Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1382/QĐ-TTg 2016 về dạy tiếng Việt trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 1382/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT TRÊN MẠNG
TRỰC TUYẾN CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”
——————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam nước ngoài và Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU
Xây dựng và duy trì chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến (gồm 6 trình độ) căn bản, thiết thực, hiệu quả, phù hợp, dễ tiếp cận cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm giúp cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ có đủ vốn tiếng Việt để thường xuyên sử dụng, góp phần duy trì và phát huy ý thức hướng về cội nguồn, tình cảm hướng về quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
II. NHIỆM VỤ
1. Xây dựng Chương trình dạy tiếng Việt căn bản theo Khung năng lực tiếng Việt 6 trình độ (từ bậc 1 đến bậc 6); biên soạn giáo trình, hệ thống bài giảng, bài tập, công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến.
2. Biên soạn các chương trình, tài liệu dạy tiếng Việt theo chuyên đề, chủ đề thông dụng: Chương trình phát triển, thực hành tiếng Việt (chỉnh ngữ âm tiếng Việt); tài liệu dạy tiếng Việt song ngữ Việt – Anh; tài liệu tiếng Việt chuyên ngành qua ngữ liệu văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn; tài liệu hỗ trợ người học (sổ tay tiếng Việt giao tiếp thông dụng, sổ tay tiếng Việt du lịch, sổ tay tiếng Việt trong văn hóa ẩm thực, sổ tay tiếng Việt thương mại).
3. Xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến, bao gồm: hạ tầng kỹ thuật truyền thông và mạng; các phần mềm ứng dụng dạy trực tuyến, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy học tiếng Việt, thi trực tuyến.
4. Đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên; đội ngũ kỹ thuật viên; tập huấn giáo viên sử dụng phần mềm.
5. Tổ chức vận hành, quản lý, duy trì hoạt động Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến thông qua việc bố trí giáo viên giảng dạy, giáo viên quản lý lớp học và hướng dẫn người học; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Đề án.
– Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tuyên truyền, quảng bá về Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Phối hợp với các hội hữu nghị, hội người Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
2. Giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, lựa chọn các trường đại học thành viên có đủ năng lực, chuyên môn triển khai Đề án.
– Tập hợp đội ngũ chuyên gia tiếng Việt từ các trường đại học có uy tín, các viện nghiên cứu để biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học tiếng Việt trực tuyến;
– Huy động đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin xây dựng phần mềm dạy học tiếng Việt trực tuyến;
– Bố trí cơ sở vật chất, nhân lực trong việc tổ chức và điều hành lớp học trực tuyến;
– Tổ chức các hội thảo chuyên môn, trại biên soạn; tổ chức thẩm định và nghiệm thu sản phẩm;
– Vận hành, quản lý, duy trì Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến sau khi kết thúc Đề án.
3. Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ thuê thiết bị hệ thống máy chủ và đường truyền internet tốc độ cao.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, kỹ thuật viên để giảng dạy và vận hành Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên dạy tiếng Việt trực tuyến;
– Nâng cao năng lực sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
– Tập huấn đội ngũ kỹ thuật viên vận hành hệ thống kỹ thuật.
5. Tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tổ chức dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
IV. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được ngân sách nhà nước bảo đảm; huy động thêm các nguồn xã hội hóa và nguồn kinh phí tự có của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình triển khai như sau:
a) Từ năm 2016 đến năm 2018: Xây dựng các chương trình, giáo trình, bài giảng tiếng Việt trực tuyến từ bậc 1 đến bậc 6; biên soạn chương trình và một số tài liệu dạy tiếng Việt theo chuyên đề, chủ đề thông dụng; đào tạo đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên; xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến; tổ chức dạy tiếng Việt trực tuyến;
b) Từ năm 2018 đến năm 2020: Biên soạn các tài liệu hỗ trợ người học;
c) Sau năm 2018: Vận hành, quản lý, duy trì và phát triển Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
V. TCHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao hỗ trợ, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm Đề án bao gồm: chương trình, giáo trình, bài giảng, tài liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt trực tuyến.
2. Bộ Ngoại giao
– Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
– Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
3. Bộ Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông
– Chỉ đạo các đơn vị cung cấp đường truyền internet, tạo điều kiện thuận lợi để Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến hoạt động hiệu quả.
– Hướng dẫn các cơ quan báo chí có kênh phát thanh, truyền hình, các báo điện tử, chuyên trang điện tử ở trong và ngoài nước tăng cường thông tin, quảng bá về Đề án.
5. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội
– Chỉ đạo các trường đại học thành viên triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án; vận hành hệ thống kỹ thuật, quản lý, duy trì Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến; bảo đảm hệ thống kỹ thuật vận hành liên tục, ổn định; thường xuyên cập nhật, nâng cấp phần mềm bảo đảm việc dạy và học tiếng Việt trực tuyến đạt hiệu quả.
– Lập dự toán kinh phí hằng năm theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Tài chính Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1382/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1382/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 12/07/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Thông tin-Truyền thông
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 1382/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT TRÊN MẠNG
TRỰC TUYẾN CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”
——————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam nước ngoài và Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU
Xây dựng và duy trì chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến (gồm 6 trình độ) căn bản, thiết thực, hiệu quả, phù hợp, dễ tiếp cận cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm giúp cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ có đủ vốn tiếng Việt để thường xuyên sử dụng, góp phần duy trì và phát huy ý thức hướng về cội nguồn, tình cảm hướng về quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
II. NHIỆM VỤ
1. Xây dựng Chương trình dạy tiếng Việt căn bản theo Khung năng lực tiếng Việt 6 trình độ (từ bậc 1 đến bậc 6); biên soạn giáo trình, hệ thống bài giảng, bài tập, công cụ kiểm tra đánh giá trực tuyến.
2. Biên soạn các chương trình, tài liệu dạy tiếng Việt theo chuyên đề, chủ đề thông dụng: Chương trình phát triển, thực hành tiếng Việt (chỉnh ngữ âm tiếng Việt); tài liệu dạy tiếng Việt song ngữ Việt – Anh; tài liệu tiếng Việt chuyên ngành qua ngữ liệu văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn; tài liệu hỗ trợ người học (sổ tay tiếng Việt giao tiếp thông dụng, sổ tay tiếng Việt du lịch, sổ tay tiếng Việt trong văn hóa ẩm thực, sổ tay tiếng Việt thương mại).
3. Xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến, bao gồm: hạ tầng kỹ thuật truyền thông và mạng; các phần mềm ứng dụng dạy trực tuyến, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy học tiếng Việt, thi trực tuyến.
4. Đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên; đội ngũ kỹ thuật viên; tập huấn giáo viên sử dụng phần mềm.
5. Tổ chức vận hành, quản lý, duy trì hoạt động Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến thông qua việc bố trí giáo viên giảng dạy, giáo viên quản lý lớp học và hướng dẫn người học; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Đề án.
– Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tuyên truyền, quảng bá về Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Phối hợp với các hội hữu nghị, hội người Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
2. Giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, lựa chọn các trường đại học thành viên có đủ năng lực, chuyên môn triển khai Đề án.
– Tập hợp đội ngũ chuyên gia tiếng Việt từ các trường đại học có uy tín, các viện nghiên cứu để biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học tiếng Việt trực tuyến;
– Huy động đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin xây dựng phần mềm dạy học tiếng Việt trực tuyến;
– Bố trí cơ sở vật chất, nhân lực trong việc tổ chức và điều hành lớp học trực tuyến;
– Tổ chức các hội thảo chuyên môn, trại biên soạn; tổ chức thẩm định và nghiệm thu sản phẩm;
– Vận hành, quản lý, duy trì Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến sau khi kết thúc Đề án.
3. Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ thuê thiết bị hệ thống máy chủ và đường truyền internet tốc độ cao.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, kỹ thuật viên để giảng dạy và vận hành Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên dạy tiếng Việt trực tuyến;
– Nâng cao năng lực sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
– Tập huấn đội ngũ kỹ thuật viên vận hành hệ thống kỹ thuật.
5. Tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tổ chức dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
IV. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được ngân sách nhà nước bảo đảm; huy động thêm các nguồn xã hội hóa và nguồn kinh phí tự có của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình triển khai như sau:
a) Từ năm 2016 đến năm 2018: Xây dựng các chương trình, giáo trình, bài giảng tiếng Việt trực tuyến từ bậc 1 đến bậc 6; biên soạn chương trình và một số tài liệu dạy tiếng Việt theo chuyên đề, chủ đề thông dụng; đào tạo đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên; xây dựng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến; tổ chức dạy tiếng Việt trực tuyến;
b) Từ năm 2018 đến năm 2020: Biên soạn các tài liệu hỗ trợ người học;
c) Sau năm 2018: Vận hành, quản lý, duy trì và phát triển Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
V. TCHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao hỗ trợ, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm Đề án bao gồm: chương trình, giáo trình, bài giảng, tài liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt trực tuyến.
2. Bộ Ngoại giao
– Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
– Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
– Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
3. Bộ Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông
– Chỉ đạo các đơn vị cung cấp đường truyền internet, tạo điều kiện thuận lợi để Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến hoạt động hiệu quả.
– Hướng dẫn các cơ quan báo chí có kênh phát thanh, truyền hình, các báo điện tử, chuyên trang điện tử ở trong và ngoài nước tăng cường thông tin, quảng bá về Đề án.
5. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội
– Chỉ đạo các trường đại học thành viên triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án; vận hành hệ thống kỹ thuật, quản lý, duy trì Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến; bảo đảm hệ thống kỹ thuật vận hành liên tục, ổn định; thường xuyên cập nhật, nâng cấp phần mềm bảo đảm việc dạy và học tiếng Việt trực tuyến đạt hiệu quả.
– Lập dự toán kinh phí hằng năm theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Tài chính Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1382/QĐ-TTg 2016 về dạy tiếng Việt trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”