Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kế hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước 2004 – 2010

QUYẾT ĐỊNH

của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 04/2004/QĐ- BTNMT ngày 05tháng 4 năm 2004

phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững

các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Nghị định số 91/1999/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ- CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;

Căn cứ Quyết định số 845/TTg ngày 22 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam“.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010.

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát triển bền vững đất nước, ngập nước ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2006

– Hoàn thiện cơ chế phù hợp liên ngành trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Lồng ghép vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong các văn bản quy phạm phát luật đang soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và Luật Đa dạng sinh học.

– Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Xây dựng và áp dụng các hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững đất nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước quan trọng.

– Xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

– Xây dựng và triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về đất ngập nước.

c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

– Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất ngập nước.

– Quy hoạch các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế- xã hội.

– Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Nâng cao diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị suy thoái.

– Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững đất ngập nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

– Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đất ngập nước trên toàn quốc.

– Xã hội hoá hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

2. Các chương trình hành động giai đoạn 2004- 2010

Chương trình 1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế về quản lý đất ngập nước

– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng đất ngập nước.

– Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý Nhà nước về đất ngập nước từ Trung ương đến cơ sở để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp.

– Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, phát luật về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước, lồng ghép kế hoạch phát triển bền vững và bảo tồn đất ngập nước vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, ngành và địa phương.

– Lồng ghép vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và quá trình xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm phát luật liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Cụ thể hoá và triển khai hiệu quả các chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, các quy định của phát luật liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương.

– Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế bảo tồn và phục hồi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Xây dựng và thực thi kế hoạch, các giải pháp phục hồi và bảo tồn phù hợp với tầm quan trọng và mức độ bị đe doạ của các vùng đất ngập nước khác nhau.

Chương trình 2. Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng đất ngập nước (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) và lập bản đồ ngập nước để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý đất ngập nước theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

– Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng đất ngập nước bị đe doạ ở các mức khác nhau; lập danh mục các loài, các quần thể sinh vật quý hiếm sinh sống trong các vùng đất ngập nước để có kế hoạch bảo tồn.

– Xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục các khu bảo tồn đất ngập nước cần được bảo vệ.

– Nghiên cứu và lựa chọn 25 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đề nghị được công nhận là khu Ramsar.

– Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng đất ngập nước, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng đất ngập nước; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước; dự báo, cảnh báo về môi trường và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường.

– Đánh giá tác động môi trường của các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia.

Chương trình 3. Xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước.

– Xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước trên nguyên tắc hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội đồng thời bảo đảm tính ổn định và cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ được tính đa dạng sinh học.

– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước. Lồng ghép mô hình sử dụng khôn khéo, đất ngập nước với quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý lưu vực, bảo tồn đa dạng sinh học và các chương trình khác.

Chương trình 4. Bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia và phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị suy thoái.

– Xác định mức độ bị đe doạ của các vùng đất ngập nước, những lợi ích mà việc phục hồi, bảo tồn các vùng đất ngập nước mang lại làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, biện pháp bảo tồn và phục hồi đất ngập nước.

– Đẩy mạnh bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, đặc biệt là các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù theo phương pháp tiếp cận hệ sinh thái.

– Triển khai phục hồi và cải tạo đất ngập nước ở các vùng trọng điểm và đặc thù về sinh thái và đa dạng sinh học. Đa dạng hoá cac hình thức bảo tồn, phục hồi các vùng đất ngập nước mang lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội, môi trường và sinh thái.

– Xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ tổn thương của đất ngập nước do các tác động từ bên ngoài và các phương pháp phục hồi, bảo tồn đất ngập nước hiệu quả cao.

Chương trình 5. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học theo các định hướng ưu tiên đáp ứng yêu cầu quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng, thực hiện quy hoạch mạng lưới và kế hoạch phát triển cơ quan nghiên cứu khoa học về đất ngập nước.

– Hiện đại hoá cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trạm quan trắc, nghiên cứu về đất ngập nước.

– Lồng ghép hoạt động theo dõi biến động các vùng đất ngập nước trong hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường (bằng công nghệ viễn thám).

– Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đồng bộ, có trình độ cao, đủ khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo và bảo tồn đất ngập nước.

– Đa dạng hoá và bảo đảm tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học, điều tra tổng hợp về đất ngập nước, có chính sách khuyến khích sáng tạo khoa học trong lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo và bảo tồn đất ngập nước.

Chương trình 6. Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức toàn diện về quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Đa dạng hoá hình thức, biện pháp nâng cao nhận thức toàn diện về đất ngập nước phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

– Xây dựng mạng lưới tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về đất ngập nước với sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thể và cá nhân.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin và chuyển giao các phương pháp quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước đến tổ chức và cá nhân liên quan.

– Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới thực hiện nâng cao nhận thức về đất ngập nước bao gồm các trung tâm giáo dục môi trường, bảo tàng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, điểm du lịch sinh thái, trung tâm thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan khác.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đất ngập nước.

Chương trình 7. Nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế phục vụ phát triển bền vững đất ngập nước

– Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương để đa dạng hoá đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đào tạo và trao đổi cán bộ phục vụ cho quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Thể chế hoá các cam kết quốc tế có liên quan đến đất ngập nước phù hợp với luật pháp và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

– Xây dựng năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Ramsar và huy động các nguồn lực để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế có liên quan đến đất ngập nước mà Việt Nam tham gia.

3. Các dự án ưu tiên

Việc lựa chọn các dự án ưu tiên căn cứ vào quy mô tác động, khả năng áp dụng rộng rãi của dự án trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2004- 2010, chín (9) dự án tại Phụ lục của Quyết định này được ưu tiên để thực hiện nhằm triển khai các hành động của Kế hoạch.

4. Phân kỳ thực hiện

Kế hoạch được thực hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn một từ năm 2004 đến năm 2006, giai đoạn hai từ năm 2007 đến năm 2010. Mỗi chương trình được giám sát và đánh giá theo các mục tiêu đề ra. Lần đánh giá toàn diện đầu tiên việc thực hiện Kế hoạch sẽ được tiến hành vào năm 2006 và lần đánh giá toàn diện lần thứ hai vào năm 2010 kết hợp với việc chuẩn bị Kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước cho thập kỷ tiếp theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương xem xét và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối quá trình giám sát và đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động này.

Các Bộ, ngành và địa phương có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.

Nguồn tài chính thực hiện Kế hoạch hành động này gồm nguồn từ ngân sách Nhà nước, kinh phí từ các chương trình và dự án hợp tác quốc tế, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chiụ trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mai Ái Trực

Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004- 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BTNMT

ngày 05/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Dự án 1. Tăng cường hệ thống chính sách, pháp luật và năng lực quản lý Nhà nước về đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thủy sản, Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan.

Dự án 2. Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất ngập nước; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Danh mục các khu bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tại Việt Nam, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khác, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thuỷ sản ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 3. Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đặc thù

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Du lịch, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các thành phố có các vùng đất ngập nước được lựa chọn.

Dự án 4. Xây dựng các mô hình phát triển bền vững đất ngập nước ở các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nơi triển khai mô hình.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học và các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 5. Nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước nhằm phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trường đại học, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 6. Khoanh vùng và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thuỷ sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học và các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 7. Xây dựng và kiện toàn mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học về đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 8. Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hoá Thông tin, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo Trung ương, các trường Đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thuỷ sản, Sở văn hoá- Thông tin, các báo, đài phát thanh và truyền hình ở các tỉnh có đất ngập nước, Ban quản lý các khu Ramsar, các vườn quốc gia và khu bảo tồn đất ngập nước.

Dự án 9. Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Ramsar.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thuỷ sản của các tỉnh có các khu vực Ramsar./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kế hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước 2004 – 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 04/2004/QĐ- BTNMT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Mai ái Trực
Ngày ban hành: 05/04/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 04/2004/QĐ- BTNMT ngày 05tháng 4 năm 2004

phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững

các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Nghị định số 91/1999/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ- CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;

Căn cứ Quyết định số 845/TTg ngày 22 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam“.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010.

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát triển bền vững đất nước, ngập nước ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2006

– Hoàn thiện cơ chế phù hợp liên ngành trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Lồng ghép vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong các văn bản quy phạm phát luật đang soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và Luật Đa dạng sinh học.

– Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Xây dựng và áp dụng các hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững đất nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước quan trọng.

– Xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

– Xây dựng và triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về đất ngập nước.

c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

– Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất ngập nước.

– Quy hoạch các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế- xã hội.

– Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Nâng cao diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị suy thoái.

– Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững đất ngập nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

– Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đất ngập nước trên toàn quốc.

– Xã hội hoá hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

2. Các chương trình hành động giai đoạn 2004- 2010

Chương trình 1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế về quản lý đất ngập nước

– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng đất ngập nước.

– Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý Nhà nước về đất ngập nước từ Trung ương đến cơ sở để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp.

– Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, phát luật về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước, lồng ghép kế hoạch phát triển bền vững và bảo tồn đất ngập nước vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, ngành và địa phương.

– Lồng ghép vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và quá trình xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm phát luật liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Cụ thể hoá và triển khai hiệu quả các chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, các quy định của phát luật liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương.

– Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế bảo tồn và phục hồi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Xây dựng và thực thi kế hoạch, các giải pháp phục hồi và bảo tồn phù hợp với tầm quan trọng và mức độ bị đe doạ của các vùng đất ngập nước khác nhau.

Chương trình 2. Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng đất ngập nước (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) và lập bản đồ ngập nước để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý đất ngập nước theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

– Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng đất ngập nước bị đe doạ ở các mức khác nhau; lập danh mục các loài, các quần thể sinh vật quý hiếm sinh sống trong các vùng đất ngập nước để có kế hoạch bảo tồn.

– Xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục các khu bảo tồn đất ngập nước cần được bảo vệ.

– Nghiên cứu và lựa chọn 25 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đề nghị được công nhận là khu Ramsar.

– Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

– Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng đất ngập nước, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng đất ngập nước; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước; dự báo, cảnh báo về môi trường và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường.

– Đánh giá tác động môi trường của các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia.

Chương trình 3. Xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước.

– Xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước trên nguyên tắc hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội đồng thời bảo đảm tính ổn định và cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ được tính đa dạng sinh học.

– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước. Lồng ghép mô hình sử dụng khôn khéo, đất ngập nước với quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý lưu vực, bảo tồn đa dạng sinh học và các chương trình khác.

Chương trình 4. Bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia và phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị suy thoái.

– Xác định mức độ bị đe doạ của các vùng đất ngập nước, những lợi ích mà việc phục hồi, bảo tồn các vùng đất ngập nước mang lại làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, biện pháp bảo tồn và phục hồi đất ngập nước.

– Đẩy mạnh bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, đặc biệt là các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù theo phương pháp tiếp cận hệ sinh thái.

– Triển khai phục hồi và cải tạo đất ngập nước ở các vùng trọng điểm và đặc thù về sinh thái và đa dạng sinh học. Đa dạng hoá cac hình thức bảo tồn, phục hồi các vùng đất ngập nước mang lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội, môi trường và sinh thái.

– Xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ tổn thương của đất ngập nước do các tác động từ bên ngoài và các phương pháp phục hồi, bảo tồn đất ngập nước hiệu quả cao.

Chương trình 5. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học theo các định hướng ưu tiên đáp ứng yêu cầu quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng, thực hiện quy hoạch mạng lưới và kế hoạch phát triển cơ quan nghiên cứu khoa học về đất ngập nước.

– Hiện đại hoá cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trạm quan trắc, nghiên cứu về đất ngập nước.

– Lồng ghép hoạt động theo dõi biến động các vùng đất ngập nước trong hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường (bằng công nghệ viễn thám).

– Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đồng bộ, có trình độ cao, đủ khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo và bảo tồn đất ngập nước.

– Đa dạng hoá và bảo đảm tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học, điều tra tổng hợp về đất ngập nước, có chính sách khuyến khích sáng tạo khoa học trong lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo và bảo tồn đất ngập nước.

Chương trình 6. Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức toàn diện về quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Đa dạng hoá hình thức, biện pháp nâng cao nhận thức toàn diện về đất ngập nước phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

– Xây dựng mạng lưới tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về đất ngập nước với sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, đoàn thể và cá nhân.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin và chuyển giao các phương pháp quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước đến tổ chức và cá nhân liên quan.

– Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới thực hiện nâng cao nhận thức về đất ngập nước bao gồm các trung tâm giáo dục môi trường, bảo tàng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, điểm du lịch sinh thái, trung tâm thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan khác.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đất ngập nước.

Chương trình 7. Nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế phục vụ phát triển bền vững đất ngập nước

– Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương để đa dạng hoá đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đào tạo và trao đổi cán bộ phục vụ cho quản lý bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Thể chế hoá các cam kết quốc tế có liên quan đến đất ngập nước phù hợp với luật pháp và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

– Xây dựng năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Ramsar và huy động các nguồn lực để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế có liên quan đến đất ngập nước mà Việt Nam tham gia.

3. Các dự án ưu tiên

Việc lựa chọn các dự án ưu tiên căn cứ vào quy mô tác động, khả năng áp dụng rộng rãi của dự án trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2004- 2010, chín (9) dự án tại Phụ lục của Quyết định này được ưu tiên để thực hiện nhằm triển khai các hành động của Kế hoạch.

4. Phân kỳ thực hiện

Kế hoạch được thực hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn một từ năm 2004 đến năm 2006, giai đoạn hai từ năm 2007 đến năm 2010. Mỗi chương trình được giám sát và đánh giá theo các mục tiêu đề ra. Lần đánh giá toàn diện đầu tiên việc thực hiện Kế hoạch sẽ được tiến hành vào năm 2006 và lần đánh giá toàn diện lần thứ hai vào năm 2010 kết hợp với việc chuẩn bị Kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước cho thập kỷ tiếp theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương xem xét và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004- 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối quá trình giám sát và đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động này.

Các Bộ, ngành và địa phương có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.

Nguồn tài chính thực hiện Kế hoạch hành động này gồm nguồn từ ngân sách Nhà nước, kinh phí từ các chương trình và dự án hợp tác quốc tế, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chiụ trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mai Ái Trực

Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004- 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ- BTNMT

ngày 05/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Dự án 1. Tăng cường hệ thống chính sách, pháp luật và năng lực quản lý Nhà nước về đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thủy sản, Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan.

Dự án 2. Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất ngập nước; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Danh mục các khu bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tại Việt Nam, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khác, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thuỷ sản ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 3. Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đặc thù

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Du lịch, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các thành phố có các vùng đất ngập nước được lựa chọn.

Dự án 4. Xây dựng các mô hình phát triển bền vững đất ngập nước ở các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nơi triển khai mô hình.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học và các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 5. Nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước nhằm phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trường đại học, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 6. Khoanh vùng và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thuỷ sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học và các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 7. Xây dựng và kiện toàn mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học về đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các trường đại học.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thuỷ sản, Chi cục Kiểm lâm ở các tỉnh có đất ngập nước.

Dự án 8. Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hoá Thông tin, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo Trung ương, các trường Đại học, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thuỷ sản, Sở văn hoá- Thông tin, các báo, đài phát thanh và truyền hình ở các tỉnh có đất ngập nước, Ban quản lý các khu Ramsar, các vườn quốc gia và khu bảo tồn đất ngập nước.

Dự án 9. Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Ramsar.

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Cơ quan phối hợp:

+ Trung ương: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các tổ chức quốc tế.

+ Địa phương: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thuỷ sản của các tỉnh có các khu vực Ramsar./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kế hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước 2004 – 2010”