Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1520/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025

BLAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
Số: 1520/QĐ-LĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2016 – 2025
——————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
a) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, của từng vùng, địa phương trong từng thời kỳ và phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có;
b) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng kinh tế – xã hội, theo cơ cấu dân số và người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;
c) Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý cơ sở trợ giúp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025 là quy hoạch mở, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Mc tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
2.2. Mc tiêu cthể
a) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đạt tối thiểu 60% số cơ sở;
b) Đến năm 2020, số người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý trường hợp từ các cơ sở trợ giúp xã hội đạt 50% và năm 2025 đạt 75%, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người phụng dưỡng, người tâm thần, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố.
c) Đến năm 2025, tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Nội dung quy hoạch
Hình thành, phát triển 461 cơ sở trợ giúp xã hội; trong đó có 189 cơ sở công lập và tối thiểu 272 cơ sở ngoài công lập (chi tiết theo phụ lục đính kèm), cụ thể như sau:
3.1. Tổng quy mô phục vụ: Nâng công suất phục vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội lên 70.000 đối tượng vào năm 2020 và 140.000 đối tượng vào năm 2025.
3.2. Hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
– Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
– Trung tâm công tác xã hội.
3.3. Phân bmạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 57 cơ sở, gồm: 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 11 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 09 trung tâm công tác xã hội.
b) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 81 cơ sở, gồm: 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 21 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 08 trung tâm công tác xã hội.
c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 121 cơ sở, gồm: 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 21 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 48 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 19 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 08 trung tâm công tác xã hội.
d) Vùng Tây Nguyên có 29 cơ sở, gồm: 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 09 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 01 trung tâm công tác xã hội.
đ) Vùng Đông Nam Bộ có 106 cơ sở, gồm: 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 42 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 29 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 03 trung tâm công tác xã hội.
e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 67 cơ sở, gồm: 17 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 16 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 07 trung tâm công tác xã hội.
3.4. Tiêu chuẩn btrí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội
– Diện tích đất tự nhiên: Tối thiểu 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị;
– Diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ cho đối tượng: Tối thiểu 6m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ tối thiểu 8m2/đối tượng. Phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng;
– Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu chăm sóc y tế, khu cung cấp dịch vụ, khu đào tạo, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất và khu phục hồi chức năng trị liệu; các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện;
– Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, diện tích đất tự nhiên tối thiểu 100m²/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120m2/đối tượng ở khu vực miền núi, 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị; diện tích phòng ở của đối tượng: Tối thiểu 8 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở tối thiểu 10 m2/đối tượng. Phòng ở được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3.5. Xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
– Thiết kế cơ sở trợ giúp xã hội tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam đã được ban hành; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tiếp cận sử dụng thuận lợi.
– Các khu chức năng trong cơ sở phải được thiết kế liên hoàn, bao gồm các hạng mục: khu ở (vệ sinh khép kín); nhà ăn; bếp; khu y tế; khu sinh hoạt văn hóa; nhà làm việc; các hạng mục phụ trợ (sân, cổng, tường rào, nhà bảo vệ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật).
4. Giải pháp thực hiện
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội; tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc đối tượng, các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo, dinh dưỡng, giáo dục, học nghề, văn hóa, thể thao, giải trí, môi trường, khuôn viên, nhà ở và quản lý hành chính tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động tổ chức, cá nhân góp vốn dưới dạng góp cổ phần, hợp tác, liên kết và được ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển để đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng trợ giúp xã hội.
d) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
đ) Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện chính sách đất đai và ưu tiên dành quỹ đất đầu tư, xây dựng, mở rộng các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy hoạch này.
e) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng theo quy định của pháp luật, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.
g) Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở trợ giúp xã hội đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở và hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
– Nguồn vốn thực hiện quy hoạch gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp trung ương, vốn địa phương), vốn huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, trong đó nguồn vốn ngoài nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội.
– Việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương để củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công ưu tiên đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
– Ngân sách nhà nước bố trí chi hoạt động thường xuyên của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Ltrình thực hiện
a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:
– Nâng cấp, mở rộng 15 cơ sở (trong đó: 2 cơ sở công lập và 13 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật
– Nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở (trong đó: 11 cơ sở công lập và 8 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
– Nâng cấp, mở rộng 35 cơ sở (trong đó: 10 cơ sở công lập và 25 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 30 cơ sở ngoài công lập.
– Đảm bảo hoạt động của 17 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi (Làng trẻ SOS).
d) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (công lập): Duy trì, nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở; phát triển mới 11 cơ sở.
đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp: Nâng cấp, mở rộng 44 cơ sở (trong đó: 22 cơ sở công lập và 22 cơ sở ngoài công lập).
e) Trung tâm công tác xã hội: Nâng cấp, mở rộng 18 Trung tâm (công lập).
a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:
– Nâng cấp, mở rộng 16 cơ sở (trong đó: 3 cơ sở công lập và 13 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 17 cơ sở ngoài công lập.
b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật
– Nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở (trong đó: 14 cơ sở công lập và 5 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
– Nâng cấp, mở rộng 36 cơ sở (trong đó: 10 cơ sở công lập và 26 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 31 cơ sở (trong đó: 0 cơ sở công lập và 31 cơ sở ngoài công lập).
d) Cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí: Nâng cấp, mở rộng 9 cơ sở; phát triển mới 11 cơ sở.
đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp: Nâng cấp, mở rộng 48 trung tâm (trong đó: 31 cơ sở công lập và 17 cơ sở ngoài công lập).
e) Trung tâm công tác xã hội: Nâng cấp, mở rộng 18 Trung tâm công lập.
Điều 2. Phân công thực hiện quy hoạch
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
– Công bố công khai, rộng rãi Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai quy hoạch; định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
– Quyết định điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội từng giai đoạn, từng vùng lãnh thổ và địa phương.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Chỉ đạo rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn phù hợp với quy hoạch này trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Huy động các nguồn lực và ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Ban Kinh tế Trung ương (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Lưu: VT, BTXH.
BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1520/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1520/QĐ-LĐTBXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Thị Hải Chuyền
Ngày ban hành: 20/10/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BLAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
Số: 1520/QĐ-LĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2016 – 2025
——————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
a) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, của từng vùng, địa phương trong từng thời kỳ và phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có;
b) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo vùng kinh tế – xã hội, theo cơ cấu dân số và người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;
c) Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý cơ sở trợ giúp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025 là quy hoạch mở, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Mc tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
2.2. Mc tiêu cthể
a) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đạt tối thiểu 60% số cơ sở;
b) Đến năm 2020, số người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý trường hợp từ các cơ sở trợ giúp xã hội đạt 50% và năm 2025 đạt 75%, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người phụng dưỡng, người tâm thần, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố.
c) Đến năm 2025, tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Nội dung quy hoạch
Hình thành, phát triển 461 cơ sở trợ giúp xã hội; trong đó có 189 cơ sở công lập và tối thiểu 272 cơ sở ngoài công lập (chi tiết theo phụ lục đính kèm), cụ thể như sau:
3.1. Tổng quy mô phục vụ: Nâng công suất phục vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội lên 70.000 đối tượng vào năm 2020 và 140.000 đối tượng vào năm 2025.
3.2. Hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;
– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;
– Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
– Trung tâm công tác xã hội.
3.3. Phân bmạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
a) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 57 cơ sở, gồm: 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 11 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 09 trung tâm công tác xã hội.
b) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 81 cơ sở, gồm: 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 14 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 21 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 08 trung tâm công tác xã hội.
c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 121 cơ sở, gồm: 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 21 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 48 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 12 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 19 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 08 trung tâm công tác xã hội.
d) Vùng Tây Nguyên có 29 cơ sở, gồm: 02 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 07 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 09 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 01 trung tâm công tác xã hội.
đ) Vùng Đông Nam Bộ có 106 cơ sở, gồm: 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 13 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 42 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 06 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 29 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 03 trung tâm công tác xã hội.
e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 67 cơ sở, gồm: 17 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; 05 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; 16 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 10 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; 12 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và 07 trung tâm công tác xã hội.
3.4. Tiêu chuẩn btrí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội
– Diện tích đất tự nhiên: Tối thiểu 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị;
– Diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ cho đối tượng: Tối thiểu 6m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ tối thiểu 8m2/đối tượng. Phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng;
– Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu chăm sóc y tế, khu cung cấp dịch vụ, khu đào tạo, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất và khu phục hồi chức năng trị liệu; các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện;
– Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, diện tích đất tự nhiên tối thiểu 100m²/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120m2/đối tượng ở khu vực miền núi, 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị; diện tích phòng ở của đối tượng: Tối thiểu 8 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở tối thiểu 10 m2/đối tượng. Phòng ở được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3.5. Xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
– Thiết kế cơ sở trợ giúp xã hội tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam đã được ban hành; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tiếp cận sử dụng thuận lợi.
– Các khu chức năng trong cơ sở phải được thiết kế liên hoàn, bao gồm các hạng mục: khu ở (vệ sinh khép kín); nhà ăn; bếp; khu y tế; khu sinh hoạt văn hóa; nhà làm việc; các hạng mục phụ trợ (sân, cổng, tường rào, nhà bảo vệ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật).
4. Giải pháp thực hiện
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội; tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc đối tượng, các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo, dinh dưỡng, giáo dục, học nghề, văn hóa, thể thao, giải trí, môi trường, khuôn viên, nhà ở và quản lý hành chính tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động tổ chức, cá nhân góp vốn dưới dạng góp cổ phần, hợp tác, liên kết và được ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển để đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng trợ giúp xã hội.
d) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
đ) Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện chính sách đất đai và ưu tiên dành quỹ đất đầu tư, xây dựng, mở rộng các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy hoạch này.
e) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng theo quy định của pháp luật, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.
g) Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở trợ giúp xã hội đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở và hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
– Nguồn vốn thực hiện quy hoạch gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp trung ương, vốn địa phương), vốn huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, trong đó nguồn vốn ngoài nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội.
– Việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương để củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công ưu tiên đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
– Ngân sách nhà nước bố trí chi hoạt động thường xuyên của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Ltrình thực hiện
a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:
– Nâng cấp, mở rộng 15 cơ sở (trong đó: 2 cơ sở công lập và 13 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật
– Nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở (trong đó: 11 cơ sở công lập và 8 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
– Nâng cấp, mở rộng 35 cơ sở (trong đó: 10 cơ sở công lập và 25 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 30 cơ sở ngoài công lập.
– Đảm bảo hoạt động của 17 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi (Làng trẻ SOS).
d) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (công lập): Duy trì, nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở; phát triển mới 11 cơ sở.
đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp: Nâng cấp, mở rộng 44 cơ sở (trong đó: 22 cơ sở công lập và 22 cơ sở ngoài công lập).
e) Trung tâm công tác xã hội: Nâng cấp, mở rộng 18 Trung tâm (công lập).
a) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi:
– Nâng cấp, mở rộng 16 cơ sở (trong đó: 3 cơ sở công lập và 13 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 17 cơ sở ngoài công lập.
b) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật
– Nâng cấp, mở rộng 19 cơ sở (trong đó: 14 cơ sở công lập và 5 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 16 cơ sở ngoài công lập.
c) Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
– Nâng cấp, mở rộng 36 cơ sở (trong đó: 10 cơ sở công lập và 26 cơ sở ngoài công lập).
– Phát triển mới 31 cơ sở (trong đó: 0 cơ sở công lập và 31 cơ sở ngoài công lập).
d) Cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí: Nâng cấp, mở rộng 9 cơ sở; phát triển mới 11 cơ sở.
đ) Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp: Nâng cấp, mở rộng 48 trung tâm (trong đó: 31 cơ sở công lập và 17 cơ sở ngoài công lập).
e) Trung tâm công tác xã hội: Nâng cấp, mở rộng 18 Trung tâm công lập.
Điều 2. Phân công thực hiện quy hoạch
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
– Công bố công khai, rộng rãi Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai quy hoạch; định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
– Quyết định điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội từng giai đoạn, từng vùng lãnh thổ và địa phương.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Chỉ đạo rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn phù hợp với quy hoạch này trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Huy động các nguồn lực và ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Ban Kinh tế Trung ương (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Lưu: VT, BTXH.
BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1520/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2025”