BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM ——- Số: 1066/QĐ-BHXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————- Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÁC QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
———————————
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước;
Căn cứ Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý;
Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-BHXH, ngày 31/8/2012 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc lựa chọn lãi suất huy động của bốn sở giao dịch và chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước làm căn cứ xác định lãi suất cho vay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Đầu tư quỹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1539/QĐ-BHXH ngày 22/12/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Đầu tư quỹ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – PTT Vũ Văn Ninh (để b/c); – Các Bộ: TC, LĐTB&XH, Y tế; – HĐQL BHXH Việt Nam (để b/c); – TGĐ, các Phó TGĐ; – Lưu: VT, ĐTQ(6). |
TỔNG GIÁM ĐỐC
Lê Bạch Hồng |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÁC QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành theo Quyết định số: 1066/QĐ-BHXH ngày 08 tháng 10 năm 2013
(Ban hành theo Quyết định số: 1066/QĐ-BHXH ngày 08 tháng 10 năm 2013
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc quản lý đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi thuộc các quỹ bảo hiểm do BHXH Việt Nam quản lý, gồm: Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là các quỹ bảo hiểm) vào các lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 3 Quy chế này.
2. Đối tượng điều chỉnh của Quy chế này là các khách hàng vay vốn của BHXH Việt Nam; Ban Đầu tư quỹ, Ban Chi và các đơn vị liên quan thuộc BHXH Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc chung
1. Hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và thu hồi được khi cần thiết.
2. Các hình thức đầu tư phải phù hợp với phương án đầu tư đã được Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng Quản lý) phê duyệt.
3. Huy động tối đa tiền tạm thời nhàn rỗi của các quỹ bảo hiểm để thực hiện đầu tư.
Điều 3. Các hình thức đầu tư
Tiền tạm thời nhàn rỗi của các quỹ bảo hiểm được đầu tư theo các hình thức sau:
1. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước.
2. Cho Ngân sách Nhà nước vay.
3. Cho Ngân hàng thương mại Nhà nước vay.
4. Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay.
5. Cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay.
6. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
7. Các hình thức đầu tư khác do Hội đồng Quản lý quyết định.
MỤC II. QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÁC QUỸ BẢO HIỂM
Điều 4. Xây dựng Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm
1. Xây dựng Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm hàng năm
a) Căn cứ để xây dựng Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm hàng năm là:
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư quỹ và liên quan đến đầu tư quỹ hiện hành;
– Tình hình thực hiện đầu tư các quỹ bảo hiểm năm trước;
– Dự toán thu – chi trong năm kế hoạch của Ngành do các Ban nghiệp vụ (Kế hoạch – Tài chính, Thu, Chi, Thực hiện chính sách BHYT) cung cấp;
– Số tiền dự kiến cho Ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ;
– Số dư nợ cuối năm và số tiền thu nợ (gốc, lãi) trong năm kế hoạch;
– Nguồn vốn cho các yêu cầu cấp thiết khác theo chỉ đạo của Hội đồng Quản lý và Tổng Giám đốc.
b) Căn cứ vào các dữ liệu chủ yếu trên, Ban Đầu tư quỹ thực hiện cân đối thu – chi để xây dựng Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm năm kế hoạch, gửi Ban Kế hoạch – Tài chính trước ngày 20/7 để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách năm của Ngành, trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách xem xét trước khi trình Tổng Giám đốc để đưa ra cuộc họp Ban Cán sự đảng. Sau đó Tổng Giám đốc trình Hội đồng Quản lý phê duyệt.
2. Lập kế hoạch đầu tư các quỹ bảo hiểm hàng tháng
a) Căn cứ để lập kế hoạch:
– Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm đã được Hội đồng Quản lý phê duyệt;
– Số dư trên các tài khoản của BHXH Việt Nam vào ngày đầu tiên của tháng;
– Dự kiến số thu, chi trong tháng và ước thực hiện tháng sau;
– Số tiền gốc và lãi đầu tư đến hạn trả trong tháng và dự kiến trả trong tháng sau.
b) Xác định số tiền có thể đầu tư trong tháng:
– Ngày 25 tháng trước (nếu trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ cuối tuần thì lấy ngày làm việc gần nhất), Ban Thu gửi thông báo cho Ban Đầu tư quỹ số tiền ước tính thu được trong tháng và số tiền dự kiến thu được trong tháng sau;
– Ngày 25 tháng trước (nếu trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ cuối tuần thì lấy ngày làm việc gần nhất), Ban Chi gửi thông báo cho Ban Đầu tư quỹ các số liệu:
+ Dự tính Số dư tài khoản tiền gửi tại thời điểm ngày đầu tiên của tháng sau tại các Ngân hàng và Kho bạc (trừ tài khoản tiền gửi xây dựng cơ bản);
+ Kế hoạch cấp kinh phí chi BHXH, khám chữa bệnh BHYT, quản lý bộ máy, đầu tư xây dựng trong tháng.
– Từ ngày 26 – 28 tháng trước (nếu trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ cuối tuần thì lấy ngày làm việc gần nhất), Ban Đầu tư quỹ căn cứ các số liệu trên để tính toán, xác định số tiền tạm thời nhàn rỗi trong tháng có thể đầu tư được và xây dựng kế hoạch đầu tư trong tháng sau, trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách cho ý kiến trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng phải trình Tổng Giám đốc kế hoạch đầu tư tháng sau (trừ trường hợp từ ngày 26 – 28 trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ cuối tuần).
Điều 5. Quy trình, thủ tục cho Ngân sách Nhà nước vay
Thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do BHXH Việt Nam quản lý và các quy định sau:
1. Căn cứ vào số tiền cho Ngân sách Nhà nước vay đã được Hội đồng Quản lý phê duyệt trong Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm, Ban Đầu tư quỹ liên hệ với Vụ Ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính để thống nhất các nội dung chủ yếu sau:
a) Số tiền cho Ngân sách Nhà nước vay trong năm và thời gian chuyển tiền.
b) Dự thảo hợp đồng theo mẫu quy định tại Thông tư số 113/2012/TT- BTC để Lãnh đạo BHXH Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Tài chính ký. Trường hợp Tổng Giám đốc ký hợp đồng thì trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách kiểm tra, rà soát và có ý kiến trước khi trình Tổng Giám đốc ký.
2. Trên cơ sở hợp đồng đã ký, Ban Đầu tư quỹ lập phiếu trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách, trong đó nêu rõ số tiền chuyển, tài khoản chuyển. Sau khi có ý kiến của Phó Tổng Giám đốc phụ trách, chuyển cho Ban Chi 01 bản (bản photo) và 01 bản Hợp đồng cho vay (bản chính) để Ban Chi thực hiện chuyển tiền cho Ngân sách Nhà nước.
3. Sau mỗi đợt chuyển tiền, Ban Chi gửi thông báo bằng văn bản (ghi rõ: Số tiền đã chuyển, ngày chuyển tiền) cho Bộ Tài chính và gửi Ban Đầu tư quỹ một bản để theo dõi.
4. Trường hợp Ngân sách Nhà nước có nhu cầu vay vốn đột xuất ngoài kế hoạch, Ban Đầu tư quỹ tính toán, cân đối nguồn vốn trình Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản lý quyết định.
5. Trước thời hạn trả lãi, trả nợ gốc 10 ngày làm việc, Ban Đầu tư quỹ gửi công văn cho Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính làm thủ tục thanh toán.
Điều 6. Cho vay đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi là bên vay)
Thực hiện theo Điều 5 Thông tư số 113/2012/TT-BTC và các quy định sau:
1. Lãi suất cho vay
a) Nguyên tắc xác định lãi suất
– Đối với những khoản cho vay dưới 1 tháng: Nếu Ngân hàng có quy định lãi suất huy động theo tuần thì căn cứ vào lãi suất huy động thẹo tuần do ngân hàng công bố để xác định lãi suất cho vay; trường hợp ngân hàng không quy định lãi suất tuần thì lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cho vay;
– Đối với những khoản cho vay 1 tháng thì căn cứ vào lãi suất huy động 1 tháng do ngân hàng công bố để xác định lãi suất cho vay;
– Đối với những khoản cho vay từ trên 1 tháng đến dưới 12 tháng: Trước hết phải làm tròn tháng, nếu thời hạn cho vay tính theo tháng mà có lẻ từ 15 ngày trở xuống thì không tính; nếu thời gian lẻ từ 16 ngày trở lên thì làm tròn 1 tháng. Sau khi làm tròn, số tháng gần lãi suất huy động của kỳ hạn tháng nào do ngân hàng công bố thì căn cứ vào mức lãi suất huy động kỳ hạn của tháng đó để xác định lãi suất cho vay. Ví dụ:
+ Kỳ hạn cho vay là 7 tháng 15 ngày thì làm tròn là 7 tháng và nếu ngân hàng chỉ công bố lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng thì căn cứ vào mức lãi suất huy động của kỳ hạn 6 tháng để xác định lãi suất cho vay;
+ Kỳ hạn cho vay là 7 tháng 16 ngày thì làm tròn là 8 tháng và nếu ngân hàng chỉ công bố lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng thì căn cứ vào mức lãi suất huy động của kỳ hạn 9 tháng để xác định lãi suất cho vay.
– Đối với những khoản vay 12 tháng: Căn cứ vào mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng do ngân hàng công bố để xác định lãi suất cho vay;
– Đối với những khoản cho vay trên 12 tháng: Trước hết phải làm tròn tháng theo nguyên tắc như đối với khoản cho vay từ trên 1 tháng đến dưới 12 tháng. Sau khi làm tròn, số tháng gần lãi suất huy động kỳ hạn tháng nào do ngân hàng công bố thì căn cứ vào mức lãi suất huy động kỳ hạn của tháng đó để xác định lãi suất cho vay. Ví dụ:
+ Kỳ hạn cho vay là 1 năm 3 tháng 15 ngày thì làm tròn là 1 năm 3 tháng, nếu ngân hàng chỉ công bố lãi suất huy động kỳ hạn 14 tháng và 17 tháng thì căn cứ vào mức lãi suất huy động của kỳ hạn 14 tháng để xác định lãi suất cho vay;
+ Kỳ hạn cho vay là 1 năm 3 tháng 16 ngày thì làm tròn là 1 năm 4 tháng, nếu ngân hàng chỉ công bố lãi suất huy động kỳ hạn 14 tháng và 17 tháng thì căn cứ vào mức lãi suất huy động của kỳ hạn 17 tháng để xác định lãi suất cho vay.
b) Xác định lãi suất cho vay: Thực hiện theo Khoản 2, Điều 8, Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Danh sách các sở giao dịch và chi nhánh ngân hàng thực hiện theo Quyết định số 1186/QĐ – BHXH ngày 31/8/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, gồm:
– Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;
– Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
– Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
– Chi nhánh Sở Giao dịch I – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
c) Ban Đầu tư quỹ mở sổ theo dõi, cập nhật lãi suất (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này), và đề xuất lãi suất cho vay tại thời điểm trình ký hợp đồng cho vay.
2. Chuyển tiền cho vay
a) Ban Đầu tư quỹ chuyển hợp đồng vay vốn đã ký (01 bản chính) và văn bản đề nghị của Ban cho Ban Chi để làm căn cứ chuyển tiền; mở hồ sơ theo từng hợp đồng vay vốn để theo dõi, đôn đốc thu nợ gốc, lãi đúng hạn.
b) Ban Chi căn cứ vào hợp đồng và văn bản của Ban Đầu tư quỹ để làm thủ tục chuyển tiền cho vay, đồng thời thông báo cho Ban Đầu tư quỹ:
– Số tiền và ngày chuyển ngay sau khi thực hiện lệnh chuyển tiền;
– 01 bản photo giấy báo nợ sau khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng.
Điều 7. Quy trình thực hiện đầu tư đối với các hình thức đầu tư khác
1. Mua trái phiếu Chính phủ
Thực hiện theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính và các quy định sau:
a) Ban Đầu tư quỹ căn cứ vào Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm đã được Hội đồng Quản lý phê duyệt, trao đổi, thống nhất với Kho bạc Nhà nước về tiến độ chuyển tiền mua trái phiếu Chính phủ, trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách xem xét, kiểm tra trước khi trình Tổng Giám đốc.
b) Chuyển tiền mua trái phiếu Chính phủ: Sau khi nhận được Quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ban Đầu tư quỹ làm tờ trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách cho ý kiến để chuyển tiền mua trái phiếu và gửi Ban Chi thực hiện.
c) Ban Chi căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Giám đốc phụ trách tại Tờ trình để chuyển tiền cho Kho bạc Nhà nước. Sau mỗi đợt chuyển tiền, Ban Chi gửi thông báo cho Ban Đầu tư quỹ để theo dõi.
d) Lãi suất trái phiếu Chính phủ áp dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu Chính phủ cho BHXH Việt Nam hoặc áp dụng lãi suất trúng thầu theo hình thức không cạnh tranh lãi suất được quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.
đ) Ban Đầu tư quỹ theo dõi, tiếp nhận và quản lý công văn thông báo phát hành trái phiếu Chính phủ cho BHXH Việt Nam và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu Chính phủ.
e) Trước thời điểm đến hạn thanh toán trái phiếu Chính phủ 10 ngày làm việc, Ban Đầu tư quỹ gửi công văn cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán.
2. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương mại Nhà nước
Thực hiện theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính.
3. Đầu tư vào công trình kinh tế trọng điểm quốc gia, dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 113/2012/TT- BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính.
Điều 8. Quy trình, thủ tục trình ký cho vay
1. Cán bộ chuyên quản: Trên cơ sở theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký giữa BHXH Việt Nam với Ngân hàng được phân công phụ trách và khả năng đầu tư quỹ trong tháng, đề xuất mức vay, thời hạn vay trình Trưởng phòng cho ý kiến.
2. Trưởng phòng: Căn cứ vào đề xuất của cán bộ chuyên quản kiểm tra lại các thông tin liên quan trước khi trình Trưởng Ban.
3. Trưởng Ban: Căn cứ vào đề xuất của phòng nghiệp vụ và kế hoạch cho vay trong tháng xem xét, cân đối giữa các hệ thống ngân hàng, chỉ đạo phòng nghiệp vụ lập phiếu trình gửi Phó Tổng Giám đốc phụ trách kiểm tra, cho ý kiến trước khi trình Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở tờ trình của Trưởng Ban Đầu tư quỹ, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kiểm tra, rà soát và chỉ đạo hoàn chỉnh (nếu cần), sau đó trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.
Điều 9. Theo dõi, hạch toán hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm
1. Ban Đầu tư quỹ
a) Căn cứ vào hợp đồng đã ký và các tài liệu liên quan, phối hợp với Ban Chi theo dõi, hạch toán số tiền cho vay; số tiền thu nợ gốc; số tiền lãi đã thu, số tiền lãi phải thu theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Chi thực hiện đối chiếu số tiền cho vay, thu nợ phát sinh trong tháng và số dư nợ của từng đối tượng cho vay để đôn đốc bên vay trả nợ (tiền gốc, lãi) đúng hạn, đảm bảo quản lý vốn vay được chặt chẽ (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này).
c) Theo dõi hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng vay vốn của BHXH Việt Nam; yêu cầu các Ngân hàng vay vốn của BHXH Việt Nam cung cấp báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán tài chính hàng năm để nghiên cứu, nắm chắc tình hình kinh doanh của các ngân hàng, bảo đảm cho vay an toàn, hiệu quả.
2. Ban Chi
a) Hạch toán số tiền cho vay đã chuyển và số tiền gốc, lãi đã nhận.
b) Vào tuần đầu hàng tháng, cung cấp cho Ban Đầu tư quỹ số tiền đã cho vay, ngày chuyển tiền; số tiền gốc đã thu, ngày thu; số lãi đã thu, ngày thu phát sinh trong tháng trước. Hình thức gửi số liệu bằng văn bản và file điện tử.
Điều 10. Lưu trữ hồ sơ
1. Ban Đầu tư quỹ có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động đầu tư, cho vay theo quy định, gồm:
a) Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý (đối với các ngân hàng xin vay vốn lần đầu): Quyết định thành lập; Điều lệ hoạt động; Danh sách Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo; Giấy đăng ký kinh doanh; Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của hai năm liền kề trước năm đề nghị vay vốn (nếu có).
b) Hồ sơ cho vay
– Văn bản đề nghị vay vốn;
– Phiếu trình xét duyệt cho vay;
– Hợp đồng cho vay (bản chính);
– Các văn bản phát sinh liên quan đến hợp đồng trong quá trình vay vốn.
c) Các văn bản, tài liệu khác: Ngoài các hồ sơ nêu tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này, Ban Đầu tư quỹ có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản tất cả các tài liệu, giấy tờ khác liên quan đến quá trình xây dựng Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm và tổ chức thực hiện (kể cả Phương án đầu tư quỹ trình Hội đồng Quản lý và Nghị quyết của Hội đồng Quản lý).
2. Ban Chi có trách nhiệm lưu giữ:
– Hợp đồng cho vay (bản chính);
– Văn bản đề nghị chuyển tiền của Ban Đầu tư quỹ đối với các hợp đồng cho ngân hàng vay;
– Phiếu trình lãnh đạo đối với việc chuyển tiền cho Ngân sách Nhà nước và mua trái phiếu Chính phủ (bản photo).
3. Văn phòng (Văn thư cơ quan) có trách nhiệm lưu giữ trong thời hạn theo quy định:
– Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm đã được Hội đồng Quản lý phê duyệt;
– Nghị quyết của Hội đồng Quản lý phê duyệt Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm.
4. Hồ sơ lưu phải được quản lý theo đúng quy định của Nhà nước, không được tùy tiện sao chụp. Trường hợp cần thiết sử dụng hoặc sao chụp phải báo cáo Tổng Giám đốc quyết định.
MỤC III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Chế độ báo cáo
Ngoài Phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm trình Hội đồng Quản lý phê duyệt, trong quá trình tổ chức, thực hiện, Ban Đầu tư quỹ có trách nhiệm thực hiện các báo cáo sau:
1. Kế hoạch đầu tư các quỹ bảo hiểm hàng tháng gồm các chỉ tiêu chủ yếu: số dư trên các tài khoản của BHXH Việt Nam vào đầu tháng, dự kiến số thu và chi trong tháng, cơ cấu đầu tư và đề xuất đầu tư.
2. Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư trong năm gửi Văn phòng để tổng hợp chung trong hoạt động của cơ quan và Ngành.
3. Các báo cáo khác theo quy định của Ngành và yêu cầu của Tổng Giám đốc.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Ban Đầu tư quỹ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất thực hiện đúng Phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng Quản lý phê duyệt.
2. Trách nhiệm của Phó Tổng Giám đốc phụ trách
a) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động đầu tư quỹ; chỉ đạo, kiểm tra Ban Đầu tư quỹ và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo đúng các quy định trong Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác đầu tư quỹ.
b) Chỉ đạo Ban Đầu tư quỹ soạn thảo hợp đồng cho vay đúng quy định và trình Tổng Giám đốc ký hợp đồng cho vay đối với Ngân sách Nhà nước; ký các hợp đồng mua trái phiếu Chính phủ và các hợp đồng với ngân hàng thuộc đối tượng vay vốn của BHXH Việt Nam sau khi có ý kiến của Tổng Giám đốc.
c) Chỉ đạo Ban Đầu tư quỹ thường xuyên cập nhật thông tin về lãi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất huy động của các sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước đã chọn để phục vụ cho việc xác định mức lãi suất cho vay hoặc điều chỉnh lãi suất cho vay đúng quy định, sát thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các quỹ bảo hiểm.
2. Trách nhiệm của Trưởng Ban Đầu tư quỹ
a) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về tham mưu, đề xuất các hoạt động đầu tư quỹ đã được quy định trong quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tham mưu, đề xuất cho Tổng Giám đốc các kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các biện pháp tổ chức thực hiện để đảm bảo hoạt động đầu tư quỹ hiệu quả, đúng quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo theo dõi nắm bắt tình hình kinh doanh của các ngân hàng vay vốn để kịp thời đề xuất ngừng cho vay đối với ngân hàng có nợ xấu cao.
d) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban và các Trưởng phòng nghiệp vụ;
đ) Quy định chế độ quản lý; lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình cho vay và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định.
3. Trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ0, viên chức trong phòng; điều hành các hoạt động nghiệp vụ của phòng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kỷ luật lao động và các quy định khác của cơ quan và Ban;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban phân công.
4. Trách nhiệm của công chức, viên chức trong Ban
a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, công chức, viên chức trong Ban thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của các ngân hàng vay vốn và văn bản hướng dẫn của Ngành liên quan đến hoạt động đầu tư quỹ để thực hiện có hiệu quả công việc được giao. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các công việc được giao;
b) Chủ động tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Ban những biện pháp, giải pháp hiệu quả trong công tác đầu tư, bảo toàn, tăng trưởng quỹ; đồng thời chịu trách nhiệm về những tham mưu, đề xuất đó;
c) Tuân thủ nghiêm các thủ tục, các quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư các quỹ BHXH, BHYT cũng như các nội quy, quy chế, quy định khác có liên quan của Ngành, của cơ quan và đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện công việc được giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Phòng và Lãnh đạo Ban phân công.
5. Trách nhiệm phối hợp
Ban Đầu tư quỹ chủ trì, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ban Chi, Ban Thu, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Thực hiện Chính sách BHYT và các đơn vị liên quan thuộc cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện đúng các quy định trong Quy chế này./.
SỔ THEO DÕI DIỄN BIẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG NĂM…….
TT
|
Tên ngân hàng
|
Công văn
|
Ngày áp dụng lãi suất
|
Kỳ hạn
|
|||||
Số
|
Ngày tháng
|
Không kỳ hạn
|
… tuần
|
1 tháng
|
… tháng
|
60 tháng
|
|||
1
|
SGD – Vietcombank
|
||||||||
2
|
SGD I – BIDV
|
||||||||
3
|
SGD – Agribank
|
||||||||
4
|
CN Hà Nội – Vietinbank
|
||||||||
Lãi suất bình quân
|
|||||||||
1
|
SGD – Vietcombank
|
||||||||
2
|
SGD I-BIDV
|
||||||||
3
|
SGD – Agribank
|
||||||||
4
|
CN Hà Nội – Vietinbank
|
||||||||
Lãi suất bình quân
|
|||||||||
1
|
SGD – Vietcombank
|
||||||||
2
|
SGD I-BIDV
|
||||||||
3
|
SGD – Agribank
|
||||||||
4
|
CN Hà Nội – Vietinbank
|
||||||||
Lãi suất bình quân
|
|||||||||
1
|
SGD – Vietcombank
|
||||||||
2
|
SGD I-BIDV
|
||||||||
3
|
SGD – Agribank
|
||||||||
4
|
CN Hà Nội – Vietinbank
|
||||||||
Lãi suất bình quân
|
|||||||||
1
|
SGD – Vietcombank
|
||||||||
2
|
SGD I – BIDV
|
||||||||
3
|
SGD – Agribank
|
||||||||
4
|
CN Hà Nội – Vietinbank
|
||||||||
Lãi suất bình quân
|
BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ TIỀN CHO VAY, THU NỢ GÓC, LÃI
Tháng….năm….
Đ/v: đồng
TT
|
Tên đơn vị vay vốn
|
Số liệu của Ban Đầu tư quỹ
|
Số liệu của Ban Chi
|
Chênh lệch
|
||||||||||||
Số tiền gốc
|
Số tiền lãi đã thu
|
Số tiền gốc
|
Số tiền lãi đã thu
|
Số tiền gốc
|
Số tiền lãi đã thu
|
|||||||||||
Dư nợ đầu tháng
|
Phát sinh tăng
|
Phát sinh giảm
|
Dư nợ cuối tháng
|
Dư nợ đầu tháng
|
Phát sinh tăng
|
Phát sinh giảm
|
Dư nợ cuối tháng
|
Dư nợ đầu tháng
|
Phát sinh tăng
|
Phát sinh giảm
|
Dư nợ cuối tháng
|
|||||
I
|
NSNN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
TPCP
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Ngân hàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
||||||||||||||||
2
|
||||||||||||||||
3
|
||||||||||||||||
4
|
||||||||||||||||
5
|
||||||||||||||||
……
|
||||||||||||||||
VI
|
Khách hàng khác
|
|||||||||||||||
1
|
TĐ Lai Châu
|
|||||||||||||||
2
|
…….
|
BAN CHI |
Hà Nội, ngày ……tháng…. năm………
BAN ĐẦU TƯ QUỸ |
Reviews
There are no reviews yet.