Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 05/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 05/2006/QĐ-BTC
NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2006 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thanh tra Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc hệ thống thanh tra tài chính, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời hoạt động theo sự hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ theo quy định.

Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Chủ trì, tham gia, phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; quy trình, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính.

3. Hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Tổng cục Thuế, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thanh tra Tổng cục); hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Tài chính.

4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính.

5. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

7. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, hoặc kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp… được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính.

8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra Bộ Tài chính.

9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

10. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng và chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 và Điều 9 Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005của Chính phủ.

3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thanh tra theo quy định.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Điều 4. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, một số Phó Chánh Thanh tra.

Chánh Thanh tra có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của Thanh tra Bộ; tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ;chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra về công tác, nghiệp vụ thanh tra.

Các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về những nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ gồm:

– Phòng Tổng hợp.

– Phòng Quản lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân (gọi tắt là Phòng Khiếu tố).

– Phòng Xử lý sau thanh tra.

– Phòng Thanh tra ngân sách (gọi tắt là Phòng thanh tra 1).

– Phòng Thanh tra vốn đầu tư xây dựng (gọi tắt là Phòng thanh tra 2).

– Phòng Thanh tra tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp (gọi tắt là Phòng thanh tra 3).

– Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp (gọi tắt là Phòng thanh tra 4).

– Phòng Thanh tra Giá (gọi tắt là Phòng thanh tra 5).

– Phòng Thanh tra chấp hành pháp luật về thanh tra, kiểm tra, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng thanh tra 6).

– Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tại TP Hồ Chí Minh.

– Tạp chí Thanh tra Tài chính.

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng, Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tại TP Hồ Chớ Minh và Tạp chí Thanh tra Tài chính do Chánh Thanh tra Bộ quy định.

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu theo chế độ chuyên viên và theo quy định đối với Đoàn thanh tra; Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ cho Thanh tra viên phù hợp chức danh ngạch công chức và năng lực chuyên môn, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 6. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Bộ trưởng

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 05/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 05/2006/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 20/01/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 05/2006/QĐ-BTC
NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2006 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thanh tra Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc hệ thống thanh tra tài chính, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời hoạt động theo sự hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ theo quy định.

Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Chủ trì, tham gia, phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; quy trình, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính.

3. Hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Tổng cục Thuế, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thanh tra Tổng cục); hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Tài chính.

4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính.

5. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

7. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, hoặc kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp… được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính.

8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra Bộ Tài chính.

9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

10. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng và chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 và Điều 9 Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005của Chính phủ.

3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thanh tra theo quy định.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Điều 4. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, một số Phó Chánh Thanh tra.

Chánh Thanh tra có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của Thanh tra Bộ; tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ;chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra về công tác, nghiệp vụ thanh tra.

Các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về những nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ gồm:

– Phòng Tổng hợp.

– Phòng Quản lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân (gọi tắt là Phòng Khiếu tố).

– Phòng Xử lý sau thanh tra.

– Phòng Thanh tra ngân sách (gọi tắt là Phòng thanh tra 1).

– Phòng Thanh tra vốn đầu tư xây dựng (gọi tắt là Phòng thanh tra 2).

– Phòng Thanh tra tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp (gọi tắt là Phòng thanh tra 3).

– Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp (gọi tắt là Phòng thanh tra 4).

– Phòng Thanh tra Giá (gọi tắt là Phòng thanh tra 5).

– Phòng Thanh tra chấp hành pháp luật về thanh tra, kiểm tra, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng thanh tra 6).

– Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tại TP Hồ Chí Minh.

– Tạp chí Thanh tra Tài chính.

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng, Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tại TP Hồ Chớ Minh và Tạp chí Thanh tra Tài chính do Chánh Thanh tra Bộ quy định.

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu theo chế độ chuyên viên và theo quy định đối với Đoàn thanh tra; Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ cho Thanh tra viên phù hợp chức danh ngạch công chức và năng lực chuyên môn, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 6. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Bộ trưởng

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 05/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính”