QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRUỞNG BỘ THUƠNG MẠI SỐ 1273/2004/QĐ-BTM
NGÀY 07 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
PHA MÀU XĂNG DẦU THƯƠNG PHẨM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
– Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.
– Căn cứ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.
– Nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận chất lượng xăng dầu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thị trường trong nước;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều l: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế pha màu xăng dầu thương phẩm.
Điều 2: .
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc Sở Thương mại, hoặc Sở Thương mại – Du lịch, Chánh văn phòng Bộ Thương mại, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thị trường trong nước và Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục có liên quan của Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
PHA MÀU XĂNG DẦU THƯƠNG PHẨM
(ban hành kèm theo Quyết định số 1273/2004/QĐ-BTM ngày 07 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Thực hiện thống nhất việc pha màu xăng dầu thương phẩm trong phạm vi toàn quốc đối với: Dầu hoả, xăng không pha chì RON 83, xăng không pha chì RON 90 và xăng không pha chì RON 92 (gọi chung là sản phẩm) nhập khẩu và sản xuất trong nước của tác doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đầu mối (gọi chung là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối); Sản phẩm dùng trong lực lượng vũ trang (Quốc phòng, Công an); Sản phẩm Dự trữ Quốc gia, được Nhà nước cho phép xuất bán; Nhiên liệu bay không bảo đảm chất lượng – An toàn bay, đã qua sử dụng của ngành hàng không, lực lượng vũ trang. Trước khi xuất bán, tiêu thụ các sản phẩm, nhiên liệu bay ra thị trường nội địa, phải thực hiện việc pha màu theo quy định tại quy chế này.
2. Không thực hiện việc pha màu đối với sản phẩm, nhiên liệu bay làm nguyên liệu, dung môi cho các ngành sản xuất, gia công, chế biến; dự trữ Quốc gia; tạm nhập tái xuất; nhiên liệu bay phục vụ nội bộ ngành hàng không, lực lượng vũ trang.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2: Màu chỉ định, liều lượng màu pha
Việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay (quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này) phải thực hiện thống nhất về màu chỉ định, liều lượng màu pha đối với từng chủng loại sản phẩm, cụ thể:
1. Dầu hoả, nhiên liệu bay:
– Màu chỉ định: tím;
– Liều lượng màu pha: 7 mg/lít;
– Sản phẩm, nhiên liệu bay sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu tím.
2. Xăng không pha chì RON 83:
– Màu chỉ định: nâu sẫm,
– Liều lượng màu pha: 7 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng nâu sẫm.
3. Xăng không pha chì RON 90:
– Màu chỉ định: đỏ;
– Liều lượng màu pha: 5 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu đỏ.
4. Xăng không pha chì RON 92:
– Màu chỉ định: Xanh;
– Liều lượng màu pha: 5 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu xanh lá cây.
Điều 3: Quy định màu pha và pha màu
1. Màu pha vào sản phẩm, nhiên liệu bay của ngành hàng không (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy chế), phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định, thông dụng trên thị trường quốc tế, không độc hại đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, không đóng cặn, phân lớp, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, độ bền động cơ, thiết bị.
2. Địa điểm pha màu: thực hiện tại các cơ sở cấp phát (xuất bán) xăng dầu, kho đầu mối, kho trung chuyển, nhà máy chế biến xăng từ nguyên liệu condensate, cơ sở pha chế xăng dầu thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc pha trực tiếp vào phương tiện vận chuyển tại bến xuất sản phẩm, nhiên liệu bay.
3. Các cơ sở pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng đầu đầu mối được uỷ quyền pha màu, phải có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc pha màu theo quy định: cân, bình đong tiêu chuẩn; dụng cụ, thiết bị khuấy trộn; bình, lọ, chai thuỷ tinh, hoặc pha lê (gọi chung là chai) lưu giữ (đựng) sản phẩm, nhiên liệu đã pha màu theo quy định (gọi chung là chai mẫu) và nhãn mác phù hợp với từng loại sản phẩm, nhiên liệu bay.
4. Chai mẫu phải niêm phong kẹp chì nắp đậy. Mỗi chai mẫu phải có nhãn mác ghi rõ: Tên sản phẩm; Quy cách chất lượng sản phẩm; Liều lượng màu pha; Ngày… tháng… năm…. pha màu; Địa chỉ nơi pha màu; Tên và chữ ký của cán bộ hoặc nhân viên trực tiếp pha màu; Tên doanh nghiệp, hoặc đơn vị được uỷ quyền pha màu; Giá bán sản phẩm pha màu; Nhãn mác phải đóng dấu của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu.
Điều 4: Sản phẩm, nhiên liệu bay dùng trong lực lượng vũ trang
1. Sản phẩm dùng trong lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công An chỉ đạo các đơn vị trong lực lượng trực tiếp tổ chức pha màu theo quy định tại Quy chế này để sử dụng trong lực lượng và chịu trách nhiệm về sản phẩm pha màu của mình.
2. Nhiên liệu bay không bảo đảm chất lượng quy định – An toàn bay, hoặc đã qua sử dụng, nếu được phép xuất bán ra thị trường, giao Công ty xăng dầu Quân đội thực hiện việc pha màu theo quy định.
Điều 5: Quản lý sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu
1. Các ngành sản xuất, gia công chế biến có nhu cầu sử dụng sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu, phải ký hợp đồng với doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối để cung cấp nguồn và phải quản lý chặt chẽ số sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu; không để lợi dụng, thẩm lậu ra thị trường. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dần đầu mối thực hiện theo hợp đồng đã ký với khách hàng.
2. Trong quá trình vận chuyển sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu đến khách hàng tiêu thụ, hoặc nhập kho dự trữ Quốc gia; các doanh nghiệp, chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ có liên quan đến lô hàng đang vận chuyển để xuất trình cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết.
3. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên được giao nhiệm vụ cung ứng, kinh doanh, dự trữ Quốc gia sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu, phải có kế hoạch biện pháp quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định về vận chuyển, xuất nhập, tồn kho, đổi hạt, tiêu thụ; không để lợi dụng, thẩm lậu sản phẩm, nhiên liệu bay ra thị trường.
Điều 6: Trách nhiệm của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
1. Ban hành Quy trình pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trực tiếp pha màu sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay; tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật pha màu sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay cho số cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay theo quy định tại Quy chế này. Chỉ đạo, quản lý chặt chẽ màu pha, sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay đã pha màu thuộc hệ thống phân phối tiêu thụ thuộc mình quản lý.
2. Cung cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng màu pha vào sản phẩm, nhiên liệu bay cho các doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu.
3. Sản phẩm, nhiên liệu bay sau khi pha màu phải bảo đảm độ đồng đều, không có mùi lạ, không độc hại đối với người sử dụng, bảo đảm an toàn phòng cháy nổ và môi trường. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu thuộc hệ thống phân phối tiêu thụ của mình quản lý.
4. Sau mỗi lô sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu, phải lưu giữ mẫu trong chai (chai mẫu). Quản lý, bảo quản các chai mẫu tại các cơ sở cấp phát, xuất bán nguồn cung cấp do chai mẫu cho hệ thống phân phối tiêu thụ thuộc mình quản lý: cửa hàng, trạm cấp phát, điểm bán sản phẩm pha màu (gọi chung là cửa hàng) để khách hàng, hoặc lực lượng kiểm tra đối chứng khi cần thiết.
Điều 7: Giá thành sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu
Mọi chi phí về pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hạch toán vào giá thành và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu của mình.
Điều 8: Trách nhiệm của Tổng đại lý, đại lý
1. Lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn chai mầu tại các cửa hàng xăng dầu, niêm phong kép chì, nhãn mác của chai mẫu. Chai mẫu phải được trưng bầy tại vị trí dễ thấy và thuận tiện nhất để người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra kiểm soát đối chứng với sản phẩm đang có bán tại cửa hàng. Giá bán sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu tại cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với giá bán ghi trên nhãn mác chai mẫu.
2. Trường hợp, màu sản phẩm trong chai mẫu bị phai (không giữ được độ màu ban đầu), đại lý đề nghị doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên (nơi cấp phát nguồn) thay thế chai mẫu khác.
3. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, thông báo, giải thích cho người tiêu dùng về màu, giá bán của từng chủng loại sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu, tác dụng, lợi ích của việc pha màu và thông qua màu sản phẩm người tiêu dùng nhận biết nhanh giá bán của từng chủng loại xăng, dầu hoả và nhiên liệu bay đang có bán lại cửa hàng.
CHƯƠNG III
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9: Trách nhiệm của Sở Thương mại
Sở Thương mại, hoặc Sở Thương mại – Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra; xử lý kiên quyết đối với cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu, nhiên liệu bay không chấp hành các quy định pha màu quy định tại Quy chế này, cụ thể:
1. Tổ chức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất đối với các cơ sở dự trữ, hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm thuộc địa bàn mình quản lý, bao gồm: kho (bồn, bể) tồn trữ, cửa hàng bán xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối; doanh nghiệp, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp đầu mối; tổng đại lý, đại lý.
2. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay quy định tại Quy chế này; các hành vi gian lận khác về gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
Điều 10: Xử lý vi phạm
1. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị sản xuất, chế biến, pha chế và cơ sở cấp phát sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu vi phạm các quy định tại Quy chế này; tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý hành chính, hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi vi phạm dưới đây đều bị xử lý:
2.1. Không thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay; không tuân thủ các quy định về pha màu; pha không đúng màu chỉ định, liều lượng đối với từng loại sản phẩm, nhiên liệu bay quy định tại Quy chế.
2.2. Pha lại màu khác, hoặc dùng hoá chất làm biến đổi màu sản phẩm, nhiên liệu bay của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đã pha.
2.3. Không lưu chai mẫu tại các cơ sở cấp phát, hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu thuộc hệ thống mình quản lý. Tự ý thay đổi chai mẫu. Chai mẫu không có nhãn mác; nhãn mác ghi không đầy đủ nội dung quy định tại Quy chế.
2.4. Pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay không đúng địa điểm quy định; không bản đảm an toàn lao động, phòng cháy nổ, môi trường trong quá trình thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay.
2.5. Mua sản phẩm, nhiên liệu bay trôi nổi trên thị trường về tự pha màu bán ra thị trường.
2.6. Doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị, cơ sở sản xuất, gia công chế biến… bán sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu ra thị trường.
2.7. Làm mất niêm phong kẹp chì. Thay đổi niêm phong kẹp chì, nhãn mác chai mẫu; thay thế sản phẩm pha màu trong chai mẫu.
2.8. Giá bán sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu tại cửa hàng không phù hợp với giá bán ghi trên nhãn mác chai mẫu.
2.9. Các hành vi vi phạm khác về gian lận pha màu.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Vụ Chính sách Thị trường trong nước, chủ trì tổ chức thực hiện việc pha màu xăng dầu thương phẩm theo quy định tại Quy chế này. Kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được uỷ quyền thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay.
– Giao Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam: cung cấp màu pha, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay khi các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác có yêu cầu.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRUỞNG BỘ THUƠNG MẠI SỐ 1273/2004/QĐ-BTM
NGÀY 07 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
PHA MÀU XĂNG DẦU THƯƠNG PHẨM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
– Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.
– Căn cứ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.
– Nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận chất lượng xăng dầu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thị trường trong nước;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều l: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế pha màu xăng dầu thương phẩm.
Điều 2: .
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc Sở Thương mại, hoặc Sở Thương mại – Du lịch, Chánh văn phòng Bộ Thương mại, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thị trường trong nước và Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục có liên quan của Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
PHA MÀU XĂNG DẦU THƯƠNG PHẨM
(ban hành kèm theo Quyết định số 1273/2004/QĐ-BTM ngày 07 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Thực hiện thống nhất việc pha màu xăng dầu thương phẩm trong phạm vi toàn quốc đối với: Dầu hoả, xăng không pha chì RON 83, xăng không pha chì RON 90 và xăng không pha chì RON 92 (gọi chung là sản phẩm) nhập khẩu và sản xuất trong nước của tác doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đầu mối (gọi chung là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối); Sản phẩm dùng trong lực lượng vũ trang (Quốc phòng, Công an); Sản phẩm Dự trữ Quốc gia, được Nhà nước cho phép xuất bán; Nhiên liệu bay không bảo đảm chất lượng – An toàn bay, đã qua sử dụng của ngành hàng không, lực lượng vũ trang. Trước khi xuất bán, tiêu thụ các sản phẩm, nhiên liệu bay ra thị trường nội địa, phải thực hiện việc pha màu theo quy định tại quy chế này.
2. Không thực hiện việc pha màu đối với sản phẩm, nhiên liệu bay làm nguyên liệu, dung môi cho các ngành sản xuất, gia công, chế biến; dự trữ Quốc gia; tạm nhập tái xuất; nhiên liệu bay phục vụ nội bộ ngành hàng không, lực lượng vũ trang.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2: Màu chỉ định, liều lượng màu pha
Việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay (quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này) phải thực hiện thống nhất về màu chỉ định, liều lượng màu pha đối với từng chủng loại sản phẩm, cụ thể:
1. Dầu hoả, nhiên liệu bay:
– Màu chỉ định: tím;
– Liều lượng màu pha: 7 mg/lít;
– Sản phẩm, nhiên liệu bay sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu tím.
2. Xăng không pha chì RON 83:
– Màu chỉ định: nâu sẫm,
– Liều lượng màu pha: 7 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng nâu sẫm.
3. Xăng không pha chì RON 90:
– Màu chỉ định: đỏ;
– Liều lượng màu pha: 5 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu đỏ.
4. Xăng không pha chì RON 92:
– Màu chỉ định: Xanh;
– Liều lượng màu pha: 5 mg/lít,
– Sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu xanh lá cây.
Điều 3: Quy định màu pha và pha màu
1. Màu pha vào sản phẩm, nhiên liệu bay của ngành hàng không (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy chế), phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định, thông dụng trên thị trường quốc tế, không độc hại đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, không đóng cặn, phân lớp, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, độ bền động cơ, thiết bị.
2. Địa điểm pha màu: thực hiện tại các cơ sở cấp phát (xuất bán) xăng dầu, kho đầu mối, kho trung chuyển, nhà máy chế biến xăng từ nguyên liệu condensate, cơ sở pha chế xăng dầu thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc pha trực tiếp vào phương tiện vận chuyển tại bến xuất sản phẩm, nhiên liệu bay.
3. Các cơ sở pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng đầu đầu mối được uỷ quyền pha màu, phải có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc pha màu theo quy định: cân, bình đong tiêu chuẩn; dụng cụ, thiết bị khuấy trộn; bình, lọ, chai thuỷ tinh, hoặc pha lê (gọi chung là chai) lưu giữ (đựng) sản phẩm, nhiên liệu đã pha màu theo quy định (gọi chung là chai mẫu) và nhãn mác phù hợp với từng loại sản phẩm, nhiên liệu bay.
4. Chai mẫu phải niêm phong kẹp chì nắp đậy. Mỗi chai mẫu phải có nhãn mác ghi rõ: Tên sản phẩm; Quy cách chất lượng sản phẩm; Liều lượng màu pha; Ngày… tháng… năm…. pha màu; Địa chỉ nơi pha màu; Tên và chữ ký của cán bộ hoặc nhân viên trực tiếp pha màu; Tên doanh nghiệp, hoặc đơn vị được uỷ quyền pha màu; Giá bán sản phẩm pha màu; Nhãn mác phải đóng dấu của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu.
Điều 4: Sản phẩm, nhiên liệu bay dùng trong lực lượng vũ trang
1. Sản phẩm dùng trong lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công An chỉ đạo các đơn vị trong lực lượng trực tiếp tổ chức pha màu theo quy định tại Quy chế này để sử dụng trong lực lượng và chịu trách nhiệm về sản phẩm pha màu của mình.
2. Nhiên liệu bay không bảo đảm chất lượng quy định – An toàn bay, hoặc đã qua sử dụng, nếu được phép xuất bán ra thị trường, giao Công ty xăng dầu Quân đội thực hiện việc pha màu theo quy định.
Điều 5: Quản lý sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu
1. Các ngành sản xuất, gia công chế biến có nhu cầu sử dụng sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu, phải ký hợp đồng với doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối để cung cấp nguồn và phải quản lý chặt chẽ số sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu; không để lợi dụng, thẩm lậu ra thị trường. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dần đầu mối thực hiện theo hợp đồng đã ký với khách hàng.
2. Trong quá trình vận chuyển sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu đến khách hàng tiêu thụ, hoặc nhập kho dự trữ Quốc gia; các doanh nghiệp, chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ có liên quan đến lô hàng đang vận chuyển để xuất trình cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết.
3. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên được giao nhiệm vụ cung ứng, kinh doanh, dự trữ Quốc gia sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu, phải có kế hoạch biện pháp quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định về vận chuyển, xuất nhập, tồn kho, đổi hạt, tiêu thụ; không để lợi dụng, thẩm lậu sản phẩm, nhiên liệu bay ra thị trường.
Điều 6: Trách nhiệm của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
1. Ban hành Quy trình pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trực tiếp pha màu sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay; tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật pha màu sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay cho số cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay theo quy định tại Quy chế này. Chỉ đạo, quản lý chặt chẽ màu pha, sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay đã pha màu thuộc hệ thống phân phối tiêu thụ thuộc mình quản lý.
2. Cung cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng màu pha vào sản phẩm, nhiên liệu bay cho các doanh nghiệp, đơn vị thành viên được uỷ quyền pha màu.
3. Sản phẩm, nhiên liệu bay sau khi pha màu phải bảo đảm độ đồng đều, không có mùi lạ, không độc hại đối với người sử dụng, bảo đảm an toàn phòng cháy nổ và môi trường. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu thuộc hệ thống phân phối tiêu thụ của mình quản lý.
4. Sau mỗi lô sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu, phải lưu giữ mẫu trong chai (chai mẫu). Quản lý, bảo quản các chai mẫu tại các cơ sở cấp phát, xuất bán nguồn cung cấp do chai mẫu cho hệ thống phân phối tiêu thụ thuộc mình quản lý: cửa hàng, trạm cấp phát, điểm bán sản phẩm pha màu (gọi chung là cửa hàng) để khách hàng, hoặc lực lượng kiểm tra đối chứng khi cần thiết.
Điều 7: Giá thành sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu
Mọi chi phí về pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hạch toán vào giá thành và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu của mình.
Điều 8: Trách nhiệm của Tổng đại lý, đại lý
1. Lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn chai mầu tại các cửa hàng xăng dầu, niêm phong kép chì, nhãn mác của chai mẫu. Chai mẫu phải được trưng bầy tại vị trí dễ thấy và thuận tiện nhất để người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra kiểm soát đối chứng với sản phẩm đang có bán tại cửa hàng. Giá bán sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu tại cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với giá bán ghi trên nhãn mác chai mẫu.
2. Trường hợp, màu sản phẩm trong chai mẫu bị phai (không giữ được độ màu ban đầu), đại lý đề nghị doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hoặc doanh nghiệp, đơn vị thành viên (nơi cấp phát nguồn) thay thế chai mẫu khác.
3. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, thông báo, giải thích cho người tiêu dùng về màu, giá bán của từng chủng loại sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu, tác dụng, lợi ích của việc pha màu và thông qua màu sản phẩm người tiêu dùng nhận biết nhanh giá bán của từng chủng loại xăng, dầu hoả và nhiên liệu bay đang có bán lại cửa hàng.
CHƯƠNG III
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9: Trách nhiệm của Sở Thương mại
Sở Thương mại, hoặc Sở Thương mại – Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra; xử lý kiên quyết đối với cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu, nhiên liệu bay không chấp hành các quy định pha màu quy định tại Quy chế này, cụ thể:
1. Tổ chức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất đối với các cơ sở dự trữ, hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm thuộc địa bàn mình quản lý, bao gồm: kho (bồn, bể) tồn trữ, cửa hàng bán xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối; doanh nghiệp, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp đầu mối; tổng đại lý, đại lý.
2. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay quy định tại Quy chế này; các hành vi gian lận khác về gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
Điều 10: Xử lý vi phạm
1. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị sản xuất, chế biến, pha chế và cơ sở cấp phát sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu vi phạm các quy định tại Quy chế này; tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý hành chính, hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi vi phạm dưới đây đều bị xử lý:
2.1. Không thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay; không tuân thủ các quy định về pha màu; pha không đúng màu chỉ định, liều lượng đối với từng loại sản phẩm, nhiên liệu bay quy định tại Quy chế.
2.2. Pha lại màu khác, hoặc dùng hoá chất làm biến đổi màu sản phẩm, nhiên liệu bay của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đã pha.
2.3. Không lưu chai mẫu tại các cơ sở cấp phát, hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm, nhiên liệu bay pha màu thuộc hệ thống mình quản lý. Tự ý thay đổi chai mẫu. Chai mẫu không có nhãn mác; nhãn mác ghi không đầy đủ nội dung quy định tại Quy chế.
2.4. Pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay không đúng địa điểm quy định; không bản đảm an toàn lao động, phòng cháy nổ, môi trường trong quá trình thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay.
2.5. Mua sản phẩm, nhiên liệu bay trôi nổi trên thị trường về tự pha màu bán ra thị trường.
2.6. Doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị, cơ sở sản xuất, gia công chế biến… bán sản phẩm, nhiên liệu bay không pha màu ra thị trường.
2.7. Làm mất niêm phong kẹp chì. Thay đổi niêm phong kẹp chì, nhãn mác chai mẫu; thay thế sản phẩm pha màu trong chai mẫu.
2.8. Giá bán sản phẩm, hoặc nhiên liệu bay pha màu tại cửa hàng không phù hợp với giá bán ghi trên nhãn mác chai mẫu.
2.9. Các hành vi vi phạm khác về gian lận pha màu.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Vụ Chính sách Thị trường trong nước, chủ trì tổ chức thực hiện việc pha màu xăng dầu thương phẩm theo quy định tại Quy chế này. Kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được uỷ quyền thực hiện việc pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay.
– Giao Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam: cung cấp màu pha, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật pha màu sản phẩm, nhiên liệu bay khi các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác có yêu cầu.
Reviews
There are no reviews yet.