Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 123/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 123/2007/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo

và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng (tờ trình số 795/TTr-BQP ngày 12 tháng 02 năm 2007) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 6048/BKH-QPAN ngày 16 tháng 8 năm 2006) về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

1. Tên Quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn; quy hoạch 1/500 khu quản lý điều hành và một số di tích trọng điểm thuộc tỉnh Quảng Bình.

2. Mục tiêu:

a) Bảo tồn một cách hệ thống các di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

b) Đề xuất số lượng và quy mô các cụm di tích trọng điểm làm cơ sở lập các dự án thành phần và kiến nghị xếp hạng di tích đầy đủ, có hệ thống.

c) Xác định quy mô và thứ tự ưu tiên lập các dự án thành phần.

d) Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng theo một quy hoạch thống nhất.

đ) Xây dựng khu điều hành phục vụ du lịch văn hoá, kết hợp với du lịch sinh thái; gìn giữ niềm tự hào truyền thống anh hùng dân tộc qua các thế hệ và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.

3. Phạm vi quy hoạch và phân vùng:

a) Quy hoạch tổng thể: phạm vi quy hoạch 271,44 ha. Bao gồm 7 cụm và một số di tích lẻ:

Các di tích từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Lộc Ninh (Bình Phước), bao gồm:

– Cụm 1: di tích Lạc Thiên – Đồng Lộc – Hương Đô thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

– Cụm 2: di tích đường 12, đường 20, đường 16 thuộc tỉnh Quảng Bình (cụm vượt khẩu);

– Cụm 3: di tích đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị;

– Cụm 4: di tích A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Cụm 5: di tích Khâm Đức thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Cụm 6: di tích Tây Nguyên thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (Cụm Ngã ba biên giới);

– Cụm 7: di tích Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước;

– Một số di tích lẻ thuộc tỉnh Nghệ An.

b) Khu quản lý điều hành và một số di tích trọng điểm thuộc tỉnh Quảng Bình:

– Khu bảo tồn di tích có diện tích 73,34 ha gồm: khu vực bến phà Xuân Sơn và một đoạn đường 15; khu vực cầu phao Nguyễn Văn Trỗi (bến phà B); Hang Thông tin; kho hàng, hang NH; trọng điểm Trạ Ang; Dốc Ba Thang; chỉ huy sở Bộ Tư lệnh 559 tại Cổ Giang – Cự Nẵm; hang Hoá Thanh – Hoá Tiến; khu vực chỉ huy sở Bộ Tư lệnh Trường Sơn năm 1973 tại Hiền Ninh;

– Khu tôn tạo cơ sở hạ tầng để phát huy tác dụng văn hoá – lịch sử của di tích có diện tích 30,8 ha gồm: khu điều hành quản lý; khu cây xanh; bãi đỗ xe; khu dịch vụ; khu cắm trại; khu hồi tưởng và sinh hoạt của bộ đội và thanh niên xung phong; đất giao thông.

Địa điểm xây dựng: Km 15 đường 20 Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình.

4. Các dự án thành phần:

a) Dự án số 1: dự án bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích.

b) Dự án số 2: dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh.

c) Dự án số 3: dự án đầu tư cụm 1 (cụm di tích Lạc Thiên – Đồng Lộc – Hương Đô thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

d) Dự án số 4: dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm ở Quảng Bình (thuộc cụm 2 di tích trên địa phận tỉnh Quảng Bình).

đ) Dự án số 5: dự án đầu tư khu quản lý điều hành, phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình.

e) Dự án số 6: dự án đầu tư các di tích còn lại của cụm 2 (cụm di tích trên địa phận tỉnh Quảng Bình).

g) Dự án số 7: dự án đầu tư cụm 3 (cụm di tích đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị).

h) Dự án số 8: dự án đầu tư cụm 4 (cụm di tích A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).

i) Dự án số 9: dự án đầu tư cụm 5 (cụm di tích Khâm Đức tỉnh Quảng Nam).

k) Dự án số 10: dự án đầu tư cụm 6 (cụm di tích Tây Nguyên thuộc các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

l) Dự án số 11: dự án đầu tư cụm 7 (cụm di tích Lộc Ninh tỉnh Bình Phước).

m) Dự án số 12: dự án đầu tư một số di tích thuộc tỉnh Nghệ An.

5. Đối tượng bảo tồn: bảo tồn chủ yếu của quy hoạch là “các cụm di tích thuộc đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn”, bao gồm tuyến đường, các công trình, cảnh quan, giao thông, trạm quân y và trận địa pháo phòng không v.v…

6. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn ngân sách trung ương (không nằm trong số kinh phí bố trí thường xuyên hàng năm cho các công trình văn hoá của Bộ Quốc phòng).

b) Vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

c) Vốn ngân sách địa phương.

d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

7. Trình tự ưu tiên đầu tư:

a) Nhóm dự án đầu tư tập trung bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá: gồm 4 dự án thành phần:

– Dự án số 1: bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích;

– Dự án số 2: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn;

– Dự án số 4: dự án đầu tư Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm ở tỉnh Quảng Bình;

– Dự án số 5: khu quản lý điều hành, phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Bình);

– Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2012.

b) Nhóm dự án đầu tư theo khả năng huy động các nguồn vốn: Nhà nước, ngân sách địa phương, vốn huy động hợp pháp khác cho các dự án thành phần số 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 (tên dự án nêu ở mục 4);

– Thời gian thực hiện: từ năm 2008 đến năm 2014.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin và các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ:

a) Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư lập, tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện theo quy định các dự án thành phần số 2, 4, 5.

b) Phối hợp với các địa phương thực hiện dự án số 1; tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để xác định, bổ sung các văn bản căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn việc xếp hàng các di tích, khoanh vùng bảo vệ các di tích, đánh giá đúng giá trị của các di tích và các công trình khác liên quan tới di tích.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Quốc phòng công bố quy hoạch, tiến hành cắm mốc giới, di dời các công trình trong khu vực di tích, bàn giao đất để triển khai xây dựng dự án số 2, 4, 5; khi dự án xây dựng xong tiếp nhận, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đồng thời lập hồ sơ bổ sung xếp hạng di tích còn thiếu, lập dự án thành phần số 6, tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, sau khi quy hoạch tổng thể phê duyệt, các địa phương có di tích tiến hành lập hồ sơ bổ sung xếp hạng di tích còn thiếu, căn cứ khả năng các nguồn vốn để lập dự án đầu tư, tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện.

4. Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ đạo các địa phương có di tích lập bổ sung hồ sơ xếp hạng các di tích còn thiếu, chịu trách nhiệm thẩm định về chuyên môn đối với các dự án thành phần, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. Xem xét bố trí vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá cho dự án theo nội dung phê duyệt.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, cân đối phần vốn thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư được phê duyệt trong phạm vi quy hoạch này.

6. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kết nối các tua du lịch trong cả nước và phát huy giá trị của khu di tích lịch sử.

7. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện giúp đỡ để việc triển khai thực hiện quy hoạch bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành trên địa bàn thuộc phạm vi di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hoá – Thông tin, Quốc phòng, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ: VHTT, KH&ĐT, TC, XD,

GTVT, TN&MT, NN&PTNT, QP;

– HĐND, UBND các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,

Đắk Nông, Bình Phước;

– Viện Khoa học xã hội Việt Nam;

– Tổng cục Du lịch;

– Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Tấn Dũng – đã ký

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ: CN, KTTH, NN, ĐP, TH, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b). XH

Thuộc tính văn bản
Quyết định 123/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 123/2007/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký:
Ngày ban hành: 30/07/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xây dựng , Giao thông
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 123/2007/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo

và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng (tờ trình số 795/TTr-BQP ngày 12 tháng 02 năm 2007) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 6048/BKH-QPAN ngày 16 tháng 8 năm 2006) về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

1. Tên Quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn; quy hoạch 1/500 khu quản lý điều hành và một số di tích trọng điểm thuộc tỉnh Quảng Bình.

2. Mục tiêu:

a) Bảo tồn một cách hệ thống các di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

b) Đề xuất số lượng và quy mô các cụm di tích trọng điểm làm cơ sở lập các dự án thành phần và kiến nghị xếp hạng di tích đầy đủ, có hệ thống.

c) Xác định quy mô và thứ tự ưu tiên lập các dự án thành phần.

d) Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng theo một quy hoạch thống nhất.

đ) Xây dựng khu điều hành phục vụ du lịch văn hoá, kết hợp với du lịch sinh thái; gìn giữ niềm tự hào truyền thống anh hùng dân tộc qua các thế hệ và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.

3. Phạm vi quy hoạch và phân vùng:

a) Quy hoạch tổng thể: phạm vi quy hoạch 271,44 ha. Bao gồm 7 cụm và một số di tích lẻ:

Các di tích từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Lộc Ninh (Bình Phước), bao gồm:

– Cụm 1: di tích Lạc Thiên – Đồng Lộc – Hương Đô thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

– Cụm 2: di tích đường 12, đường 20, đường 16 thuộc tỉnh Quảng Bình (cụm vượt khẩu);

– Cụm 3: di tích đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị;

– Cụm 4: di tích A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Cụm 5: di tích Khâm Đức thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Cụm 6: di tích Tây Nguyên thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (Cụm Ngã ba biên giới);

– Cụm 7: di tích Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước;

– Một số di tích lẻ thuộc tỉnh Nghệ An.

b) Khu quản lý điều hành và một số di tích trọng điểm thuộc tỉnh Quảng Bình:

– Khu bảo tồn di tích có diện tích 73,34 ha gồm: khu vực bến phà Xuân Sơn và một đoạn đường 15; khu vực cầu phao Nguyễn Văn Trỗi (bến phà B); Hang Thông tin; kho hàng, hang NH; trọng điểm Trạ Ang; Dốc Ba Thang; chỉ huy sở Bộ Tư lệnh 559 tại Cổ Giang – Cự Nẵm; hang Hoá Thanh – Hoá Tiến; khu vực chỉ huy sở Bộ Tư lệnh Trường Sơn năm 1973 tại Hiền Ninh;

– Khu tôn tạo cơ sở hạ tầng để phát huy tác dụng văn hoá – lịch sử của di tích có diện tích 30,8 ha gồm: khu điều hành quản lý; khu cây xanh; bãi đỗ xe; khu dịch vụ; khu cắm trại; khu hồi tưởng và sinh hoạt của bộ đội và thanh niên xung phong; đất giao thông.

Địa điểm xây dựng: Km 15 đường 20 Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình.

4. Các dự án thành phần:

a) Dự án số 1: dự án bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích.

b) Dự án số 2: dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh.

c) Dự án số 3: dự án đầu tư cụm 1 (cụm di tích Lạc Thiên – Đồng Lộc – Hương Đô thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

d) Dự án số 4: dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm ở Quảng Bình (thuộc cụm 2 di tích trên địa phận tỉnh Quảng Bình).

đ) Dự án số 5: dự án đầu tư khu quản lý điều hành, phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình.

e) Dự án số 6: dự án đầu tư các di tích còn lại của cụm 2 (cụm di tích trên địa phận tỉnh Quảng Bình).

g) Dự án số 7: dự án đầu tư cụm 3 (cụm di tích đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị).

h) Dự án số 8: dự án đầu tư cụm 4 (cụm di tích A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).

i) Dự án số 9: dự án đầu tư cụm 5 (cụm di tích Khâm Đức tỉnh Quảng Nam).

k) Dự án số 10: dự án đầu tư cụm 6 (cụm di tích Tây Nguyên thuộc các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

l) Dự án số 11: dự án đầu tư cụm 7 (cụm di tích Lộc Ninh tỉnh Bình Phước).

m) Dự án số 12: dự án đầu tư một số di tích thuộc tỉnh Nghệ An.

5. Đối tượng bảo tồn: bảo tồn chủ yếu của quy hoạch là “các cụm di tích thuộc đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn”, bao gồm tuyến đường, các công trình, cảnh quan, giao thông, trạm quân y và trận địa pháo phòng không v.v…

6. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn ngân sách trung ương (không nằm trong số kinh phí bố trí thường xuyên hàng năm cho các công trình văn hoá của Bộ Quốc phòng).

b) Vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

c) Vốn ngân sách địa phương.

d) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

7. Trình tự ưu tiên đầu tư:

a) Nhóm dự án đầu tư tập trung bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá: gồm 4 dự án thành phần:

– Dự án số 1: bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích;

– Dự án số 2: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn;

– Dự án số 4: dự án đầu tư Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm ở tỉnh Quảng Bình;

– Dự án số 5: khu quản lý điều hành, phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Bình);

– Thời gian thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2012.

b) Nhóm dự án đầu tư theo khả năng huy động các nguồn vốn: Nhà nước, ngân sách địa phương, vốn huy động hợp pháp khác cho các dự án thành phần số 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 (tên dự án nêu ở mục 4);

– Thời gian thực hiện: từ năm 2008 đến năm 2014.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin và các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ:

a) Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư lập, tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện theo quy định các dự án thành phần số 2, 4, 5.

b) Phối hợp với các địa phương thực hiện dự án số 1; tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để xác định, bổ sung các văn bản căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn việc xếp hàng các di tích, khoanh vùng bảo vệ các di tích, đánh giá đúng giá trị của các di tích và các công trình khác liên quan tới di tích.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Quốc phòng công bố quy hoạch, tiến hành cắm mốc giới, di dời các công trình trong khu vực di tích, bàn giao đất để triển khai xây dựng dự án số 2, 4, 5; khi dự án xây dựng xong tiếp nhận, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đồng thời lập hồ sơ bổ sung xếp hạng di tích còn thiếu, lập dự án thành phần số 6, tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, sau khi quy hoạch tổng thể phê duyệt, các địa phương có di tích tiến hành lập hồ sơ bổ sung xếp hạng di tích còn thiếu, căn cứ khả năng các nguồn vốn để lập dự án đầu tư, tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện.

4. Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ đạo các địa phương có di tích lập bổ sung hồ sơ xếp hạng các di tích còn thiếu, chịu trách nhiệm thẩm định về chuyên môn đối với các dự án thành phần, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. Xem xét bố trí vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá cho dự án theo nội dung phê duyệt.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, cân đối phần vốn thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư được phê duyệt trong phạm vi quy hoạch này.

6. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kết nối các tua du lịch trong cả nước và phát huy giá trị của khu di tích lịch sử.

7. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện giúp đỡ để việc triển khai thực hiện quy hoạch bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành trên địa bàn thuộc phạm vi di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hoá – Thông tin, Quốc phòng, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ: VHTT, KH&ĐT, TC, XD,

GTVT, TN&MT, NN&PTNT, QP;

– HĐND, UBND các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,

Đắk Nông, Bình Phước;

– Viện Khoa học xã hội Việt Nam;

– Tổng cục Du lịch;

– Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Tấn Dũng – đã ký

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ: CN, KTTH, NN, ĐP, TH, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b). XH

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 123/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Đông Trường Sơn”