ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG _______ Số: 08/2021/QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________ Hậu Giang, ngày 22 tháng 3 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
_______________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Căn cứ Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí;
Căn cứ Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại;
Căn cứ Thông tư số 40/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, cụ thể như sau:
1. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Kinh phí Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho các nội dung xúc tiến thương mại quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy chế này
b) Chi cho hoạt động quản lý Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang”.
2. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang
1. Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam
a) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá: Trên các phương tiện truyền thông, các hình thức quảng bá của hội chợ, triển lãm; tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm, đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Tổ chức, dàn dựng gian hàng: Thiết kế tổng thể và chi tiết; mặt bằng, dịch vụ điện, nước, an ninh, bảo vệ, vệ sinh, môi trường; dàn dựng khu vực thông tin xúc tiến thương mại chung, trình diễn sản phẩm (nếu có); dàn dựng gian hàng; trang trí chung;
+ Chi phí tổ chức khai mạc (đối với hội chợ, triển lãm do tỉnh tổ chức hoặc đồng tổ chức có quy mô từ 100 gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam trở lên hoặc tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài có quy mô từ 10 gian hàng trở lên): Mời khách, lễ tân, trang trí, văn nghệ, sân khấu, âm thanh, ánh sáng;
+ Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang.
– Quy mô: Hội chợ, triển lãm đa ngành có quy mô tối thiểu 12 gian hàng và tối thiểu 12 doanh nghiệp tham gia. Hội chợ, triển lãm chuyên ngành có quy mô tối thiểu 06 gian hàng và tối thiểu 06 doanh nghiệp tham gia.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 300 triệu đồng/đơn vị chủ trì thực hiện, nhưng không quá 02 lần/năm.
b) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế tại Hậu Giang đối với các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh.
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá: Trên các phương tiện truyền thông; tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm;
+ Tổ chức, dàn dựng gian hàng: Thiết kế tổng thể và chi tiết; dàn dựng gian hàng; trang trí chung.
– Quy mô: Hội chợ, triển lãm đa ngành có quy mô tối thiểu 150 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và 50đơn vị tham gia;hội chợ, triển lãm chuyên ngành có quy mô tối thiểu 70 gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 12 triệu đồng/đơn vị (doanh nghiệp) tham gia, nhưng không quá 03 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
c) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế tại Hậu Giang cho sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của tỉnh
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá: Trên các phương tiện truyền thông; tổ chức giới thiệu, thông tin về hội chợ, triển lãm;
+ Tổ chức, dàn dựng gian hàng: Thiết kế tổng thể và chi tiết; dàn dựng gian hàng; trang trí chung;
+ Mặt bằng tổ chức hội chợ, triển lãm;
+ Dịch vụ: điện, nước, vệ sinh, môi trường, an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, y tế, internet;
+ Lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm;
+ Các hoạt động tổ chức, quản lý hội chợ, triển lãm.
– Quy mô: Hội chợ, triển lãm có quy mô tối thiểu 60 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m), trong đó tối thiểu 10 gian hàng của doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 12 triệu đồng/đơn vị (doanh nghiệp) tham gia, nhưng không quá 03 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
d) Hỗ trợ tối đa 70% kinh phí tổ chức hội chợ, triển lãm tại Hậu Giang đối với các sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong tỉnh sản xuất
– Nội dung hỗ trợ: Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông; tổ chức giới thiệu, thông tin về hội chợ, triển lãm.
– Quy mô: Hội chợ, triển lãm có quy mô tối thiểu 50 doanh nghiệp và 100 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 12 triệu đồng/đơn vị (doanh nghiệp) tham gia, nhưng không quá 03 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
đ) Hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng
– Hỗ trợ xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trên sàn giao dịch thương mại điện tử (Sàn giao dịch thương mại điện tử được chọn để tổ chức gian hàng phải thuộc 50 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu thế giới theo xếp hạng của tổ chức đánh giá được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương):
+ Nội dung thực hiện: Tư vấn, hỗ trợ mở tài khoản trên sàn giao dịch thương mại điện tử; mở tài khoản, duy trì tư cách thành viên;thiết kế nhận diện chung gian hàng của các đơn vị tham gia;tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia, giao dịch;xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia;nâng hạng gian hàng và sử dụng dịch vụ gia tăng của sàn giao dịch thương mại điện tử;hướng dẫn, đào tạo kỹ năng tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử;tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Tối thiểu 05 đơn vị tham gia;
+ Nội dung hỗ trợ: Duy trì tư cách thành viên cơ bản cho tài khoản của đơn vị tham gia tối đa 12 tháng; duy trì tư cách thành viên đặc biệt cho đơn vị chủ trì tối đa 12 tháng để khai thác thông tin khách hàng cung cấp cho đơn vị tham gia;thiết kế nhận diện chung gian hàng của các đơn vị tham gia;tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia, giao dịch;tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Thuê nhân công hỗ trợ kỹ thuật, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tài khoản; thuê tư vấn đấu thầu (nếu có); bưu chính; điện thoại; văn phòng phẩm.
– Tham gia gian hàng của các hội chợ, triển lãm quốc tế trên môi trường mạng:
+ Nội dung thực hiện: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về gian hàng; mời các đơn vị tham gia, giao dịch; thuê gian hàng trực tuyến; thiết kế tổng thể và chi tiết khu gian hàng trực tuyến; xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia; tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Tối thiểu 05 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm đa ngành; 03 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành;
+ Nội dung hỗ trợ: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về gian hàng; mời các đơn vị tham gia, giao dịch;thuê gian hàng trực tuyến;thiết kế tổng thể và chi tiết khu gian hàng trực tuyến;tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Tổ chức hội chợ, triển lãm trên môi trường mạng:
+ Nội dung thực hiện: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm; mời đơn vị tham gia, giao dịch; thuê nền tảng trực tuyến tổ chức hội chợ, triển lãm; thiết kế tổng thể và chi tiết hội chợ, triển lãm; xây dựng hình ảnh, video, số hóa các sản phẩm trưng bày của đơn vị tham gia; tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Tối thiểu 70 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm đa ngành; 30 đơn vị tham gia đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành;
+ Nội dung hỗ trợ: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội chợ, triển lãm; mời đơn vị tham gia, giao dịch;thuê nền tảng trực tuyến tổ chức hội chợ, triển lãm;thiết kế tổng thể và chi tiết hội chợ, triển lãm;tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu, giao thương trên môi trường mạng:
+ Nội dung thực hiện: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội nghị, giao thương; mời đơn vị tham gia, giao dịch; thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng; thuê hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch; thuê báo cáo viên, thuyết trình viên; in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ, văn phòng phẩm đối với hội nghị, giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến;tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm đối với giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến; tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Hoạt động giao thương giữa đơn vị Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài: Tối thiểu 07 đơn vị nước ngoài, 21 đơn vị Việt Nam tham gia đối với hoạt động giao thương chuyên ngành; tối thiểu 20 đơn vị nước ngoài, 60 đơn vị Việt Nam tham gia đối với hoạt động giao thương đa ngành; Hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu: Tối thiểu 60 đơn vị Việt Nam và 20 đơn vị nước ngoài tham gia; hoạt động giao thương giữa nhà cung cấp với các nhà xuất khẩu Việt Nam, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài: Tối thiểu 21 nhà cung cấp và 07 nhà xuất khẩu;
+ Nội dung hỗ trợ: Tuyên truyền, quảng bá, tổ chức giới thiệu thông tin về hội nghị, giao thương; mời đơn vị tham gia, giao dịch; thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng; thuê hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch; in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ, văn phòng phẩm đối với hội nghị, giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến; tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm đối với giao thương kết hợp trực tiếp và trực tuyến;tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường trên môi trường mạng:
+ Nội dung thực hiện: Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia; thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng; thuê hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch; thuê báo cáo viên, thuyết trình viên; tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Tối thiểu 100 đơn vị Việt Nam tham gia đối với chương trình cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, thị trường xuất khẩu; tối thiểu 50 đơn vị nước ngoài đối với chương trình cung cấp thông tin sản phẩm, ngành hàng của Việt Nam;
+ Nội dung hỗ trợ: Tuyên truyền, quảng bá, mời các đơn vị tham gia; thuê nền tảng trực tuyến, đường truyền mạng; thuê báo cáo viên, thuyết trình viên: thù lao, công tác phí; tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Tổ chức đào tạo, tập huấn trên môi trường mạng:
+ Nội dung thực hiện: Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo; thuê giảng viên, số hóa bài giảng; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (nếu có); thuê nền tảng đào tạo trực tuyến; khởi tạo và nhập liệu nội dung đào tạo; kiểm thử chương trình đào tạo; khởi tạo tài khoản giảng viên và học viên; thuê, mua thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo, tập huấn; in ấn, phát hành giấy chứng nhận (nếu có); tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì;
+ Quy mô: Tối thiểu 20 đơn vị tham gia;
+ Nội dung hỗ trợ: Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo;thuê giảng viên, số hóa bài giảng;kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (nếu có);thuê nền tảng đào tạo trực tuyến;in ấn, phát hành giấy chứng nhận (nếu có);tổ chức, quản lý của đơn vị chủ trì: Chi phí cho cán bộ tổ chức, thuê tư vấn đấu thầu (nếu có), bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 12 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, khi tham gia gian hàng của các hội chợ, triển lãm quốc tế trên môi trường mạng; không quá 02 triệu đồng/01 đơn vị tham gia đối với các nội dung khác nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
e) Hỗ trợ tối đa 70% kinh phí tổ chức đoàn doanh nghiệp của tỉnh giao dịch thương mại ở nước ngoài
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá và mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến giao thương: Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông; tổ chức giới thiệu, thông tin về đoàn doanh nghiệp;
+ Tổ chức hội thảo, giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, khu trưng bày sản phẩm mẫu, phiên dịch, lễ tân, giải khát giữa giờ, tài liệu, thẻ tên, văn phòng phẩm;
+ Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức;
+ Chi phí đi lại bao gồm: Tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe từ Việt Nam đến nước công tác và ngược lại (kể cả vé máy bay, vé tàu xe trong nội địa nước đến công tác) cho 01 người/đơn vị tham gia.
– Quy mô: Tối thiểu 10 đơn vị tham gia đối với đoàn đa ngành, 05 đơn vị tham gia đối với đoàn chuyên ngành.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 50 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
g) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức đoàn doanh nghiệp ở nước ngoài vào Hậu Giang giao dịch để mua hàng
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá: Mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam; tổ chức giới thiệu, thông tin về đoàn doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam;
+ Tổ chức hội thảo và giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm;
+ Ăn, ở, đi lại tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài tham gia (không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/doanh nghiệp nước ngoài);
+ Vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, đi lại tại Việt Nam cho người của đơn vị đối tác tổ chức đưa đoàn vào Việt Nam (không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/đoàn có quy mô tối thiểu 03 doanh nghiệp nước ngoài).
– Quy mô: Tối thiểu 05 doanh nghiệp nước ngoài, 10 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương chuyên ngành; Tối thiểu 08 doanh nghiệp nước ngoài, 15 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương đa ngành.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
h) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức Hội nghị quốc tế tại Hậu Giang về ngành hàng xuất khẩu
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá: Mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam; tổ chức giới thiệu, thông tin về Hội nghị quốc tế ngành hàng;
+ Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Quy mô: Tối thiểu 20 doanh nghiệp Việt Nam, 10 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng liên quan.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 03 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
i) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí kết nối giao thương tại Hậu Giang giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá, mời các tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch;
+ Tổ chức giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ; tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Quy mô: Tối thiểu 10 nhà cung cấp và 05 doanh nghiệp xuất khẩu.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 01 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
a) Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics
Nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
b) Mời đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Hậu Giang trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics, trung tâm logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
Nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
c) Tổ chức diễn đàn logistics, tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế về logistics tại Hậu Giang
– Tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics tại Hậu Giang: Nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 10 Quy chế này (quy mô: Tối thiểu 20 doanh nghiệp Việt Nam, 06 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics).
– Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Hậu Giang: Nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
3. Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa
a) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường
Nội dung hỗ trợ:
– Thu thập, mua thông tin, cơ sở dữ liệu về ngành hàng, thị trường, sản phẩm trong nước và nước ngoài;
– Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu;
– Biên tập, xây dựng báo cáo, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm thông tin khác.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 1,5 triệu đồng/01 đơn vị đăng ký và nhận thông tin, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
b) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
– Nội dung hỗ trợ:
+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tổ chức phổ biến, tập huấn: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ; phổ biến trên các phương tiện thông tin truyền thông; giảng viên, báo cáo viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm;
+ Mỗi đơn vị tham gia được hỗ trợ không quá 02 học viên.
– Quy mô: Tối thiểu 15 đơn vị tham gia.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 1,5 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
c) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức và tham gia các chương trình khảo sát, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường
Nội dung hỗ trợ:
– Xây dựng báo cáo nghiên cứu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
– Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 1,5 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
d) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá, mời các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
+ Báo cáo viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Quy mô: Tối thiểu 50 đơn vị tham gia đối với chương trình cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, thị trường xuất khẩu; tối thiểu 10 doanh nghiệp nước ngoài đối với chương trình cung cấp thông tin quảng bá sản phẩm, ngành hàng của Việt Nam.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
đ) Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các doanh nghiệp
Nội dung thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Quy chế này.
e) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm
– Nội dung hỗ trợ:
+ Hoạt động tư vấn, thiết kế, phát triển sản phẩm cho sản phẩm/nhóm sản phẩm (Chuyên gia: Thù lao, ăn, ở, đi lại hoặc hợp đồng trọn gói; tổ chức tư vấn: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ);
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
– Quy mô: Tối thiểu 15 doanh nghiệp tham gia.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 02 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
g) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế
– Nội dung hỗ trợ:
+ Tuyên truyền, quảng bá, mời các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm;
– Quy mô: Tối thiểu 10 doanh nghiệp và 05 đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này không quá 01 triệu đồng/01 đơn vị tham gia, nhưng không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
h) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức tuyên truyền, quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Hậu Giang ở nước ngoài
Nội dung hỗ trợ:
– Thuê tư vấn xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá;
– Thực hiện sản phẩm tuyên truyền, quảng bá: Xây dựng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá: Thiết kế, thu thập tư liệu, viết bài, sản xuất phim, ảnh, sản phẩm truyền thông; tuyên truyền, quảng bá, phát hành tại các sự kiện xúc tiến thương mại và trên các phương tiện thông tin truyền thông;
– Chương trình xây dựng và thực hiện theo kế hoạch liên tục tối thiểu 03 năm, tối đa 05 năm đối với 01 thị trường mục tiêu.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 02 lần/năm/đơn vị (doanh nghiệp).
i) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí mời tổ chức, chuyên gia truyền thông nước ngoài vào Hậu Giang sản xuất sản phẩm truyền thông quảng bá cho ngành hàng xuất khẩu của tỉnh ở nước ngoài
Nội dung hỗ trợ:
– Xây dựng kế hoạch và nội dung truyền thông;
– Hợp đồng trọn gói với tổ chức, chuyên gia truyền thông nước ngoài (viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí chuyên ngành, truyền thanh, truyền hình, internet);
– Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
a) Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
– Nội dung hỗ trợ:
+ Biên soạn nội dung đào tạo, tập huấn;
+ Biên dịch, phiên dịch;
+ In ấn tài liệu, văn phòng phẩm;
+ Giảng viên, báo cáo viên: Thù lao, ăn, ở, đi lại;
+ Hội trường, thiết bị, trang trí, giải khát giữa giờ;
+ Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, quảng bá, mời tham gia, bưu chính, điện thoại;
+ Mỗi đơn vị tham gia được hỗ trợ không quá 02 học viên.
– Quy mô: Tối thiểu 20 đơn vị tham gia.
b) Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức tham gia khóa đào tạo trọn gói của các tổ chức đào tạo (trực tiếp và trực tuyến)
– Nội dung hỗ trợ:
+ Học phí trọn gói của khóa học;
+ Mỗi đơn vị tham gia được hỗ trợ không quá 02 học viên.
– Quy mô: Tối thiểu 10 đơn vị tham gia khóa học trực tiếp, 12 đơn vị tham gia khóa học trực tuyến”.
3. Điều 12 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
“Điều 12. Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang
1. Các đơn vị chủ trì xây dựng đề án xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh gửi về Sở Công Thương (theo mẫu do Sở Công Thương quy định).
2. Hồ sơ (02 bộ) gồm:
a) Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;
b) Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;
c) Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.
3. Các đề án xúc tiến thương mại của tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với nhu cầu thực tế;
b) Phù hợp với định hướng xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu của tỉnh;
c) Phù hợp với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, mặt hàng của tỉnh;
d) Phù hợp với nội dung chương trình quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế này;
đ) Đảm bảo tính khả thi về phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;
e) Đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài qua 2 năm tài chính, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.
4. Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:
a) Gửi qua đường bưu điện;
b) Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.
5. Các trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất của đơn vị chủ trì
a) Đơn vị chủ trì không đáp ứng theo quy định về Tổ chức xúc tiến thương mại;
b) Nội dung đề án không thuộc các hoạt động quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế này;
c) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất theo quy định tại khoản 5 Điều này, trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho đơn vị chủ trì về việc không xem xét hồ sơ và nêu rõ lý do.
7. Báo cáo kết quả thực hiện đề án
a) Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cuối cùng diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại, đơn vị chủ trì phải gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện đề án đến Sở Công Thương;
b) Đơn vị chủ trì có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến việc triển khai đề án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định”.
4. Điều 14 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
“Điều 14. Điều chỉnh, thay đổi nội dung thực hiện đề án
1. Trường hợp có điều chỉnh, thay đổi nội dung, thời gian thực hiện của đề án đã được phê duyệt, tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày đầu tiên diễn ra hoạt động xúc tiến thương mại các đơn vị chủ trì phải có văn bản giải thích rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh gửi Sở Công Thương thẩm định.
2. Trường hợp điều chỉnh không làm thay đổi tổng dự toán và không thay đổi mục tiêu chương trình đã được phê duyệt, Sở Công Thương xem xét cho điều chỉnh; trường hợp thay đổi tổng dự toán và thay đổi mục tiêu chương trình, Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Trường hợp đơn vị chủ trì không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đề án đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung đề án không còn phù hợp, Giám đốc Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt việc thực hiện đề án.
4. Trường hợp không thực hiện được hoặc không hoàn thành đề án trong năm kế hoạch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnhđể xem xét, quyết định.
5. Sở Công Thương rà soát tiến độ, nội dung kinh phí thực hiện đề án để điều chỉnh, thu hồi kinh phí chưa sử dụng hết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung chương trình”.
5. Thay đổi từ “Xuất khẩu” thành từ “Ngoại thương” tại Điều 3, Điều 6.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.
Điều 3.Điều khoản chuyển tiếp
Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hậu Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Điều 4.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hậu Giang,Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – VP. Chính phủ (HN – TP. HCM); – Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến Thương mại); – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); – TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; – VP. Tỉnh ủy, các Ban Đảng; – VP: Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh; – UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh; – Như Điều 4; – Cơ quan Báo, Đài tỉnh; – Công báo tỉnh; – Cổng Thông tin điện tử tỉnh; – Lưu: VT, NCTH. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa |
Reviews
There are no reviews yet.