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI —————
Số: 1569/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ”
————————————-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XIII, kỳ họp thứ 18 về “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4342/TTr-TNMT-CCBVMT ngày 11 tháng 12 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” với các nội dung cơ bản sau:
I. MỤC TIÊU
1. Đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và thoát lũ, giảm úng ngập cho thành phố Hà Nội vào mùa mưa.
2. Hạn chế mức độ gia tăng các nguồn nước ô nhiễm xả thải trực tiếp vào sông, từng bước khắc phục cải thiện chất lượng nước sông đặc biệt giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ vào mùa khô.
3. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô.
Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm dòng chảy, bờ sông và xác định hành lang bảo vệ sông; xử lý kiên quyết các vi phạm, từng bước đưa công tác quản lý môi trường, quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng dọc tuyến sông Nhuệ đi vào nền nếp theo quy định của pháp luật.
II. NHIỆM VỤ
Nhóm 1:
– Triển khai các hạng mục đầu tư theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Đầu tư cải tạo, nạo vét khơi thông dòng chảy đoạn sông từ Liên Mạc – Từ Liêm đến cầu Chiếc – Thường Tín (từ Km 0 đến Km 33).
– Tu bổ hệ thống đê phục vụ phòng chống lụt bão.
Nhóm 2:
– Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ, nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát.
– Kiểm tra, Thanh tra xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu, cụm công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Nhuệ.
– Nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ phù hợp xử lý nước thải tập trung tại nơi có nguồn nước ô nhiễm và lưu lượng xả thải lớn đang xả trực tiếp vào sông Nhuệ; Khảo sát đề xuất lựa chọn một cửa xả lớn thì điểm xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung trên cơ sở phù hợp quy hoạch khu vực.
– Lập phương án xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của các làng nghề thuộc lưu vực sông, trước mắt xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của làng nghề trên địa bàn quận Hà Đông và các huyện: Từ Liêm, Hoài Đức.
Nhóm 3:
– Quy hoạch sử dụng đất tạo hành lang đường hai bên bờ sông, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô.
– Trước mắt xác định ngay các khu vực, vị trí có thể thực hiện xây dựng các công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Điều tra, thống kê đánh giá đầy đủ hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông đoạn chảy qua thành phố Hà Nội; đề xuất giải pháp quản lý.
– Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất toàn tuyến hành lang sông Nhuệ; xác định chỉ giới, cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền các địa phương quản lý theo quy định.
– Xử lý các công trình lấn chiếm bờ sông, thu hồi đất lấn chiếm, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng hai bên bờ sông.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về: không xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt và trực tiếp xuống sông, đổ rác, phế liệu xây dựng đúng nơi quy định …, các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường.
– Xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của Thành phố về bảo vệ môi trường.
– Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, làng nghề có phát sinh nước thải xả trực tiếp vào sông Nhuệ và các hành vi đổ phế thải, rác thải lấn chiếm dòng chảy; công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm.
+ Đối với các cụm, điểm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ và ngoài các khu công nghiệp: Tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường; công khai danh sách các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và thời hạn phải hoàn thành việc xây dựng để nhân dân cùng giám sát, định kỳ kiểm tra tiến độ xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để đảm bảo thực hiện đúng cam kết (Hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của 02 cụm công nghiệp: Từ Liêm và Phú Minh trong năm 2010); kiên quyết xử lý người đứng đầu hoặc đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
+ Đối với khu công nghiệp bắt đầu xây dựng: Yêu cầu phải xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải ngay khi bắt đầu hoạt động;
+ Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, xử lý chất thải ở các làng nghề; di chuyển các cơ sở, các điểm sản xuất của hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung đã được xây dựng.
– Nghiên cứu xây dựng một số trạm xử lý nước thải để xử lý nước thải trước khi đổ vào sông Nhuệ.
– Huy động nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xử lý nước thải, cải tạo nạo vét lòng sông như: BOT, BT, ODA, ngân sách trung ương, ưu tiên bố trí ngân sách Thành phố cho các dự án đề xuất ưu tiên thực hiện trong năm 2010.
– Nghiên cứu áp dụng phương pháp nuôi trồng cây thủy sinh lọc nước trên mặt sông để tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái của sông sau khi cải tạo nạo vét chỉnh trang dòng chảy sông Nhuệ.
2. Giải pháp về quản lý sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
– Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô; quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải phía Tây sông Nhuệ.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, Luật Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các văn bản hướng dẫn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo vệ hành lang đê điều, công trình thủy lợi, trật tự xây dựng để các tổ chức và người dân hiểu và thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng đến từng đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc các quận, huyện trên toàn tuyến hành lang sông Nhuệ.
+ Đối với các trường hợp nằm trong hành lang bảo vệ sông Nhuệ mới phát sinh lấn chiếm, xây dựng trái phép, kiên quyết xử lý giải tỏa;
+ Đối với các trường hợp đã tồn tại do lịch sử thì phân loại việc sử dụng đất đai, xây dựng (có giấy tờ hợp pháp và không có giấy tờ, thời gian sử dụng) để xử lý cho tồn tại hoặc thực hiện giải tỏa theo lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt và đúng quy định pháp luật.
– Tăng cường chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã phường thuộc các quận, huyện trên toàn tuyến hành lang sông Nhuệ phối hợp với Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng trên hành lang hai bên bờ sông Nhuệ và các công trình thủy lợi.
IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN (CÓ PHỤ LỤC KÈM THEO)
1. Các dự án thực hiện theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
2. Dự án đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống sông Nhuệ (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ)
3. Các dự án do ngân sách Thành phố đầu tư trực tiếp với tổng kinh phí dự kiến là: 360 tỉ đồng
V. NGUỒN KINH PHÍ
– Ngân sách Trung ương từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguồn trái phiếu Chính phủ.
– Ngân sách đầu tư trực tiếp của thành phố.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2010
– Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ, nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát.
– Điều tra, thống kê đánh giá bổ sung hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý.
– Xác định tuyến mương cấp nước từ sông Nhuệ sang sông Tô Lịch trên địa bàn huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy.
– Tiếp tục triển khai Dự án đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
– Lập báo cáo khả thi Dự án nạo vét sông Nhuệ cục bộ từng đoạn mở rộng lòng sông tại các điểm bồi lắng gây tắc dòng chảy.
– Triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi và khởi công Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một cửa sông (dự kiến cửa sông Cầu Ngà).
– Triển khai lập quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Xác định vị trí để làm đường hai bên bờ sông, vườn hoa, cây xanh để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất, xác định chỉ giới, cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
– Kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
– Xây dựng xong trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, cụm công nghiệp Phú Minh (huyện Từ Liêm).
b) Năm 2011 đến năm 2015:
– Xử lý các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Nhuệ, thu hồi đất lấn chiếm, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.
– Triển khai và hoàn thành Dự án nạo vét sông Nhuệ cục bộ từng đoạn.
– Triển khai các dự án thành phần theo quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông và xây dựng các tiểu công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Triển khai các hạng mục đầu tư theo lộ trình tại Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Tiếp tục thực hiện xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng toàn tuyến thuộc hành lang bảo vệ sông.
– Tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Giám sát và đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm đối với từng đơn vị theo kế hoạch lộ trình đã quy định.
– Lập phương án và triển khai thực hiện xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của làng nghề trên địa bàn các quận, huyện trước mắt tập trung thực hiện ở quận Hà Đông và các huyện: Từ Liêm, Hoài Đức để rút kinh nghiệm mở rộng áp dụng cho các địa bàn khác dọc tuyến sông.
– Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch tổng thể được phê duyệt.
2. Phân công trách nhiệm.
a) Trách nhiệm của các Sở, ngành:
Sở Tài nguyên và Môi trường:
– Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường, quản lý đất đai. Đề xuất UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
– Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ:
+ Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông và hiện trạng quản lý sử dụng đất đai đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông; đề xuất biện pháp quản lý và xử lý vi phạm.
+ Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất toàn tuyến hành lang sông Nhuệ phục vụ cho việc xác định chỉ giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ. Thực hiện cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
– Lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
– Phối hợp với Công an thành phố, UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, thường xuyên báo cáo UBND Thành phố để công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm.
– Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Đề xuất đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà và nhà máy khác theo quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Triển khai các nhiệm vụ hạng mục đầu tư theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Khảo sát, lập dự án đầu tư cải tạo nạo vét sông Nhuệ – cục bộ từng đoạn và tổ chức triển khai thực hiện Dự án sau khi được phê duyệt; tiếp tục triển khai dự án Đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
– Chỉ đạo Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức quản lý mốc giới, chống lấn chiếm hành lang sông.
Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành, UBND quận, huyện liên quan:
– Triển khai lập quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông theo quy hoạch chung Thủ đô.
– Xác định các khu vực, vị trí có thể thực hiện xây dựng các công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông; Xác định chỉ giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ; xác định vị trí xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà và dự kiến địa điểm xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Sở Xây dựng:
– Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trái phép, không phép lấn chiếm lòng sông, kênh, mương và đổ phế thải hai bên bờ sông Nhuệ.
– Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tuyến mương cấp nước từ sông Nhuệ sang sông Tô Lịch (trên địa bàn quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy).
– Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương đề xuất phương án xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, công viên, vườn hoa cây xanh để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông và phù hợp với quy hoạch.
Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan lập phương án và triển khai thực hiện xử lý nước thải của các cụm công nghiệp và làng nghề trên lưu vực, trước mắt tập trung ở các quận, huyện: Hà Đông, Từ Liêm, Hoài Đức và mở rộng áp dụng cho các địa bàn khác dọc tuyến sông. Di chuyển các cơ sở, các hộ gia đình trong các làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.
Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan xem xét thẩm định các công nghệ, giải pháp kỹ thuật áp dụng để xử lý nước thải và nghiên cứu đề xuất biện pháp nuôi trồng cây thủy sinh để tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước sông sau khi cải tạo nạo vét chỉnh trang dòng chảy.
Sở Giao thông Vận tải: phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc đề xuất phương án xây dựng, chỉnh trang các cầu bắc qua sông, xây dựng đường, hạ tầng kỹ thuật ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
Công an Thành phố: chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường đối với sông Nhuệ.
Sở Thông tin và Truyền thông: chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổng hợp thông tin chung để cung cấp định hướng cho các cơ quan thông tin đại chúng nhằm động viên các tổ chức cá nhân làm tốt đồng thời lên án, phê phán các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường liên quan đến sông Nhuệ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối, bố trí ngân sách và hướng dẫn sử dụng kinh phí để triển khai thực hiện các chương trình, dự án sau khi Đề án được phê duyệt.
Các Sở, ngành khác: căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: tăng cường quản lý nhà nước, xử lý quyết liệt các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường sông Nhuệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công an thành phố, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thường trực Thành ủy; (để b/c) – Thường trực HĐND TP; (để b/c) – Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/c) – Các PCT UBND Thành phố; (để b/c) – Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để b/c) – Các Sở, ban, ngành Thành phố; – UBND các quận, huyện, thị xã; – CVP, Các PVP UBND TP; – Chi cục Bảo vệ môi trường; – Các phòng chuyên môn VP UBND; – Lưu TNMT (b), VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI —————
Số: 1569/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ”
————————————-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XIII, kỳ họp thứ 18 về “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4342/TTr-TNMT-CCBVMT ngày 11 tháng 12 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” với các nội dung cơ bản sau:
I. MỤC TIÊU
1. Đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và thoát lũ, giảm úng ngập cho thành phố Hà Nội vào mùa mưa.
2. Hạn chế mức độ gia tăng các nguồn nước ô nhiễm xả thải trực tiếp vào sông, từng bước khắc phục cải thiện chất lượng nước sông đặc biệt giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ vào mùa khô.
3. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô.
Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm dòng chảy, bờ sông và xác định hành lang bảo vệ sông; xử lý kiên quyết các vi phạm, từng bước đưa công tác quản lý môi trường, quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng dọc tuyến sông Nhuệ đi vào nền nếp theo quy định của pháp luật.
II. NHIỆM VỤ
Nhóm 1:
– Triển khai các hạng mục đầu tư theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Đầu tư cải tạo, nạo vét khơi thông dòng chảy đoạn sông từ Liên Mạc – Từ Liêm đến cầu Chiếc – Thường Tín (từ Km 0 đến Km 33).
– Tu bổ hệ thống đê phục vụ phòng chống lụt bão.
Nhóm 2:
– Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ, nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát.
– Kiểm tra, Thanh tra xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu, cụm công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Nhuệ.
– Nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ phù hợp xử lý nước thải tập trung tại nơi có nguồn nước ô nhiễm và lưu lượng xả thải lớn đang xả trực tiếp vào sông Nhuệ; Khảo sát đề xuất lựa chọn một cửa xả lớn thì điểm xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung trên cơ sở phù hợp quy hoạch khu vực.
– Lập phương án xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của các làng nghề thuộc lưu vực sông, trước mắt xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của làng nghề trên địa bàn quận Hà Đông và các huyện: Từ Liêm, Hoài Đức.
Nhóm 3:
– Quy hoạch sử dụng đất tạo hành lang đường hai bên bờ sông, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô.
– Trước mắt xác định ngay các khu vực, vị trí có thể thực hiện xây dựng các công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Điều tra, thống kê đánh giá đầy đủ hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông đoạn chảy qua thành phố Hà Nội; đề xuất giải pháp quản lý.
– Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất toàn tuyến hành lang sông Nhuệ; xác định chỉ giới, cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền các địa phương quản lý theo quy định.
– Xử lý các công trình lấn chiếm bờ sông, thu hồi đất lấn chiếm, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng hai bên bờ sông.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về: không xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt và trực tiếp xuống sông, đổ rác, phế liệu xây dựng đúng nơi quy định …, các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường.
– Xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của Thành phố về bảo vệ môi trường.
– Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, làng nghề có phát sinh nước thải xả trực tiếp vào sông Nhuệ và các hành vi đổ phế thải, rác thải lấn chiếm dòng chảy; công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm.
+ Đối với các cụm, điểm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ và ngoài các khu công nghiệp: Tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường; công khai danh sách các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và thời hạn phải hoàn thành việc xây dựng để nhân dân cùng giám sát, định kỳ kiểm tra tiến độ xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để đảm bảo thực hiện đúng cam kết (Hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của 02 cụm công nghiệp: Từ Liêm và Phú Minh trong năm 2010); kiên quyết xử lý người đứng đầu hoặc đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
+ Đối với khu công nghiệp bắt đầu xây dựng: Yêu cầu phải xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải ngay khi bắt đầu hoạt động;
+ Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, xử lý chất thải ở các làng nghề; di chuyển các cơ sở, các điểm sản xuất của hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung đã được xây dựng.
– Nghiên cứu xây dựng một số trạm xử lý nước thải để xử lý nước thải trước khi đổ vào sông Nhuệ.
– Huy động nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xử lý nước thải, cải tạo nạo vét lòng sông như: BOT, BT, ODA, ngân sách trung ương, ưu tiên bố trí ngân sách Thành phố cho các dự án đề xuất ưu tiên thực hiện trong năm 2010.
– Nghiên cứu áp dụng phương pháp nuôi trồng cây thủy sinh lọc nước trên mặt sông để tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái của sông sau khi cải tạo nạo vét chỉnh trang dòng chảy sông Nhuệ.
2. Giải pháp về quản lý sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
– Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị lâu dài, lập và triển khai các dự án thành phần phù hợp với các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch chung Thủ đô; quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải phía Tây sông Nhuệ.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, Luật Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các văn bản hướng dẫn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo vệ hành lang đê điều, công trình thủy lợi, trật tự xây dựng để các tổ chức và người dân hiểu và thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng đến từng đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc các quận, huyện trên toàn tuyến hành lang sông Nhuệ.
+ Đối với các trường hợp nằm trong hành lang bảo vệ sông Nhuệ mới phát sinh lấn chiếm, xây dựng trái phép, kiên quyết xử lý giải tỏa;
+ Đối với các trường hợp đã tồn tại do lịch sử thì phân loại việc sử dụng đất đai, xây dựng (có giấy tờ hợp pháp và không có giấy tờ, thời gian sử dụng) để xử lý cho tồn tại hoặc thực hiện giải tỏa theo lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt và đúng quy định pháp luật.
– Tăng cường chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã phường thuộc các quận, huyện trên toàn tuyến hành lang sông Nhuệ phối hợp với Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng trên hành lang hai bên bờ sông Nhuệ và các công trình thủy lợi.
IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN (CÓ PHỤ LỤC KÈM THEO)
1. Các dự án thực hiện theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
2. Dự án đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống sông Nhuệ (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ)
3. Các dự án do ngân sách Thành phố đầu tư trực tiếp với tổng kinh phí dự kiến là: 360 tỉ đồng
V. NGUỒN KINH PHÍ
– Ngân sách Trung ương từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguồn trái phiếu Chính phủ.
– Ngân sách đầu tư trực tiếp của thành phố.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2010
– Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ, nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát.
– Điều tra, thống kê đánh giá bổ sung hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý.
– Xác định tuyến mương cấp nước từ sông Nhuệ sang sông Tô Lịch trên địa bàn huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy.
– Tiếp tục triển khai Dự án đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
– Lập báo cáo khả thi Dự án nạo vét sông Nhuệ cục bộ từng đoạn mở rộng lòng sông tại các điểm bồi lắng gây tắc dòng chảy.
– Triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi và khởi công Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một cửa sông (dự kiến cửa sông Cầu Ngà).
– Triển khai lập quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Xác định vị trí để làm đường hai bên bờ sông, vườn hoa, cây xanh để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất, xác định chỉ giới, cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
– Kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
– Xây dựng xong trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, cụm công nghiệp Phú Minh (huyện Từ Liêm).
b) Năm 2011 đến năm 2015:
– Xử lý các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Nhuệ, thu hồi đất lấn chiếm, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.
– Triển khai và hoàn thành Dự án nạo vét sông Nhuệ cục bộ từng đoạn.
– Triển khai các dự án thành phần theo quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông và xây dựng các tiểu công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
– Triển khai các hạng mục đầu tư theo lộ trình tại Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Tiếp tục thực hiện xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng toàn tuyến thuộc hành lang bảo vệ sông.
– Tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Giám sát và đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm đối với từng đơn vị theo kế hoạch lộ trình đã quy định.
– Lập phương án và triển khai thực hiện xử lý nguồn nước thải ô nhiễm của làng nghề trên địa bàn các quận, huyện trước mắt tập trung thực hiện ở quận Hà Đông và các huyện: Từ Liêm, Hoài Đức để rút kinh nghiệm mở rộng áp dụng cho các địa bàn khác dọc tuyến sông.
– Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch tổng thể được phê duyệt.
2. Phân công trách nhiệm.
a) Trách nhiệm của các Sở, ngành:
Sở Tài nguyên và Môi trường:
– Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn UBND các quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường, quản lý đất đai. Đề xuất UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
– Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ:
+ Điều tra, đánh giá bổ sung hiện trạng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông và hiện trạng quản lý sử dụng đất đai đến cấp xã, phường, thị trấn trên dọc tuyến sông; đề xuất biện pháp quản lý và xử lý vi phạm.
+ Thực hiện đo đạc hiện trạng sử dụng đất toàn tuyến hành lang sông Nhuệ phục vụ cho việc xác định chỉ giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ. Thực hiện cắm mốc giới và công bố công khai hành lang bảo vệ sông Nhuệ, bàn giao cho Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
– Lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
– Phối hợp với Công an thành phố, UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, thường xuyên báo cáo UBND Thành phố để công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm.
– Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Đề xuất đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà và nhà máy khác theo quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Triển khai các nhiệm vụ hạng mục đầu tư theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ.
– Khảo sát, lập dự án đầu tư cải tạo nạo vét sông Nhuệ – cục bộ từng đoạn và tổ chức triển khai thực hiện Dự án sau khi được phê duyệt; tiếp tục triển khai dự án Đầu tư nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
– Chỉ đạo Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức quản lý mốc giới, chống lấn chiếm hành lang sông.
Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành, UBND quận, huyện liên quan:
– Triển khai lập quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường hai bên bờ sông theo quy hoạch chung Thủ đô.
– Xác định các khu vực, vị trí có thể thực hiện xây dựng các công viên, vườn hoa, trồng cây xanh và đường ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông; Xác định chỉ giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ; xác định vị trí xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà và dự kiến địa điểm xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Sở Xây dựng:
– Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trái phép, không phép lấn chiếm lòng sông, kênh, mương và đổ phế thải hai bên bờ sông Nhuệ.
– Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tuyến mương cấp nước từ sông Nhuệ sang sông Tô Lịch (trên địa bàn quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy).
– Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương đề xuất phương án xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, công viên, vườn hoa cây xanh để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông và phù hợp với quy hoạch.
Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan lập phương án và triển khai thực hiện xử lý nước thải của các cụm công nghiệp và làng nghề trên lưu vực, trước mắt tập trung ở các quận, huyện: Hà Đông, Từ Liêm, Hoài Đức và mở rộng áp dụng cho các địa bàn khác dọc tuyến sông. Di chuyển các cơ sở, các hộ gia đình trong các làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.
Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan xem xét thẩm định các công nghệ, giải pháp kỹ thuật áp dụng để xử lý nước thải và nghiên cứu đề xuất biện pháp nuôi trồng cây thủy sinh để tăng cường khả năng tự làm sạch nguồn nước sông sau khi cải tạo nạo vét chỉnh trang dòng chảy.
Sở Giao thông Vận tải: phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc đề xuất phương án xây dựng, chỉnh trang các cầu bắc qua sông, xây dựng đường, hạ tầng kỹ thuật ven sông để tạo cảnh quan, chống lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông.
Công an Thành phố: chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường đối với sông Nhuệ.
Sở Thông tin và Truyền thông: chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổng hợp thông tin chung để cung cấp định hướng cho các cơ quan thông tin đại chúng nhằm động viên các tổ chức cá nhân làm tốt đồng thời lên án, phê phán các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường liên quan đến sông Nhuệ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối, bố trí ngân sách và hướng dẫn sử dụng kinh phí để triển khai thực hiện các chương trình, dự án sau khi Đề án được phê duyệt.
Các Sở, ngành khác: căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: tăng cường quản lý nhà nước, xử lý quyết liệt các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường sông Nhuệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công an thành phố, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thường trực Thành ủy; (để b/c) – Thường trực HĐND TP; (để b/c) – Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/c) – Các PCT UBND Thành phố; (để b/c) – Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để b/c) – Các Sở, ban, ngành Thành phố; – UBND các quận, huyện, thị xã; – CVP, Các PVP UBND TP; – Chi cục Bảo vệ môi trường; – Các phòng chuyên môn VP UBND; – Lưu TNMT (b), VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
|
Reviews
There are no reviews yet.