THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———-
Số: 1437/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2016
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”; Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”; Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nòng cốt cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2030, lựa chọn và cử đi đào tạo ở nước ngoài 300 cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 360 người là giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật toàn quốc theo các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu tuyển sinh, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ năm 2017 và bảo đảm khóa đào tạo, bồi dưỡng cuối cùng hoàn thành vào năm 2030 khi Đề án kết thúc.
4. Đối tượng và trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo trình độ đại học cho các đối tượng sau đây:
b) Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các đối tượng sau đây:
– Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong nước được cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ;
d) Đào tạo trình độ trung cấp cho đối tượng học sinh văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc có năng khiếu, tài năng đặc biệt cần sớm phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng.
đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng sau đây:
– Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh trong nước cần đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài nhằm phục vụ phát triển chuyên sâu một hướng nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
– Văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật trong nước đoạt giải tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và quốc tế đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn tại các đơn vị nghệ thuật ở nước ngoài để nâng cao trình độ biểu diễn.
5. Cơ sở nước ngoài gửi đi đào tạo:
Lựa chọn các cơ sở đào tạo uy tín, có thế mạnh đào tạo về văn hóa nghệ thuật thuộc các lĩnh vực và ngành đào tạo của Đề án ở các nước tiên tiến như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, trong đó ưu tiên gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh Việt Nam.
6. Chỉ tiêu đào tạo:
Tổng chỉ tiêu đào tạo của Đề án là 930 người, cụ thể như sau:
a) Trình độ đại học, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 30 người;
b) Trình độ thạc sĩ, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2028, mỗi năm khoảng 15 người;
c) Trình độ tiến sĩ, tuyển sinh từ năm 2019 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 06 người;
d) Trình độ trung cấp, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2024, mỗi năm khoảng 05 người;
đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn từ năm 2018 đến năm 2029, mỗi năm khoảng 30 người.
Trong quá trình thực hiện Đề án, tùy thuộc vào tình hình thực tế có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm quy mô, chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo hàng năm nhưng không vượt quá 15% chỉ tiêu đào tạo hàng năm và bảo đảm tổng chỉ tiêu không vượt quá số lượng quy định.
7. Kinh phí thực hiện Đề án:
Kinh phí triển khai Đề án từ năm 2017 đến năm 2030, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và trên cơ sở dự toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngân sách nhà nước chi trả những khoản sau đây:
a) Chi phí đào tạo bao gồm: Học phí, phí liên quan đến khóa học bắt buộc; sinh hoạt phí, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế ở mức tối thiểu; một vé máy bay khứ hồi (đi và về) cho lưu học sinh trong khóa học; bồi dưỡng bổ sung về ngoại ngữ và lý luận chính trị cho lưu học sinh trước khi ra nước ngoài học tập.
b) Chi phí tổ chức tuyển sinh và giải quyết các thủ tục cần thiết để đưa lưu học sinh ra nước ngoài học tập; xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với lưu học sinh trong thời gian khóa học.
c) Chi phí về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh; quản lý lưu học sinh; khen thưởng lưu học sinh đoạt giải thưởng, thành tích cao.
d) Chi phí quản lý Đề án, chi phí đào tạo trong nước và các chi phí khác có liên quan đến Đề án.
Điều 2. Phân công thực hiện Đề án
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Là cơ quan đầu mối tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch tổng thể và hàng năm triển khai Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quản lý và sử dụng kinh phí hàng năm để triển khai Đề án;
b) Tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng ngoại ngữ và chính trị tư tưởng cho đối tượng trúng tuyển trước khi đi đào tạo ở nước ngoài; theo dõi, đánh giá chất lượng lưu học sinh thuộc đối tượng đào tạo của Đề án; cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo cho người đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
c) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để cử ứng viên trúng tuyển đi học tập bồi dưỡng; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) và các Bộ có liên quan quản lý lưu học sinh thuộc đối tượng đào tạo của Đề án;
đ) Tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể và hàng năm để triển khai Đề án; giới thiệu các cơ sở đào tạo nước ngoài đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có dành ưu tiên cho sinh viên Việt Nam;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tuyển chọn ứng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo kế hoạch đã được phê duyệt; quản lý lưu học sinh ở nước ngoài thuộc đối tượng của Đề án; theo dõi, đánh giá chất lượng lưu học sinh thuộc đối tượng của Đề án.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính thực hiện Đề án; hướng dẫn xây dựng dự toán và bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án, thống nhất các biện pháp quản lý tài chính.
4. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có trách nhiệm căn cứ vào mục tiêu, nội dung giải pháp của Đề án xây dựng kế hoạch, lựa chọn giới thiệu ứng viên dự tuyển; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai việc cử giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên và học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Ban Tuyên giáo Trung ương; – UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, TCCV, KTTH, TKBT, TH; – Lưu: VT, KGVX (3b). ĐND
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———-
Số: 1437/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2016
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”; Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”; Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nòng cốt cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2030, lựa chọn và cử đi đào tạo ở nước ngoài 300 cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 360 người là giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật toàn quốc theo các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu tuyển sinh, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ năm 2017 và bảo đảm khóa đào tạo, bồi dưỡng cuối cùng hoàn thành vào năm 2030 khi Đề án kết thúc.
4. Đối tượng và trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo trình độ đại học cho các đối tượng sau đây:
b) Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các đối tượng sau đây:
– Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong nước được cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ;
d) Đào tạo trình độ trung cấp cho đối tượng học sinh văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc có năng khiếu, tài năng đặc biệt cần sớm phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng.
đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng sau đây:
– Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh trong nước cần đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài nhằm phục vụ phát triển chuyên sâu một hướng nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
– Văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật trong nước đoạt giải tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và quốc tế đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn tại các đơn vị nghệ thuật ở nước ngoài để nâng cao trình độ biểu diễn.
5. Cơ sở nước ngoài gửi đi đào tạo:
Lựa chọn các cơ sở đào tạo uy tín, có thế mạnh đào tạo về văn hóa nghệ thuật thuộc các lĩnh vực và ngành đào tạo của Đề án ở các nước tiên tiến như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, trong đó ưu tiên gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh Việt Nam.
6. Chỉ tiêu đào tạo:
Tổng chỉ tiêu đào tạo của Đề án là 930 người, cụ thể như sau:
a) Trình độ đại học, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 30 người;
b) Trình độ thạc sĩ, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2028, mỗi năm khoảng 15 người;
c) Trình độ tiến sĩ, tuyển sinh từ năm 2019 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 06 người;
d) Trình độ trung cấp, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2024, mỗi năm khoảng 05 người;
đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn từ năm 2018 đến năm 2029, mỗi năm khoảng 30 người.
Trong quá trình thực hiện Đề án, tùy thuộc vào tình hình thực tế có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm quy mô, chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo hàng năm nhưng không vượt quá 15% chỉ tiêu đào tạo hàng năm và bảo đảm tổng chỉ tiêu không vượt quá số lượng quy định.
7. Kinh phí thực hiện Đề án:
Kinh phí triển khai Đề án từ năm 2017 đến năm 2030, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và trên cơ sở dự toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngân sách nhà nước chi trả những khoản sau đây:
a) Chi phí đào tạo bao gồm: Học phí, phí liên quan đến khóa học bắt buộc; sinh hoạt phí, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế ở mức tối thiểu; một vé máy bay khứ hồi (đi và về) cho lưu học sinh trong khóa học; bồi dưỡng bổ sung về ngoại ngữ và lý luận chính trị cho lưu học sinh trước khi ra nước ngoài học tập.
b) Chi phí tổ chức tuyển sinh và giải quyết các thủ tục cần thiết để đưa lưu học sinh ra nước ngoài học tập; xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với lưu học sinh trong thời gian khóa học.
c) Chi phí về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh; quản lý lưu học sinh; khen thưởng lưu học sinh đoạt giải thưởng, thành tích cao.
d) Chi phí quản lý Đề án, chi phí đào tạo trong nước và các chi phí khác có liên quan đến Đề án.
Điều 2. Phân công thực hiện Đề án
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Là cơ quan đầu mối tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch tổng thể và hàng năm triển khai Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quản lý và sử dụng kinh phí hàng năm để triển khai Đề án;
b) Tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng ngoại ngữ và chính trị tư tưởng cho đối tượng trúng tuyển trước khi đi đào tạo ở nước ngoài; theo dõi, đánh giá chất lượng lưu học sinh thuộc đối tượng đào tạo của Đề án; cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo cho người đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
c) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để cử ứng viên trúng tuyển đi học tập bồi dưỡng; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Đào tạo với nước ngoài) và các Bộ có liên quan quản lý lưu học sinh thuộc đối tượng đào tạo của Đề án;
đ) Tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể và hàng năm để triển khai Đề án; giới thiệu các cơ sở đào tạo nước ngoài đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có dành ưu tiên cho sinh viên Việt Nam;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tuyển chọn ứng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo kế hoạch đã được phê duyệt; quản lý lưu học sinh ở nước ngoài thuộc đối tượng của Đề án; theo dõi, đánh giá chất lượng lưu học sinh thuộc đối tượng của Đề án.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính thực hiện Đề án; hướng dẫn xây dựng dự toán và bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án, thống nhất các biện pháp quản lý tài chính.
4. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Đề án.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có trách nhiệm căn cứ vào mục tiêu, nội dung giải pháp của Đề án xây dựng kế hoạch, lựa chọn giới thiệu ứng viên dự tuyển; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai việc cử giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên và học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Ban Tuyên giáo Trung ương; – UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, TCCV, KTTH, TKBT, TH; – Lưu: VT, KGVX (3b). ĐND
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
Reviews
There are no reviews yet.