QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 126/2005/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2005
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương ven biển, đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một ngành chủ lực tạo sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ.
Điều 2. Giao và cho thuê mặt nước biển:
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng mặt nước biển, đất trên hải đảo để nuôi trồng hải sản được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân các tỉnh) giao, cho thuê đất và mặt nước biển để nuôi trồng hải sản theo quy định pháp luật về đất đai và thuỷ sản.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng nuôi lớn để nuôi trồng thủy sản hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại diện tích mặt nước biển đã được đầu tư cơ sở hạ tầng để nuôi trồng hải sản.
Điều 3. Về đầu tư từ ngân sách nhà nước:
A. Ngân sách trung ương đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho:
1. Quy hoạch tổng thể nuôi hải sản trên biển và hải đảo toàn quốc.
2. Hỗ trợ các dự án nhập khẩu giống gốc một số loài hải đặc sản sạch bệnh, có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và công nghệ sản xuất giống nhân tạo để sản xuất con giống trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
3. Hỗ trợ các dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi trồng hải sản.
5. Hàng năm ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư nuôi hải sản trên biển và hải đảo.
B. Ngân sách địa phương đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho:
1. Quy hoạch vùng nuôi trên biển và hải đảo của các địa phương.
2. Hỗ trợ sản xuất nhân tạo giống một số loài hải đặc sản có giá trị kinh tế và đòi hỏi công nghệ sản xuất cao, đầu tư lớn như: cá song, tôm hùm, hải sâm, bào ngư…
3. Hỗ trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu của các vùng nuôi gồm: điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng hải và các khu vực khác, hệ thống neo lồng bè chính.
Việc đầu tư và hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo bằng ngân sách nhà nước nêu tại Điều này phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối trong kế hoạch hàng năm, bố trí vốn cho các dự án. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển dành một phần ngân sách của địa phương để có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Điều 4. Về tín dụng:
1. Hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có biện pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện vay vốn tham gia nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án nuôi trồng hải sản, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm cho các dự án vay vốn khả thi, thu hút thêm lao động có việc làm mới, ổn định.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phối hợp với Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ: xây dựng quy hoạch các vùng nuôi trên biển và hải đảo của địa phương đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chỉ đạo xây dựng một số mô hình sản xuất để rút kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi nhằm thúc đẩy phong trào nuôi hải sản trên biển và hải đảo phát triển nhanh và có hiệu quả.
2. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương ven biển sớm hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển và hải đảo toàn quốc; chỉ đạo tổ chức khuyến ngư giúp địa phương xây dựng các mô hình sản xuất, tăng cường các hình thức để tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân các địa phương nắm vững kỹ thuật tiên tiến nuôi hải sản trên biển và hải đảo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí cân đối vốn ngân sách trong kế hoạch hàng năm để thực hiện các dự án.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 126/2005/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2005
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương ven biển, đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một ngành chủ lực tạo sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ.
Điều 2. Giao và cho thuê mặt nước biển:
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng mặt nước biển, đất trên hải đảo để nuôi trồng hải sản được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân các tỉnh) giao, cho thuê đất và mặt nước biển để nuôi trồng hải sản theo quy định pháp luật về đất đai và thuỷ sản.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng nuôi lớn để nuôi trồng thủy sản hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại diện tích mặt nước biển đã được đầu tư cơ sở hạ tầng để nuôi trồng hải sản.
Điều 3. Về đầu tư từ ngân sách nhà nước:
A. Ngân sách trung ương đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho:
1. Quy hoạch tổng thể nuôi hải sản trên biển và hải đảo toàn quốc.
2. Hỗ trợ các dự án nhập khẩu giống gốc một số loài hải đặc sản sạch bệnh, có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và công nghệ sản xuất giống nhân tạo để sản xuất con giống trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
3. Hỗ trợ các dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.
4. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi trồng hải sản.
5. Hàng năm ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư nuôi hải sản trên biển và hải đảo.
B. Ngân sách địa phương đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho:
1. Quy hoạch vùng nuôi trên biển và hải đảo của các địa phương.
2. Hỗ trợ sản xuất nhân tạo giống một số loài hải đặc sản có giá trị kinh tế và đòi hỏi công nghệ sản xuất cao, đầu tư lớn như: cá song, tôm hùm, hải sâm, bào ngư…
3. Hỗ trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu của các vùng nuôi gồm: điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng hải và các khu vực khác, hệ thống neo lồng bè chính.
Việc đầu tư và hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo bằng ngân sách nhà nước nêu tại Điều này phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối trong kế hoạch hàng năm, bố trí vốn cho các dự án. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển dành một phần ngân sách của địa phương để có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Điều 4. Về tín dụng:
1. Hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có biện pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện vay vốn tham gia nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án nuôi trồng hải sản, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm cho các dự án vay vốn khả thi, thu hút thêm lao động có việc làm mới, ổn định.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phối hợp với Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ: xây dựng quy hoạch các vùng nuôi trên biển và hải đảo của địa phương đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chỉ đạo xây dựng một số mô hình sản xuất để rút kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi nhằm thúc đẩy phong trào nuôi hải sản trên biển và hải đảo phát triển nhanh và có hiệu quả.
2. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương ven biển sớm hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển và hải đảo toàn quốc; chỉ đạo tổ chức khuyến ngư giúp địa phương xây dựng các mô hình sản xuất, tăng cường các hình thức để tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân các địa phương nắm vững kỹ thuật tiên tiến nuôi hải sản trên biển và hải đảo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí cân đối vốn ngân sách trong kế hoạch hàng năm để thực hiện các dự án.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Reviews
There are no reviews yet.