Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 156/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 156/2006/QĐ-TTg
NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Thương mại tại Tờ trình số 3281/TTr-BTM ngày 29 tháng 5 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 (dưới đây viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động.

3. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

4. Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

2. Mục tiêu cụ thể

– Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.

– Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.

– Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

– Tiến tới cân bằng xuất khẩu – nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hỗ trợ môi trường kinh doanh

– Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính – viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển. Logistics… để nâng cao hiệu quả hoạt riêng, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.

– Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâmcung ứng nguyên – phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

– Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất – nhập khẩu.

– Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

– Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.

Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.

– Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

– Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.

3. Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại

– Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp

– Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.

– Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch – văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.

– Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

– Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.

4. Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.

– Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.

5. Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng.

– Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.

– Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.

Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.

6. Hạn chế nhập siêu

Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng là:

– Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trước hết là đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu;

– Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;

– Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế; hạn chế nhập siêu;

– Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;

– Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối;

– Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.

IV. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

– Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội ngành hàng để thống nhất triển khai Đề án.

– Tổ chức cung cấp thông tin, theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung các đề án xuất khẩu ngành hàng; tổng hợp, báo cáo và đề xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện Đề án và các đề án xuất khẩu ngành hàng.

– Phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển đổi cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Ngoại giao kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu; chủ trì thực hiện nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại; nhóm giải pháp hạn chế nhập siêu và phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhóm giải pháp liên quan khác của Đề án.

2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

– Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể và triển khai thực hiện các nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường kinh doanh, về hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính – tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu; các nội dung liên quan của nhóm các giải pháp hạn chế nhập siêu; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác có liên quan của Đề án.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định các ngành hàng cần hỗ trợ và xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo nghề và nguồn nhân lực cho các ngành hàng xuất khẩu được xác định.

4. Các Bộ, ngành quản lý sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành và phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện quy hoạch, chương trình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phương trên cơ sở các định hướng phát triển xuất khẩu của Đề án và các đề án xuất khẩu chuyên ngành do các Bộ quản lý sản xuất chủ trì xây dựng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 156/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 156/2006/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/06/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Xuất nhập khẩu , Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 156/2006/QĐ-TTg
NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Thương mại tại Tờ trình số 3281/TTr-BTM ngày 29 tháng 5 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 (dưới đây viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động.

3. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

4. Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

2. Mục tiêu cụ thể

– Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.

– Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.

– Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

– Tiến tới cân bằng xuất khẩu – nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hỗ trợ môi trường kinh doanh

– Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính – viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển. Logistics… để nâng cao hiệu quả hoạt riêng, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.

– Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâmcung ứng nguyên – phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

– Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất – nhập khẩu.

– Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

– Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.

Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.

– Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

– Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.

3. Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại

– Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp

– Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.

– Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch – văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.

– Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

– Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.

4. Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.

– Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.

5. Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng.

– Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.

– Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.

Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.

6. Hạn chế nhập siêu

Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng là:

– Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trước hết là đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu;

– Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;

– Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế; hạn chế nhập siêu;

– Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;

– Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối;

– Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.

IV. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

– Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội ngành hàng để thống nhất triển khai Đề án.

– Tổ chức cung cấp thông tin, theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung các đề án xuất khẩu ngành hàng; tổng hợp, báo cáo và đề xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện Đề án và các đề án xuất khẩu ngành hàng.

– Phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển đổi cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Ngoại giao kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu; chủ trì thực hiện nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại; nhóm giải pháp hạn chế nhập siêu và phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhóm giải pháp liên quan khác của Đề án.

2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

– Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể và triển khai thực hiện các nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường kinh doanh, về hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính – tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu; các nội dung liên quan của nhóm các giải pháp hạn chế nhập siêu; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác có liên quan của Đề án.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định các ngành hàng cần hỗ trợ và xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo nghề và nguồn nhân lực cho các ngành hàng xuất khẩu được xác định.

4. Các Bộ, ngành quản lý sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành và phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện quy hoạch, chương trình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phương trên cơ sở các định hướng phát triển xuất khẩu của Đề án và các đề án xuất khẩu chuyên ngành do các Bộ quản lý sản xuất chủ trì xây dựng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 156/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”