QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 113/2003QĐ-TTG
NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƯƠNG ÁN
TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2003 – 2005
THỦ TƯƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tưướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nưước và Tổng công ty nhà nưước;
Căn cứ Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Thủ tưướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nưước;
Xét đề nghị của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, ý kiến các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Kinh tế Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phưương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam giai đoạn 2003 đến 2005 (phụ lục kèm theo).
Điều 2.Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt – May Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nưước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ nêu trên; chỉ đạo Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt – May Hà Nội xây dựng đề án thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con nằm trong cơ cấu của Tổng công ty theo qui định hiện hành. Trưường hợp điều chỉnh, bổ sung phải đưược sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt – May Việt Nam xây dựng Đề án phát triển Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 3. Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tưư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thưương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Dệt – May Việt Nam trong việc thực hiện phương án này theo các quy định hiện hành.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hưướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tưướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt – May Việt Nam và Thủ trưưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯƯỚC
TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY VIỆT NAM
THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 2003 – 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 113/2003/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thủ tưướng Chính phủ)
I. Những doanh nghiệp mà Nhà nưước tiếp tục nắm giữ 100%vốn Điều lệ và giữ nguyên pháp nhân đến năm 2005, gồm 14 doanh nghiệp:
– Công ty Dệt 8-3,
– Công ty May 10,
– Công ty Tài chính Dệt may,
– Công ty Dệt may Thắng Lợi,
– Công ty Dệt Nha Trang,
– Công ty Dệt Việt Thắng,
– Công ty Dệt Nam Định,
– Công ty Dệt may Thành Công,
– Công ty Bông Việt Nam,
– Công ty Dệt Phong Phú,
– Công ty May Nhà Bè,
– Công ty May Đức Giang,
– Công ty Dệt may Hoà Thọ,
– Công ty Sản xuất và Dịch vụ Dệt may.
II. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức quản lý,gồm 02 doanh nghiệp:
– Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt – May Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con nằm trong cơ cấu của Tổng công ty – thực hiện năm 2003.
III. Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá:
1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối gồm 19 doanh nghiệp:
a) Thực hiện năm 2003:
– Công ty Cơ khí may Gia Lâm,
– Công ty May Thăng Long,
– Công ty May Nam Định.
b) Thực hiện năm 2004:
– Công ty Dệt kim Đông Xuân,
– Công ty Dệt Đông Nam,
– Công ty May Chiến Thắng,
– Công ty May Đáp Cầu,
– Công ty Len Việt Nam,
– Công ty May Hưng Yên.
c) Thực hiện năm 2005:
– Công ty Dệt may Đông á,
– Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội,
– Công ty Dệt may Huế,
– Công ty Dệt lụa Nam Định,
– Công ty Dệt Vĩnh Phú,
– Công ty Dệt Phước Long,
– Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng,
– Công ty May Phương Đông,
– Công ty Đay Trà Lý,
– Công ty Dệt kim Đông Phương.
2. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần dưới 50% vốn điều lệ, gồm 03 doanh nghiệp:
a) Thực hiện năm 2003:
– Công ty Cơ khí dệt may Hưng Yên.
b) Thực hiện năm 2005:
– Công ty May xuất khẩu Ninh Bình,
– Công ty Cơ khí dệt may Nam Định.
3. Bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
– Chi nhánh Công ty Bông tại Buôn Ma Thuột – thực hiện năm 2003.
4. Bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần dưới 50% vốn Điều lệ, gồm 08 bộ phận:
a) Thực hiện năm 2003:
– Nhà máy Len Hà Đông thuộc Công ty Len Việt Nam,
– Xí nghiệp May 2 thuộc Công ty May Nhà Bè,
– Xí nghiệp May 10 thuộc Công ty May Nhà Bè,
– Xí nghiệp May Việt Hà thuộc Công ty May Việt Tiến.
b) Thực hiện năm 2004:
– Nhà máy Len Biên Hoà thuộc Công ty Len Việt Nam.
c) Thực hiện năm 2005:
– Nhà máy Chỉ khâu thuộc Công ty Dệt Phong Phú,
– Nhà máy Len Vĩnh Thịnh thuộc Công ty Len Việt Nam,
– Nhà máy Len Phúc Thịnh thuộc Công ty Len Việt Nam.
IV. Doanh nghiệp thực hiện sáp nhập:
a) Thực hiện năm 2003: sáp nhập Nhà máy Dệt chăn Nam Định thuộc Công ty Len Việt Nam vào Công ty Dệt Nam Định.
b) Thực hiện năm 2004: sáp nhập Công ty Cơ khí dệt may Thủ Đức vào Công ty May Việt Tiến.
c) Thực hiện năm 2005:
– Sáp nhập Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan vào Công ty Dệt – MayHà Nội.
Reviews
There are no reviews yet.