Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1031/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

BỘ THUỶ SẢN

Số: 1031/QĐ-BTS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị

về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ vàoLuật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ vào Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;

Căn cứ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Theo đề nghị củaông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Như điều 3;

– Sở Thủy sản, Sở NN&PTNN có quản lý TS;

– Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

– Lưu:VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Việt Thắng

Chương trình hành động của ngành thuỶ SẢN

Thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị

về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-BTS

ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản̉)

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu lâu dài:

– Ngăn ngừa, hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình phát triển ngành Thuỷ sản; kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa sản xuất thuỷ sản với bảo tồn tài nguyên sinh vật; phục hồi và duy trì chất lượng môi trường; đảm bảo phát triển bền vững ngành Thuỷ sản.

Mục tiêu trước mắt:

– Thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Nghị quyết số 41-NQ/TW; là:

[1]. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường;

[2]. Khắc phục các khu vực môi trườngđãbị ô nhiễm, suy thoái;

[3]. Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học;

[4]. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường;

[5]. Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế…

– Triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chương trình hành động của Chính phủ theo quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về Bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất Thuỷ sản, nhằm khắc phục, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN

Căn cứ thực trạng và định hướng phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và 2020; nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ trong nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và 12 nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Chương trình hành động của Chính phủ, quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ngày 22/02/2005; Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản về BVMT thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, được xây dựng với 08 nhiệm vụ sau đây.

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT

– Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nghị quyết 41/NQ-BCT của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về Bảo vệ Môi trường tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển ngành Thuỷ sản.

– Lồng ghép chương trình tuyên truyền bảo vệ tài nguyên – môi trường trong các hoạt động phát triển cộng đồng, các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động xã hội; xoá đói giảm nghèo… thuộc lĩnh vực Thuỷ sản.

– Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận quản lý, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các cơ quan thuộc ngành thuỷ sản từ cấp bộ tới các địa phương. Xây dựng chương trình truyền thông bảo vệ tài nguyên – môi trường trong sản xuất Thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.

– Thường xuyên tổ chức các hoạt động, phát động các phong trào BVMT, tài nguyên tại địa phương và cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản và ngư dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cộng đồng.

2. Tăng cường năng lực quản lý, BVMT, thể chế hoá yêu cầu BVMT trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên -môi trường thuộc lĩnh vực ngành Thuỷ sản quản lý; nhằm cụ thể hoá Luật bảo vệ môi trường, Luật Thuỷ sản.

– Xây dựng và ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện công tác BVMT (thẩm định, giám sát và xử lý các vấn đề môi trường theo từng lĩnh vực cụ thể: Nuôi trồng thuỷ sản, khai thác bảo vệ NLTS, Dịch vụ hậu cần nghề cá, Chế biến và thương mại thuỷ sản).

– Nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, các quy chế quản lý và tài liệu hướng dẫn thực thi công tác bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng lĩnh vực và điều kiện thực tế.

– Hình thành và từng bước kiện toàn bộ máy để nâng cao năng lực BVMT của các cơ quan quản lý ngành (từ cấp Bộ tới các sở Thuỷ sản, sở NN&PTNT có quản lý thuỷ sản: tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, về quản lý, bảo vệ môi trường…).

– Xác định và phân công, phân cấp nhiệm vụ, chức năng tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa và xử lý các vấn đề môi trường và tài nguyên thuỷ sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Thuỷ sản từ Trung ương tới các địa phương.

– Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động BVMT giữa ngành Thuỷ sản với Bộ Tài nguyên và Môi trường; các bộ ngành và địa phương liên quan đến quá trình sản xuất của ngành.

3. Tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoáhoạt động BVMT

– Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Nghiên cứu xây dựng quỹ BVMT trong lĩnh vực hoạt động Thuỷ sản.

– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (tổ chức nghiên cứu và các dịch vụ tư vấn, lựa chọn, chuyển giao khoa học công nghệ về ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm, quản lý bảo vệ môi trường các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản).

– Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các mô hình quản lý, bảo vệ môi trường tại cộng đồng; đặc biệt đối với những khu vực nuôi trồng và các làng nghề thuỷ sản tập trung.

– Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở những khu vực bảo tồn, tạo cơ chế thích hợp để huy động cư dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Tạo cơ chế thích hợp để các cơ quan, đơn vị và cá nhân ngoài ngành thuỷ sản tham gia những hoạt động BVMT như: nghiên cứu ứng dụng và khảo nghiệm giống, thức ăn, hoá chất và công nghệ xử lý ô nhiễm,BVMT…

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường

– Xây dựng các chương trình điều tra cơ bản tài nguyên nước, tài nguyên thuỷ sinh, tiến tới đưa thành nhiệm vụ thường xuyên làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý của ngành.

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN bảo vệ môi trường các lĩnh vực: công nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; công nghệ vi sinh làm sạch môi trường; hệ thống lọc sinh học tuần hoàn phục vụ NTTS; chiết xuất các hoạt chất tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá…

– Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số, đánh giá chất lượng môi trường thuỷ sản;Hoàn thiện các phương pháp ứng dụng chỉ thị sinh học đánh giá nhanh chất lượng môi trường, nguồn lợi thuỷ sản; ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình hoá trong công tác nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường thuỷ sản…

– Nghiên cứu, đánh giá sức chịu tải môi trường, hệ sinh thái các thuỷ vực quy hoạch nuôi thuỷ sản hoặc nơitiếp nhận nguồn thải từ sản xuất thuỷ sản; Xây dựng bộ chỉ số ngư trại bền vững phục vụ công tác quy hoạch.

– Nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản trên phạm vi cả nước, huy động sự tham gia của địa phương vào hệ thống quan trắc -cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

– Đầu tư các dự án cho 04 trung tâm môi trường của ngành về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường năng lực nghiên cứu KHCN và quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh. Đảm bảo các trung tâm này có đủ khả năng kiểm soát và xử lý các vấn đề môi trường của ngành trên phạm vi quản lý.

– Lập kế hoạch đào tạo lâu dài, bổ sung và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý vềlĩnh vực BVMT chocác cơ quan quản lý, các cơ quan khoa học của ngành Thuỷ sản.

5. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong các quá trình sản xuất Thuỷ sản

– Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lồng ghép nhiệm vụ BVMT trong các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển theo từng lĩnh vực và đảm bảo các yêu cầu về BVMT từ các khâu quy hoạch tổng thể cho tới các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý.

– Triển khai thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về hỗ trợ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất Thuỷ sản. Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản; trong Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

– Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản.

– Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường lưu vực các hệ thống sông lớn; phục vụ quy hoạch phát triển Nuôi trồng thuỷ sản.

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản; thực thi các giải pháp phục hồi những khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái môi trường do NTTS.

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá…). Xây dựng và thực hiện các giải pháp và cơ chế quản lý môi trường hiệu quả.

– Triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN BVMT cho các cơ sở sản xuất Thuỷ sản; áp dụng công nghệ SX mới tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường hơn; khuyến khích các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng; áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001; tham gia chương trình “ghi nhãn môi trường”…

– Phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các ngành và địa phương liên quan, tiến hành thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế – xã hội của ngành Thuỷ sản. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên ngành tham gia quản lý, giám sát môi trường các dự án phát triển thuộc lĩnh vực thuỷ sản.

6. Bảo vệ môi trường ven biển và các làng nghề sản xuất Thuỷ sản

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường; quy hoạch và quản lýmôi trường tại các khu vực làng nghề thuỷ sản tập trung, các chợ đầu mối thuỷ sản, những cảng cá, bến cá và cơ sở dịch vụ hậu cần thuỷ sản ven biển.

– Hỗ trợ địa phương quy hoạch và quản lý các nghề thuỷ sản, hình thành các làng nghề theo mô hình kinh tế-sinh thái; hướng dẫn phổ biến các phương thức, kỹ thuật tiên tiến trong sử dụng thức ăn, phòng trị bệnh, bảo quản, chế biến các sản phẩm thuỷ sản.

– Xây dựng và thực thi các chính sách quản lý cộng đồng vấn đề nguồn lợi và môi trường ven biển. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách; thiết lập hệ thống quản lý và các chế tàibảo vệ cảnh quan môi trường sống tại các khu bảo tồn biển, các khu vực bãi đẻ, nơi sinh cưcủa các loài thuỷ sinh vật.

– Rà soát, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết cho vấn đề quản lý môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển thuỷ sản (đặc biệt chú trọng những nơi có diện tích lớn chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS).

– Hình thành và triển khai mô hình quản lý cộng đồng nghề cá đối với nguồn lợi hải sản, chất lượngmôi trường và các hệ sinh thái đặc hữu ở vùng biển ven bờ.

7. Bảo tồn đa dạng thuỷ sinh học; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển thuỷ sản

– Kiểm kê và đánh giá các HST tiêu biểu liên quan đến sự sinh tồn của các loài thuỷ sản, đặc biệt là các HST biển (rạn san hô, thảm cỏ biển, các eo vịnh nông…) và những vùng ĐNN có tầm quan trọng đối với thuỷ sản.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ về các HST, các nơi sinh cư tự nhiên và các loài thuỷ sản cần ưu tiên bảo tồn, tái tạo và phát triển hợp lý. Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch bảo tồn, bảo vệ theo đối tượng, theo các vùng sinh thái, loại hình mặt nước ngọt, lợ, mặn.

– Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển và triển khai thiết lập các khu bảo tồn nội địa phục vụ bảo vệ tài nguyên thuỷ sản, tiếp tục triển khai lưu giữ một số loài thuỷ sản có nguy cơ tuyệt chủng.

– Nghiên cứu tái tạo, phục hồi các nơi sinh sống, thả rạn nhân tạo, đặc biệt ở các khu vực đã và đang là những bãi đẻ, vùng tập trung các loài thuỷ sản chưa trưởng thành, những khu vực, đường di cư của các loài thuỷ sản quan trọng.

– Tiến hành phân vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản theo vùng sinh thái trên cơ sở sức chịu tải môi trường và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. Thiết lập bộ tiêu chí bảo vệ cảnh quan môi trường; ban hành các quy chế quản lý, BV tài nguyên – môi trường đối với lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

– Triển khai đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển, chú trọng phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư khu vực bảo tồn biển. Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác nguồn lợi hải sản ven biển sang các nghề khác.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu về BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

– Rà soát lại các văn bản pháp lý quốc tế đã ký liên quan đến BVMT biển và nguồn lợi thuỷ sản. Đánh giá tình hình triển khai các cam kết quốc tế đã ký trong quản lý nghề cá thời gian qua và xác định các vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

– Tuyên truyền, phổ biến và thực thi các Công ước quốc tế liên quan đến BVMT Thuỷ sản mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia (Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu, Công ước Đa dạng sinh học, Công ước RAMSAR về ĐNN, Công ước BASEL về kiểm soát, vận chuyển các chất thải độc hại xuyên biên giới…).

– Hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (thuộc lĩnh vực thuỷ sản) phù hợp với quá trình hội nhậṕ quốc tế, phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hoáthuỷ sản xuất nhập khẩu.

– Xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế, chú trọng việc nâng cao năng lực thực hiện các chương trình, dự án BVMT thuỷ sản, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho bảo vệ môi trường do ngành Thuỷ sản quản lý.

– Tăng cường hợp tác khu vực về BVMT, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên giới, nhất là có chung các con sông để bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thuỷ sản.

III. CÁC HÀNH ĐỘNG ƯU TIÊN

Cụ thể hoá 08 nhiệm vụ của Chương trình hành động, một số hành động ưu tiênsau đây, sẽ được triển khai trong giai đoạn 2007 – 2020; nhằm đảm bảo những mục tiêu phát triển ngành Thuỷ sản, đáp ứng các yêu cầu Bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo vệ môi trường

Hành động 1: Đầu tư, tăng cường năng lực cho các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường thuộc ngành thuỷ sản từ cấp bộ tới các địa phương. Xây dựng chương trình và đổi mới phương thức truyền thông bảo vệ tài nguyên – môi trường thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.

– Thời gian thực hiện: 2007 – 2010.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ pháp chế, Vụ Tổ chức Cán bộ; Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Trung tâm Thông tin học, Tạp chí Thuỷ sản; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

2. Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản

Hành động 2: Thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của Vụ BVMT thuộc Bộ Thuỷ sản theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/5/2007. Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ để có đủ năng lực quản lý và điều hành các hoạt động BVMT của ngành Thuỷ sản từ TW đến địa phương.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2010.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện : Vụ Tổ chức Cán bộ và Lao động, Vụ pháp chế, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS và cácViện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 3: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách về Bảo vệ tài nguyên – môi trường thuộc lĩnh vực ngành Thuỷ sản quản lý.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2012.

­- Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

3. Tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường

Hành động 4: Xây dựng, hoàn thiện và ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia công tác BVMT của ngành Thuỷ sản. Khuyến khích hình thành các mô hình quản lý, bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2012.

­Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu có liên quan); phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 5: Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ của ngành Thuỷ sản về phát triển kinh tế – xã hội (những vùng đặc biệt khó khăn), nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và điều kiện Bảo vệ môi trường cho ngư dân; gắn quyền lợi với trách nhiệm Bảo vệ môi trường, nguồn lợi trong các hoạt động sản xuất thuỷ sản.

– Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Vụ Kế hoạch tài chính; Vụ NTTS; Vụ Kinh tế tập thể & kinh tế tư nhân; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường

Hành động 6: Xây dựng các chương trình điều tra cơ bản tài nguyên nước, tài nguyên thuỷ sinh; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN bảo vệ môi trường các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản; Đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý cho các lĩnh vực bảo vệ môi trường của ngành.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp KH và các nguồn khác.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Vụ Kế hoạch tài chính; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS;Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu, Các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 7: Quy hoạch và hoàn thiện hệ thống quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực BVMTcho 04 trung tâm môi trường của ngành; huy động sự tham gia của địa phương vào hệ thống quan trắc -cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp Môi trường, Kinh tế và các nguồn khác.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS;Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; Các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề); phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

5. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong các quá trình sản xuất Thuỷ sản

Hành động 8: Triển khai thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về hỗ trợ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất Thuỷ sản thuộc mọi lĩnh vực. Xây dựng và thực thi các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý, BVMT trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2012.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ kế hoạch tài chính; Trung tâm QG Quan trắc cảnh báo môi trường – Viện Nghiên cứu Hải sản; các TT quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh Thuỷ sản; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

6. Bảo vệ môi trường ven biển và các làng nghề Thuỷ sản

Hành động 9: Triển khai các chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực NTTS; Khai thác, Chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; các khu vực làng nghề thuỷ sản tập trung…

Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các TT quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh Thuỷ sản; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 10: Xây dựng và thực thi cơ chế chính sách quản lý cộng đồng các vấn đề nguồn lợi và môi trường ven biển; triển khai chương trình hỗ trợ quy hoạch; các hoạt động BVMT, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường, kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan và các tổ chức Quốc tế.

7. Bảo tồn đa dạng thuỷ sinh học; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển thuỷ sản

Hành động 11: Điều tra, đánh giá tài nguyên, các HST tiêu biểu liên quan đến sự sinh tồn của các loài thuỷ sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ quản lý về môi trường và tài nguyên thuỷ sản; triển khai các chương trình, kế hoạch, quy hoạch khai thác nguồn lợi và hệ thống bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan và các tổ chức Quốc tế.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hành động 12: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất thuỷ sản, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường hợp tác khu vực về BVMT, xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế cho công tác BVMT của ngành thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức Cán bộ và lao động; Vụ hợp tác quốc tế; các Viện Nghiên cứu; các tổ chức Quốc tế liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ: Xây dựng đề án thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của Vụ Môi trường thuộc Bộ Thuỷ sản theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/5/2007. Trong lúc chờ thành lập Vụ Môi trường; Vụ KHCN là cơ quan chủ trì triển khai Chương trình Hành động BVMT của ngành; chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm; phân công trách nhiệm và hướng dẫn các đơn vị tham gia triển khai các hoạt động BVMT của ngành. Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện và định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ.

– Vụ KHCN phối hợp với Vụ pháp chế và các Cục, Vụ liên quan, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về BVMT của ngành thuỷ sản. Phối hợp với các đơn vị chức năng trong ngành rà soát, bổ sung, xây dựng và trình Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ BVMT trong các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản (Đến năm 2010).

– Trung tâm Tin học phối hợp với Tạp chí Thuỷ sản xây dựng đề án: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần nghị quyết 41-NQ/TW và chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản về BVMT, trình Bộ Trưởng phê duyệt vào quýII năm 2008. Chủ trì và phối hợp với các bộ ngành và địa phương liên quan, triển khai thực hiện đề án khi được phê duyệt…

– Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Thanh tra Bộxây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định bảo vệ NLTS (quýII năm 2008).

– Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản chủ trì xây dựng đề án Tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm thuỷ sản, quản lý thuốc và hoá chất phục vụ sản xuất thuỷ sản (đến năm 2010). Phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ, Vụ NTTS, thẩm định, kiểm tra chất lượng các cơ quan khảo nghiệm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc hoá chất phòng trị bệnh, bảo quản và CBTS.

– Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản chủ trì phối hợp với các Viện Nghiên cứu trong ngành và các địa rà soát và lập các quy hoạch chiến lược, quy hoạch chi tiết các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản cho các địa phương và vùng sinh thái, đảm bảo những yêu cầu BVMT, phát triển bền vững (đến 2010).

– Vụ KHCN phối hợp với Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản xây dựng và trình Bộ Trưởng ban hành quy trình, các văn bản hướng dẫn và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM và ĐMC) trong lĩnh vực nuôi trồng Thuỷ sản (Quý IV năm 2007); rà soát, xây dựng tiêu chí, các Bộ tiêu chuẩn BVMT trong hoạt động NTTS.

– Vụ kế hoạch Tài Chính, phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xây dựng và trình Bộ Trưởng ban hành các quy định về chi tiêu tài chính, chính sách hỗ trợ của ngành trong các hoạt động BVMT phù hợp với đặc điểm sản xuất thuỷ sản (Quý IV năm 2007).

– Vụ hợp tác Quốc tế chủ trì xây dựng danh mục các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường và tài nguyên biển, đất ngập nước, các hệ sinh thái đặc hữu… phục vụ phát triển thuỷ sản (Quý IV năm 2007).

– Các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường – dịch bệnh thuỷ sản (thuộc các viện NC NTTS I, II, III) và Trung tâm QG quan trắc cảnh báo môi trường biển (viện NC Hải sản), theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động được giao, chủ trì xây dựng các đề án: Phòng ngừa, hạn chế, xử lý, kiểm soát ô nhiễm Môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,trình Bộ trưởng phê duyệt vào quý II năm 2008. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan khoa học, các địa phương triển khai những hoạt động nghiên cứu KHCN, lựa chọn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực BVMT./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1031/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1031/QĐ-BTS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 30/07/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản

BỘ THUỶ SẢN

Số: 1031/QĐ-BTS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị

về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ vàoLuật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ vào Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;

Căn cứ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Theo đề nghị củaông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Như điều 3;

– Sở Thủy sản, Sở NN&PTNN có quản lý TS;

– Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

– Lưu:VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Việt Thắng

Chương trình hành động của ngành thuỶ SẢN

Thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị

về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-BTS

ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản̉)

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu lâu dài:

– Ngăn ngừa, hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình phát triển ngành Thuỷ sản; kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa sản xuất thuỷ sản với bảo tồn tài nguyên sinh vật; phục hồi và duy trì chất lượng môi trường; đảm bảo phát triển bền vững ngành Thuỷ sản.

Mục tiêu trước mắt:

– Thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Nghị quyết số 41-NQ/TW; là:

[1]. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường;

[2]. Khắc phục các khu vực môi trườngđãbị ô nhiễm, suy thoái;

[3]. Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học;

[4]. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường;

[5]. Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế…

– Triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chương trình hành động của Chính phủ theo quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về Bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất Thuỷ sản, nhằm khắc phục, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN

Căn cứ thực trạng và định hướng phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và 2020; nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ trong nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và 12 nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Chương trình hành động của Chính phủ, quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ngày 22/02/2005; Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản về BVMT thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, được xây dựng với 08 nhiệm vụ sau đây.

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT

– Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nghị quyết 41/NQ-BCT của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về Bảo vệ Môi trường tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển ngành Thuỷ sản.

– Lồng ghép chương trình tuyên truyền bảo vệ tài nguyên – môi trường trong các hoạt động phát triển cộng đồng, các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động xã hội; xoá đói giảm nghèo… thuộc lĩnh vực Thuỷ sản.

– Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận quản lý, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các cơ quan thuộc ngành thuỷ sản từ cấp bộ tới các địa phương. Xây dựng chương trình truyền thông bảo vệ tài nguyên – môi trường trong sản xuất Thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.

– Thường xuyên tổ chức các hoạt động, phát động các phong trào BVMT, tài nguyên tại địa phương và cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản và ngư dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cộng đồng.

2. Tăng cường năng lực quản lý, BVMT, thể chế hoá yêu cầu BVMT trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên -môi trường thuộc lĩnh vực ngành Thuỷ sản quản lý; nhằm cụ thể hoá Luật bảo vệ môi trường, Luật Thuỷ sản.

– Xây dựng và ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện công tác BVMT (thẩm định, giám sát và xử lý các vấn đề môi trường theo từng lĩnh vực cụ thể: Nuôi trồng thuỷ sản, khai thác bảo vệ NLTS, Dịch vụ hậu cần nghề cá, Chế biến và thương mại thuỷ sản).

– Nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, các quy chế quản lý và tài liệu hướng dẫn thực thi công tác bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng lĩnh vực và điều kiện thực tế.

– Hình thành và từng bước kiện toàn bộ máy để nâng cao năng lực BVMT của các cơ quan quản lý ngành (từ cấp Bộ tới các sở Thuỷ sản, sở NN&PTNT có quản lý thuỷ sản: tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, về quản lý, bảo vệ môi trường…).

– Xác định và phân công, phân cấp nhiệm vụ, chức năng tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa và xử lý các vấn đề môi trường và tài nguyên thuỷ sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Thuỷ sản từ Trung ương tới các địa phương.

– Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động BVMT giữa ngành Thuỷ sản với Bộ Tài nguyên và Môi trường; các bộ ngành và địa phương liên quan đến quá trình sản xuất của ngành.

3. Tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoáhoạt động BVMT

– Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Nghiên cứu xây dựng quỹ BVMT trong lĩnh vực hoạt động Thuỷ sản.

– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (tổ chức nghiên cứu và các dịch vụ tư vấn, lựa chọn, chuyển giao khoa học công nghệ về ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm, quản lý bảo vệ môi trường các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản).

– Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các mô hình quản lý, bảo vệ môi trường tại cộng đồng; đặc biệt đối với những khu vực nuôi trồng và các làng nghề thuỷ sản tập trung.

– Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở những khu vực bảo tồn, tạo cơ chế thích hợp để huy động cư dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Tạo cơ chế thích hợp để các cơ quan, đơn vị và cá nhân ngoài ngành thuỷ sản tham gia những hoạt động BVMT như: nghiên cứu ứng dụng và khảo nghiệm giống, thức ăn, hoá chất và công nghệ xử lý ô nhiễm,BVMT…

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường

– Xây dựng các chương trình điều tra cơ bản tài nguyên nước, tài nguyên thuỷ sinh, tiến tới đưa thành nhiệm vụ thường xuyên làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý của ngành.

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN bảo vệ môi trường các lĩnh vực: công nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; công nghệ vi sinh làm sạch môi trường; hệ thống lọc sinh học tuần hoàn phục vụ NTTS; chiết xuất các hoạt chất tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá…

– Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số, đánh giá chất lượng môi trường thuỷ sản;Hoàn thiện các phương pháp ứng dụng chỉ thị sinh học đánh giá nhanh chất lượng môi trường, nguồn lợi thuỷ sản; ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình hoá trong công tác nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường thuỷ sản…

– Nghiên cứu, đánh giá sức chịu tải môi trường, hệ sinh thái các thuỷ vực quy hoạch nuôi thuỷ sản hoặc nơitiếp nhận nguồn thải từ sản xuất thuỷ sản; Xây dựng bộ chỉ số ngư trại bền vững phục vụ công tác quy hoạch.

– Nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản trên phạm vi cả nước, huy động sự tham gia của địa phương vào hệ thống quan trắc -cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

– Đầu tư các dự án cho 04 trung tâm môi trường của ngành về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường năng lực nghiên cứu KHCN và quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh. Đảm bảo các trung tâm này có đủ khả năng kiểm soát và xử lý các vấn đề môi trường của ngành trên phạm vi quản lý.

– Lập kế hoạch đào tạo lâu dài, bổ sung và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý vềlĩnh vực BVMT chocác cơ quan quản lý, các cơ quan khoa học của ngành Thuỷ sản.

5. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong các quá trình sản xuất Thuỷ sản

– Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lồng ghép nhiệm vụ BVMT trong các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển theo từng lĩnh vực và đảm bảo các yêu cầu về BVMT từ các khâu quy hoạch tổng thể cho tới các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý.

– Triển khai thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về hỗ trợ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất Thuỷ sản. Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản; trong Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

– Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản.

– Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường lưu vực các hệ thống sông lớn; phục vụ quy hoạch phát triển Nuôi trồng thuỷ sản.

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản; thực thi các giải pháp phục hồi những khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái môi trường do NTTS.

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá…). Xây dựng và thực hiện các giải pháp và cơ chế quản lý môi trường hiệu quả.

– Triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN BVMT cho các cơ sở sản xuất Thuỷ sản; áp dụng công nghệ SX mới tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường hơn; khuyến khích các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng; áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001; tham gia chương trình “ghi nhãn môi trường”…

– Phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các ngành và địa phương liên quan, tiến hành thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế – xã hội của ngành Thuỷ sản. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên ngành tham gia quản lý, giám sát môi trường các dự án phát triển thuộc lĩnh vực thuỷ sản.

6. Bảo vệ môi trường ven biển và các làng nghề sản xuất Thuỷ sản

– Triển khai chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường; quy hoạch và quản lýmôi trường tại các khu vực làng nghề thuỷ sản tập trung, các chợ đầu mối thuỷ sản, những cảng cá, bến cá và cơ sở dịch vụ hậu cần thuỷ sản ven biển.

– Hỗ trợ địa phương quy hoạch và quản lý các nghề thuỷ sản, hình thành các làng nghề theo mô hình kinh tế-sinh thái; hướng dẫn phổ biến các phương thức, kỹ thuật tiên tiến trong sử dụng thức ăn, phòng trị bệnh, bảo quản, chế biến các sản phẩm thuỷ sản.

– Xây dựng và thực thi các chính sách quản lý cộng đồng vấn đề nguồn lợi và môi trường ven biển. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách; thiết lập hệ thống quản lý và các chế tàibảo vệ cảnh quan môi trường sống tại các khu bảo tồn biển, các khu vực bãi đẻ, nơi sinh cưcủa các loài thuỷ sinh vật.

– Rà soát, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết cho vấn đề quản lý môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển thuỷ sản (đặc biệt chú trọng những nơi có diện tích lớn chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS).

– Hình thành và triển khai mô hình quản lý cộng đồng nghề cá đối với nguồn lợi hải sản, chất lượngmôi trường và các hệ sinh thái đặc hữu ở vùng biển ven bờ.

7. Bảo tồn đa dạng thuỷ sinh học; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển thuỷ sản

– Kiểm kê và đánh giá các HST tiêu biểu liên quan đến sự sinh tồn của các loài thuỷ sản, đặc biệt là các HST biển (rạn san hô, thảm cỏ biển, các eo vịnh nông…) và những vùng ĐNN có tầm quan trọng đối với thuỷ sản.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ về các HST, các nơi sinh cư tự nhiên và các loài thuỷ sản cần ưu tiên bảo tồn, tái tạo và phát triển hợp lý. Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch bảo tồn, bảo vệ theo đối tượng, theo các vùng sinh thái, loại hình mặt nước ngọt, lợ, mặn.

– Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển và triển khai thiết lập các khu bảo tồn nội địa phục vụ bảo vệ tài nguyên thuỷ sản, tiếp tục triển khai lưu giữ một số loài thuỷ sản có nguy cơ tuyệt chủng.

– Nghiên cứu tái tạo, phục hồi các nơi sinh sống, thả rạn nhân tạo, đặc biệt ở các khu vực đã và đang là những bãi đẻ, vùng tập trung các loài thuỷ sản chưa trưởng thành, những khu vực, đường di cư của các loài thuỷ sản quan trọng.

– Tiến hành phân vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản theo vùng sinh thái trên cơ sở sức chịu tải môi trường và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. Thiết lập bộ tiêu chí bảo vệ cảnh quan môi trường; ban hành các quy chế quản lý, BV tài nguyên – môi trường đối với lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

– Triển khai đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển, chú trọng phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư khu vực bảo tồn biển. Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác nguồn lợi hải sản ven biển sang các nghề khác.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu về BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

– Rà soát lại các văn bản pháp lý quốc tế đã ký liên quan đến BVMT biển và nguồn lợi thuỷ sản. Đánh giá tình hình triển khai các cam kết quốc tế đã ký trong quản lý nghề cá thời gian qua và xác định các vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

– Tuyên truyền, phổ biến và thực thi các Công ước quốc tế liên quan đến BVMT Thuỷ sản mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia (Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu, Công ước Đa dạng sinh học, Công ước RAMSAR về ĐNN, Công ước BASEL về kiểm soát, vận chuyển các chất thải độc hại xuyên biên giới…).

– Hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (thuộc lĩnh vực thuỷ sản) phù hợp với quá trình hội nhậṕ quốc tế, phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hoáthuỷ sản xuất nhập khẩu.

– Xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế, chú trọng việc nâng cao năng lực thực hiện các chương trình, dự án BVMT thuỷ sản, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho bảo vệ môi trường do ngành Thuỷ sản quản lý.

– Tăng cường hợp tác khu vực về BVMT, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên giới, nhất là có chung các con sông để bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thuỷ sản.

III. CÁC HÀNH ĐỘNG ƯU TIÊN

Cụ thể hoá 08 nhiệm vụ của Chương trình hành động, một số hành động ưu tiênsau đây, sẽ được triển khai trong giai đoạn 2007 – 2020; nhằm đảm bảo những mục tiêu phát triển ngành Thuỷ sản, đáp ứng các yêu cầu Bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo vệ môi trường

Hành động 1: Đầu tư, tăng cường năng lực cho các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường thuộc ngành thuỷ sản từ cấp bộ tới các địa phương. Xây dựng chương trình và đổi mới phương thức truyền thông bảo vệ tài nguyên – môi trường thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.

– Thời gian thực hiện: 2007 – 2010.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ pháp chế, Vụ Tổ chức Cán bộ; Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Trung tâm Thông tin học, Tạp chí Thuỷ sản; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

2. Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản

Hành động 2: Thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của Vụ BVMT thuộc Bộ Thuỷ sản theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/5/2007. Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ để có đủ năng lực quản lý và điều hành các hoạt động BVMT của ngành Thuỷ sản từ TW đến địa phương.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2010.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện : Vụ Tổ chức Cán bộ và Lao động, Vụ pháp chế, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS và cácViện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 3: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách về Bảo vệ tài nguyên – môi trường thuộc lĩnh vực ngành Thuỷ sản quản lý.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2012.

­- Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

3. Tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường

Hành động 4: Xây dựng, hoàn thiện và ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia công tác BVMT của ngành Thuỷ sản. Khuyến khích hình thành các mô hình quản lý, bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2012.

­Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu có liên quan); phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 5: Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ của ngành Thuỷ sản về phát triển kinh tế – xã hội (những vùng đặc biệt khó khăn), nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và điều kiện Bảo vệ môi trường cho ngư dân; gắn quyền lợi với trách nhiệm Bảo vệ môi trường, nguồn lợi trong các hoạt động sản xuất thuỷ sản.

– Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Vụ Kế hoạch tài chính; Vụ NTTS; Vụ Kinh tế tập thể & kinh tế tư nhân; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường

Hành động 6: Xây dựng các chương trình điều tra cơ bản tài nguyên nước, tài nguyên thuỷ sinh; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN bảo vệ môi trường các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản; Đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý cho các lĩnh vực bảo vệ môi trường của ngành.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp KH và các nguồn khác.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức và Lao động, Vụ Kế hoạch tài chính; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS;Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu, Các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 7: Quy hoạch và hoàn thiện hệ thống quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực BVMTcho 04 trung tâm môi trường của ngành; huy động sự tham gia của địa phương vào hệ thống quan trắc -cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp Môi trường, Kinh tế và các nguồn khác.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS;Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; Các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề); phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

5. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm trong các quá trình sản xuất Thuỷ sản

Hành động 8: Triển khai thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về hỗ trợ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất Thuỷ sản thuộc mọi lĩnh vực. Xây dựng và thực thi các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý, BVMT trong các lĩnh vực sản xuất Thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2012.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Vụ kế hoạch tài chính; Trung tâm QG Quan trắc cảnh báo môi trường – Viện Nghiên cứu Hải sản; các TT quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh Thuỷ sản; Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

6. Bảo vệ môi trường ven biển và các làng nghề Thuỷ sản

Hành động 9: Triển khai các chương trình điều tra, đánh giá hiện trạng, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực NTTS; Khai thác, Chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; các khu vực làng nghề thuỷ sản tập trung…

Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các TT quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh Thuỷ sản; phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan.

Hành động 10: Xây dựng và thực thi cơ chế chính sách quản lý cộng đồng các vấn đề nguồn lợi và môi trường ven biển; triển khai chương trình hỗ trợ quy hoạch; các hoạt động BVMT, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Thời gian thực hiện: 2012 – 2020.

– Kính phí thực hiện: Sự nghiệp môi trường, kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan và các tổ chức Quốc tế.

7. Bảo tồn đa dạng thuỷ sinh học; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển thuỷ sản

Hành động 11: Điều tra, đánh giá tài nguyên, các HST tiêu biểu liên quan đến sự sinh tồn của các loài thuỷ sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ quản lý về môi trường và tài nguyên thuỷ sản; triển khai các chương trình, kế hoạch, quy hoạch khai thác nguồn lợi và hệ thống bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ, Cục KT & BVNLTS; QL CLATVS &TYTS; Viện Kinh tế & Qui hoạch thuỷ sản, các Viện Nghiên cứu; phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan và các tổ chức Quốc tế.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hành động 12: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, tiêu chuẩn môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất thuỷ sản, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường hợp tác khu vực về BVMT, xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các nguồn lực quốc tế cho công tác BVMT của ngành thuỷ sản.

Thời gian thực hiện: 2007 – 2015.

Kính phí thực hiện: Sự nghiệp kinh tế và KHCN hàng năm.

Cơ quan thực hiện: Vụ pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức Cán bộ và lao động; Vụ hợp tác quốc tế; các Viện Nghiên cứu; các tổ chức Quốc tế liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ: Xây dựng đề án thành lập và hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của Vụ Môi trường thuộc Bộ Thuỷ sản theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/5/2007. Trong lúc chờ thành lập Vụ Môi trường; Vụ KHCN là cơ quan chủ trì triển khai Chương trình Hành động BVMT của ngành; chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm; phân công trách nhiệm và hướng dẫn các đơn vị tham gia triển khai các hoạt động BVMT của ngành. Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện và định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ.

– Vụ KHCN phối hợp với Vụ pháp chế và các Cục, Vụ liên quan, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về BVMT của ngành thuỷ sản. Phối hợp với các đơn vị chức năng trong ngành rà soát, bổ sung, xây dựng và trình Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ BVMT trong các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản (Đến năm 2010).

– Trung tâm Tin học phối hợp với Tạp chí Thuỷ sản xây dựng đề án: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần nghị quyết 41-NQ/TW và chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản về BVMT, trình Bộ Trưởng phê duyệt vào quýII năm 2008. Chủ trì và phối hợp với các bộ ngành và địa phương liên quan, triển khai thực hiện đề án khi được phê duyệt…

– Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Thanh tra Bộxây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định bảo vệ NLTS (quýII năm 2008).

– Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản chủ trì xây dựng đề án Tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm thuỷ sản, quản lý thuốc và hoá chất phục vụ sản xuất thuỷ sản (đến năm 2010). Phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ, Vụ NTTS, thẩm định, kiểm tra chất lượng các cơ quan khảo nghiệm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc hoá chất phòng trị bệnh, bảo quản và CBTS.

– Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản chủ trì phối hợp với các Viện Nghiên cứu trong ngành và các địa rà soát và lập các quy hoạch chiến lược, quy hoạch chi tiết các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản cho các địa phương và vùng sinh thái, đảm bảo những yêu cầu BVMT, phát triển bền vững (đến 2010).

– Vụ KHCN phối hợp với Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản xây dựng và trình Bộ Trưởng ban hành quy trình, các văn bản hướng dẫn và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM và ĐMC) trong lĩnh vực nuôi trồng Thuỷ sản (Quý IV năm 2007); rà soát, xây dựng tiêu chí, các Bộ tiêu chuẩn BVMT trong hoạt động NTTS.

– Vụ kế hoạch Tài Chính, phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xây dựng và trình Bộ Trưởng ban hành các quy định về chi tiêu tài chính, chính sách hỗ trợ của ngành trong các hoạt động BVMT phù hợp với đặc điểm sản xuất thuỷ sản (Quý IV năm 2007).

– Vụ hợp tác Quốc tế chủ trì xây dựng danh mục các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường và tài nguyên biển, đất ngập nước, các hệ sinh thái đặc hữu… phục vụ phát triển thuỷ sản (Quý IV năm 2007).

– Các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường – dịch bệnh thuỷ sản (thuộc các viện NC NTTS I, II, III) và Trung tâm QG quan trắc cảnh báo môi trường biển (viện NC Hải sản), theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động được giao, chủ trì xây dựng các đề án: Phòng ngừa, hạn chế, xử lý, kiểm soát ô nhiễm Môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,trình Bộ trưởng phê duyệt vào quý II năm 2008. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan khoa học, các địa phương triển khai những hoạt động nghiên cứu KHCN, lựa chọn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực BVMT./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1031/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước””