QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI – TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
SỐ 1068/TM-QLTT NGÀY 5 THÁNG 10 NĂM 2001
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Căn cứ Quyết định 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Sau khi thống nhất với các Uỷ viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Uỷ viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và bộ phận thường trực giúp việc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU,
HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1068/TM-QLTT
ngày 05 tháng 10 năm 2001, của Bộ trưởng Bộ Thương mại –
Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (dưới đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/TƯ) thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tổ chức tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước theo những nhiệm vụ và quyền hạn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 2.Ban Chỉ đạo 127/TƯ hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng ban quyết định trên cơ sở nhất trí giữa các Uỷ viên.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các Uỷ viên, Trưởng ban tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 3.Hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo 127/TƯ theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác theo Bộ, ngành mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Trưởng Ban Chỉ đạo 127/TƯ nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
Điều 4.Ban chỉ đạo 127/TƯ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
– Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo 127/TƯ thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban.
Điều 5.Để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên, Ban Chỉ đạo 127/TƯ có trách nhiệm:
– Yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo 127 địa phương báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
– Kiến nghị các Bộ, ngành, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo 127/ĐP về các chủ trương, biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
– Kiến nghị các Bộ, ngành và các địa phương biện pháp xử lý các vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với những vụ việc phức tạp, quan trọng có liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Đưa ra các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kể cả các giải pháp tình thế nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Điều 6.Trách nhiệm của Trưởng ban:
Tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo 127/TƯ theo những nhiệm vụ và quyền hạn nói ở Điều 4 trên và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo 127/TƯ.
Điều 6.Trách nhiệm của Uỷ viên Ban Chỉ đạo 127/TƯ:
– Nắm tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Bộ, ngành mình phụ trách và báo cáo (định kỳ hay đột xuất) cho Ban Chỉ đạo 127/TƯ tổng hợp;
– Thông qua hoạt động chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Bộ, ngành mình phụ trách kiến nghị với Ban Chỉ đạo 127/TƯ những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động;
– Tổ chức thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã được thống nhất và theo sự phân công của Trưởng ban.
Điều 8.Tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo 127/TƯ:
8.1. Phiên họp của Ban Chỉ đạo 127/TƯ:
Phiên họp thường kỳ của Ban một quý, một lần vào ngày 25-30 của tháng cuối quí không kể đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban. Trường hợp Uỷ viên không đến dự họp được thì uỷ quyền người đi họp thay.
Phiên họp tháng 6 sơ kết hoạt động 6 tháng. Sau một năm hoạt động Ban Chỉ đạo 127/TƯ tổ chức tổng kết.
Tuỳ theo yêu cầu tính chất của phiên họp, Trưởng ban có thể quyết định việc mời đại diện các Bộ, ngành và địa phương hữu quan cùng tham dự.
Trong trường hợp không tổ chức được phiên họp, Trưởng Ban yêu cầu từng uỷ viên của Ban cho ý kiến bằng văn bản để tổng hợp và quyết định.
8.2. Chế độ báo cáo:
Báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TƯ thực hiện định kỳ theo từng tháng, 6 tháng và một năm (không kể những trường hợp đột xuất). Báo cáo tháng được xác lập vào ngày 5 tháng sau; báo cáo 6 tháng được xác lập vào ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm được xác lập vào ngày 15 tháng 01.
Báo cáo của từng Uỷ viên trong Ban Chỉ đạo 127/TƯ theo định kỳ trên, được xác lập vào ngày 25 của tháng báo cáo, vào ngày 5 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng và vào ngày 10 tháng 01 đối với báo cáo năm.
Nội dung báo cáo theo các phụ lục kèm theo.
Các báo cáo nói trên của Uỷ viên lập thành văn bản và gửi ngay cho Ban chỉ đạo 127/TƯ trong khi chờ ứng dụng công nghệ không tin trên mạng.
8.3- Thành lập Tổ công tác kiểm tra:
Căn cứ yêu cầu hoạt động và tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban quyết định thành lập các Tổ công tác để:
– Kiểm tra trực tiếp một số vụ việc phức tạp và kiến nghị xử lý;
– Khảo sát những địa bàn trọng điểm nhằm đánh giá tình hình, kiến nghị hoặc đưa ra các biện pháp ngăn chặn.
Thành phần Tổ công tác kiểm tra do Trưởng ban quyết định theo hướng vụ việc liên quan tới lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành nào thì Uỷ viên của Bộ, ngành đó cử người tham gia.
Điều 9. Tổ chức hoạt động của Bộ phận thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 127/TƯ:
9.1. Bộ phận thường trực đặt trụ sở tại Cục QLTT – Bộ Thương mại (91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) và sử dụng con dấu của Cục QLTT.
9.2. Phụ trách Bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 127/TƯ là Cục trưởng Cục QLTT. Các thành viên của Bộ phận thường trực bao gồm một số cán bộ của Cục QLTT và cán bộ cấp Vụ, Cục do các Uỷ viên đại diện các Bộ ngành hữu quan cử.
9.3. Bộ phận thường trực có các nhiệm vụ sau:
* Đôn đốc và tiếp nhận các báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để phân tích, đánh giá và tổng hợp thành báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TƯ;
* Giúp Trưởng ban xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từng thời kỳ; Đề xuất các giải pháp về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để Ban chỉ đạo 127/TƯ xem xét, quyết định;
* Giúp Trưởng ban tổ chức các kì họp và tham dự các cuộc họp (định kỳ hoặc thường xuyên) của Ban; thực hiện công việc hành chính và quản lý tài chính, tài sản của Ban chỉ đạo 127/TƯ;
*Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo 127/TƯ theo yêu cầu của Trưởng ban.
9.4. Đại diện thường trực phía Nam:
Trụ sở đặt tại 173 Hai Bà Trưng, Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, do Phó Cục trưởng Cục QLTT – Bộ Thương mại – Trưởng cơ quan đại diện phụ trách.
Đại diện thường trực thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7.3 trên theo địa bàn phụ trách phía Nam.
Điều 10.Kinh phí hoạt động:
10.1. Nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 127/TƯ do Ngân sách Nhà nước cấp và từ nguồn khác theo quy định của pháp luật.
10.2. Hàng năm Ban Chỉ đạo 127/TƯ dự trù kế hoạch kinh phí hoạt động báo cáo Bộ Tài chính xem xét cấp.
10.3. Trưởng ban quyết định các khoản chi sau khi đã thống nhất trong Ban Chỉ đạo 127/TƯ và quyết toán Tài chính hàng năm theo chế độ với Bộ Tài chính.
Điều 11. Căn cứ Quy chế này, các Uỷ viên và Bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo 127/TƯ tổ chức thực hiện.
Reviews
There are no reviews yet.