QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1348/2001/QĐ-NHNN NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THU PHÍ BẢO LàNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sửa đổi Điều 22 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Điều 22: Phí bảo lãnh
1. Tổ chức tín dụng được quy định các loại phí và mức phí bảo lãnh cụ thể (bao gồm cả phí bảo lãnh chậm thanh toán) đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai biểu phí bảo lãnh tại nơi giao dịch để khách hàng biết.
2. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng thoả thuận trực tiếp với nhau về mức phí bảo lãnh mỗi tổ chức tín dụng được hưởng trên cơ sở mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1348/2001/QĐ-NHNN NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THU PHÍ BẢO LàNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sửa đổi Điều 22 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Điều 22: Phí bảo lãnh
1. Tổ chức tín dụng được quy định các loại phí và mức phí bảo lãnh cụ thể (bao gồm cả phí bảo lãnh chậm thanh toán) đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai biểu phí bảo lãnh tại nơi giao dịch để khách hàng biết.
2. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng thoả thuận trực tiếp với nhau về mức phí bảo lãnh mỗi tổ chức tín dụng được hưởng trên cơ sở mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.