CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
———————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Thông tin, truyền thông vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, vừa là ngành dịch vụ kinh tế mũi nhọn do vậy phải ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước; việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông khu vực nông thôn phải đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác có liên quan để phát huy hết năng lực và đạt hiệu quả đầu tư cao, tránh lãng phí.
2. Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn phải phù hợp với các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược và quy hoạch phát triển thông tin và truyền thông chung của cả nước và của từng địa phương, từng vùng.
3. Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn theo nhu cầu thị trường bằng nguồn lực chung của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đối với các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển bằng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn, kinh phí, nhân lực theo quy định của pháp luật.
4. Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn cần thực hiện tập trung, thống nhất, đồng bộ và lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan để đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao, đồng thời tránh trùng lặp, gây lãng phí về tài chính và thời gian.
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới công nghệ thông tin – truyền thông hiện đại, đồng bộ đến cấp cơ sở góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn; phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đưa phát thanh, truyền hình, sách, báo tới người dân nông thôn để xoá dần khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị; thực hiện việc số hoá và lưu trữ tập trung thông tin mọi mặt đời sống xã hội trên môi trường mạng để tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn truy nhập và lấy thông tin nhanh chóng, thuận lợi; đảm bảo thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở để người dân khu vực nông thôn vừa tiếp nhận được thông tin vừa có thể đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng và phát huy dân chủ ở cơ sở.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Về cơ sở hạ tầng
a) 100% số xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mức độ phục vụ bưu chính bình quân đạt dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính với bán kính phục vụ dưới 3 km.
b) 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.
c) 100% lãnh thổ, lãnh hải và các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam được phủ sóng phát thanh, truyền hình trung ương; hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã.
2. Về dịch vụ
a) Bảo đảm hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.
b) 100% số xã đồng bằng, trung du và hầu hết các xã miền núi có báo Nhân dân, báo Đảng của Đảng bộ địa phương trong ngày.
c) 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định; 100% số xã có trụ sở Ủy ban nhân dân, trường học, trạm xá được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.
d) Mật độ điện thoại khu vực nông thôn đạt 40% đến 45% mật độ điện thoại bình quân toàn quốc; mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30% đến 40% mật độ bình quân toàn quốc.
3. Về cung cấp thông tin
a) Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.
b) Các báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội ở trung ương và địa phương có các chương trình, chuyên mục về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung thông tin phù hợp nhu cầu, trình độ văn hoá, phong tục của người dân nông thôn từng vùng miền.
c) Các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 Luật Công nghệ thông tin.
4. Về thông tin cơ sở hai chiều
a) Các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng tới người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn.
b) Các cơ quan Đảng, chính quyền từ trung ương tới cấp xã có số máy điện thoại, hộp thư điện tử công khai để tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
c) Các báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội ở trung ương và địa phương có các chuyên mục tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
IV. NHIỆM VỤ
1. Phát triển viễn thông công ích
a) Mục tiêu: đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
b) Nội dung:
– Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng, duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông tại các vùng công ích, các dịch vụ viễn thông bắt buộc trên phạm vi toàn quốc; hỗ trợ các nhiệm vụ công ích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Hỗ trợ người dân vùng công ích, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng chính sách khác sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và trang bị thiết bị đầu cuối.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2020.
2. Xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng đến xã
a) Mục tiêu: thiết lập hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ về đến xã để cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông cho người dân nông thôn.
b) Nội dung: xây dựng các đường truyền dẫn, điểm kết nối băng rộng đa dịch vụ đến các xã bằng những phương thức, công nghệ hiện đại (cáp quang, vệ tinh, vô tuyến băng rộng), phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội của từng vùng miền nông thôn.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2015.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã và xây dựng thí điểm Trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng.
a) Mục tiêu: nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã hiện có.
b) Nội dung:
– Tổng rà soát, đánh giá hiện trạng hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã trên phạm vi toàn quốc.
– Quy hoạch lại hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã theo hướng ngừng các điểm hoạt động không hiệu quả, nâng cấp các điểm hoạt động hiệu quả và thí điểm xây dựng một số Trung tâm Thông tin và Truyền thông cộng đồng trên cơ sở cung cấp đa dịch vụ.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2015.
4. Xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông thôn
a) Mục tiêu: xây dựng kênh truyền hình có nội dung thông tin chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để phục vụ chương trình “Nông thôn mới”.
b) Nội dung:
Xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với các nội dung chương trình cụ thể sau:
– Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
– Cung cấp thông tin và đào tạo trực tuyến về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thời tiết, nông vụ, thiên tai, dịch bệnh; thông tin về thị trường nông sản, hàng hoá, thiết bị vật tư nông nghiệp, thị trường lao động; thông tin về xây dựng nông thôn mới và phát triển văn hoá ở nông thôn.
– Tạo diễn đàn, kênh đối thoại để người nông dân có thể góp ý kiến, phản ánh tâm tư, nguyện vọng và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến hết năm 2015.
5. Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn
a) Mục tiêu: xây dựng mô hình mẫu đưa Internet tới cộng đồng dân cư nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân ở nông thôn trên địa bàn truy cập Internet để lấy thông tin và sử dụng các dịch vụ hành chính công phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, từ đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các địa phương khác.
b) Nội dung: xây dựng hạ tầng mạng Internet, các điểm truy nhập Internet công cộng theo mô hình mẫu tại một tỉnh; xây dựng các cổng thông tin tập trung chuyên biệt về y tế, nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan khác; xây dựng quy chế cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến hết năm 2015.
6. Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam
a) Mục tiêu: hỗ trợ cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet để thu được các thông tin hữu ích từ Internet phục vụ cho sản xuất, đời sống, góp phần xoá bỏ khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị.
b) Nội dung:
– Trang bị máy tính có nối mạng Internet tại các điểm Bưu điện – Văn hoá xã, trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng, thư viện và các thiết chế cơ sở khác tại một số vùng nông thôn trọng điểm trên cả nước để nâng cao năng lực phục vụ người dân.
– Đào tạo cho đội ngũ quản lý tại các cơ sở trên về kỹ năng sử dụng máy tính và truy cập Internet để hướng dẫn lại cho người dân.
– Tuyên truyền cho người dân hiểu về tác dụng của việc sử dụng máy tính và tiếp cận thông tin qua mạng Internet.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2020.
V. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: khoảng 24.664.000.000.000 đồng (hai mươi bốn ngàn, sáu trăm sáu mươi tư tỷ đồng).
2. Nguồn vốn
– Ngân sách nhà nước: 150 tỷ đồng.
– Doanh nghiệp: 7.914 tỷ đồng.
– Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam: 15.150 tỷ đồng.
– Nguồn vốn khác: 1.450 tỷ đồng.
3. Kinh phí, nguồn vốn của các dự án thuộc Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 được chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
VI. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp về tầm quan trọng của việc phát triển thông tin, truyền thông nông thôn và thực hiện thông tin cơ sở hai chiều.
b) Phổ biến chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển thông tin, truyền thông nông thôn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách phổ cập dịch vụ bưu điện, viễn thông đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
c) Tuyên truyền tới người dân về tầm quan trọng và ích lợi của việc sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, phát thanh – truyền hình cho đời sống và sản xuất.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến phát triển thông tin, truyền thông nông thôn
a) Triển khai việc hướng dẫn thực hiện Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Báo chí, Luật Xuất bản đối với các nội dung liên quan đến phát triển thông tin truyền thông nông thôn.
b) Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản giai đoạn 2011 – 2020, trong đó cụ thể hoá các mục tiêu, định hướng, lộ trình, giải pháp phát triển thông tin truyền thông nông thôn đối với từng lĩnh vực.
c) Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình viễn thông công ích cho giai đoạn 2011 – 2020.
3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý để thực thi các chính sách phát triển thông tin và truyền thông nông thôn
a) Hoàn thiện, bổ sung chức năng hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để Quỹ thực hiện chính sách phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện lộ trình số hoá truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình mặt đất thuộc khu vực nông thôn.
b) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông để tạo điều kiện cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hoàn thành nhiệm vụ bưu chính công ích, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
c) Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
4. Thực hiện chính sách kích cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân khu vực nông thôn
a) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn nói chung thông qua chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đầu tư, đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Hỗ trợ vốn, kinh phí trực tiếp cho các chương trình, đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
– Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho việc xuất bản và phát hành một số đầu sách, báo và lập các tủ sách cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và các xã đặc biệt khó khăn.
– Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo ở khu vực nông thôn để mua sắm máy thu thanh, thu hình.
– Cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông khu vực nông thôn gồm: đường truyền dẫn băng rộng đến xã, Điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng, Trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng, sản xuất máy phát, máy thu, đầu thu truyền hình số phục vụ lộ trình số hoá truyền dẫn, phát sóng phát thanh và truyền hình số mặt đất.
– Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp viễn thông và hộ gia đình để phổ cập các dịch vụ viễn thông tại các vùng công ích thông qua các hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch.
– Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số để phát các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
c) Triển khai đấu giá sử dụng tần số vô tuyến điện và sử dụng một phần kinh phí thu được từ đấu giá để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch số hoá truyền hình và đưa thiết bị nghe, nhìn đến người dân khu vực nông thôn.
d) Thực hiện xã hội hoá trong đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông nông thôn.
đ) Huy động và tranh thủ nguồn vốn của các Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ để triển khai các dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn.
5. Tăng cường sản xuất và cung cấp nội dung thông tin về nông nghiệp, nông dân và nông thôn cho người dân trên cơ sở đa dạng hoá phương thức thông tin, tăng chuyên mục, chuyên trang và thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Khẩn trương triển khai thông tin hai chiều từ trung ương tới cơ sở để người dân tiếp nhận và phản ánh thông tin một cách đa dạng và tiện dụng. Chú trọng các hình thức thông tin trực tiếp và trực tuyến như: truy nhập cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; đối thoại, trả lời trực tuyến trên điện thoại, hộp thư thoại, truyền hình, Internet.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phát triển thông tin, truyền thông nông thôn, đặc biệt chú trọng đối tượng là thanh niên, sinh viên, công chức, cán bộ các hội và đoàn thể ở cơ sở. Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho cán bộ quản lý ở cơ sở và người dân.
8. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở trung ương và cơ sở để triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
9. Đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư phát triển và áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nông thôn.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm quản lý và áp dụng các mô hình phát triển thông tin truyền thông nông thôn của các nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và kết quả thực hiện Đề án; đề xuất điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ đối với từng giai đoạn trong quá trình thực hiện Đề án.
b) Xây dựng, sửa đổi và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 186/2007/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011 – 2020; phương án quản lý nhà nước về thông tin cơ sở; đề án phát thanh và truyền hình công ích.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách về tài chính cho việc thực hiện Đề án.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
đ) Chỉ đạo việc triển khai mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình quảng bá theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình đến mọi người dân khu vực nông thôn.
e) Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển thông tin, truyền thông, phổ cập kiến thức, dịch vụ cho người dân; tuyên truyền cổ động cho việc thực hiện Đề án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn vốn cho việc phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước để thực hiện các đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, hướng dẫn các cơ chế, quy định về chế độ tài chính để thực hiện Đề án Phát triển thông tin truyền thông nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm để thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Cổng thông tin điện tử về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong hợp phần thuộc Dự án Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và duy trì hoạt động kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
c) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng sản xuất các chương trình thông tin về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp phát triển thông tin, truyền thông nông thôn tại địa phương.
b) Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tại địa phương; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng.
c) Hỗ trợ kinh phí để cung cấp các báo địa phương và các loại sách, báo phù hợp khác cho tủ sách cộng đồng tại địa phương.
d) Hỗ trợ Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam triển khai xây dựng thí điểm một số Trung tâm Thông tin phục vụ cộng đồng tại địa phương.
đ) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, trong đó có tính đến đặc thù về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện địa hình khu vực nông thôn.
6. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
a) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thông tin và truyền thông nông thôn theo các quy hoạch, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thực hiện nghĩa vụ viễn thông công ích theo quy định của Nhà nước trong việc đóng góp tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
c) Tổng công ty Bưu chính Việt Nam xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, kết hợp xây dựng thí điểm các Trung tâm Thông tin phục vụ cộng đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các đài phát thanh, truyền hình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTN (5b)
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
Thuộc tính văn bản
Quyết định 119/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020
Đầu tư 24.664 tỷ phát triển thông tin, truyền thông nông thôn Ngày 18/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 119/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, Thủ tướng chủ trương đến năm 2015, phấn đấu 100% số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mức độ phục vụ bưu chính bình quân đạt dưới 7000 người/điểm phục vụ với bán kính phục vụ dưới 3km; được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ. Bảo đảm hầu hết người dân thuộc khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập; 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định; trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trường học, trạm xá được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng… Đồng thời, xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với các nội dung chương trình như: tuyên truyền, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; cung cấp thông tin và đào tạo trực tuyến về khoa học kỹ thuật nông nghiệp; thông tin về thị trường nông sản, hàng hóa, thiết bị vật tư nông nghiệp; tạo diễn đàn, kênh đối ngoại để người nông dân có thể góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng và trao đối kinh nghiệm sản xuất. Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 24.664 tỷ đồng và được phân bổ như sau: phát triển viễn thông công ích dự kiến 15.150 tỷ đồng; xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng đến xã dự kiến 7.000 tỷ đồng; nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hóa là 800 tỷ đồng; xây dựng kênh truyền hình nông thôn là 150 tỷ đồng; phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn là 604 tỷ đồng; nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam dự kiến 960 tỷ đồng. Thủ tướng giao các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển thông tin, truyền thông nông thôn theo các quy hoạch, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện nghĩa vụ viễn thông công ích theo quy định của Nhà nước trong việc đóng góp tài chính và phát triển hạ tầng, dịch vụ…
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
———————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Thông tin, truyền thông vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, vừa là ngành dịch vụ kinh tế mũi nhọn do vậy phải ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước; việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông khu vực nông thôn phải đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác có liên quan để phát huy hết năng lực và đạt hiệu quả đầu tư cao, tránh lãng phí.
2. Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn phải phù hợp với các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược và quy hoạch phát triển thông tin và truyền thông chung của cả nước và của từng địa phương, từng vùng.
3. Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn theo nhu cầu thị trường bằng nguồn lực chung của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đối với các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Nhà nước thực hiện hỗ trợ phát triển bằng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn, kinh phí, nhân lực theo quy định của pháp luật.
4. Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn cần thực hiện tập trung, thống nhất, đồng bộ và lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan để đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao, đồng thời tránh trùng lặp, gây lãng phí về tài chính và thời gian.
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới công nghệ thông tin – truyền thông hiện đại, đồng bộ đến cấp cơ sở góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn; phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đưa phát thanh, truyền hình, sách, báo tới người dân nông thôn để xoá dần khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị; thực hiện việc số hoá và lưu trữ tập trung thông tin mọi mặt đời sống xã hội trên môi trường mạng để tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn truy nhập và lấy thông tin nhanh chóng, thuận lợi; đảm bảo thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở để người dân khu vực nông thôn vừa tiếp nhận được thông tin vừa có thể đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng và phát huy dân chủ ở cơ sở.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Về cơ sở hạ tầng
a) 100% số xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mức độ phục vụ bưu chính bình quân đạt dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính với bán kính phục vụ dưới 3 km.
b) 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.
c) 100% lãnh thổ, lãnh hải và các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam được phủ sóng phát thanh, truyền hình trung ương; hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã.
2. Về dịch vụ
a) Bảo đảm hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.
b) 100% số xã đồng bằng, trung du và hầu hết các xã miền núi có báo Nhân dân, báo Đảng của Đảng bộ địa phương trong ngày.
c) 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định; 100% số xã có trụ sở Ủy ban nhân dân, trường học, trạm xá được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.
d) Mật độ điện thoại khu vực nông thôn đạt 40% đến 45% mật độ điện thoại bình quân toàn quốc; mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30% đến 40% mật độ bình quân toàn quốc.
3. Về cung cấp thông tin
a) Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.
b) Các báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội ở trung ương và địa phương có các chương trình, chuyên mục về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung thông tin phù hợp nhu cầu, trình độ văn hoá, phong tục của người dân nông thôn từng vùng miền.
c) Các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 Luật Công nghệ thông tin.
4. Về thông tin cơ sở hai chiều
a) Các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng tới người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn.
b) Các cơ quan Đảng, chính quyền từ trung ương tới cấp xã có số máy điện thoại, hộp thư điện tử công khai để tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
c) Các báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội ở trung ương và địa phương có các chuyên mục tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
IV. NHIỆM VỤ
1. Phát triển viễn thông công ích
a) Mục tiêu: đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
b) Nội dung:
– Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng, duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông tại các vùng công ích, các dịch vụ viễn thông bắt buộc trên phạm vi toàn quốc; hỗ trợ các nhiệm vụ công ích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Hỗ trợ người dân vùng công ích, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng chính sách khác sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và trang bị thiết bị đầu cuối.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2020.
2. Xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng đến xã
a) Mục tiêu: thiết lập hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ về đến xã để cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông cho người dân nông thôn.
b) Nội dung: xây dựng các đường truyền dẫn, điểm kết nối băng rộng đa dịch vụ đến các xã bằng những phương thức, công nghệ hiện đại (cáp quang, vệ tinh, vô tuyến băng rộng), phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội của từng vùng miền nông thôn.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2015.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã và xây dựng thí điểm Trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng.
a) Mục tiêu: nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã hiện có.
b) Nội dung:
– Tổng rà soát, đánh giá hiện trạng hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã trên phạm vi toàn quốc.
– Quy hoạch lại hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã theo hướng ngừng các điểm hoạt động không hiệu quả, nâng cấp các điểm hoạt động hiệu quả và thí điểm xây dựng một số Trung tâm Thông tin và Truyền thông cộng đồng trên cơ sở cung cấp đa dịch vụ.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2015.
4. Xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông thôn
a) Mục tiêu: xây dựng kênh truyền hình có nội dung thông tin chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để phục vụ chương trình “Nông thôn mới”.
b) Nội dung:
Xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với các nội dung chương trình cụ thể sau:
– Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
– Cung cấp thông tin và đào tạo trực tuyến về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thời tiết, nông vụ, thiên tai, dịch bệnh; thông tin về thị trường nông sản, hàng hoá, thiết bị vật tư nông nghiệp, thị trường lao động; thông tin về xây dựng nông thôn mới và phát triển văn hoá ở nông thôn.
– Tạo diễn đàn, kênh đối thoại để người nông dân có thể góp ý kiến, phản ánh tâm tư, nguyện vọng và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến hết năm 2015.
5. Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn
a) Mục tiêu: xây dựng mô hình mẫu đưa Internet tới cộng đồng dân cư nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân ở nông thôn trên địa bàn truy cập Internet để lấy thông tin và sử dụng các dịch vụ hành chính công phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, từ đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các địa phương khác.
b) Nội dung: xây dựng hạ tầng mạng Internet, các điểm truy nhập Internet công cộng theo mô hình mẫu tại một tỉnh; xây dựng các cổng thông tin tập trung chuyên biệt về y tế, nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan khác; xây dựng quy chế cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến hết năm 2015.
6. Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam
a) Mục tiêu: hỗ trợ cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet để thu được các thông tin hữu ích từ Internet phục vụ cho sản xuất, đời sống, góp phần xoá bỏ khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị.
b) Nội dung:
– Trang bị máy tính có nối mạng Internet tại các điểm Bưu điện – Văn hoá xã, trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng, thư viện và các thiết chế cơ sở khác tại một số vùng nông thôn trọng điểm trên cả nước để nâng cao năng lực phục vụ người dân.
– Đào tạo cho đội ngũ quản lý tại các cơ sở trên về kỹ năng sử dụng máy tính và truy cập Internet để hướng dẫn lại cho người dân.
– Tuyên truyền cho người dân hiểu về tác dụng của việc sử dụng máy tính và tiếp cận thông tin qua mạng Internet.
c) Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến hết năm 2020.
V. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: khoảng 24.664.000.000.000 đồng (hai mươi bốn ngàn, sáu trăm sáu mươi tư tỷ đồng).
2. Nguồn vốn
– Ngân sách nhà nước: 150 tỷ đồng.
– Doanh nghiệp: 7.914 tỷ đồng.
– Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam: 15.150 tỷ đồng.
– Nguồn vốn khác: 1.450 tỷ đồng.
3. Kinh phí, nguồn vốn của các dự án thuộc Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 được chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
VI. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp về tầm quan trọng của việc phát triển thông tin, truyền thông nông thôn và thực hiện thông tin cơ sở hai chiều.
b) Phổ biến chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển thông tin, truyền thông nông thôn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách phổ cập dịch vụ bưu điện, viễn thông đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
c) Tuyên truyền tới người dân về tầm quan trọng và ích lợi của việc sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, phát thanh – truyền hình cho đời sống và sản xuất.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến phát triển thông tin, truyền thông nông thôn
a) Triển khai việc hướng dẫn thực hiện Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Báo chí, Luật Xuất bản đối với các nội dung liên quan đến phát triển thông tin truyền thông nông thôn.
b) Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản giai đoạn 2011 – 2020, trong đó cụ thể hoá các mục tiêu, định hướng, lộ trình, giải pháp phát triển thông tin truyền thông nông thôn đối với từng lĩnh vực.
c) Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình viễn thông công ích cho giai đoạn 2011 – 2020.
3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý để thực thi các chính sách phát triển thông tin và truyền thông nông thôn
a) Hoàn thiện, bổ sung chức năng hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để Quỹ thực hiện chính sách phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện lộ trình số hoá truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình mặt đất thuộc khu vực nông thôn.
b) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông để tạo điều kiện cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hoàn thành nhiệm vụ bưu chính công ích, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
c) Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
4. Thực hiện chính sách kích cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân khu vực nông thôn
a) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn nói chung thông qua chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đầu tư, đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Hỗ trợ vốn, kinh phí trực tiếp cho các chương trình, đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
– Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho việc xuất bản và phát hành một số đầu sách, báo và lập các tủ sách cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và các xã đặc biệt khó khăn.
– Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo ở khu vực nông thôn để mua sắm máy thu thanh, thu hình.
– Cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông khu vực nông thôn gồm: đường truyền dẫn băng rộng đến xã, Điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng, Trung tâm thông tin – truyền thông cộng đồng, sản xuất máy phát, máy thu, đầu thu truyền hình số phục vụ lộ trình số hoá truyền dẫn, phát sóng phát thanh và truyền hình số mặt đất.
– Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp viễn thông và hộ gia đình để phổ cập các dịch vụ viễn thông tại các vùng công ích thông qua các hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch.
– Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số để phát các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
c) Triển khai đấu giá sử dụng tần số vô tuyến điện và sử dụng một phần kinh phí thu được từ đấu giá để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch số hoá truyền hình và đưa thiết bị nghe, nhìn đến người dân khu vực nông thôn.
d) Thực hiện xã hội hoá trong đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông nông thôn.
đ) Huy động và tranh thủ nguồn vốn của các Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ để triển khai các dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn.
5. Tăng cường sản xuất và cung cấp nội dung thông tin về nông nghiệp, nông dân và nông thôn cho người dân trên cơ sở đa dạng hoá phương thức thông tin, tăng chuyên mục, chuyên trang và thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Khẩn trương triển khai thông tin hai chiều từ trung ương tới cơ sở để người dân tiếp nhận và phản ánh thông tin một cách đa dạng và tiện dụng. Chú trọng các hình thức thông tin trực tiếp và trực tuyến như: truy nhập cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; đối thoại, trả lời trực tuyến trên điện thoại, hộp thư thoại, truyền hình, Internet.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để phát triển thông tin, truyền thông nông thôn, đặc biệt chú trọng đối tượng là thanh niên, sinh viên, công chức, cán bộ các hội và đoàn thể ở cơ sở. Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho cán bộ quản lý ở cơ sở và người dân.
8. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở trung ương và cơ sở để triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
9. Đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư phát triển và áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nông thôn.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm quản lý và áp dụng các mô hình phát triển thông tin truyền thông nông thôn của các nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và kết quả thực hiện Đề án; đề xuất điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ đối với từng giai đoạn trong quá trình thực hiện Đề án.
b) Xây dựng, sửa đổi và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 186/2007/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011 – 2020; phương án quản lý nhà nước về thông tin cơ sở; đề án phát thanh và truyền hình công ích.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách về tài chính cho việc thực hiện Đề án.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
đ) Chỉ đạo việc triển khai mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình quảng bá theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hình đến mọi người dân khu vực nông thôn.
e) Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển thông tin, truyền thông, phổ cập kiến thức, dịch vụ cho người dân; tuyên truyền cổ động cho việc thực hiện Đề án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn vốn cho việc phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước để thực hiện các đề án, dự án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, hướng dẫn các cơ chế, quy định về chế độ tài chính để thực hiện Đề án Phát triển thông tin truyền thông nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm để thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Cổng thông tin điện tử về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong hợp phần thuộc Dự án Phát triển Internet cho cộng đồng nông thôn.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và duy trì hoạt động kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
c) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng sản xuất các chương trình thông tin về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp phát triển thông tin, truyền thông nông thôn tại địa phương.
b) Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tại địa phương; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng.
c) Hỗ trợ kinh phí để cung cấp các báo địa phương và các loại sách, báo phù hợp khác cho tủ sách cộng đồng tại địa phương.
d) Hỗ trợ Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam triển khai xây dựng thí điểm một số Trung tâm Thông tin phục vụ cộng đồng tại địa phương.
đ) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, trong đó có tính đến đặc thù về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện địa hình khu vực nông thôn.
6. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
a) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thông tin và truyền thông nông thôn theo các quy hoạch, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thực hiện nghĩa vụ viễn thông công ích theo quy định của Nhà nước trong việc đóng góp tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
c) Tổng công ty Bưu chính Việt Nam xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, kết hợp xây dựng thí điểm các Trung tâm Thông tin phục vụ cộng đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các đài phát thanh, truyền hình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTN (5b)
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.
Be the first to review “Quyết định 119/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020” Cancel reply
Reviews
There are no reviews yet.