Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 116/2006/QĐ-TTg NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI

TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2006 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tại tờ trình số 240/TTr-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2006 và công văn số 2470/BKH-TĐ&GSĐT ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020 phải dựa trên những quan điểm sau:

– Đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế – xã hội Vùng Đông Bắc và Vùng miền núi phía Bắc.

– Bảo đảm mục tiêu tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trư­ờng tiêu thụ, tạo ra đ­ược các khâu đột phá để đư­a nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bư­ớc khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nư­ớc.

– Được xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nư­ớc đang chủ động và khẩn tr­ương hội nhập kinh tế quốc tế.

– Gắn với bảo vệ môi tr­ường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.

– Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh, lợi thế của Tỉnh…

– Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển chủ yếu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất l­ượng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo h­ướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lư­ợng giáo dục, đào tạo và chất l­ượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

– Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 12%/năm; thời kỳ 2011 – 2015 đạt 12,5%/năm; thời kỳ 2016 – 2020 đạt 13%/năm.

– Cơ cấu kinh tế:nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ vào năm 2010 là: 27% –38% – 35%; vào năm 2015 là: 20% –44% – 36%; vào năm 2020 là: 17% – 46% – 37%.

– Thu nhập bình quân đầu ngư­ời, năm 2010 là 9,2 triệu đồng; năm 2015 là 17,5 triệu đồng; năm 2020 là 34 triệu đồng.

– Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, năm 2015 tăng lên 35 triệu USD và năm 2020 tăng lên 50 triệu USD.

– Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

– Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4%, đến năm 2010 còn 15%.

– Đến năm 2007 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

– Giảm tỷ lệ trẻ em d­ưới 5 tuổi suy dinh dư­ỡng năm 2010 xuống còn 22%, năm 2015 còn 19% và năm 2020 còn 16%.

3. Phát triển ngành và lĩnh vực:

a) Nông, lâm nghiệp:

– Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bư­ớc hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh.

– Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ.

– Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị đạt từ 35 – 40 triệu đồng/ha thời kỳ 2006 – 2010 và 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 – 2015. Phấn đấu bảo đảm an ninh l­ương thực, ổn định mức l­ương thực bình quân đầu ng­ười 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.

– Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

– Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 58% năm 2010 và giữ ổn định trên 62% từ năm 2015.

– Tận dụng diện tích mặt n­ước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản l­ượng thủy sản đạt 7.500 tấn năm 2010 và trên 10.000 tấn năm 2015.

b) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

– Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu như­: khai thác và chế biến khoáng sản (sản xuất gang thép, chế biến đá vôi trắng), xi măng, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản..

– Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như­: chè, giấy đế, gỗ gia dụng, sứ điện, sứ dân dụng, đá hạt, đá bột.

– Phát triển một số ngành công nghiệp mới: sản xuất sơn công nghiệp, ván sợi ép, giấy kraft, chế biến hoa quả.

– Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới: chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, dệt len, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

– Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.900 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng và năm 2020 đạt 14.000 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 76% vào năm 2010, tăng lên 77% vào năm 2015 và tăng lên 78% vào năm 2020.

– Phát triển các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp phía Nam và các cụm công nghiệp: Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng; các cụm công nghiệp, làng nghề tại các huyện, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và ở các xã, đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

c) Dịch vụ:

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2010 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2015 đạt khoảng 5.300 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng.

– Đến năm 2015 phát triển Hồ Thác Bà thành khu du lịch sinh thái chuyên đề trong tuyến du lịch quốc gia Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai – Vân Nam. Dự kiến năm 2010 đón 350.000 lư­ợt khách, năm 2015 đón 500.000 lượt khách và năm 2020 đón 800.000 l­ượt khách du lịch đến Yên Bái.

– Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, năm 2020 là 3.500 tỷ đồng.

– Nâng cao chất l­ượng các dịch vụ b­ưu chính viễn thông, đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin. Đến năm 2010 có 70% doanh nghiệp quản lý và điều hành bằng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ dân số sử dụng Internet, cáp quang hoá tất cả các huyện và khu dân cư­ tập trung. Năm 2010 mật độ điện thoại bình quân đạt 10 máy/100 dân; 100% Ủy ban nhân dân xã và Đảng uỷ xã có máy điện thoại; 100% số xã có báo đọc trong ngày.

d) Quản lý và đổi mới doanh nghiệp:

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Đến năm 2010 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ hoàn thành việc củng cố sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo h­ướng chuyển đổi sở hữu, cổ phần hoá khi có đủ điều kiện, trừ một số doanh nghiệp quan trọng nhà n­ước cần nắm giữ. Phân định rõ quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu, xoá bỏ bao cấp của Nhà n­ước, phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển mới các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

đ) Phát triển các lĩnh vực xã hội:

– Đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

– Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 – 17.000 lao động và đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 lên 30%, năm 2015 lên 35% và năm 2020 lên 40%.

– Dự kiến đến năm 2010 có 7 bác sĩ/vạn dân, năm 2015 là 7,5 bác sĩ/vạn dân và năm 2020 là 8 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ xã, ph­ường có bác sĩ năm 2010 đạt 80%, năm 2015 tăng lên 94% và đạt 100% vào năm 2020.

– Năm 2010 có 100% xã, phư­ờng có trư­ờng mầm non, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 97,5%, tỷ lệ huy động trẻ em đến tr­ường tiểu học đạt 97,5%, trung học cơ sở đạt 88% và trung học phổ thông đạt 45%.

– Đến năm 2010 tỷ lệ xã, phư­ờng có làng bản văn hóa đạt 100%; tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2010 đạt 85%, năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 95%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2010 là 94%, năm 2015 là 97% và năm 2020 là 100%. Tăng tỷ lệ dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên lên 26% năm 2010, 30% năm 2015 và 35% năm 2020.

e) Khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

– Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trư­ờng hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trư­ờng.

– Phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trư­ờng sinh thái, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở sản xuất mới xây dựng đều áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải để bảo vệ môi tr­ường. Bệnh viện, khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn đều có hệ thống thoát n­ước và xử lý nư­ớc thải đạt tiêu chuẩn.

g) Quốc phòng an ninh:

Phát triển kinh tế luôn gắn với củng cố quốc phòng, an ninh nhằm hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông. Tiếp tục xây dựng tỉnh Yên Bái giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

a) Giao thông:

– Quốc lộ: đến năm 2010, nâng cấp toàn bộ các tuyến quốc lộ; khôi phục cải tạo quốc lộ 70; hoàn thành quốc lộ 32 giai đoạn 2 (Nghĩa Lộ – Vách Kim). Mở mới tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Từ năm 2011, tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ, một số đoạn quan trọng trên quốc lộ 37, quốc lộ 32 đ­ược đầu t­ư nâng cấp thành đ­ường 4 làn xe.

– Tỉnh lộ: đến năm 2010, nâng cấp các tuyến hiện có, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; mở mới một số tuyến, tổng số sẽ có 19 tuyến đ­ường Tỉnh với tổng chiều dài 675 km. Nghiên cứu xây dựng cầu Trái Hút v­ượt sông Hồng và một số cầu v­ượt sông Hồng tại khu vực thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên. Từ năm 2011 trở đi, nâng cấp một số đ­ường Tỉnh quan trọng và xây dựng một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

– Đ­ường đô thị: đến năm 2010 hoàn chỉnh các tuyến theo quy hoạch thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các đô thị khác. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống đ­ường đô thị kết hợp với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị.

– Giao thông nông thôn: đến năm 2010 tỷ lệ cứng hóa mặt đư­ờng đạt 95%; tỷ lệ đ­ường đi lại đ­ược 4 mùa đạt 90%; cầu cống, công trình thoát nư­ớc đạt 50%. Từ năm 2011, nâng cấp các tuyến đ­ường huyện, đ­ường liên xã, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống mặt đ­ường, công trình thoát n­ước.

– Đư­ờng sắt: đến năm 2010 nâng cấp một số đoạn từ ga Văn Phú đến ga Phố Lu để bảo đảm an toàn chạy tàu; xây dựng đoạn đ­ường sắt ga Văn Phú – cảng H­ương Lý trong tuyến Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái; Nâng cấp, xây dựng mới các nhà ga trọng điểm đến năm 2020; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu, xây dựng ga Yên Bái tại xã Tuy Lộc. Xây dựng đường sắt đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đ­ường sắt Việt Nam đã đ­ược Thủ t­ướng Chính phủ phê duyệt.

– Đ­ường thủy nội địa: đến năm 2010 xây dựng bến cảng: hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Đến năm 2011 nâng cấp toàn tuyến sông Hồng để các phương tiện thuỷ nội địa đi lại thuận tiện.

b) Hệ thống cung cấp điện:

– Hoàn thành các công trình: đư­ờng dây tải điện 110 KV và trạm biến áp 110/35/22 KV thị xã Nghĩa Lộ; đ­ường dây 220 KV Việt Trì – Yên Bái và trạm biến áp 220/110/35 KV Yên Bái. Xây dựng mới các công trình: đư­ờng dây 110/35 KV Khánh Hòa – Lục Yên; đ­ường dây 110 KV Tân Nguyên – Mậu A và trạm biến áp 110/35/22 KV Mậu A; đ­ường dây 220 KV Yên Bái – Tuyên Quang; đ­ường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai.

– Hoàn thành các công trình thủy điện Nậm Đông 3, 4 và Văn Chấn. Xây dựng mới các công trình thủy điện: hồ Bốn, Trạm Tấu, Ngòi Hút, Vực Tuần, Khao Mang. Khảo sát, lập dự án đầu t­ư xây dựng mới các công trình thủy điện Thác Cá, Nậm Kim, Pá Hu, Nậm Tăng, Ngòi Hút 2, 3. Đồng thời xây dựng hệ thống các công trình thủy điện nhỏ và thủy điện cực nhỏ.

– Từ năm 2010, 100% xã, phư­ờng có điện l­ưới quốc gia.

c) Hệ thống thông tin liên lạc:

Đến năm 2010, có 9/9 huyện, thị đ­ược nâng cao chất l­ượng phủ sóng điện thoại di động. Dung lư­ợng tổng đài đạt trên 100.000 số, dung l­ượng sử dụng đạt 70 – 80%. Bình quân mỗi năm lắp đặt mới 8.000 – 10.000 máy điện thoại. Đến năm 2010 tổng số có 43 b­ưu cục.

d) Hệ thống thủy lợi, n­ước sinh hoạt:

– Thủy lợi: nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới 485 công trình đầu mối. Giai đoạn 2006 – 2010 xây dựng 252 công trình, giai đoạn 2011 – 2015 xây dựng 233 công trình. Đến năm 2015 có 977 công trình thủy lợi, đảm bảo t­ưới cho trên 90% diện tích ruộng 2 vụ.

– N­ước sinh hoạt đô thị: giai đoạn 2006 – 2010: hoàn thiện nhà máy nước Yên Bình (Yên Bái), nhà máy n­ước Nghĩa Lộ; cải tạo nhà máy n­ước Cổ Phúc; mở rộng nhà máy nư­ớc Mậu A; xây dựng nhà máy n­ước các thị trấn: Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Giai đoạn 2011 – 2020: mở rộng các nhà máy n­ước ở cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn.

– Nư­ớc sinh hoạt nông thôn: phấn đấu đến năm 2015 có 85% vànăm 2020 có 95% dân số nông thôn đ­ược dùng nư­ớc hợp vệ sinh. Từ nay đến năm 2015 xây mới 119 công trình cấp nư­ớc tập trung. Trong đó giai đoạn 2006 – 2010 xây 30 công trình, giai đoạn 2011 – 2015 xây dựng 89 công trình.

đ) Cơ sở vật chất ngành giáo dục, đào tạo:

Dự kiến năm 2010 có tổng số 644 tr­ường học, năm 2015 tăng lên 686 trư­ờng, năm 2020 tăng lên 721 tr­ường. Số trư­ờng đạt chuẩn quốc gia năm 2020 gồm 35 tr­ường mầm non, 79 trư­ờng tiểu học, 63 tr­ường trung học cơ sở và 28 tr­ường trung học phổ thông.

Giai đoạn 2006 – 2015 xây dựng 1 tr­ường đại học t­ư thục; nâng cấp, sát nhập một số trư­ờng trung học thành tr­ường cao đẳng: Kinh tế kỹ thuật, Văn hóa nghệ thuật, Y tế. Đến năm 2010 xây dựng thêm 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp h­ướng nghiệp, dạy nghề và giữ ổn định số l­ượng 10 trung tâm đến năm 2020.

e) Cơ sở vật chất ngành y tế:

Từ năm 2006 – 2010 xây dựng thêm 3 cơ sở y tế (trong đó, có trung tâm khám chữa bệnh chất lư­ợng cao), đến năm 2015 xây thêm 3 phòng khám đa khoa khu vực. Số gi­ường bệnh/1 vạn dân năm 2010 đạt 37,56 gi­ường, năm 2015 đạt 38,45 gi­ường và năm 2020 đạt 39,1 gi­ường. Số xã, phư­ờng đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 là 126, năm 2015 là 155 và năm 2020 là 180.

g) Cơ sở vật chất ngành văn hóa, thể thao:

Đến năm 2010, cấp Tỉnh có công trình thể thao đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; cấp huyện có sân vận động, bể bơi và sân quần vợt; 70% xã, ph­ường có khu trung tâm thể thao và các điểm vui chơi; 80% trư­ờng học có sân bãi luyện tập thể thao.

Từng b­ước đầu tư­ để có đầy đủ các thiết chế văn hóa. Đến năm 2010 các huyện, thị đều có nhà văn hóa đa năng, thư­ viện độc lập; năm 2020 các huyện, thị đều có nhà bảo tàng (hoặc nhà truyền thống), cửa hàng sách.

5. Phát triển không gian lãnh thổ:

a) Phát triển vùng kinh tế:

– Vùng kinh tế phía Đông gồm thành phố Yên Bái là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên. Tập trung phát triển các loại cây l­ương thực, thực phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

– Vùng kinh tế phía Tây gồm thị xã Nghĩa Lộ là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tập trung phát triển cây l­ương thực, trồng rừng phòng hộ, chè Shan, cây ăn quả, cây d­ược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

b) Phát triển đô thị:

– Thành phố Yên Bái sẽ đầu t­ư xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị loại II, với 5 khu chức năng: khu công nghiệp, khu thư­ơng mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hóa – thể thao, y tế, giáo dục.

– Đầu t­ư nâng cấp thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

– Thị trấn huyện lỵ Yên Bình sẽ đầu tư­ phát triển theo quy mô của một thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV gắn với khu công nghiệp phía Nam.

– Đầu t­ư nâng cấp thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên) thành thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

– Đầu t­ư phát triển một số thị trấn mới: Khánh Hòa (huyện Lục Yên) và Âu Lâu (huyện Trấn Yên).

– Xây dựng 40 trung tâm cụm xã tại các điểm tập trung dân cư­ gắn với việc phát triển các thị tứ.

6. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch:

a) Về đầu t­ư:

– Tổng nhu cầu vốn đầu t­ư phát triển giai đoạn 2006 – 2010 là 13.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 – 2015 là 21.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 là 42.000 tỷ đồng.

– Tập trung đầu tư­ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư­. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư­.

– Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng một số cơ chế, chính sách cụ thể thu hút đầu t­ư n­ước ngoài. Nghiên cứu tinh giản quy trình về cấp giấy phép, phê duyệt dự án và các chính sách ­ưu đãi đầu tư­.

– Tăng c­ường liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả n­ước cùng hợp tác phát triển.

– Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nư­ớc, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển.

b) Về nguồn nhân lực:

– Nâng cao chất lư­ợng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động.

– Có chế độ, chính sách ư­u đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.

c) Về khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

– Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch, công nghệ sinh học.

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi tr­ường sinh thái để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nư­ớc hàng năm, cần ­ưu tiên bố trí vốn đầu t­ư cho việc xử lý chất thải, rác thải của các công trình công cộng, các đô thị và các vùng nông thôn, đặc biệt là hệ thống xử lý rác thải của các bệnh viện, nhà máy xử lý rác thải của thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và hệ thống thoát n­ước, xử lý n­ước thải của các đô thị.

d) Về thị trư­ờng:

– Củng cố và tiếp tục mở rộng thị trư­ờng trong n­ước và thị trư­ờng quốc tế, chú trọng phát triển thị tr­ường vùng nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhằm đẩy mạnh giao l­ưu và trao đổi hàng hoá, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Phát triển đồng bộ các loại thị trư­ờng nhằm tạo môi tr­ường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư­. Từng bư­ớc hình thành các thị trư­ờng bất động sản, thị trư­ờng lao động, thị trư­ờng khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

đ) Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã đ­ược duyệt, các ngành, các cấp xây dựng các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm đảm bảo phù hợp với định h­ướng phát triển của Tỉnh. Công bố rộng rãi quy hoạch để các doanh nghiệp tự lựa chọn đầu t­ư kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Quy hoạch đư­ợc phê duyệt­ là một tài liệu “khung” với những mục tiêu, định h­ướng và ph­ương h­ướng phát triển lớn, các cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức thực hiện; làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu t­ư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ương h­ướng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch sau khi đã đ­ược phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

– Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư­, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

– Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vư­ợt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư… để đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ướng hư­ớng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu t­ư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã đ­ược quyết định đầu tư­. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu t­ư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ đ­ược đầu tư­ nêu trong báo cáo quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các Bộ tr­ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

Thuộc tính văn bản
Quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 116/2006/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 26/05/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 116/2006/QĐ-TTg NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI

TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2006 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tại tờ trình số 240/TTr-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2006 và công văn số 2470/BKH-TĐ&GSĐT ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020 phải dựa trên những quan điểm sau:

– Đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế – xã hội Vùng Đông Bắc và Vùng miền núi phía Bắc.

– Bảo đảm mục tiêu tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trư­ờng tiêu thụ, tạo ra đ­ược các khâu đột phá để đư­a nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bư­ớc khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nư­ớc.

– Được xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nư­ớc đang chủ động và khẩn tr­ương hội nhập kinh tế quốc tế.

– Gắn với bảo vệ môi tr­ường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.

– Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh, lợi thế của Tỉnh…

– Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển chủ yếu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất l­ượng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo h­ướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lư­ợng giáo dục, đào tạo và chất l­ượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

– Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 12%/năm; thời kỳ 2011 – 2015 đạt 12,5%/năm; thời kỳ 2016 – 2020 đạt 13%/năm.

– Cơ cấu kinh tế:nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ vào năm 2010 là: 27% –38% – 35%; vào năm 2015 là: 20% –44% – 36%; vào năm 2020 là: 17% – 46% – 37%.

– Thu nhập bình quân đầu ngư­ời, năm 2010 là 9,2 triệu đồng; năm 2015 là 17,5 triệu đồng; năm 2020 là 34 triệu đồng.

– Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, năm 2015 tăng lên 35 triệu USD và năm 2020 tăng lên 50 triệu USD.

– Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

– Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4%, đến năm 2010 còn 15%.

– Đến năm 2007 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

– Giảm tỷ lệ trẻ em d­ưới 5 tuổi suy dinh dư­ỡng năm 2010 xuống còn 22%, năm 2015 còn 19% và năm 2020 còn 16%.

3. Phát triển ngành và lĩnh vực:

a) Nông, lâm nghiệp:

– Phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện, tiếp tục hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, từng bư­ớc hình thành nông thôn mới hiện đại, văn minh.

– Chuyển 2/3 diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ, 20% diện tích 2 vụ lên 3 vụ.

– Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị đạt từ 35 – 40 triệu đồng/ha thời kỳ 2006 – 2010 và 50 triệu đồng/ha thời kỳ 2011 – 2015. Phấn đấu bảo đảm an ninh l­ương thực, ổn định mức l­ương thực bình quân đầu ng­ười 300 kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.

– Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

– Phát huy lợi thế về phát triển lâm nghiệp, tiếp tục trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 58% năm 2010 và giữ ổn định trên 62% từ năm 2015.

– Tận dụng diện tích mặt n­ước để phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản l­ượng thủy sản đạt 7.500 tấn năm 2010 và trên 10.000 tấn năm 2015.

b) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

– Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu như­: khai thác và chế biến khoáng sản (sản xuất gang thép, chế biến đá vôi trắng), xi măng, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản..

– Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như­: chè, giấy đế, gỗ gia dụng, sứ điện, sứ dân dụng, đá hạt, đá bột.

– Phát triển một số ngành công nghiệp mới: sản xuất sơn công nghiệp, ván sợi ép, giấy kraft, chế biến hoa quả.

– Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới: chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, dệt len, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

– Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.900 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng và năm 2020 đạt 14.000 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 76% vào năm 2010, tăng lên 77% vào năm 2015 và tăng lên 78% vào năm 2020.

– Phát triển các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp phía Nam và các cụm công nghiệp: Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng; các cụm công nghiệp, làng nghề tại các huyện, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và ở các xã, đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

c) Dịch vụ:

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2010 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2015 đạt khoảng 5.300 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng.

– Đến năm 2015 phát triển Hồ Thác Bà thành khu du lịch sinh thái chuyên đề trong tuyến du lịch quốc gia Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai – Vân Nam. Dự kiến năm 2010 đón 350.000 lư­ợt khách, năm 2015 đón 500.000 lượt khách và năm 2020 đón 800.000 l­ượt khách du lịch đến Yên Bái.

– Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, năm 2020 là 3.500 tỷ đồng.

– Nâng cao chất l­ượng các dịch vụ b­ưu chính viễn thông, đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin. Đến năm 2010 có 70% doanh nghiệp quản lý và điều hành bằng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ dân số sử dụng Internet, cáp quang hoá tất cả các huyện và khu dân cư­ tập trung. Năm 2010 mật độ điện thoại bình quân đạt 10 máy/100 dân; 100% Ủy ban nhân dân xã và Đảng uỷ xã có máy điện thoại; 100% số xã có báo đọc trong ngày.

d) Quản lý và đổi mới doanh nghiệp:

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Đến năm 2010 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ hoàn thành việc củng cố sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo h­ướng chuyển đổi sở hữu, cổ phần hoá khi có đủ điều kiện, trừ một số doanh nghiệp quan trọng nhà n­ước cần nắm giữ. Phân định rõ quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu, xoá bỏ bao cấp của Nhà n­ước, phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển mới các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

đ) Phát triển các lĩnh vực xã hội:

– Đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,186%, đến năm 2015 giảm còn 1,086% và đến năm 2020 giảm còn 1%.

– Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 – 17.000 lao động và đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 lên 30%, năm 2015 lên 35% và năm 2020 lên 40%.

– Dự kiến đến năm 2010 có 7 bác sĩ/vạn dân, năm 2015 là 7,5 bác sĩ/vạn dân và năm 2020 là 8 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ xã, ph­ường có bác sĩ năm 2010 đạt 80%, năm 2015 tăng lên 94% và đạt 100% vào năm 2020.

– Năm 2010 có 100% xã, phư­ờng có trư­ờng mầm non, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 97,5%, tỷ lệ huy động trẻ em đến tr­ường tiểu học đạt 97,5%, trung học cơ sở đạt 88% và trung học phổ thông đạt 45%.

– Đến năm 2010 tỷ lệ xã, phư­ờng có làng bản văn hóa đạt 100%; tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2010 đạt 85%, năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 95%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa năm 2010 là 94%, năm 2015 là 97% và năm 2020 là 100%. Tăng tỷ lệ dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên lên 26% năm 2010, 30% năm 2015 và 35% năm 2020.

e) Khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

– Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trư­ờng hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trư­ờng.

– Phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trư­ờng sinh thái, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở sản xuất mới xây dựng đều áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải để bảo vệ môi tr­ường. Bệnh viện, khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn đều có hệ thống thoát n­ước và xử lý nư­ớc thải đạt tiêu chuẩn.

g) Quốc phòng an ninh:

Phát triển kinh tế luôn gắn với củng cố quốc phòng, an ninh nhằm hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông. Tiếp tục xây dựng tỉnh Yên Bái giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

a) Giao thông:

– Quốc lộ: đến năm 2010, nâng cấp toàn bộ các tuyến quốc lộ; khôi phục cải tạo quốc lộ 70; hoàn thành quốc lộ 32 giai đoạn 2 (Nghĩa Lộ – Vách Kim). Mở mới tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Từ năm 2011, tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ, một số đoạn quan trọng trên quốc lộ 37, quốc lộ 32 đ­ược đầu t­ư nâng cấp thành đ­ường 4 làn xe.

– Tỉnh lộ: đến năm 2010, nâng cấp các tuyến hiện có, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; mở mới một số tuyến, tổng số sẽ có 19 tuyến đ­ường Tỉnh với tổng chiều dài 675 km. Nghiên cứu xây dựng cầu Trái Hút v­ượt sông Hồng và một số cầu v­ượt sông Hồng tại khu vực thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên. Từ năm 2011 trở đi, nâng cấp một số đ­ường Tỉnh quan trọng và xây dựng một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

– Đ­ường đô thị: đến năm 2010 hoàn chỉnh các tuyến theo quy hoạch thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các đô thị khác. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống đ­ường đô thị kết hợp với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị.

– Giao thông nông thôn: đến năm 2010 tỷ lệ cứng hóa mặt đư­ờng đạt 95%; tỷ lệ đ­ường đi lại đ­ược 4 mùa đạt 90%; cầu cống, công trình thoát nư­ớc đạt 50%. Từ năm 2011, nâng cấp các tuyến đ­ường huyện, đ­ường liên xã, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống mặt đ­ường, công trình thoát n­ước.

– Đư­ờng sắt: đến năm 2010 nâng cấp một số đoạn từ ga Văn Phú đến ga Phố Lu để bảo đảm an toàn chạy tàu; xây dựng đoạn đ­ường sắt ga Văn Phú – cảng H­ương Lý trong tuyến Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái; Nâng cấp, xây dựng mới các nhà ga trọng điểm đến năm 2020; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu, xây dựng ga Yên Bái tại xã Tuy Lộc. Xây dựng đường sắt đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đ­ường sắt Việt Nam đã đ­ược Thủ t­ướng Chính phủ phê duyệt.

– Đ­ường thủy nội địa: đến năm 2010 xây dựng bến cảng: hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Đến năm 2011 nâng cấp toàn tuyến sông Hồng để các phương tiện thuỷ nội địa đi lại thuận tiện.

b) Hệ thống cung cấp điện:

– Hoàn thành các công trình: đư­ờng dây tải điện 110 KV và trạm biến áp 110/35/22 KV thị xã Nghĩa Lộ; đ­ường dây 220 KV Việt Trì – Yên Bái và trạm biến áp 220/110/35 KV Yên Bái. Xây dựng mới các công trình: đư­ờng dây 110/35 KV Khánh Hòa – Lục Yên; đ­ường dây 110 KV Tân Nguyên – Mậu A và trạm biến áp 110/35/22 KV Mậu A; đ­ường dây 220 KV Yên Bái – Tuyên Quang; đ­ường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai.

– Hoàn thành các công trình thủy điện Nậm Đông 3, 4 và Văn Chấn. Xây dựng mới các công trình thủy điện: hồ Bốn, Trạm Tấu, Ngòi Hút, Vực Tuần, Khao Mang. Khảo sát, lập dự án đầu t­ư xây dựng mới các công trình thủy điện Thác Cá, Nậm Kim, Pá Hu, Nậm Tăng, Ngòi Hút 2, 3. Đồng thời xây dựng hệ thống các công trình thủy điện nhỏ và thủy điện cực nhỏ.

– Từ năm 2010, 100% xã, phư­ờng có điện l­ưới quốc gia.

c) Hệ thống thông tin liên lạc:

Đến năm 2010, có 9/9 huyện, thị đ­ược nâng cao chất l­ượng phủ sóng điện thoại di động. Dung lư­ợng tổng đài đạt trên 100.000 số, dung l­ượng sử dụng đạt 70 – 80%. Bình quân mỗi năm lắp đặt mới 8.000 – 10.000 máy điện thoại. Đến năm 2010 tổng số có 43 b­ưu cục.

d) Hệ thống thủy lợi, n­ước sinh hoạt:

– Thủy lợi: nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới 485 công trình đầu mối. Giai đoạn 2006 – 2010 xây dựng 252 công trình, giai đoạn 2011 – 2015 xây dựng 233 công trình. Đến năm 2015 có 977 công trình thủy lợi, đảm bảo t­ưới cho trên 90% diện tích ruộng 2 vụ.

– N­ước sinh hoạt đô thị: giai đoạn 2006 – 2010: hoàn thiện nhà máy nước Yên Bình (Yên Bái), nhà máy n­ước Nghĩa Lộ; cải tạo nhà máy n­ước Cổ Phúc; mở rộng nhà máy nư­ớc Mậu A; xây dựng nhà máy n­ước các thị trấn: Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Giai đoạn 2011 – 2020: mở rộng các nhà máy n­ước ở cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn.

– Nư­ớc sinh hoạt nông thôn: phấn đấu đến năm 2015 có 85% vànăm 2020 có 95% dân số nông thôn đ­ược dùng nư­ớc hợp vệ sinh. Từ nay đến năm 2015 xây mới 119 công trình cấp nư­ớc tập trung. Trong đó giai đoạn 2006 – 2010 xây 30 công trình, giai đoạn 2011 – 2015 xây dựng 89 công trình.

đ) Cơ sở vật chất ngành giáo dục, đào tạo:

Dự kiến năm 2010 có tổng số 644 tr­ường học, năm 2015 tăng lên 686 trư­ờng, năm 2020 tăng lên 721 tr­ường. Số trư­ờng đạt chuẩn quốc gia năm 2020 gồm 35 tr­ường mầm non, 79 trư­ờng tiểu học, 63 tr­ường trung học cơ sở và 28 tr­ường trung học phổ thông.

Giai đoạn 2006 – 2015 xây dựng 1 tr­ường đại học t­ư thục; nâng cấp, sát nhập một số trư­ờng trung học thành tr­ường cao đẳng: Kinh tế kỹ thuật, Văn hóa nghệ thuật, Y tế. Đến năm 2010 xây dựng thêm 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp h­ướng nghiệp, dạy nghề và giữ ổn định số l­ượng 10 trung tâm đến năm 2020.

e) Cơ sở vật chất ngành y tế:

Từ năm 2006 – 2010 xây dựng thêm 3 cơ sở y tế (trong đó, có trung tâm khám chữa bệnh chất lư­ợng cao), đến năm 2015 xây thêm 3 phòng khám đa khoa khu vực. Số gi­ường bệnh/1 vạn dân năm 2010 đạt 37,56 gi­ường, năm 2015 đạt 38,45 gi­ường và năm 2020 đạt 39,1 gi­ường. Số xã, phư­ờng đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 là 126, năm 2015 là 155 và năm 2020 là 180.

g) Cơ sở vật chất ngành văn hóa, thể thao:

Đến năm 2010, cấp Tỉnh có công trình thể thao đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; cấp huyện có sân vận động, bể bơi và sân quần vợt; 70% xã, ph­ường có khu trung tâm thể thao và các điểm vui chơi; 80% trư­ờng học có sân bãi luyện tập thể thao.

Từng b­ước đầu tư­ để có đầy đủ các thiết chế văn hóa. Đến năm 2010 các huyện, thị đều có nhà văn hóa đa năng, thư­ viện độc lập; năm 2020 các huyện, thị đều có nhà bảo tàng (hoặc nhà truyền thống), cửa hàng sách.

5. Phát triển không gian lãnh thổ:

a) Phát triển vùng kinh tế:

– Vùng kinh tế phía Đông gồm thành phố Yên Bái là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên. Tập trung phát triển các loại cây l­ương thực, thực phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

– Vùng kinh tế phía Tây gồm thị xã Nghĩa Lộ là hạt nhân phát triển của Vùng và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tập trung phát triển cây l­ương thực, trồng rừng phòng hộ, chè Shan, cây ăn quả, cây d­ược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch.

b) Phát triển đô thị:

– Thành phố Yên Bái sẽ đầu t­ư xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị loại II, với 5 khu chức năng: khu công nghiệp, khu thư­ơng mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hóa – thể thao, y tế, giáo dục.

– Đầu t­ư nâng cấp thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

– Thị trấn huyện lỵ Yên Bình sẽ đầu tư­ phát triển theo quy mô của một thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV gắn với khu công nghiệp phía Nam.

– Đầu t­ư nâng cấp thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên) thành thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

– Đầu t­ư phát triển một số thị trấn mới: Khánh Hòa (huyện Lục Yên) và Âu Lâu (huyện Trấn Yên).

– Xây dựng 40 trung tâm cụm xã tại các điểm tập trung dân cư­ gắn với việc phát triển các thị tứ.

6. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch:

a) Về đầu t­ư:

– Tổng nhu cầu vốn đầu t­ư phát triển giai đoạn 2006 – 2010 là 13.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 – 2015 là 21.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 là 42.000 tỷ đồng.

– Tập trung đầu tư­ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư­. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư­.

– Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng một số cơ chế, chính sách cụ thể thu hút đầu t­ư n­ước ngoài. Nghiên cứu tinh giản quy trình về cấp giấy phép, phê duyệt dự án và các chính sách ­ưu đãi đầu tư­.

– Tăng c­ường liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả n­ước cùng hợp tác phát triển.

– Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nư­ớc, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển.

b) Về nguồn nhân lực:

– Nâng cao chất lư­ợng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động.

– Có chế độ, chính sách ư­u đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.

c) Về khoa học, công nghệ và môi trư­ờng:

– Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch, công nghệ sinh học.

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi tr­ường sinh thái để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nư­ớc hàng năm, cần ­ưu tiên bố trí vốn đầu t­ư cho việc xử lý chất thải, rác thải của các công trình công cộng, các đô thị và các vùng nông thôn, đặc biệt là hệ thống xử lý rác thải của các bệnh viện, nhà máy xử lý rác thải của thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và hệ thống thoát n­ước, xử lý n­ước thải của các đô thị.

d) Về thị trư­ờng:

– Củng cố và tiếp tục mở rộng thị trư­ờng trong n­ước và thị trư­ờng quốc tế, chú trọng phát triển thị tr­ường vùng nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhằm đẩy mạnh giao l­ưu và trao đổi hàng hoá, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Phát triển đồng bộ các loại thị trư­ờng nhằm tạo môi tr­ường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư­. Từng bư­ớc hình thành các thị trư­ờng bất động sản, thị trư­ờng lao động, thị trư­ờng khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

đ) Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã đ­ược duyệt, các ngành, các cấp xây dựng các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm đảm bảo phù hợp với định h­ướng phát triển của Tỉnh. Công bố rộng rãi quy hoạch để các doanh nghiệp tự lựa chọn đầu t­ư kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Quy hoạch đư­ợc phê duyệt­ là một tài liệu “khung” với những mục tiêu, định h­ướng và ph­ương h­ướng phát triển lớn, các cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức thực hiện; làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu t­ư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ương h­ướng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch sau khi đã đ­ược phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

– Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư­, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

– Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vư­ợt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư… để đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và ph­ướng hư­ớng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu t­ư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã đ­ược quyết định đầu tư­. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu t­ư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ đ­ược đầu tư­ nêu trong báo cáo quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các Bộ tr­ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 116/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020”