THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 1388/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 36/TTr-BTNMT ngày 07 tháng 5 năm 2013, công văn số 2629/BTNMT-ĐCKS ngày 10 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm:
a) Quy hoạch công tác điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đối với đất liền và tỉ lệ 1:500.000 trở lên ở các vùng biển Việt Nam gắn với điều tra chi tiết, nhằm làm rõ cấu trúc, lịch sử phát sinh, phát triển của vỏ trái đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Ưu tiên công tác đánh giá tiềm năng tài nguyên từng loại, nhóm khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong các cấu trúc địa chất, có triển vọng khoáng sản đến độ sâu 500 m và một số vùng đến 1.000 m nhằm làm rõ tiềm năng từng loại khoáng sản phục vụ nhu cầu thăm dò, khai thác chế biến sử dụng và dự trữ khoáng sản quốc gia hợp lý.
c) Đẩy mạnh công tác điều tra chi tiết các loại khoáng sản có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam.
d) Huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ công nghệ, tăng nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
đ) Kết quả công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường và là nguồn dữ liệu quan trọng để dự báo và xây dựng biện pháp phòng tránh thiên tai ở Việt Nam, đáp ứng hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 ở vùng tập trung khoáng sản và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, miền; điều tra tỉ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam, tiếp tục điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, nghiên cứu chuyên đề về địa chất; làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Đánh giá khoáng sản
Đến năm 2020, hoàn thành công tác đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là than, sắt, chì – kẽm, vàng, thiếc, mangan, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, đá ốp lát và các khoáng sản có nhu cầu lớn trong nước làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến và dự trữ khoáng sản quốc gia.
Đầu tư đánh giá, phát hiện các mỏ mới trong các cấu trúc thuận lợi đến độ sâu 1000 m và khoáng sản biển ở độ sâu trên 300 m nước.
c) Tăng cường năng lực, hợp tác quốc tế
Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến; củng cố và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản thống nhất trên phạm vi cả nước.
Xây dựng các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trong đó chú trọng hợp tác quốc tế để ứng dụng công nghệ cao, đầu tư kinh phí lớn.
d) Bảo vệ môi trường
Đến năm 2020 có dữ liệu về địa chất, khoáng sản đáp ứng nhu cầu xây dựng, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và phòng tránh tai biến có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ:
Đến nay, công tác điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đã hoàn thành 196.000 km2 bằng 57,37% diện tích phần đất liền; công tác điều tra địa chất, địa hóa, khoáng sản, môi trường tỉ lệ 1:500.000 ở độ sâu từ 0 đến 100 m nước đã hoàn thành 245.261 km2 bằng 24,5% diện tích biển Việt Nam, trên một số vùng biển ven bờ đã được điều tra ở tỉ lệ 1:50.000 và 1:100.000. Quy hoạch này gồm các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản
– Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
+ Giai đoạn đến năm 2015:
Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 10 nhóm tờ đã được triển khai trước năm 2010. Điều tra đánh giá và dự báo các khu vực có nguy cơ trượt lở đất. Công tác điều tra địa chất khoáng sản các vùng biển tập trung các nhiệm vụ đang thi công, đồng thời dự kiến thi công giai đoạn I Đề án “Điều tra chi tiết địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường, địa chất tai biến trên các đảo và vùng biển ven đảo của Việt Nam”, ưu tiên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa;
Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Bình Thuận – Cà Mau đến độ sâu 300 m nước tỉ lệ 1:500.000. Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam;
Triển khai công tác bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Tây Nghệ An. Triển khai các nhiệm vụ bay đo từ phổ gamma trọng lực các vùng biển Việt Nam.
+ Giai đoạn 2015 – 2020:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 15 nhóm tờ phần đất liền thuộc các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ và một số vùng Tây Nguyên;
Bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Bắc Kạn – Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lào Cai – Yên Bái; tiếp tục bay đo từ phổ gamma trọng lực các vùng biển Việt Nam;
Hoàn thành điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực tai biến địa chất tỉ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam còn lại; hoàn thành Đề án “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam”.
+ Giai đoạn 2020 – 2030:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 tại 10 nhóm tờ còn lại thuộc các tỉnh Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ.
Bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Đắk Glei – Khâm Đức, rìa Đông Bắc đới Lô Gâm, Lai Châu – Sơn La và các vùng biển Việt Nam còn lại.
– Công tác nghiên cứu chuyên đề gắn với điều tra địa chất về khoáng sản
Trong quá trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 tiến hành công tác nghiên cứu các chuyên đề về thạch luận, địa tầng, kiến tạo, sinh khoáng tổng thể và theo đới cấu trúc, các kiểu mỏ khoáng sản và dự báo diện tích triển vọng trên mặt và dưới sâu. Điều tra tổng thể di sản địa chất làm cơ sở phục vụ xây dựng và phát triển công viên địa chất ở nước ta.
– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản
Xây dựng, triển khai thực hiện dự án nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Dự kiến đến 2015 thực hiện Pha 1 Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra cơ bản địa chất và thăm dò khoáng sản” nhằm đạt mục tiêu tin học hóa tối đa công tác thu thập tài liệu điều tra cơ bản địa chất khoáng sản tại thực địa và 100% công tác tổng hợp báo cáo trong phòng được tin học hóa và đặt trong môi trường GIS thống nhất, đủ tiêu chuẩn hội nhập quốc tế.
Từ năm 2015 đến năm 2020 hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản, đảm bảo lưu giữ thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất trên phạm vi cả nước về địa chất và khoáng sản. Xây dựng Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất có đủ cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới.
Củng cố và mở rộng Bảo tàng Địa chất trong phòng cũng như ngoài trời, lưu giữ, bảo quản hệ thống các mẫu vật địa chất, khoáng sản và các thông tin liên quan, đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác quản lý, điều tra, phổ biến kiến thức cho cộng đồng xã hội. Tăng cường năng lực và hiện đại hóa hệ thống trưng bày mẫu vật ở các cơ sở Bảo tàng Địa chất.
b) Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản; xác định vùng có triển vọng về khoáng sản.
Ưu tiên đánh giá tổng thể tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản quan trọng theo định hướng Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể:
– Giai đoạn đến năm 2015:
Hoàn thành đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản các đề án đang thi công và các đề án Chính phủ giao: Điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; Đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam.
Cơ bản hoàn thành Đề án điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng và các đề án đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước.
– Giai đoạn 2015 – 2020:
Đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản vàng, chì – kẽm, thiếc, đồng nhằm xác định tổng thể tiềm năng và lựa chọn chính xác các khu vực có tiềm năng triển vọng khoáng sản; đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có cấu trúc thuận lợi đối với quặng chì – kẽm, thiếc và vàng.
Đánh giá tổng thể tiềm năng một số khoáng sản có nhu cầu lớn theo vùng phục vụ quy hoạch thăm dò khai thác và dự trữ khoáng sản quốc gia.
– Giai đoạn 2020 – 2030:
Đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có triển vọng phát hiện mỏ mới, ưu tiên đối với quặng thiếc và vàng. Đánh giá khoáng sản ở các khu vực có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam.
Danh mục các đề án, thời gian thực hiện như các Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo.
c) Tăng cường năng lực khoa học công nghệ công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản:
– Thiết bị phân tích, thí nghiệm: Bổ sung và trang bị mới thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu phân tích các loại mẫu địa chất và khoáng sản, chú ý đầu tư thiết bị để củng cố, phát triển phương pháp phân tích đồng vị;
– Thiết bị địa vật lý: Đầu tư bổ sung các thiết bị hiện đại (máy đo địa chấn trọng lực, từ và điện) phục vụ đo địa vật lý trên mặt và dưới sâu; thiết bị đo địa vật lý lỗ khoan đến chiều sâu 2.000 m;
– Các loại thiết bị khác: Đầu tư bổ sung thiết bị phân tích viễn thám để hình thành Trung tâm giải đoán ảnh viễn thám đủ mạnh ngang tầm khu vực; thiết bị khoan sâu đến 1.200 m và các phương tiện vận chuyển đảm bảo cho công tác điều tra địa chất trên đất liền và biển;
– Nâng cao năng lực: Kiện toàn và xây dựng các đơn vị điều tra cơ bản địa chất theo hướng tinh gọn, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có trang thiết bị điều tra và xử lý tài liệu hiện đại.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
– Hoàn thiện, đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất phù hợp với Luật ngân sách và tình hình thực tế;
– Xây dựng cơ chế quản lý, cấp vốn đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản địa chất bằng nguồn thu từ các hoạt động khoáng sản;
– Đổi mới, hoàn thiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phù hợp với trình độ phát triển và năng lực công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực;
– Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp, thiết bị tiên tiến, hiện đại có độ chính xác cao, sử dụng có hiệu quả trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và phân tích thí nghiệm các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản;
– Khoanh định các khu vực để xây dựng danh mục các đề án thuộc diện khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào công tác hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
– Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản để phát hiện mỏ mới; hợp tác để tiếp cận các thành tựu khoa học địa chất của các nước tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp, thiết bị, công nghệ hiện đại trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Ưu tiên hợp tác quốc tế đối với các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản các vùng biển của Việt Nam.
5. Kinh phí thực hiện
a) Dự kiến vốn đầu tư theo kỳ Quy hoạch
– Kinh phí dành cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phần đất liền đến năm 2020 dự kiến khoảng 3.900 tỉ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 dự kiến là 1.000 tỉ đồng;
+ Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 dự kiến là 2.900 tỉ đồng.
– Kinh phí dành cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản các vùng biển Việt Nam dự kiến khoảng 3.800 tỉ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 dự kiến là 2.200 tỉ đồng;
+ Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 dự kiến là 1.600 tỉ đồng.
– Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 được dự kiến khoảng 2.900 tỉ đồng. Trên cơ sở kết quả điều tra đến năm 2020, các nhiệm vụ và vốn đầu tư sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Kinh phí từng dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Nguồn vốn
– Kinh phí đầu tư cho thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được thực hiện từ các nguồn bao gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước (chi sự nghiệp kinh tế); các nguồn thu từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phần nhà nước đã đầu tư; nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
+ Nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đối với các đề án trong danh mục đề án thuộc diện khuyến khích đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch;
– Lập danh mục đề án thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trên cơ sở danh mục các đề án thuộc Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công bố để các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo Quy hoạch;
– Đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch. Công tác đánh giá được tiến hành hai lần trong kỳ quy hoạch (05 năm), báo cáo Chính phủ, làm căn cứ để triển khai thực hiện tiếp.
2. Trên cơ sở kết quả đánh giá tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư các đề án theo Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối nguồn thu từ các hoạt động khoáng sản, bố trí kinh phí để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch trên phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 1388/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 36/TTr-BTNMT ngày 07 tháng 5 năm 2013, công văn số 2629/BTNMT-ĐCKS ngày 10 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm:
a) Quy hoạch công tác điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đối với đất liền và tỉ lệ 1:500.000 trở lên ở các vùng biển Việt Nam gắn với điều tra chi tiết, nhằm làm rõ cấu trúc, lịch sử phát sinh, phát triển của vỏ trái đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Ưu tiên công tác đánh giá tiềm năng tài nguyên từng loại, nhóm khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong các cấu trúc địa chất, có triển vọng khoáng sản đến độ sâu 500 m và một số vùng đến 1.000 m nhằm làm rõ tiềm năng từng loại khoáng sản phục vụ nhu cầu thăm dò, khai thác chế biến sử dụng và dự trữ khoáng sản quốc gia hợp lý.
c) Đẩy mạnh công tác điều tra chi tiết các loại khoáng sản có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam.
d) Huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ công nghệ, tăng nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
đ) Kết quả công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường và là nguồn dữ liệu quan trọng để dự báo và xây dựng biện pháp phòng tránh thiên tai ở Việt Nam, đáp ứng hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 ở vùng tập trung khoáng sản và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, miền; điều tra tỉ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam, tiếp tục điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, nghiên cứu chuyên đề về địa chất; làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Đánh giá khoáng sản
Đến năm 2020, hoàn thành công tác đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là than, sắt, chì – kẽm, vàng, thiếc, mangan, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, đá ốp lát và các khoáng sản có nhu cầu lớn trong nước làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến và dự trữ khoáng sản quốc gia.
Đầu tư đánh giá, phát hiện các mỏ mới trong các cấu trúc thuận lợi đến độ sâu 1000 m và khoáng sản biển ở độ sâu trên 300 m nước.
c) Tăng cường năng lực, hợp tác quốc tế
Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến; củng cố và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản thống nhất trên phạm vi cả nước.
Xây dựng các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trong đó chú trọng hợp tác quốc tế để ứng dụng công nghệ cao, đầu tư kinh phí lớn.
d) Bảo vệ môi trường
Đến năm 2020 có dữ liệu về địa chất, khoáng sản đáp ứng nhu cầu xây dựng, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và phòng tránh tai biến có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ:
Đến nay, công tác điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đã hoàn thành 196.000 km2 bằng 57,37% diện tích phần đất liền; công tác điều tra địa chất, địa hóa, khoáng sản, môi trường tỉ lệ 1:500.000 ở độ sâu từ 0 đến 100 m nước đã hoàn thành 245.261 km2 bằng 24,5% diện tích biển Việt Nam, trên một số vùng biển ven bờ đã được điều tra ở tỉ lệ 1:50.000 và 1:100.000. Quy hoạch này gồm các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản
– Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
+ Giai đoạn đến năm 2015:
Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 10 nhóm tờ đã được triển khai trước năm 2010. Điều tra đánh giá và dự báo các khu vực có nguy cơ trượt lở đất. Công tác điều tra địa chất khoáng sản các vùng biển tập trung các nhiệm vụ đang thi công, đồng thời dự kiến thi công giai đoạn I Đề án “Điều tra chi tiết địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường, địa chất tai biến trên các đảo và vùng biển ven đảo của Việt Nam”, ưu tiên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa;
Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Bình Thuận – Cà Mau đến độ sâu 300 m nước tỉ lệ 1:500.000. Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam;
Triển khai công tác bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Tây Nghệ An. Triển khai các nhiệm vụ bay đo từ phổ gamma trọng lực các vùng biển Việt Nam.
+ Giai đoạn 2015 – 2020:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 15 nhóm tờ phần đất liền thuộc các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ và một số vùng Tây Nguyên;
Bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Bắc Kạn – Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lào Cai – Yên Bái; tiếp tục bay đo từ phổ gamma trọng lực các vùng biển Việt Nam;
Hoàn thành điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực tai biến địa chất tỉ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam còn lại; hoàn thành Đề án “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam”.
+ Giai đoạn 2020 – 2030:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 tại 10 nhóm tờ còn lại thuộc các tỉnh Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ.
Bay đo từ phổ gamma và trọng lực tỉ lệ 1:50.000 – 1:25.000 vùng Đắk Glei – Khâm Đức, rìa Đông Bắc đới Lô Gâm, Lai Châu – Sơn La và các vùng biển Việt Nam còn lại.
– Công tác nghiên cứu chuyên đề gắn với điều tra địa chất về khoáng sản
Trong quá trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 tiến hành công tác nghiên cứu các chuyên đề về thạch luận, địa tầng, kiến tạo, sinh khoáng tổng thể và theo đới cấu trúc, các kiểu mỏ khoáng sản và dự báo diện tích triển vọng trên mặt và dưới sâu. Điều tra tổng thể di sản địa chất làm cơ sở phục vụ xây dựng và phát triển công viên địa chất ở nước ta.
– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản
Xây dựng, triển khai thực hiện dự án nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Dự kiến đến 2015 thực hiện Pha 1 Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra cơ bản địa chất và thăm dò khoáng sản” nhằm đạt mục tiêu tin học hóa tối đa công tác thu thập tài liệu điều tra cơ bản địa chất khoáng sản tại thực địa và 100% công tác tổng hợp báo cáo trong phòng được tin học hóa và đặt trong môi trường GIS thống nhất, đủ tiêu chuẩn hội nhập quốc tế.
Từ năm 2015 đến năm 2020 hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản, đảm bảo lưu giữ thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất trên phạm vi cả nước về địa chất và khoáng sản. Xây dựng Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất có đủ cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới.
Củng cố và mở rộng Bảo tàng Địa chất trong phòng cũng như ngoài trời, lưu giữ, bảo quản hệ thống các mẫu vật địa chất, khoáng sản và các thông tin liên quan, đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác quản lý, điều tra, phổ biến kiến thức cho cộng đồng xã hội. Tăng cường năng lực và hiện đại hóa hệ thống trưng bày mẫu vật ở các cơ sở Bảo tàng Địa chất.
b) Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản; xác định vùng có triển vọng về khoáng sản.
Ưu tiên đánh giá tổng thể tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản quan trọng theo định hướng Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể:
– Giai đoạn đến năm 2015:
Hoàn thành đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản các đề án đang thi công và các đề án Chính phủ giao: Điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; Đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam.
Cơ bản hoàn thành Đề án điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng và các đề án đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước.
– Giai đoạn 2015 – 2020:
Đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản vàng, chì – kẽm, thiếc, đồng nhằm xác định tổng thể tiềm năng và lựa chọn chính xác các khu vực có tiềm năng triển vọng khoáng sản; đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có cấu trúc thuận lợi đối với quặng chì – kẽm, thiếc và vàng.
Đánh giá tổng thể tiềm năng một số khoáng sản có nhu cầu lớn theo vùng phục vụ quy hoạch thăm dò khai thác và dự trữ khoáng sản quốc gia.
– Giai đoạn 2020 – 2030:
Đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có triển vọng phát hiện mỏ mới, ưu tiên đối với quặng thiếc và vàng. Đánh giá khoáng sản ở các khu vực có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam.
Danh mục các đề án, thời gian thực hiện như các Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo.
c) Tăng cường năng lực khoa học công nghệ công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản:
– Thiết bị phân tích, thí nghiệm: Bổ sung và trang bị mới thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu phân tích các loại mẫu địa chất và khoáng sản, chú ý đầu tư thiết bị để củng cố, phát triển phương pháp phân tích đồng vị;
– Thiết bị địa vật lý: Đầu tư bổ sung các thiết bị hiện đại (máy đo địa chấn trọng lực, từ và điện) phục vụ đo địa vật lý trên mặt và dưới sâu; thiết bị đo địa vật lý lỗ khoan đến chiều sâu 2.000 m;
– Các loại thiết bị khác: Đầu tư bổ sung thiết bị phân tích viễn thám để hình thành Trung tâm giải đoán ảnh viễn thám đủ mạnh ngang tầm khu vực; thiết bị khoan sâu đến 1.200 m và các phương tiện vận chuyển đảm bảo cho công tác điều tra địa chất trên đất liền và biển;
– Nâng cao năng lực: Kiện toàn và xây dựng các đơn vị điều tra cơ bản địa chất theo hướng tinh gọn, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có trang thiết bị điều tra và xử lý tài liệu hiện đại.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
– Hoàn thiện, đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất phù hợp với Luật ngân sách và tình hình thực tế;
– Xây dựng cơ chế quản lý, cấp vốn đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản địa chất bằng nguồn thu từ các hoạt động khoáng sản;
– Đổi mới, hoàn thiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phù hợp với trình độ phát triển và năng lực công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực;
– Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp, thiết bị tiên tiến, hiện đại có độ chính xác cao, sử dụng có hiệu quả trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và phân tích thí nghiệm các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản;
– Khoanh định các khu vực để xây dựng danh mục các đề án thuộc diện khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào công tác hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
– Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản để phát hiện mỏ mới; hợp tác để tiếp cận các thành tựu khoa học địa chất của các nước tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp, thiết bị, công nghệ hiện đại trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Ưu tiên hợp tác quốc tế đối với các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản các vùng biển của Việt Nam.
5. Kinh phí thực hiện
a) Dự kiến vốn đầu tư theo kỳ Quy hoạch
– Kinh phí dành cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phần đất liền đến năm 2020 dự kiến khoảng 3.900 tỉ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 dự kiến là 1.000 tỉ đồng;
+ Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 dự kiến là 2.900 tỉ đồng.
– Kinh phí dành cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản các vùng biển Việt Nam dự kiến khoảng 3.800 tỉ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 dự kiến là 2.200 tỉ đồng;
+ Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 dự kiến là 1.600 tỉ đồng.
– Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 được dự kiến khoảng 2.900 tỉ đồng. Trên cơ sở kết quả điều tra đến năm 2020, các nhiệm vụ và vốn đầu tư sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Kinh phí từng dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Nguồn vốn
– Kinh phí đầu tư cho thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được thực hiện từ các nguồn bao gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước (chi sự nghiệp kinh tế); các nguồn thu từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phần nhà nước đã đầu tư; nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
+ Nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đối với các đề án trong danh mục đề án thuộc diện khuyến khích đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch;
– Lập danh mục đề án thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trên cơ sở danh mục các đề án thuộc Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công bố để các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo Quy hoạch;
– Đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch. Công tác đánh giá được tiến hành hai lần trong kỳ quy hoạch (05 năm), báo cáo Chính phủ, làm căn cứ để triển khai thực hiện tiếp.
2. Trên cơ sở kết quả đánh giá tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư các đề án theo Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối nguồn thu từ các hoạt động khoáng sản, bố trí kinh phí để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch trên phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.